Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Tin Manutd (30-09-08)

Cau truc de thi TN va DH mon sinh

Cau truc de thi TN va DH mon sinh

Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban

1. Biến dị [11]

2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [9]

3. Di truyền học người [2]

4. Sự phát sinh sự sống [2]

5. Sự phát triển của sinh vật [2]

6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [12]

7. Phát sinh loài người [2]

Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng

Phần chung cho tất cả thí sinh [43 câu]:

1. Biến dị [12]

2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [11]

3. Di truyền học người [2]

4. Sự phát sinh sự sống [2]

5. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [14]

6. Phát sinh loài người [2]

Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [7 câu]:

1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị; tính quy luật của hiện tượng di truyền [2]

2. Sinh thái học [5]

Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [7 câu]:

1. Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; các qui luật di truyền [5]

2. Sinh thái học [2]

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 MÔN SINH HỌC

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 MÔN SINH HỌC

Chú ý:

- Học sinh học theo bộ sách giáo khoa nào thì ôn tập theo bộ sách giáo khoa đó.

- Thi trắc nghiệm khách quan nên cần ôn tập toàn bộ nội dung có trong chương trình và sách giáo khoa.

I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

Chương 1: Biến dị

1. Thường biến. Mức phản ứng.

2. Đột biến. Nguyên nhân chung của các dạng đột biến. Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến.

3. Phân biệt thường biến và mức phản ứng cho ví dụ minh họa.

4. Đột biến gen. Hậu quả của đột biến gen cấu trúc.

5. Các dạng đột biến cấu trúc NST. Cơ chế phát sinh và hậu quả của từng dạng.

6. Cơ chế phát sinh thể dị bội. Hậu qủa thể dị bội ở NST giới tính của người. Đặc điểm của người bị hội chứng Đao. Cơ chế phát sinh và đặc điểm thể đa bội chẵn, thể đa bội lẻ.

7. So sánh thường biến với đột biến. Vai trò của thường biến và đột biến trong chọn giống và trong tiến hoá.

8. Bài tập.

Chương 2: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống

1. Kỹ thuật di truyền. Trình bày sơ đồ kỹ thuật cấy gen và nêu vài ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm sinh học.

2. Phương pháp tạo các đột biến thực nghiệm bằng các tác nhân vật lý, hoá học, hướng sử dụng các đột biến thực nghiệm trong chọn giống vi sinh vật và thực vật.

3. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống? Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hóa? Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết vào mục đích gì?

4. Ưu thế lai. Phương pháp tạo ưu thế lai, vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng? Vì sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ?

5. Lai kinh tế. Nêu vài thành tựu lai kinh tế ở nước ta. Vì sao không nên dùng con lai kinh tế để nhân giống?

6. Phân biệt lai cải tiến giống với lai tạo giống mới. Cho ví dụ.

7. Lai xa là gì? Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ? Phương pháp khắc phục hiện tượng bất tụ ở con lai xa. Hướng ứng dụng lai xa trong chọn giống động vật và thực vật?

8. Chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể (cách tiến hành, phạm vi ứng dụng, ưu nhược điểm).

9. Phương pháp lai tế bào. ứng dụng và triển vọng.

10. Bài tập.

Chương 3. Di truyền học người

1. Nêu những ví dụ để chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền, biến dị như ở các loài sinh vật.

2. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. Cho ví dụ vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền người.

3. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Cho ví dụ vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền người.

4. Phương pháp nghiên cứu tế bào. Cho ví dụ.

5. Vì sao trong nghiên cứu di truyền phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người? Khả năng phòng và chữa các tật và bệnh di truyền.

6.Bài tập.

Chương 4: Sự phát sinh sự sống

1. Quan niệm hiện đại về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống và những dấu hiệu cơ bản của hiện tượng sống.

2. Quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống.

Chương 5: Sự phát triển của sinh vật

1. Nêu rõ đặc điểm của sinh giới ở các đại Nguyên sinh. Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh. Qua đó rút ra những nhận xét về sự phát triển của sinh giới.

2. Chú ý phân tích các sự kiện sau:

a. Lý do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỷ thứ ba

b. Sự di cư từ nước lên cạn của động vật, thực vật ở kỷ thứ tư

c. Sự xuất hiện và phát triển của thực vật hạt kín

d. Sự xuất hiện và phát triển của thú có nhau thai

e. Sự xuất hiện và phát triển của các dạng vượn người

Chương 6: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa

1. Quan niệm của Lamac và của Đacuyn về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá, về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và quá trình hình thành loài mới. Tồn tại chung của các quan niệm trên.

2. Quan niệm giữa học thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính về các nhân tố tiến hóa và cơ chế của quá trình tiến hóa. Những đóng góp mới của hai thuyết tiến hóa này.

3. Quần thể là gì? Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể giao phối.

Phát biểu nội dung định luật Hacđi - Vanbec và chứng minh xu hướng cân bằng thành phần các kiểu gen trong một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04aa = 1.

Định luật Hacđi - Vanbec có ý nghĩa gì về mặt tiến hóa. Bài tập.

4. Vai trò của quá trình đột biến và quá trình giao phối trong tiến hóa.

5. Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên như thế nào? Vì sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất?

Quan niệm của M.Kimura về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa ở cấp phân tử?

6. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của những nhân tố nào? Vai trò của mỗi nhân tố đó? Phân tích một ví dụ.

Quan niệm hiện đại đã bác bỏ quan niệm thích nghi trực tiếp của Lamac, củng cố và phát triển quan niệm của Đacuyn như thế nào?

7. Quan niệm hiện đại về loài và bản chất của quá trình hình thành loài mới. Trình bày phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý, con đường lai xa và đa bội hóa.

Phân tích vai trò của điều kiện địa lí của cách li địa lý và vai trò của quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý. Minh hoạ bằng một ví dụ.

8. Quá trình phân li tính trạng đã giải thích sự hình thành các nhóm phân loại và nguồn gốc chung của các loài như thế nào.

Các hướng tiến hóa chung của sinh giới. Vì sao ngày nay vẫn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm sinh vật có tổ chức cao?

Chương 7: Sự phát sinh loài người

1. Những bằng chứng về nguồn gốc của loài người từ động vật. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật.

2. Những đặc điểm khác nhau giữa người với các vượn người ngày nay. Từ sự so sánh trên có thể rút ra kết luận gì? Những biến đổi nổi bật trên cơ thể qua các dạng hoá thạch từ vượn người hoá thạch đến người đương đại.

3. Những sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người. Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội trong quá trình đó.

II. NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN

1. Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học.

2. Kỹ năng thực hành sinh học.

3. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn

4. Kỹ năng học tập: HS thành thạo các kỹ năng học tập đặc biệt là kỹ năng tự học (biết thu thập, xử lý thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo).

III. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1. Tăng cường tổng kết, hệ thống hoá các kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh các kiến thức quan trọng mà học sinh hay quên hoặc hay nhầm lẫn.

2. Hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập (đặc biệt là câu hỏi trắc nghiệm khách quan).

3. Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK Sinh học 12 đồng thời tổng kết các cách giải để giúp cho học sinh nhanh chóng có cách giải đúng khi làm bài trắc nghiệm khách quan.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2008

Dòng tiểu cầu

Dòng tiểu cầu

  • Số lượng tiểu cầu: cho biết số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu. Số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000-400.000 tiểu cầu/mm³ máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, vì vậy khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm³ máu thì nguy cơ xuất huyết tăng lên.
  • Thể tích trung bình tiểu cầu: MPV - cũng được tính bằng đơn vị femtolit, giá trị bình thường từ 7,5-11,5 fl

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2008

Tin MU

Van de Sar trở lại

Thủ môn Edwin van der Sar sẽ trở lại trong trận United tiếp Bolton tới trong khuôn khổ Premier League tại Old Trafford thứ 7 này.

Giggs thanh thản về tương lai tại United

Tiền vệ kì cựu của Manchester United Ryan Giggs thừa nhận anh cảm thấy thanh thản khi nghĩ về tương lai của mình miễn là anh vẫn có thể đóng góp một phần công sức cho Quỷ Đỏ.

Giggs: Chúng tôi đang vào guồng

Với những chuyến hành quân đầy gian nan giai đoạn đầu mùa giải trước Portsmouth, Liverpool và Chelsea, Ryan Giggs tin rằng chiến dịch của United sẽ chính thức được bắt đầu với chiến thắng trước Middlesbrough tuần này tại Carling Cup.

Sir Alex hài lòng với một điểm

Cả hai đội Manchester United và Chelsea đều xứng đáng dành được một điểm trong trận cầu tối Chủ nhật tại Stamford Bridge, Sir Alex nhận định.

Park: Thật vui khi được trở lại

Ji-sung Park cảm thấy hài lòng khi được trở lại sân cỏ trong trận United hoà Villareal 0-0 tại Old Trafford hôm thứ Tư.

Tevez sẽ kí hợp đồng dài hạn cuối mùa giải này

Carlos Tevez khẳng định anh sẽ lập tức kí ngay vào bản hợp đồng dài hạn với CLB nếu được đề nghị, tuy nhiên Sir Alex Ferguson thì tiết lộ Tevez sẽ được kí hợp đồng dài hạn vào cuối mùa bóng này.

MU kí hợp đồng mới với Kuszczak

Tomasz Kuszczak đã kí vào bản hợp đồng gia hạn thêm 2 năm với United và bày tỏ lòng cảm ơn Sir Alex vì đã dành "lòng tin và sự ủng hộ" dành cho khả năng của anh.

Fergie: Chúng tôi cần chấn chỉnh

"DISAPPOINTED" - đó là từ mà HLV Manchester United Sir Alex Ferguson đã phải thừa nhận sau khi các học trò của ông để thua 1-2 trước Liverpoool tại Anfield.

Kênh MUTV tròn 10 tuổi

Mùa bóng 1998-1999 không chỉ được nhớ đến với cú ăn 3 vĩ đại của United mà còn là sự ra đời của kênh truyền hình MUTV - một bước tiến lớn trong lĩnh vực thương mại, quảng bá hình ảnh.

Scholes băn khoăn cho trận đấu với Liverpool

Paul Scholes cho rằng những trận đấu vòng loại World Cup gần đây sẽ khiến kết quả trận đấu với Liverpool vào hôm thứ Bảy tới đây rất khó để dự đoán kết quả.

Tevez được bầu là Cầu thủ của tháng

Carlos Tevez đã vượt qua Darren Fletcher để dành danh hiệu Cầu thủ tháng Tám của trang web ManUtd.com.

Hồng cầu

Hồng cầu

Hồng cầu, hay hồng huyết cầu (có nghĩa là tế bào máu đỏ), là loại tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các . Enzyme carbonic anhydrase trong hồng cầu làm tăng hàng nghìn lần vận tốc của phản ứng giữa CO2 và H2O tạo ra H2CO3. Nhờ đó, nước trong huyết tương vận chuyển CO2 dưới dạng ion bicarbonat (HCO3) từ các mô trở lại phổi để CO2 được tái tạo và thải ra dưới thể khí. Ở nhiều động vật bậc thấp, hemoglobin hòa trong dòng huyết tương. Với tổ chức của cơ thể người, hemoglobin cần phải được chứa trong hồng cầu, vì nếu ở dạng tự do, nó sẽ thấm dần qua các mao mạch và bị thất thoát qua nước tiểu. Là một protein, hemoglobin còn có chức năng đệm kiềm-toan, đây cũng là một chức năng quan trọng của hồng cầu. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. Tuy là một tế bào, hồng cầu trưởng thành lại không có nhân, ti thể hay ribôxôm. Các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu được dùng để định nghĩa nhóm máu. Nhiều hệ thống nhóm máu đã được thiết lập, trong đó sớm nhất và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO.

Đặc điểm hình thái

Dưới kính hiển vi quang học, hồng cầu được thấy có hình tròn; nên thời trước người ta cho rằng các tế bào đó hình cầu (hình cầu nhìn dưới mọi góc độ đều thấy tròn) - đây là nguồn gốc tên gọi "hồng cầu". Dưới kính hiển vi điện tử như hình bên, tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 µm, độ dày 2,5 µm ở chỗ dày nhất và không quá 1µm ở trung tâm. Thể tích trung bình của hồng cầu vào khoảng 90-95 µm3 (có tác giả cho rằng từ 76 - 96). Hồng cầu có khả năng biến dạng rất cao mà không bị vỡ, rách khi di chuyển qua các mao mạch chật hẹp. Đó là nhờ màng tế bào hồng cầu vừa có tính dẻo dai lại có thừa khả năng chứa các thành phần bên trong (ví như một chiếc bao đựng còn nhiều khoảng trống).

Số lượng

Bình thường, lượng hồng cầu trong máu khoảng

  • Ở nam giới: 5,2 ± 0,3 G/L
  • Ở nữ giới: 4,7 ± 0,3 G/L

Cư dân sống ở vùng cao sẽ có mật độ hồng cầu cao hơn (sẽ bàn sau).

Ghi chú: G/L (giga/lít) = 109/L. Ngoài ra, một đơn vị cũ vẫn còn được dùng là M/ml (mêga/mililít) = 106/ml.

Lượng hemoglobin trong hồng cầu

Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu. Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.

Trung bình, nồng độ hemoglobin trong máu là :

  • Ở nam giới: 15 g/dL (13 - 18)
  • Ở nữ giới: 14 g/dL (11,5 - 16).

Cơ quan sản xuất hồng cầu

Trong những tuần lễ đầu tiên của phôi, những tế bào hồng cầu có nhân được tạo ra trong túi noãn hoàng. Ba tháng giữa thai kì, gan (chủ yếu), lách và các hạch lympho là những cơ quan tạo hồng cầu. Từ những tháng cuối thai kì về sau, chỉ có tủy xương là nơi tạo hồng cầu.

Dưới 5 tuổi, hầu như tủy xương nào cũng tạo hồng cầu. Lớn lên, tủy các xương ống (trừ đoạn gần của xương cánh tay và xương chày) dần dần mỡ hóa và không sản xuất hồng cầu nữa. Sau tuổi 20, hồng cầu được tạo ra trong tủy các xương dẹt (như xương đốt sống, xương ức, xương sườn, xương vai, xương chậu). Càng lớn tuổi, chức năng sinh hồng cầu càng giảm.

Quá trình tạo hồng cầu

Các tế bào máu gốc đa năng là nguồn tạo ra tất cả các loại tế bào máu, bao gồm hồng cầu. Các tế bào đa năng sinh sôi, một số tế bào con sẽ tiếp tục làm nguồn tế bào gốc đa năng, còn đa số sẽ biệt hóa qua nhiều giai đoạn để thành các dòng hồng cầu, bạch cầutiểu cầu.

Chi tiết của các quá trình biệt hóa này được trình bày trong bài tế bào máu.

Riêng về dòng hồng cầu, các giai đoạn phát triển sau tế bào gốc đa năng gồm:

  • CFU-S (chung cho hồng cầu và bạch cầu, trừ bạch cầu lympho)
  • CFU-B
  • CFU-E
  • Tiền tủy bào (từ giai đoạn này trở đi là dòng hồng cầu đích danh)
  • Tủy bào ái kiềm (bắt màu khi nhuộm với chất kiềm), bắt đầu sự tích lũy hemoglobin.
  • Tủy bào đa sắc
  • Tủy bào chính sắc
  • Hồng cầu lưới (nhân hồng cầu đã bị cô đặc và trục ra khỏi tế bào từ các giai đoạn trước, hệ lưới nội mô cũng bị hấp thu, trong hồng cầu lưới chỉ còn sót một phần chưa tiêu hủy hết của các bào quan như bộ máy Golgi, ti thể v.v.)
  • Hồng cầu trưởng thành

Sự tăng trưởng và sinh sản của các tế bào gốc được điều khiển bởi các protein gọi là các chất cảm ứng tăng trưởng, mỗi chất có những đặc điểm riêng. Interleukin-3 là chất cảm ứng tăng trưởng tác động lên hầu hết các dòng tế bào máu, trong khi các chất cảm ứng tăng trưởng khác chỉ ảnh hưởng đến một vài loại tế bào mà thôi.

Các chất cảm ứng tăng trưởng không có vai trò trong sự biệt hóa các dòng tế bào máu. Đây là nhiệm vụ của loại protein khác - các chất cảm ứng biệt hóa.

Các chất cảm ứng (biệt hóa và tăng trưởng) được tạo ra bên ngoài tủy xương.

Hồng cầu lưới xuyên mạch, rời tủy xương đi vào máu tuần hoàn. Tàn dư của các bào quan cũng tiêu hết trong vòng 1 đến 2 ngày.

Điều hòa hoạt động tạo hồng cầu - vai trò của erythropoietin

Lượng hồng cầu trong cơ thể cần được giữ ở mức thích hợp, không quá ít nhằm đảm bảo chức năng cung cấp ôxy cho cơ thể, nhưng cũng không quá nhiều làm cản trở sự tuần hoàn của máu.

Yếu tố chủ yếu điều hòa sản xuất hồng cầu: mức độ ôxy hóa của cơ thể

Bất kỳ lý do nào làm giảm lượng ôxy chuyên chở tới các mô cũng kích thích sự tạo hồng cầu. Bởi vậy, khi cơ thể bị thiếu máu, tủy xương sẽ tăng sinh hồng cầu. Khi phần lớn tủy xương bị hủy hoại (chẳng hạn do xạ trị ung thư), các phần tủy còn sót lại cũng sẽ tăng dưỡng để bù đắp cho cán cân cung - cầu.

Càng lên cao so với mực nước biển, nồng độ ôxy trong không khí càng loãng. Sự tạo hồng cầu ở cư dân các vùng cao (như Đà Lạt, Sa Pa, La Paz v.v.) cũng nhiều hơn so với cư dân các vùng thấp. Trong trường hợp này, sự thiếu ôxy chứ không phải thiếu máu đã kích thích tạo hồng cầu mới.

Sự sản xuất hồng cầu cũng được đẩy mạnh trong một số bệnh. Nhất là các bệnh của hệ tuần hoànhệ hô hấp làm giảm chức năng bơm máu đến các , hoặc giảm khả năng hấp thu ôxy tại phổi.

Erythropoietin và đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy

Một hormon tên gọi erythropoietin (EPO) là chất kích thích chính yếu của quá trình tạo hồng cầu để đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy. Đó là một glycoprotein có khối lượng phân tử 34 KDa. Thiếu vắng hormon này, tình trạng thiếu ôxy không làm tăng hoặc làm tăng không đáng kể hoạt động tạo hồng cầu. Bình thường, tình trạng thiếu ôxy sẽ làm tăng đáng kể sự sản xuất erythropoietin, kéo theo là sự tăng sản xuất hồng cầu cho đến khi tình trạng thiếu ôxy được giải quyết.

Erythropoietin được sản xuất chủ yếu tại thận

Ở người bình thường, 90% lượng erythropoietin trong cơ thể được sản xuất ở thận (phần còn lại chủ yếu được sản xuất ở gan). Hiện nay người ta chưa biết chính xác phần nào của thận sản xuất hormon này.

Có giả thuyết cho rằng các tế bào biểu mô ống thận tiết erythropoietin, bởi ống thận có nhu cầu ôxy rất cao, sự thiếu ôxy sẽ kích thích khu vực này tiết EPO.

Tuy nhiên, khi có tình trạng thiếu ôxy cục bộ tại những cơ quan khác (khi thận vẫn được cấp máu đầy đủ), chức năng tạo erythropoietin của thận vẫn được kích thích. Do đó người ta tin rằng còn có những cảm thụ quan ngoài thận đã gửi tín hiệu đến thận. Thực nghiệm đã cho thấy norepinephrin, epinephrin và vài prostaglandin có vai trò kích thích sản xuất erythropoietin.

Khi cả hai thận bị mất chức năng do bệnh hoặc bị cắt bỏ, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu nặng, do lượng erythropoietin sản xuất bởi gan và các khác chỉ đảm bảo cho sự sản xuất hồng cầu được có 1/3 đến 1/2 nhu cầu.

Tác động của erythropoietin trong sự tạo sinh hồng cầu

Bài chính erythropoietin

Người ta biết rằng erythropoietin đẩy nhanh sự phát triển của các tiền tủy bào qua các giai đoạn biệt hóa tiếp theo. Dĩ nhiên, tác động của erythropoietin cũng có kiểm soát, tuân theo cơ chế phản hồi.

Sự trưởng thành của hồng cầu - nhu cầu vitamin B12 và axit folic

Với một đời sống chỉ độ 120 ngày, hồng cầu là một trong những loại tế bào được thay thế nhiều nhất của cơ thể. Lẽ dĩ nhiên, vai trò của dinh dưỡng rất quan trọng trong sự sinh sản và trưởng thành của hồng cầu.

Vitamin B12axit folic là các chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho sự trưởng thành của hồng cầu. Cả hai đều tham gia (bằng hai cơ chế khác nhau) vào việc tạo thymidin triphosphat, một trong 4 thành phần chính của ADN. Do đó, thiếu vitamin B12 và axit folic gây thiếu ADN hoặc tạo ra các ADN bất thường, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nhân và sự phân chia tế bào. Lúc đó, các tủy bào thay vì phát triển nhanh chóng, chúng lại đi vào máu tuần hoàn dưới dạng hồng cầu bất thường (đại bào), với lớp màng mong manh và thường có dạng trứng, to thay vì dạng đĩa lõm hai mặt. Các đại bào vẫn thực hiện được chức năng chở ôxy nhưng với hình dạng và lớp màng như vậy, chúng rất yểu mệnh, tuổi thọ chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với hồng cầu bình thường.

Thiếu máu ác tính và vitamin B12

Nguồn vitamin B12 trong thức ăn chủ yếu là thịt, trứng, sữa. Đậu nành lên men được cho là có chứa một ít vitamin B12, tuy nhiên nhiều loại thực vật không chứa B12 hoặc có dưới dạng không thích hợp với người. Trong thức ăn chay, người ta thường phải bổ sung B12 tổng hợp. Bệnh thiếu máu ác tính thật ra không phải do chế độ ăn thiếu B12 mà do cơ thể không thể hấp thụ được vitamin này, thường là do các bệnh ảnh hưởng đến tế bào thành (như teo niêm mạc dạ dày).

Sự hấp thu vitamin B12 phụ thuộc vào một loại glycoprotein gọi là yếu tố nội tại do các tế bào thành trong dạ dày tiết ra. Đại khái sự hấp thu này trải qua 3 bước như sau:

  1. Yếu tố nội tại gắn chặt vào vitamin B12, qua đó bảo vệ B12 khỏi sự phân hủy bởi môi trường khắc nghiệt của dạ dày.
  2. Xuống đến hồi tràng, cặp B12 + yếu tố nội tại này bám vào các vị trí thụ thể trên các tế bào nhầy tại bờ bàn chải.
  3. Trong vài giờ tiếp theo, qua cơ chế ẩm bào vitamin 12 (vẫn luôn dưới dạng liên kết với yếu tố nội tại) được hấp thu vào các tế bào ở thành ruột rồi đưa vào máu.

Theo dòng máu từ hồi tràng đổ vào gan qua tĩnh mạch cửa, vitamin B12 được dự trữ ở gan và cung cấp dần vào tủy xương theo nhu cầu. Bình thường, quá trình trưởng thành của hồng cầu đòi hỏi mỗi ngày khoảng 1-3 µg vitamin B12. Gan dự trữ được khoảng 1000 lần nhu cầu hàng ngày, do đó 3-4 năm sau khi có rối loạn hấp thu B12, thiếu máu ác tính mới xuất hiện.

Rối loạn hấp thu axit folic

Axit folic (hay axit pteroylglutamic) có trong các loại rau xanh, nhiều loại trái cây, cũng như gan, thịt động vật. Tuy vậy, nó rất dễ bị hủy trong khi đun nấu. Các rối loạn hấp thu axit folic thường kèm với rối loạn hấp thụ vitamin B12, chẳng hạn trong bệnh sprue (viêm ruột loét miệng). Không hấp thu được axit folic cũng dẫn đến rối loạn sự trưởng thành của hồng cầu.

Vận chuyển ôxy là chức năng của hemoglobin

Bài chính hemoglobin

Sinh tổng hợp hemoglobin bắt đầu ở giai đoạn tiền tủy bào cho đến giai đoạn hồng cầu lưới. Khi vào dòng máu tuần hoàn, hồng cầu có thể tiếp tục tạo một lượng nhỏ hemoglobin cho đến khi nó trở thành hồng cầu trưởng thành. Sự sinh tổng hợp hemoglobin gồm các bước cơ bản sau:

  1. Succynil-CoA (tạo ra từ chu trình Krebs) gắn với glycin tạo ra phân tử pyrrol.
  2. 4 pyrrol hợp lại thành protoporphyrin IX.
  3. Protoporphyrin IX gắn với sắt tạo nên hem.
  4. Phân tử hem gắn với một chuỗi polypeptid gọi là globin để tạo thành một tiểu đơn vị gọi là chuỗi hemoglobin, khối lượng mỗi chuỗi là 16 KDa.
  5. 4 chuỗi hemoglobin gắn với nhau tạo thành phân tử hemoglobin.

Có nhiều loại tiểu đơn vị khác nhau (alpha, beta, gamma, delta). Bình thường ở người lớn, 4 tiểu đơn vị của hemoglobin gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta, gọi là hemoglobin A (khác với khái niệm nhóm máu A). Hemoglobin A có khối lượng phân tử 68.458 Da.

Mỗi phân tử hemoglobin có 4 nguyên tử sắt, mỗi nguyên tử sắt lại có khả năng gắn với 1 nguyên tử ôxy, do đó mỗi phân tử hemoglobin gắn được tối đa 4 nguyên tử ôxy. Bản chất của các chuỗi hemoglobin quyết định ái lực của nó với ôxy.

Chức năng hô hấp yêu cầu liên kết giữa hemoglobin và ôxy phải có tính thuận nghịch (gắn - tách dễ dàng).

Ôxy không liên kết với hai hóa trị dương của nguyên tử sắt. Ngược lại, nó gắn lỏng lẻo qua cái gọi là "liên kết đồng hàng" với nguyên tử sắt.

Điều đáng chú ý là ôxy không bị ion hóa, nó được vận chuyển dưới dạng phân tử O2. Tại các mô, phân tử ôxy được phóng thích nguyên dạng vào dịch ngoại bào.

Sự hủy hồng cầu

Trung bình một hồng cầu người sống được 120 ngày kể từ khi rời tủy xương đi vào máu tuần hoàn.

Tuy không có nhân, ti thể và hệ lưới nội chất, trong bào tương hồng cầu vẫn có một số enzym thực hiện chức năng chuyển hóa glucose và tạo ra một lượng nhỏ ATP. Đồng thời, các enzyme đó cũng giúp:

  • Gìn giữ sự dẻo dai của màng hồng cầu.
  • Đảm bảo trao đổi ion qua màng tế bào.
  • Giữ sắt trong hemoglobin dưới dạng hóa trị 2 thay vì hóa trị 3.
  • Ngăn chặn phản ứng ôxy hóa của các protein trong hồng cầu.

Mặc dầu vậy, theo thời gian, hệ chuyển hóa của hồng cầu ngày càng kém hiệu quả, khiến cho màng hồng cầu trở nên mong manh, dễ vỡ. Do đó, các hồng cầu già sẽ bị vỡ khi đi qua tổ chức chật chội của hệ tuần hoàn, chủ yếu là tại lách. Tủy đỏ của lách có cấu trúc vách mà hầu hết các hồng cầu đều phải đi qua. Cấu trúc này chỉ rộng vẻn vẹn có 3 µm (trong khi hồng cầu có đường kính trên dưới 7,5 µm). Ở những người bị cắt bỏ lách, lượng hồng cầu bất thường lưu thông trong máu tăng lên đáng kể.

Sự hủy hemoglobin

Khi hồng cầu vỡ ra và phóng thích hemoglobin chứa bên trong, hemoglobin gần như lập tức được hấp thụ bởi các đại thực bào tại khắp nơi trong cơ thể, nhưng chủ yếu là bởi các tế bào Kupffer ở gan và các đại thực bào ở lách và tủy xương.

Vài giờ đến vài ngày sau, các đại thực bào sẽ "nhả" sắt lấy từ hemoglobin trở lại máu. Sắt được chuyên chở (như miêu tả trong bài chuyển hóa sắt) đến tủy xương để tạo hồng cầu mới hoặc đến gan và các mô khác để dự trữ.

Thành phần porphyrin của hemoglobin sau khi trải qua một loạt các biến đổi, trở thành sắt tố mật (tức bilirubin), chất này theo tĩnh mạch lách đổ vào tĩnh mạch cửa vào gan, được gan sử dụng để tổng hợp mật phục vụ tiêu hóa.

Những bài liên quan

MộT Số CÂU HỏI NGắN ÔN TậP PHầN ĐộT BIếN GEN

MộT Số CÂU HỏI NGắN ÔN TậP PHầN ĐộT BIếN GEN

  1. Có mấy loại biến dị theo di truyền học hiện đại
  2. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi vật liệu di truyền?
  3. Phân biệt đột biến và thể đột biến
  4. Đột biến giao tử và đột biến soma khác nhau như thế nào?
  5. Có mấy loại đột biến gen? Ảnh hưởng của từng dạng đối với số nuclêôtit, chiều dài, số liên kết H, cấu trúc protein? Dạng nào gây hậu quả nặng nhất?
  6. Đột biến gen xảy ra khi nào?
  7. Tại sao đột biến gen lại có hại?
  8. Tần số đột biến là gì? Tần số đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  9. Dựa vào thời điểm phát sinh và vị trí phát sinh thì có thể chia làm những loại đột biến nào?
  10. Loại đột biến nào di truyền? Loại nào không di truyền được?
  11. Dựa vào sự biểu hiện có thể chi ra mấy loại đột biến?
  12. Dựa vào hậu quả người ta chia làm mấy loại?
  13. Tại sao đột biến gen lại là nguồn nguyên liệu quan trọng của tiến hóa và chọn giống?

MộT Số BÀI TậP Về SAO MÃ VÀ GIảI MÃ

MộT Số BÀI TậP Về SAO MÃ VÀ GIảI MÃ

Bài 26. Một gen có chiều dài 2550 Ao có khả năng mã hóa một chuỗi polipeptit có:

  1. bao nhiêu aa?
  2. bao nhiêu liên kết peptit
  3. khối lượng bao nhiêu?

Bài 27. Một gen tự sao 3 lần đòi hỏi môi trường cung cấp 6300 nu. Các gen con sau đó sao mã 2 lần. Tính:

  1. Số ARN tạo ra
  2. Số nu môi trường cung cấp cho quá trình sao mã.
  3. Phân tử ARN trên có bao nhiêu bộ ba? Bộ ba mã hóa?

Bài 28. Gen có chiều dài 5100 Ao, nhân đôi 2 đợt, mỗi gen con sau đó lại sao mã 3 lần. Trên mỗi bản sao có 5 riboxom trượt qua giải mã.

  1. Tính số phân tử protein do gen điều khiển tổng hợp được. Biết mỗi phân tử protein gồm một chuỗi polipeptit.
  2. Tính số axit amin môi trường cung cấp và số aa chứa trong tất cả các chuỗi protein tổng hợp được.
  3. Tính số liên kết peptit trong mỗi chuỗi polipeptit

Bài 29. Các phân tử mARN được sao mã từ cùng một gen đều để cho 6 riboxom trượt qua một lần để tổng hợp protein và đã giải phóng ra môi trường 16716 phân tử nước. Gen tổng hợp nên phân tử mARN có 3120 liên kết H và có 20% A.

  1. Tính số lần sao mã của gen
  2. Mỗi phân tử protein gồm một chuỗi polipeptit có bao nhiêu liên kết peptit?

Bài 30. Một gen dài 2040 Ao. Giả sử trong quá trình tổng hợp phân tử mARN, gen chỉ sử dụng của môi trường hai loại ribonu là U và G.

  1. Tính số bộ ba mã sao và số bộ ba mã hóa aa của phân tử mARN đó.
  2. Có bao nhiêu kiểu bộ ba mã sao?

Bài 31. Gen có 1400 liên kết H và có A=2G. Gen nhân đôi 3 đợt liên tiếp; Mỗi gen con sao mã 2 lần; Trên mỗi gen có 5 riboxom trượt qua một lần để giải mã.

  1. Tính số nu mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình tự sao.
  2. Gen trên tổng hợp được bao nhiêu chuỗi polipeptit?
  3. Số phân tử nước được giải phóng
  4. Số aa mtcc cho quá trình giải mã trên.
  5. Số liên kết peptit trong mỗi chuỗi polipeptit hoàn chỉnh.

Bài 32. Phân tử mARN có chiều dài 3468 Ao có 6 riboxom trượt qua giải mã. Tính:

  1. Số aa mtcc cho quá trình giải mã
  2. Số lượt tARN đến tham gia giải mã.
  3. Số liên kết peptit hình thành.

Bài tập sinh học ôn thi ĐH 2008-2009, Mã di truyền, nhân đôi ADN

BT VẬN DỤNG

Bài 1. Một gen có số nucleotid là 3000 nucleotid, tính:

a) Số chu kì xoắn. b) Số nucleotid từng loại biết rằng A= 2/3 G

c) Số liên kết hidro d) Số liên kết cộng hoá trị của gen

e) Số liên kết cộng hoá trị giữa các nucleotid trong gen

Bài 2. Một gen có chiều dài 0,102 mm. Và A= 20%. Tính:

a) Số chu kì xoắn. b) Số nucleotid từng loại

c) Số liên kết hidro d) Số liên kết cộng hoá trị của gen

e) Số liên kết cộng hoá trị giữa các nucleotid trong gen

Bài 3. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% A và 35% G. Trên mạch thứ hai của gen có 25%A và 450 G. Tính:

a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotid trên mỗi mạch của gen.

b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại của nucleotid của cả gen.

Bài 4. Một gen có 90 chu kì xoắn và có số nucleotid loại A là 20%. Mạch 1 của gen có A = 30%. G = 40%.

a. Tính số nucleotid từng loại của gen

b. Tính số nucleotid từng loại trên từng mạch của gen.

Bài 5. một gen có khối lượng bằng 9.105 đvC và có hiệu số giữa nucleotid loại G và một loại khác là 10% số nucleotid của gen.

a. Tính chiều dài của gen.

b. Tính tỉ lệ phần trăm và số llượng từng loại nucleotid của gen.

Bài 6. Một gen dài 0,408 mm. Mạch thứ nhất của gen có 40%A và gấp đôi số A trên mạch 2.

a. Tính số liên kết hoá trị của gen

b. Tính số nucleotid từng loại của gen.

c. tính số liên kết hidro.

Bài 7. Một gen có hiệu số giữa nucleotid loại A và một loại khác bằng 20% và có 2760 liên kết hydro.

a. Tính số lượng từng loại nucleotid của gen.

b. Tính chiều dài của gen.

Bài 8. Một gen có số liên kết hoá trị giữa đường với axit photphoric là 4798. Trên mạch thứ nhất của gen có 12,5% A và 25% T. Trên mạch thứ 2 có 30% G.

1. Tính tỉ lệ % và số lượng mỗi loại nucleotit trên mỗi mạch đơn.

2. Tính số liên kết hiđro, số chu kì xoắn và khối lượng của gen.

Bài 9. Một gen dài 0,408 mm và có hiệu số giữa A với một loại nucleotit khác bằng 15% số nucleotit của gen.

Trên 1 mạch của gen có tổng số giữa hai loại A và G bằng 50%, hiệu số giữa A và G bằng 10% và tỉ lệ T:X = 1:1.

1. TÍnh tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotit của gen.

2. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch của gen.

Bài 10. Một gen có chiều dài 0,408 µm và có tỉ lệ nucleotid là 2A=5G.

a. Tính số liên kết hidro của gen

b. Tính số nucleotid mỗi loại môi trường cung cấp cho gen tự sao một lần?

c. Tính số liên kết hidro hình thành và phá hủy.

d. Tính số liên kết hóa trị hình thành và phá vỡ.

Bài 11. Một gen nhân đôi 1 lần cần cung cấp số nucleotid loại A=400, số liên kết hidro hình thành là 5200.Tính số nucleotid môi trường cung cấp?

Bài 12. Một gen tái sinh một số đợt sử dụng của môi trường số nucleotid là 21000 nucleotid, trong đó loại A là 4200. Biết tổng số mạch đơn trong gen được tạo thành gấp 8 lần số mạch đơn của gen mẹ lúc đầu.

a. Tính số lần tái sinh

b. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotid của gen.

Bài 13. Một gen nhân đôi 4 đợt liên tiếp cần mtcc 36000 nucleotid tự do để góp phần tạo nên các gen con, trong đó 10800 G. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotid chứa trong gen.

Bài 14. Một gen dài 0,51 µm. Trên mạch 1 của gen có 150A và 450T. Trên mạch 2 của gen có 600G. Tính số lượng từng loại ribonu của phân tử mARN được tổng hợp nếu mạch 1 của gen là mạch gốc sao mã.

Bài 15. Gen sao mã một số lần đã đòi hỏi môi trường cung cấp là 9048 ribonu. Trong quá trình đó đã có 21664 liên kết hidro bị phá vỡ. Trong mỗi phân tử ARN có 2261 liên kết hóa trị giữa đường và axit photphoric.

a. Tính số lần sao mã của gen.

b. Tính số lượng từng loại nucleotid của gen.

c. Trong phân tử ARN được tổng hợp có bao nhiêu liên kết hóa trị giữa các ribonu hình thành?

Bài 16. Trên mạch đơn của gen có 10% T và 30% A.

a. Khi tiến hành nhân đôi thì tỉ lệ từng loại nucleotit môi trường cung cấp là bao nhiêu?

b. Nếu gen nói trên có 900 G thực hiên nhân đôi một lần. Trên mỗi mạch bổ sung được tạo từ các nucleotit của môi trường, tốc độ liên kết các nucleotit là đều nhau, bằng 300 nucleotit trong 1 giây thì thời gian của một lần nhân đôi là bao nhiêu?

Bài 17. Một gen dài 0,306 mm và có T:X=3:1. Sau một số lần nhân đôi liên tiếp của gen đã có tổng số liên kết hyđro bị phá vở là 62775.

a. Tìm số lần nhân đôi của gen.

b. Tìm số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.

c. Đã có bao nhiêu liên kết hiđro và liên kết hoá trị được hình thành trong các gen con được tạo ra?

CÂU HỎI ÔN TẬP TRẢ LỜI NGẮN

SINH HỌC PHÂN TỬ

Bài 1. ADN:

CÂU HỎI ÔN TẬP TRẢ LỜI NGẮN

1. Trong tế bào ADN tồn tại ở đâu?

Thành phần cấu tạo của ADN gồm những nguyên tố nào?

ADN cấu tạo theo những nguyên tắc nào?

Đơn vị cấu trúc nên ADN và ARN?

Thành phần cấu trúc của nucleotide?

Các nucleotid khác nhau về thành phần nào?

Liên kết giữa các nucleotide là liên kết gì?

Hình thành như thế nào?

Tại sao ADN vừa mang tính đa dạng vừa mang tính đặc thù?

Tính đặc trưng ADN.

2. Mô hình cấu trúc không gian của ADN được tìm ra lần đầu tiên năm nào? Do ai? Đặc điểm ?

Ngoài ra còn có các cấu trúc không gian nào khác ?

Tại sao gọi là nguyên tắc bổ sung? Nguyên tắc đó là gì?

3. Thế nào là bộ ba mã hóa?

Thông tin di truyền là gì?

Mã di truyền được đọc theo chiều nào?

Tại sao nói mã di truyền có tính thoái hóa?

ADN có những chức năng nào?

4. So sánh ADN của tế bào có nhân chính thức và ADN của vi khuẩn?

5. ARN có ở những đâu trong tế bào?

Kể tên và nêu cấu trúc của từng loại ARN?

tARN gắn với axit amin ở vị trí nào? Bộ ba đối mã có vai trò gì ?

6. So sánh ADN và ARN (đặc điểm cấu trúc, đơn phân, liên kết, vị trí, kích thước, cấu, vai trò)

7. So sánh tự sao và sao mã (Nguyên liệu, enzim, chiều, số phân tử tạo thành, nơi diễn ra, thời gian, vai trò)

8. Cơ chế của quá trình tự sao? Sao mã? Vai trò của từng loại enzim?

Tại sao gọi tự sao là quá trình sao chép nữa gián đoạn?

Đoạn okazaki có đặc điểm gì?

Ý nghĩa của sự tự nhân đôi của ADN? Sao mã? mARN sau khi tổng hợp có chức năng gì?

9. Đơn vị cấu trúc nên protein? Có bao nhiêu loại ? Các đơn phân liên kết với nhau như thế nào?

Các bậc cấu trúc không gian của protein?

Tại sao protein vừa đa dạng lại vừa đặc thù ?

Chức năng của protein là gì? Vd?

Đã tạo được nhiễm sắc thể nhân tạo?

Đã tạo được nhiễm sắc thể nhân tạo?

Nhà khoa học Mỹ Craig Venter - Ảnh: AFP

TT - Nhà nghiên cứu người Mỹ Craig Venter vừa khiến giới khoa học xôn xao khi tuyên bố đã tạo ra được sự sống nhân tạo. Thành tựu này, theo ông Venter, sẽ là thần dược cứu chữa nhiều loại bệnh tật của loài người, và thậm chí phát triển những nguồn năng lượng mới để chống lại hiện tượng Trái đất ấm dần lên.

Theo báo The Guardian (Anh), chuyên gia về gen gây nhiều tranh cãi này khẳng định ông đã tạo ra một loại nhiễm sắc thể nhân tạo từ các hóa chất trong phòng thí nghiệm. Dự kiến ông Venter sẽ công bố phát minh gây sốc này trong vài tuần nữa.

Hãng tin AFP cho biết nhiễm sắc thể của nhóm nghiên cứu của ông Venter được gọi là Mycoplasma, bao gồm 580.000 bộ mã di truyền. Nó sẽ được cấy vào và “kiểm soát” một tế bào vi khuẩn sống, qua đó hình thành một dạng sống mới. Như vậy, tế bào này sẽ không hoàn toàn là nhân tạo mà có một phần dạng sống tự nhiên, với khả năng nhân bản.

Các nhà khoa học khẳng định ông Venter đã tạo ra một “bộ khung mà từ đó có thể xây dựng nên bất cứ thứ gì”. “Nó có thể là sự đóng góp cho loài người như những loại thuốc mới chữa được nhiều bệnh tật, nhưng cũng có thể trở thành mối đe dọa loài người như các loại vũ khí sinh học” - ông Pat Mooney, giám đốc Tổ chức khoa học Canada ETC Group, nhận định.

Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của dự án kéo dài năm năm này (do Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ) là phát triển các nguồn nhiên liệu mới thân thiện mới môi trường. Vì vậy, ông Venter giải thích loại vi khuẩn nhân tạo trên có thể giúp “lau dọn” sạch khí CO2 dư thừa, qua đó làm giảm nguy cơ Trái đất ấm dần lên, hoặc nó có thể giúp tạo ra các loại nhiên liệu sạch như propane hay butane hoàn toàn từ đường ăn.

Điểm chuẩn 2007 tt - ĐH Đà Nẵng, ĐH Công nghiệp, ĐH Ngân Hàng,...

Điểm chuẩn 2007

Điểm chuẩn các trường thành viên ĐH Đà Nẵng

Trường ĐH Bách khoa (DDK)

Ngành

Mã ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

+ Điểm trúng tuyển vào trường


A

19,0

+ Điểm trúng tuyển vào ngành:


A


Cơ khí chế tạo máy

101

A

19,0

Điện kỹ thuật

102

A

20,5

Điện tử - Viễn thông

103

A

22,0

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

104

A

22,0

Xây dựng Công trình thủy

105

A

19,0

Xây dựng Cầu - Đường

106

A

19,0

Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh

107

A

19,0

Cơ khí động lực

108

A

19,0

Công nghệ thông tin

109

A

21,0

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

110

A

19,0

Cơ - Điện tử

111

A

20,0

Công nghệ môi trường

112

A

19,0

Kiến trúc (Vẽ Mỹ thuật hệ số 2)

113

V

21,0

Vật liệu và cấu kiện xây dựng

114

A

19,0

Công nghệ hóa thực phẩm

201

A

19,0

Công nghệ chế biến dầu và khí

202

A

19,5

Công nghệ vật liệu

203

A

19,0

Công nghệ sinh học

206

A

19,0

Kinh tế kỹ thuật (xây dựng và QLDA)

400

A

19,5

Trường ĐH Kinh tế (DDQ)

Ngành

Mã ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

+ Điểm trúng tuyển vào trường


A

20,0

+ Điểm trúng tuyển vào ngành:


A


Kế toán

401

A

22,0

Quản trị kinh doanh

402

A

20,5

Quản trị Kinh doanh du lịch và DV

403

A

20,0

Quản trị Kinh doanh thương mại

404

A

20,0

Quản trị Kinh doanh Quốc tế

405

A

20,0

Quản trị Kinh doanh Marketing

406

A

20,0

Kinh tế phát triển

407

A

20,0

Kinh tế lao động

408

A

20,0

Kinh tế và quản lý công

409

A

20,0

Kinh tế chính trị

410

A

20,0

Thống kê - Tin học

411

A

20,0

Ngân hàng

412

A

22,5

Luật kinh doanh

413

A

20,0

Tin học quản lý

414

A

20,0

Tài chính doanh nghiệp

415

A

20,0

Trường ĐH Ngoại ngữ (DDF)

Điểm thi môn Ngoại ngữ tính hệ số 2.

Ưu tiên khu vực 0.5; ưu tiên đối tượng 1.0.

Ngành

Mã ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

Sư phạm tiếng Anh

701

D1

19,5

Sư phạm tiếng Pháp

703

D3

16,5

Sư phạm tiếng Trung Quốc

704

D1

15,5



D4

19,5

Cử nhân tiếng Anh

751

D1

18,0

Cử nhân tiếng Nga

752

D1

15,5

Cử nhân tiếng Pháp

753

D3

15,5

Cử nhân tiếng Trung Quốc

754

D1

18,0



D4

19,0

Cử nhân tiếng Nhật

755

D1

21,5

Cử nhân tiếng Hàn Quốc

756

D1

19,0

Cử nhân tiếng Thái Lan

757

D1

16,0

Cử nhân Quốc tế học

758

D1

16,0

Trường ĐH Sư phạm (DDS)

Ưu tiên khu vực 0.5; ưu tiên đối tượng 1.0.

Ngành

Mã ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

Sư phạm Toán

101

A

20,5

Sư phạm Vật lý

102

A

17,5

Cử nhân Toán - Tin

103

A

15,0

Cử nhân công nghệ thông tin

104

A

15,0

Sư phạm Tin

105

A

16,0

Sư phạm Hoá học

201

A

20,5

Cử nhân Hóa học (phân tích môi trường)

202

A

15,0

Cử nhân Hóa học (Hóa dược)

203

A

15,0

Sư phạm Sinh - Môi trường

301

B

20,0

Cử nhân Sinh - Môi trường

302

B

19,0

Sư phạm Giáo dục chính trị

500

C

14,0

Sư phạm Ngữ văn

601

C

15,0

Sư phạm Lịch sử

602

C

14,5

Sư phạm Địa lý

603

C

16,0

Cử nhân Văn học

604

C

14,0

Cử nhân Tâm lý học

605

C

14,0

Cử nhân Địa lý

606

C

14,0

Việt Nam học

607

C

14,0

Cử nhân Văn hóa học

608

C

14,0

Sư phạm Giáo dục tiểu học

901

D1

13,5

Sư phạm Giáo dục mầm non

902

M

13,5

Sư phạm Giáo dục đặc biệt

903

D1

13,0

SP Giáo dục thể chất & GDQP

904

T

16,0
















Tags: | Edit Tags
Monday May 12, 2008 - 12:32am (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Điểm chuẩn 2007

34. Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)

* Chương trình của trường:
- Công nghệ thông tin: 16 (điểm xét NV2: A: 16,5 - 80 chỉ tiêu)
- Khoa học máy tính: 16 (điểm xét NV2: A: 16,5 - 100 chỉ tiêu)
- Điện tử viễn thông: 16 (điểm xét NV2: A: 16,5 - 120 chỉ tiêu)
- Công nghệ sinh học: 17 (điểm xét NV2: A, B: 17,5 - 50 chỉ tiêu)
- Quản trị kinh doanh: 18 (điểm xét NV2: A, D1: 18,5 - 45 chỉ tiêu)

* Các chương trình liên kết:
- Công nghệ thông tin:
+ Do Trường ĐH Nottingham cấp bằng: 15 (điểm xét NV2: A: 15,5 - 60 chỉ tiêu)
+ Do ĐH West of England cấp bằng: 15 (điểm xét NV2: A: 15,5 - 40 chỉ tiêu)

- Điện tử - viễn thông:
+ Do Trường ĐH Nottingham cấp bằng: 15 (điểm xét NV2: A: 15,5 - 80 chỉ tiêu)
+ Do ĐH West of England cấp bằng: 15 (điểm xét NV2: A: 15,5 - 50 chỉ tiêu)

- Điện - Điện tử:
+ Do ĐH New South Wales cấp bằng: 15 (điểm xét NV2: A: 15,5 - 45 chỉ tiêu)

- Kỹ sư viễn thông:
+ Do ĐH New South Wales cấp bằng: 15 (điểm xét NV2: A - B: 15,5)

- Công nghệ sinh học:
+ Do Trường ĐH Nottingham cấp bằng: 15 (điểm xét NV2: A-B: 15,5 - 40 chỉ tiêu)
+ Do ĐH West of England cấp bằng: 15 (điểm xét NV2: A-B: 15,5 - 45 chỉ tiêu)

- Quản trị kinh doanh:
+ Do Trường ĐH Nottingham cấp bằng: 15,5 (điểm xét NV2: A-D1: 16 - 25 chỉ tiêu)
+ Do ĐH West of England cấp bằng: 15,5 (điểm xét NV2: A-D1: 16 - 45 chỉ tiêu)
+ Do Truờng ĐH Auckland cấp bằng: 15,5 (điểm xét NV2: A-D1: 15,5 - 45 chỉ tiêu)

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

Các ngành
đào tạo

Mã ngành

Khối

Điểm chuẩn 2006

Điểm chuẩn 2007

Điểm xét NV2

Tài chính - Ngân hàng

401

A

20,0

22,5


Quản trị kinh doanh

402

A

19,0

18,0

21,0

Kế toán - Kiểm toán

403

A


18,0

21,0

Hệ thống thông tin kinh tế

405

A

19,0

18,0

21,0

Tiếng Anh thương mại

751

D1

20,5

20,0


Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Các ngành
đào tạo

Mã ngành

Khối

Điểm chuẩn 2006

Điểm chuẩn 2007

Điểm xét NV2

Khoa học máy tính

171

A

19,0

20,0

20,5

Kỹ thuật máy tính

172

A

19,0

20,0

20,5

Kỹ thuật phần mềm

173

A

19,0

20,0

20,5

Hệ thống thông tin

174

A

19,0

20,0

20,5

Mạng máy tính và truyền thông

175

A

19,0

20,0

20,5


Điểm chuẩn ĐH Công nghiệp TP.HCM

Các ngành
đào tạo

Mã ngành

Khối

Điểm chuẩn 2006

Điểm chuẩn 2007

Điểm xét NV2

Công nghệ kỹ thuật điện

101

A

17,0

18,5


Công nghệ kỹ thuật cơ khí

102

A

17,5

20,5


Công nghệ nhiệt lạnh

103

A

16,0

17,0

17,0

Công nghệ kỹ thuật điện tử

104

A

18,5

20,0


Khoa học máy tính

105

A

16,0

20,0


Công nghệ kỹ thuật ôtô

106

A

17,5

20,0


Công nghệ may

107

A

15,0

17,0

17,0

Công nghệ cơ điện tử

108

A


20,5


Công nghệ hóa học

201

A

17,0

17,0

17,0

Công nghệ thực phẩm

202

A

17,5

20,5


Công nghệ sinh học

202

A



17,0

Công nghệ môi trường

301

A

16,0

17,0

17,0

Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh tổng hợp, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh du lịch)

401

A, D1

16,0

18,5


Kế toán

402

A, D1

16,0

20,0


Tài chính ngân hàng

403

A, D1


21,0


Tiếng Anh (không nhân hệ số)

751

D1

17,0

17,0

17,0