Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2008

Ôn thi Đại Học 2008-2009 _ Sinh học phân tử

Câu 1. Đặc điểm của protein khác với ADN và ARN là:

A. Đại phân tử hữu cơ

B. Cấu trúc đa phân

C. Đơn phân cấu tạo là axit amin

D. Luôn cấu tạo bằng hai mạch liên kết lại

Câu 2. Thành phần nào sau đây không có trong đơn phân của protein?

A. Nhóm gốc (-R)

B. Phân tử đường C5H10O4

C. Nhóm cacboxyl (-COOH)

D. Nhóm amin (NH2)

Câu 3. Các loại axit amin phân biệt nhau bởi thành phần nào sau đây?

A. Nhóm cacboxyl

B. Nhóm amin

C. Nhóm gốc (-R)

D. Nhóm amin và nhóm cacboxyl

Câu 4. Protein ở các cơ thể sống được cấu tạo từ bao nhiêu loại axit amin?

A. 20 loại

B. 18 loại

C. 16 loại

D. 15 loại

Câu 5. Nếu so sánh khối lượng đơn phân của protein với khối lượng đơn phân của ADN và ARN thì:

A. Đơn phân của protein lớn nhất.

B. Đơn phân của ARN lớn nhất

C. Đơn phân của ADN lớn nhất

D. Đơn phân của protein nhỏ nhất

Câu 6. Liên kết hóa học chủ yếu nối các đơn phân của phân tử protein là:

A. liên kết hidro

B. liên kết hóa trị

C. liên kết ion

D. liên kết peptit

Câu 7. Liên kêt peptit hình thành giữa ….(A)… của axit amin này với …(B)… của axit amin kế tiếp trong phân tử protein.

(A) và (B) lần lượt là:

A. Nhóm amin và nhóm NH2

B. Nhóm –COOH và nhóm cacboxyl

C. Nhóm gốc –R và nhóm –NH2

D. nhóm –NH2 và nhóm –COOH.

Câu 8 Khi hình thành 1 liên kết peptit giữa hai axit amin thì đồng thời xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Giải phóng một phân tử nước

B. Giải phóng một nhóm cacboxyl

C. Hình thành 1 chuỗi polipeptit

D. Hình thành 1 phân tử protein

Câu 9. Cấu tạo của phân tử prôtein được quy định từ:

A. Các phân tử ARN

B. Gen cấu trúc

C. Nhiễm sắc thể

D. Riboxom

Câu 10. Protein được điều khiển tổng hợp từ:

A. gen

B. tARN

C. rARN

D. tế bào chất

Câu 11. có bao nhiêu bậc cấu trúc không gian của protein?

A. 6 bậc

B. 5 bậc

C. 4 bậc

D. 3 bậc

Câu 12. Đặc điểm cấu tạo giống nhau giữa ADN, ARN và protein là:

A. Có nhiều chuỗi đơn phân liên kết lại.

B. Đều chứa nhiều liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung

C. Do nhiều đơn phân liên kết lại

D. Có cấu trúc 2 mạch xoắn.

Câu 13. Đặc điểm giống nhau của protein bậc 1, 2 và 3 là:

A. Cấu trúc xoắn

B. Cấu trúc mạch thẳng

C. Gồm 1 mạch polipeptit

D. Gồm 1 loại axit amin

Câu 14 .Đặc điểm của protein bậc 4 khác với protein ở các bậc còn lại là:

A. Mạch polipeptit không xoắn cuộn

B. Mạch polipeptit xoắn không cuộn

C. Mạch polipeptit xoắn cuộn

D. Có hai hay nhiều mạch polipeptit

Câu 15. Các loại cấu trúc vừa tồn tại trong nhân vừa tồn tại trong tế bào chất là:

A. ADN và nhiễm sắc thể

B. ARN và nhiễm sắc thể

C. ADN, ARN và protein

D. Nhiễm sắc thể, ADN và ARN.

Câu 16. Số axit amin có trong chuỗi polipeptit được tổng hợp so với số bộ ba ribonucleotit của phân tử mARN tương ứng thì:

A. ít hơn 1

B. ít hơn 2

C. nhiều hơn 1

D. nhiều hơn 2

Câu 17. Số liên kết peptit được hình thành so với số phân tử nước giải phóng ra môi trường trong quá trình giải mã thì:

A. ít hơn 1

B. nhiều hơn 1

C. nhiều hơn 2

D. Bằng nhau

Câu 18. Trong quá trình giải mã bộ ba ở vị trí nào sau đây của phân tử mARN không mã hóa axit amin?

A. mở đầu

B. kết thúc

C. cuối cùng

D. thứ nhất

Câu 19. Một gen có khối lượng 504000 đvC thì có bao nhiêu bộ ba trên một mạch mã gốc?

A. 280

B. 300

C. 560

D. 600

Câu 20. Nhiễm sắc thể có thể quan sát rõ nhất vào giai đoạn nào sau đây:

A. Kì trung gian

B. Kì đầu

C. Kì giữa

D. Kì sau

Câu 21. Trong tế bào lưỡng bội, cặp nhiễm sắc thể nào sau đây không phải là cặp tương đồng?

A. Cặp nhiễm sắc thể giới tính

B. Cặp giới tính XX.

C. Cặp giới tính XY

D. Cặp nhiễm sắc thể số 23.

Câu 22. Loại tế bào nào sau đây không chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng?

A. Tế bào sinh dưỡng

B. Hợp tử

C. Tế bào sinh giao tử

D. Giao tử

Câu 23. Cấu trúc nào sau đây có đường kính nhỏ nhất

A. cromatit

B. sợi nhiểm sắc

C. Sợi cơ bản

D. Nhiễm sắc thể đơn

Câu 24. Ở quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể không xuất hiện trạng thái kép ở các kì :

A. Kì đầu và kì sau

B. kì sau và kì cuối

C. kì cuối và kì trung gian

D. kì đầu và kì giữa

Câu 25. Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra trong kì sau của nguyên phân là:

A. Trao đổi chéo

B. Tách tâm động và phân li về cực tế bào

C. tiếp hợp

D. Tự nhân đôi

Câu 26. Thành phần của tế bào không có chứa ADN là:

A. Màng của tế bào

B. Nhân tế bào

C. Nhiễm sắc thể

D. Tế bào chất

Câu 27. Đặc điểm về bản chất hóa học của ADN là:

A. Có bản chất protein

B. Thành phần hóa học chủ yếu là polisaccarit

C. Đại phân tử, cấu trúc đa phân

D. Cấu tạo từ hai loại nguyên tố là C và H

Câu 28. Các nguyên tố đầy trong cấu trúc của axit nucleic là :

A. C, H, O, N, P, S

B. C, H, O, N, P

C. C, H, O, N

D. C, H, O

Câu 29 Đơn phân cấu tạo của phân tử ARN:

A. Axit nucleic

B. polipeptit

C. polinucleotit

D. ribonucleotit

Câu 30. ADN tồn tại trong nhân có đặc điểm là:

A. Có dạng vòng

B. Nằm trong một số bào quan

C. Là thành phần của nhiễm sắc thể

D. Nằm trong nhân con

Câu 31. Loại axit nào là thành phần của nucleotit?

A. axit phôtphric

B. axit sunfuric

C. axit nitric

D. axit clohidric

Câu 32: Hai loại nucleotit có kích thước lớn là:

A. Ađenin và Guanin

B. Uraxin và Ađenin

C. Xitozin và Guanin

D. Timin và Xitozin

Câu 33. Người ta gọi tên của nucleotit dựa trên thành phần nào sau đây của nó?

A. Axit phôtphric

B. Liên kết hóa học giữa chúng

C. bazơ nitric

D. Đường đeoxyribo

Câu 34. Số loại bộ ba khác nhau có thể có:

A. 64

B. 32

C. 16

D. 8

Câu 35. Số bộ ba mã hóa cho axit amin là :

A. 63

B. 62

C. 61

D. 60

Câu 36. Kí hiệu của các loại ARN thông tin, ARN vận chuyển và ARN riboxom theo thứ tự lần lượt là:

A. mARN, rARN, tARN

B. rARN, mARN, tARN

C. tARN, mARN, rARN

D. mARN, tARN, rARN

Câu 37. Liên kết hóa học trong các đơn phân có trong phân tử tARN là:

A. Liên kết hóa trị và liên kết hidro

B. Liên kết hóa trị và liên kết peptit

C. Liên kết peptit và liên kết hidro

D. Liên kết ion và liên kết hóa trị

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

Đề thi DH 2007-2008 phần SHPT-BD

Câu 1: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A. AABb, AaBB.

B. AABB, AABb.

C. AaBb, AABb.

D. aaBb, Aabb.

Câu 2: Hóa chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X . Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:

A. A-T®G-5BU® X-5BU ® G-X.

B. A-T®A-5BU® G-5BU ® G-X.

C. A-T®X-5BU® G-5BU ® G-X.

D. A-T®G-5BU® G-5BU ® G-X.

Câu 3: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:

A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.

B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.

C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.

D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.

Câu 4: Đột biến gen

A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.

B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.

D. thường xuất hiện đồng lọat trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.

Câu 5: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến

A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.

B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.

C. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.

D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 6: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là

A. mất 1 cặp nuclêôtit.

B. mất 2 cặp nuclêôtit.

C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.

D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.

Câu 7: Thể đa bội lẻ

A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.

B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.

C. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

Câu 8: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

(1): ABCD.EFGH ® ABGFE.DCH

(2): ABCD.EFGH ® AD.EFGBCH

A. (1) : chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

B. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

C. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn không chứa tâm động.

D. (1) : chuyển đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn chứa tâm động.

Câu 9: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:

A. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ.

B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3.

C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao.

D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.

Câu 10: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:

A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2.

B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.

C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1.

Câu 11: Thể song nhị bội

A.chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính

B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.

C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào

D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ

Câu 12: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM.

Dạng đột biến này

A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.

B. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.

D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.

Câu 13: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Ao. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X) . Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là

A. 375 và 745

B. 355 và 745

C. 375 và 725

D. 370 và 730

Câu 14: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có hiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng ?

A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.

B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.

C. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.

D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.

Câu 15: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là A+G/X+T = 0,5. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là

A. 0,2
B. 2,0
C. 0,5
D. 5,0