Thứ Năm, 18 tháng 9, 2008

Bài tập sinh học ôn thi ĐH 2008-2009 (1)

Các câu hỏi ngắn cần trả lời

1. Có bao nhiêu loại nucleotit trong ADN? ARN?

2. Có bao nhiêu loại axit amin?

3. Có bao nhiêu bộ ba từ 2 loại nucleotit A và T? 3 loại nucleotit A,T, G? không có A và T?

4. Gen là gì? Có mấy loại gen?

5. Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm những vùng nào?

6. Mã di truyền là gì?

7. Đặc điểm của mã di truyền?

8. Codon là gì? Anticodon là gì?

9. Một mARN có 3000 nucleotit thì có bao nhiêu codon?

10. Những bộ ba nào là bộ ba vô nghĩa? Bộ ba mở đầu?

11. ADN nhân đôi khi nào?

12. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu?

13. ADN nhân đôi có vai trò gì?

14. Nguyên tắc của quá trình nhân đôi của ADN?

15. Các bước chính trong quá trình tái bản?

16. Enzim tham gia tái bản?

17. Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch nào tổng hợp gián đoạn?

18. Đoạn Okazaki là gì?

19. Nguyên tắc bổ sung trong tái bản thể hiện như thế nào?

20. Ý nghĩa của tái bản?

21. Tại sao tai mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch tổng hợp liên tục?

22. Bộ ba nào trên ADN của mã gốc (theo chiều 5’-3’) là bộ ba mã hoá axit amin metionin?

23. Bộ ba nào trên ADN của mã gốc (theo chiều 5’-3’) là bộ ba kết thúc?

25. Nếu cấu trúc một mạch của gen là: 5’ AAA GXX GTA TTG GGX GXG TAT TXX AXT 3’. Xác định mạch còn lại?

26. Một gen tự sao 5 lần thì số gen con tạo ra là?

27. Một gen 3000 nucleotit tái bản 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nucleotit?

28. Điểm khác nhau giữa ADN của tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ?

29. Điểm khác nhau giữa tái bản ở tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ?


! MộT Số CÔNG THứC CầN NHớ

1. ADN:

Tổng số nucleotid: N = A+T+G+X

NTBS: A=T, G=X => N= 2A+2G

Khối lượng của gen: m= N. 300 đvC

Số chu kì xoắn: N/20

Chiều dài của gen: L = (Ao)

L = số chu kì xoắn x 34 (Ao)

Số liên kết cộng hoá trị giữa các nucleotid của gen:

HT = N – 2

Số liên kết cộng hoá trị của gen:

HTgen = 2N – 2

Số liên kết hidro:

H = 2A+3G

Thành phần phần trăm: %A =

%A + %X + %T + %G = 100%

Theo NTBS : %A + %G = 50%

* Ap dụng nguyên tắc bổ sung đối với từng mạch của ADN: %A1 là tỉ lệ phần trăm số nucleotid loại A ở mạch 1 so với tổng số nucleotid của mạch.

(%A1 + %A2 )/2 = %A

Mạch 1

Mạch 2

A1 = T2

T1 = A2

G1 = X2

X1 = G2

Ghi chú: N: tổng số nucleotid

L: chiều dài của gen

H: số liên kết hidro

HT: số liên kết cộng hóa trị

m: Khối lượng của gen

A1­: Số nucleotid loại A của mạch 1

2. Tái bản (n lần)

Số ADN môi trường cung cấp là 2n-1

Số nucleotid môi trường cung cấp: Nmtcc = (2n-1)N

Số nucleotid mỗi loại môi trường cung cấp:

Amtcc = Tmtcc = (2n-1)A (G, T, X tương tự)

Số liên kết Hidro phá vỡ: Hphá vỡ = H. (2n-1)

Số liên kết hóa trị hình thành: HThình thành = HT(­2n-1)

!! BÀI TậP VẬN DỤNG

Bài 1. Một gen có số nucleotid là 3000 nucleotid, tính:

a) Số chu kì xoắn.

b) Số nucleotid từng loại biết rằng A= 2/3 G

c) Số liên kết hidro

d) Số liên kết cộng hoá trị của gen

e) Số liên kết cộng hoá trị giữa các nucleotid trong gen

Bài 2. Một gen có chiều dài 0,102 mm. Và A= 20%. Tính:

a) Số chu kì xoắn.

b) Số nucleotid từng loại

c) Số liên kết hidro

d) Số liên kết cộng hoá trị của gen

e) Số liên kết cộng hoá trị giữa các nucleotid trong gen

Bài 3. Một gen có khối lượng bằng 9.105 đvC và có hiệu số giữa nucleotid loại G và một loại khác là 10% số nucleotid của gen.

a. Tính chiều dài của gen.

b. Tính tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nu của gen.

Bài 4. Một gen có hiệu số giữa nucleotid loại A và một loại khác bằng 20% và có 2760 liên kết hydro.

a. Tính số lượng từng loại nucleotid của gen.

b. Tính chiều dài của gen.

Bài 5. Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ A:T:G:X lần lượt là 15%: 30%:30%:25%. Gen đó dài 0,306mm. Tính:

a. Tỉ lệ và số lượng từng loại nucleotit của mỗi mạch đơn và cả gen.

b. Số liên kết Hydro và số liên kết giữa đường và axit photphoric trong gen.

Bài 6. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% A và 35% G. Trên mạch thứ hai của gen có 25%A và 450 G. Tính:

a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotid trên mỗi mạch của gen.

b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại của nucleotid của cả gen.

Bài 7. Một gen có 90 chu kì xoắn và có số nucleotid loại A là 20%. Mạch 1 của gen có A = 30%. G = 40%.

a. Tính số nucleotid từng loại của gen

b. Tính số nucleotid từng loại trên từng mạch của gen.

Bài 8. Một gen dài 0,408 mm. Mạch thứ nhất của gen có 40%A và gấp đôi số A trên mạch 2.

a. Tính số liên kết hoá trị của gen

b. Tính số nucleotid từng loại của gen.

c. Tính số liên kết hidro.

Bài 9. Một gen nhân đôi 1 lần cần cung cấp số nucleotid loại A=400, số liên kết hidro hình thành là 5200.

a. Tính số nucleotid môi trường cung cấp?

b. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotid của gen.

Bài 10. Một gen nhân đôi 4 đợt liên tiếp cần mtcc 36000 nucleotid tự do để góp phần tạo nên các gen con, trong đó 10800 G. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotid chứa trong gen.

Bài 11. Một gen dài 0,306 mm và có T:X=3:1. Sau một số lần nhân đôi liên tiếp của gen đã có tổng số liên kết hyđro bị phá vở là 62775.

a. Tìm số lần nhân đôi của gen.

b. Tìm số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.

c. Đã có bao nhiêu liên kết hiđro và liên kết hoá trị được hình thành trong các gen con được tạo ra?

Bài 12. Trên mạch đơn của gen có 10% T và 30% A.

a. Khi tiến hành nhân đôi thì tỉ lệ từng loại nucleotit môi trường cung cấp là bao nhiêu?

b. Nếu gen nói trên có 900 G thực hiên nhân đôi một lần. Trên mỗi mạch bổ sung được tạo từ các nucleotit của môi trường, tốc độ liên kết các nucleotit là đều nhau, bằng 300 nucleotit trong 1 giây thì thời gian của một lần nhân đôi là bao nhiêu?

Bài 13. Phân tử mARN có A=2U=3G=4X và có khối lượng 27.104 đơn vị cacbon. Tính chiều dài của mARN và số lượng từng loại nucleotit?

Bài 14. Một phân tử mARN trưởng thành của sinh vật nhân chuẩn có 1198 liên kết hoá trị giữa các nucleotit.

  1. Tính chiều dài của mARN
  2. Tính số codon mã hoá.
  3. Số nucleotit từng loại của mARN biết rằng U chiếm 25%, A và G đều chiếm 20% số nucleotit của mARN.

Bài 15. Xác định trình tự axit amin của polipeptit do mARN sau tổng hợp: ‘5… UUA GUG XGG XXX AAU UGX GGA … 3’

Bài 16. Xác định trình tự nucleotit của mARN biết rằng sản phẩm nó là chuổi polipeptit có trình tự axit amin sau:

Alanin – lizin – prolin – serin – glutamic – metionin – asparagin – tirozin – izoloxin

Bài 17. Phân tử ADN của E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 2 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu ADN chứa N15?

Bài 18. Một phân tử ARN tổng hợp nhân tạo từ 8 A, 9 G và 4U. Tính:

  1. Số loại ARN có thể tạo ra?
  2. Số loại bộ ba có thể xuất hiện?

Bài 19. Một gen dài 4080Ao tái bản bao nhiêu lần thì làm đứt 9000 liên kết Hydro?

Bài 20. Có bao nhiêu loại phân tử protein khác nhau được tổng hợp nhân tạo từ 4 Alanin, 1 lizin, 5 prolin, 2 serin?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét