Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Một số bài tập sinh học khó lớp 12

Bài 1. Một gen của sinh vật nhân chuẩn có chiều dài 0,51 mm có G = 900 nuclêôtit
  1. Tìm KLPT của gen?
  2. Tính số lượng liên kết hiđrô giữa các cặp nuclêôtit của gen?
  3. Tính số liên kết cộng hoá trị giữa các nuclêôtit của gen?
  4. Nếu gen đó được tạo nên bởi 2 loại nuclêôtit A và T thì gen đó có tối đa bao nhiêu kiểu bộ ba? Xác định thành phần trình tự nuclêôtit trong các kiểu bộ ba đó?
Bài 2 Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có tổng số liên kết hiđrô giữa các cặp nuclêôtit là 3120. Trong gen hiệu số nuclêôtit loại G với nuclêôtit khác bằng 240
  1. Xác định chiều dài của gen?
  2. Tính KLPT của gen?
  3. Số chu kì xoắn của gen?
  4. Tỉ lệ (A+T/G+X) của gen?
Bài 3 Một đoạn ADN của E.Coli có A = 9000. Tỉ lệ A/G = 3/2. Đoạn ADN đó tự nhân đôi liên tiếp 3 lần
  1. Số lượng mỗi loại nuclêôtit cần cung cấp?
  2. Số lượng liên kết hoá trị được hình thành thêm giữa các nuclêôtit trong các gen mới hình thành?
  3. Nhu cầu về mỗi loại nuclêôtit cần đến là bao nhiêu?
  4. Nếu vận tốc tái bản trung bình là 12000 nuclêôtit/phút thì thời gian cần để hoàn thành quá trình tự nhân đôi là bao nhiêu ?
Bài 4 Một phân tử mARN ở E.Coli có 1199 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit.
  1. Tìm chiều dài của gen tổng hợp nên ADN đó?
  2. Nếu phân tử mARN trên có tỉ lệ các loại nuclêôtit A:U:G:X = 1:3:5:7. Bộ ba kết thúc trên là UAG. Tìm số lượng nuclêôtit mỗi loại của các phân tử tARN tham gia tổng hợp 1 prôtêin?
  3. Phân tử mARN trên giải mã. Hãy cho biết:
a) Chiều dài bậc 1 của phân tử prôtêin?
b) Số lượng liên kết peptit được hình thành?
c) Khối lượng phân tử của phân tử prôtêin hoàn chỉnh thu được?
Bài 5 Hai gen kế tiếp nhau tạo thành một đoạn phân tử ADN, gen A mã hoá được một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin. Phân tử ARN sinh ra từ gen này có tỉ lệ các loại nuclêôtit A:U:G:X =1:2:3:4. Gen B có chiều dài 5100 A, có hiệu số A với loại nuclêôtit khác bằng 20%. Phân tử ARN sinh ra từ gen B có A=150, G =240 nuclêôtit.
  1. Tìm số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn phân tử ADN đó?
  2. Số lượng nuclêôtit từng loại trên cả 2 phân tử ARN?
  3. Số lượng axit amin có trong cả 2 phân tử prôtêin hoàn chỉnh?
  4. Số lượng mỗi loại nuclêôtit trên các đối mã di truyền tham gia tổng hợp nên 2 phân tử prôtêin, biết rằng mã kết thúc là UAG.
Bài 6 Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn tự sao liên tiếp 4 lần đòi hỏi môi trường cung cấp 4500G. Tỉ lệ G và loại không bổ sung là 1/4. Mỗi gen con đều sao mã 2 lần.
  1. Tìm số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen?
  2. Trong quá trình tự sao có bao nhiêu liên kết hiđrô bị phá huỷ?
  3. Số lượng nuclêôtit môi trường cần cung cấp cho các gen con tổng hợp mARN. Biết rằng trong phân tử mARN có A:U:G:X=8:4:2:1.
  4. Nếu mỗi mARN có 5 ribôxom trượt qua 1 lần để tổng hợp prôtêin, tìm số lượng axit amin cần cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin trên các mARN?
Bài 7 Hai gen I và II có chiều dài bằng nhau. Mạch khuôn của gen I có T=1/3A; G=7/9X=7T. Gen II có 2160 liên kết hiđrô tổng hợp phân tử ARN có tỉ lệ A=2U; X=5/3G và U=4/3G. Quá trình sao mã của 2 gen cần môi trường cung cấp 1170 nuclêôtit loại A.
  1. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen.
  2. Số liên kết hiđrô bị huỷ qua quá trình sao mã của cả 2 gen trên
  3. Trên 1 phân tử mARN, khoảng cách giữa các ribôxoom bằng nhau, khoảng cách giữa ribôxom đầu với ribôxom cuối là 240 A. Khi các chuỗi polipeptit mang 50 axit amin thì ribôxom cuối cùng đang ở vị trí nào trên mARN?

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

Kiễm tra sinh 11NC

1. Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương hơn so với dung dịch đất do

A. quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút thấp.

B. nồng độ chất tan trong lông hút cao nồng độ các chất tan trong dịch đất.

C. quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút cao.

D. nồng độ chất tan trong lông hút cao hơn nồng độ chất tan trong dịch đất.

2: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:

a/ Tế bào lông hút b/ Tế bào nội bì

c/ Tế bào biểu bì d/ Tế bào vỏ.

3: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?

a/ Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.

b/ Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.

c/ Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.

4: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?

a/ Tham gia vào quá trình trao đổi chất.

b/ Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.

c/ Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.

d/ Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.

5: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:

a/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

b/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.

c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

6: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam nước?

a/ Từ 100 gam đến 400 gam. b/ Từ 600 gam đến 1000 gam.

c/ Từ 200 gam đến 600 gam. d/ Từ 400 gam đến 800 gam.

7: Cứ hấp thụ 1000 gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể:

a/ 60 gam nước. b/ 90 gam nước.

c/ 10 gam nước. d/ 30 gam nước.

8: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:

a/ Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.

b/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.

c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.

d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.

9: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

a/ Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

b/ Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

c/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

d/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

10: Nước liên kết có vai trò:

a/ Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

b/ Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.

c/ Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.

d/ Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.

11: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:

a/ Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

b/ Từ mạch gỗ sang mạch rây.

c/ Từ mạch rây sang mạch gỗ.

d/ Qua mạch gỗ.

12: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

a/ Khi cây ở ngoài ánh sang b/ Khi cây thiếu nước.

c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.

d/ Khi cây ở trong bóng râm.

13: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).

c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước.

d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

14: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?

a/ Mép (Vách)trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.

b/ Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.

c/ Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.

d/ Mép (Vách)trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.

15: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

a/ Khi cây ở ngoài sáng. b/ Khi cây ở trong tối.

c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.

d/ Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.

16: Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra:

a/ Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

b/ Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

c/ Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối.

d/ Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.

17: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:

a/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

b/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

d/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

18: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đ điểm là:

a/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

b/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

c/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

d/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

19: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là:

a/ Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

b/ Thành phần của prôtêin, a xít nuclêic.

c/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và Ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

d/ Thành phần của axit nuclêôtic, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

20: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?

a/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.

b/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.

c/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng.

d/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng.

21: Nhiệt độ có ảnh hưởng:

a/ Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.

b/ Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.

c/ Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.

d/ Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.

22: Nguyên nhân làm cho khí khổng mở là:

a/ Các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu.

b/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.

c/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quan hợp.

d/ Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng Ion.

23: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:

a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.

c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.

d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

24: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

a/ Độ ẩm càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

b/ Độ ẩm càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

c/ Độ ẩm càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

d/ Độ ẩm càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

25: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?

a/ Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.

b/ Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.

c/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.

d/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.

26: Lông hút có vai trò chủ yếu là:

a/ Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.

b/ Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

c/ Lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.

d/ Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

27: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:

a/ Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

b/ Các ion khoáng là độc hại đối với cây.

c/ Thế năng nước của đất là quá thấp.

d/ Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.

28: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?

a/ Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây.

b/ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.

c/ Chóp rễ che chở cho rễ.

d/ Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.

29: Nguyên nhân làm cho khí khổng đóng là:

a/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.

b/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp.

c/ Các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu.

d/ Hoạt động của

30: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:

a/ Độ ẩm đất và không khí. b/ Nhiệt độ.

c/ Anh sáng. d/ Dinh dưỡng khoáng.

Kiễm tra sinh 12 CB

1.Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi nuclêôtit. Tế bào ở pha G1 chứa số nuclêôtit là

A. 6 ´109 đôi nuclêôtit B. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit

C. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit D. 6 ´ 109 đôi nuclêôtit

2.Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi nuclêôtit. Tế bào ở G2 chứa số nuclêôtit là

A. 6 ´109 đôi nuclêôtit B. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit

C. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit D. 6 ´ 109 đôi nuclêôtit

3.Theo quan điểm về Ôperon, các gen điêù hoà gĩư vai trò quan trọng trong

A. tổng hợp ra chất ức chế.

B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.

C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.

D. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào.

4.Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi

A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế.

C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà.

5.Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi

A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế.

C. cơ chế điều hoà cảm ứng.

D. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng.

6.Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi

A. gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt.

B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt.

C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường.

D. cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt.

7.Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ là

A. cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng từ giai đoạn phiên mã đến sau phiên mã.

B. thành phần tham gia chỉ có gen điều hoà, gen ức chế, gen gây bất hoạt.

C. thành phần than gia có các gen cấu trúc, gen ức chế, gen gây bất hoạ, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác.

D. có nhiều mức điều hoà: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, sau phiên mã, dịch mã sau dịch mã.

8. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm

A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.

B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.

C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.

D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.

9.Sự biến đổi cấu trúc nhiễm sắc chất tạo thuận lợi cho sự phiên mã của một số trình tự thuộc điều hoà ở mức

A. trước phiên mã. C. phiên mã.

B. dịch mã. D. sau dịch mã.

10.Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự

A. tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể.

B. phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

C. tự nhân đôi, tập hợp các nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

D. tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

11.Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn

A. trước phiên mã. C. phiên mã.

B. dịch mã. D. sau dịch mã.

12.Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là

A. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã

B. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.

C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy.

D. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.

13.Sinh vật nhân thực điều hoà hoạt động của gen diễn ra

A. ở giai đoạn trước phiên mã.

B. ở giai đoạn phiên mã.

C. ở giai đoạn dịch mã.

D. từ trước phiên mã đến sau dịch mã.

14.Đột biến gen là

A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.

B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.

C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.

D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.

15.Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipép tít do gen đó tổng hợp là

  1. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
  2. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
  3. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
  4. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.

16.Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình

A. giảm phân. B. phân cắt tiền phôi.

C. nguyên phân. D thụ tinh.

17. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến

A. gen. B. tiền phôi. C. xô ma. D. giao tử.

18.Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến

A. đã biểu hiện ra kiểu hình. B. nhiễm sắc thể.

C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. D. mang đột biến gen.

19.Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

C. sức đề kháng của từng cơ thể.

D. điều kiện sống của sinh vật.

20.Đột biến trong cấu trúc của gen

A. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.

B. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

C. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử

21.Đột biến thành gen trội biểu hiện

A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. ở phần lớn cơ thể.

22.Đột biến thành gen lặn biểu hiện

A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. ở phần lớn cơ thể.

23.Điều không đúng về đột biến gen

A. Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen có thể có lợi hoắc có hại hoặc trung tính.

C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

24.Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là

A. đột biến xôma. B. đột biến tiền phôi.

C. đột biến giao tử. D. đột biến lặn.

25.Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là

A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.

B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.

C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.

D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.

26.Trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen với những cành hoa đỏ là kết quả sự biểu hiện của đột biến

A. xôma. B. lặn. C. giao tử. D. tiền phôi.

27.Nguyên nhân gây đột biến gen do

  1. sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân vật lí của ,tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
  2. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
  3. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
  4. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học.

28.Đột biến gen có các dạng

  1. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
  2. mất, thêm, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
  3. mất, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
  4. thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.

29.Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí

  1. đầu gen.
  2. giữa gen.
  3. 2/3 gen.
  4. cuối gen.

30.Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen ở vị trí

A. đầu gen. B. giữa gen. C. 2/3 gen. D. cuối gen.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2008

Bắt gặp bằng chứng về sự tiến hoá

Bắt gặp bằng chứng về sự tiến hoá
Loài sẻ đất lớn (trên) đã cạnh tranh với loài sẻ đất trung bình để ăn các hạt lớn, khiến cho loài trung bình có xu hướng tiến hoá ra những cái mỏ nhỏ hơn (dưới). Ảnh: Nature
Cuộc cạnh tranh giữa 2 loài chim sẻ ở quần đảo Galapagos đã khiến cho mỏ của một loài nhỏ lại, giúp chúng tìm thức ăn dễ dàng hơn. Các nhà khoa học đã chứng kiến được sự thay đổi này.
Việc quan sát thấy quá trình thu nhỏ của mỏ chim mang lại một trong những mô tả tốt nhất về sự tiến hoá điển hình trong tự nhiên.
Trong bài báo mới đây trên Science, Peter Grant và Rosemary Grant, cả hai đều là nhà sinh học tại Đại học Princeton, bang NewJersey (Mỹ) đã mô tả cuộc cạnh tranh giữa loài chim sẻ đất trung bình (Geospiza fortis) và loài chim sẻ đất lớn (Geospiza magnirostris).
Loài sẻ đất trung bình G.fortis đã bị dồn dép và phải tiến hoá ra một cái mỏ nhỏ hơn khi xuất hiện kẻ cạnh tranh (loài chim sẻ đất lớn Geospiza magnirostris, bay đến hòn đảo này hơn 20 năm trước) và điều kiện hạn hán khắc nghiệt gần đây.
"Điều đó xảy ra rất nhanh", Peter Grant cho biết. Trên thực tế, nó xảy ra chỉ trong một thế hệ chim duy nhất, Grant nói.
Cú huých tiến hoá bắt đầu khi một vài con chim sẻ lớn đến định cư trên đảo trong một đợt El Nino ẩm ướt khác thường năm 1982.
Kể từ đó, loài sẻ lớn G. magnirostris này đã ăn hầu hết loại hạt lớn có gai của những cây leo trên đảo và dần dần buộc loài sẻ trung bình phải phụ thuộc vào các loại hạt nhỏ hơn của những cây khác.
Kết quả là sẻ G. fortis với cái mỏ nhỏ hơn không cạnh tranh được với loài lớn, và thường không nuôi nổi con của chúng. Điều này buộc một số con phải phát triển theo hướng thu gọn lại dụng cụ kiếm ăn của mình.
Nhưng vấn đề thực sự xảy ra vào giữa năm 2004-2004, khi mà hạn hán khắc nghiệt trên đảo xảy ra và tất cả các loại hạt cây đều khan hiếm.
"Hầu hết các con chim có mỏ lớn trước hạn hán đã biến mất", Grant nói. Trong đó bao gồm đa số cá thể của loài sẻ mới đến G. magnirostris và những con thuộc loài G. fortis vẫn còn giữ cái mỏ lớn.
"Đây là một ví dụ kinh điển về sự tiến hoá nhanh chóng", David Skelly, một nhà sinh thái học và tiến hoá tại Đại học Yale nhận xét về tình huống này.
Thông thường tiến hoá được xem là diễn ra chậm chạp ở những loài động vật lớn như cá, chim, bò sát và thú. Kích cỡ mỏ thay đổi trong vài thập kỷ dường như đã là quá nhanh. Chính vì thế, những con chim sẻ ở Galapagos được xem là trường hợp tiến hoá nhanh tột độ gây ra bởi môi trường khắc nghiệt.
"Giờ đây dường như như công trình của Grant đã chỉ ra một xu hướng mà có thể rất phổ biến", Skelly nói.
T. An (theo Discovery

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Giải pháp nào cho hậu “3 chung”?

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Giải pháp nào cho hậu “3 chung”?

“Phải bỏ thi tuyển “3 chung” thay bằng hình thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT” là nội dung nóng bỏng được nhiều đại biểu đồng tình và đưa ra tranh luận sôi nổi tại hội thảo “Đổi mới tuyển sinh ĐH-CĐ” được tổ chức tại ĐH Quốc gia TPHCM ngày 19-12.
Bao giờ hết “3 chung”
Xung quanh vấn đề chấm dứt hình thức thi tuyển sinh “3 chung” vào năm 2010, nhiều đại biểu tỏ ra không tin tưởng vào những thông báo của Bộ GD-ĐT. PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, thẳng thắn cho rằng: Bản thân bộ cũng đang mâu thuẫn với chính mình trong việc xác định có hay không tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp (TN) THPT quốc gia và dùng kết quả đó để xét tuyển vào ĐH-CĐ. Bây giờ không ai dám chắc thông báo đó có tiếp tục dời sang những năm kế tiếp hay không.
Thực tế cho thấy, tình trạng thay đổi kế hoạch liên tục trước và sau mỗi kỳ thi tuyển sinh là điều mà thời gian qua xã hội lẫn các trường rất bức xúc. PGS-TS Nguyễn Chí Hòa, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường ĐH KHXH-NV (ĐH QG Hà Nội) đặt nghi vấn: “Cho đến thời điểm này, dù trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng về đổi mới, cải tiến tuyển sinh nhưng các trường vẫn chưa thấy được sáng kiến nào của bộ. Có chăng chỉ là những sáng kiến, ý tưởng chưa đâu vào đâu đã vội vàng thông báo... rồi rút lại. Các trường và học sinh không thể đoán trước được sẽ học và thi kiểu gì? Trong khi đó, Trung tâm Khảo thí - Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT ra đời đã 5 năm rồi nhưng vẫn chưa thấy có một đóng góp gì cho đổi mới công tác tuyển sinh”.
TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, nhấn mạnh, từ năm 2002 đến nay bộ ôm đồm hết nên các trường hoàn toàn bị động, không thể tự chủ được trong tuyển sinh. Do đó, kiến nghị “nên để các trường tự chủ trong tuyển sinh, bộ chỉ lo quản lý, theo dõi, đánh giá”, đã được nhiều đại biểu đồng tình.
Hiện nay các trường đều đã lên phương án cho công tác tuyển sinh hậu “3 chung” và sẽ gửi kiến nghị trình Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, điều mà nhiều đại biểu quan tâm là khi nào bộ sẽ chính thức công khai, minh bạch lộ trình bỏ thi “3 chung” cũng như các quy định, chính sách đổi mới để các trường mạnh dạn xét tuyển, tránh tình trạng cứ tới mỗi mùa tuyển sinh lại phải đối phó với bao rối rắm.
Xét tuyển có tối ưu?
Vấn đề quan tâm tại hội thảo là “nên có một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển hay vẫn tổ chức thi tuyển sinh ĐH-CĐ bằng nhiều hình thức khác nhau”.
GS-TSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH, nêu rõ: đến năm 2009, nền giáo dục nước ta sẽ hội nhập sâu với thế giới và nhiều trường quốc tế sẽ có mặt tại VN. Nếu không bỏ “3 chung” thì chúng ta sẽ tụt hậu và tự thua ngay trên sân nhà. Do đó, phương án xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT là hợp lý. Tuy nhiên, cũng có đại biểu quan ngại, các trường công lập hay các trường có chất lượng cũng thận trọng hơn khi cho rằng nếu làm không tốt thì chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc sẽ có nhiều tiêu cực. Thậm chí không loại trừ tình trạng “gửi gắm”.
Nói về phương pháp xét tuyển, TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng ĐHQG TPHCM, thận trọng: Do các trường và các ngành đào tạo có mục tiêu, yêu cầu khác nhau nên không thể có một phương án tuyển sinh chung cho tất cả TS. Nên chăng phải có phân biệt giữa các nhóm trường, nhóm ngành khác nhau. Đối với các trường hoặc ngành không đặc thù, không có tính cạnh tranh cao, không sử dụng kinh phí nhà nước, nên sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Ngược lại, đối với các trường, ngành đặc thù, có tính cạnh tranh cao, có sự đầu tư đặc biệt của nhà nước, ngoài sử dụng kết quả tốt nghiệp THPT, cần có một kỳ thi khác do các trường tự ra đề.
Thanh Hùng

Tuyển sinh là việc của các trường

Tuyển sinh là việc của các trường

Thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm 2008. Ảnh Đ.THanoinet - Đóng góp ý kiến về tuyển sinh đại học ở Việt Nam, Ths Đỗ Mạnh Cường, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM, khẳng định: “Tuyển sinh là việc của các trường đại học, không phải việc của Bộ GD&ĐT.
Hanoinet - Đóng góp ý kiến về tuyển sinh đại học ở Việt Nam, Ths Đỗ Mạnh Cường, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM, khẳng định: “Tuyển sinh là việc của các trường đại học, không phải việc của Bộ GD&ĐT.

Bộ nên giao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh đại học - cao đẳng, để các trường có thể xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp hơn. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại buổi hội thảo “Đổi mới tuyển sinh ĐH – CĐ” diễn ra tại ĐHQG TP.HCM ngày 19/12.
Tuyển sinh là việc của các trường

Đóng góp ý kiến về tuyển sinh đại học ở Việt Nam, Ths Đỗ Mạnh Cường, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM, khẳng định: “Tuyển sinh là việc của các trường đại học, không phải việc của Bộ GD&ĐT. Bộ chỉ nên quản lý việc cấp học bổng, đảm bảo học bổng được cấp đúng đối tượng, công bằng và hiệu quả mà thôi”.

Theo Ths Cường nếu làm được điều này thì sẽ dẫn đến việc bãi bỏ kỳ thi quốc gia như hiện nay và các trường được quyền tự quyết định phương thức tuyển sinh phù hợp.

Về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Văn Trình – Phó trưởng Khoa Kinh tế (ĐHQG HCM) – đề nghị: “Chúng ta cần thực hiện kỳ thi tú tài cho tốt, và kết quả thi tú tài sẽ là cơ sở để các trường đại học tự xét tuyển theo tiêu chuẩn của từng trường. Cần quản lý đầu ra thật chặt, thí dụ: một giảng đường 10.000 SV nhưng khi tốt nghiệp chỉ còn 10 người. Trường nào dạy giỏi thì người học đến nhiều, trường dạy không tốt thì không ai học”.

Tại buổi hội thảo, khá nhiều đại biểu tán thành quan điểm để các trường đại học, cao đẳng tự chủ trong tuyển sinh. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhấn mạnh: “Chúng ta phải đa dạng hóa hình thức tuyển sinh, mỗi năm được thi tuyển nhiều lần. Công việc tuyển sinh là của các trường. Nếu Bộ cứ ôm khư khư rồi tổ chức một năm chỉ một kỳ thi sẽ tạo ra áp lực không cần thiết. Bộ nên giao cho các trường quyền tự xét tuyển, tự có phương án tuyển sinh”.

Phân tích về quan điểm này, PGS Nguyễn Thị Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (ĐHQG Hà Nội), nói: “Không nên dùng kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 để tuyển chọn vào đại học. Vì các trường đại học đào tạo các ngành khác nhau theo từng năng khiếu, sở thích của học sinh”.

PGS Nga đưa ra kiến nghị: “Việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông nên để cho các địa phương làm, còn việc của các cấp quản lý vĩ mô là đưa ra tiêu chuẩn về chất lượng của đề thi. Còn thi đại học thì để các trường đại học tự chọn phương án tuyển sinh, và được tuyển sinh nhiều lần trong một năm. Học sinh có thể thi thử và có thể thi nhiều lần, không có sự căng thẳng”.

TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của ĐHQG HCM, cho rằng, các trường và các ngành đào tạo có các mục tiêu và yêu cầu khác nhau nên không thể có một phương án tuyển sinh tối ưu chung, mà cần thiết phải có sự phân biệt giữa các nhóm ngành, trường khác nhau.

Kiến nghị bỏ thi đại học

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng ĐH Hồng Bàng, nói: “Tại sao chúng ta mãi lo tuyển sinh mà không quan tâm tới quá trình đào tạo? Trước đây, chúng ta không hề có tuyển sinh. Chúng ta nên sàng lọc trong quá trình đào tạo chứ không phải sàng lọc đầu vào. Chúng ta đang quan tâm tới đầu vào quá nhiều và tốn nhiều công sức”.

Theo TS Hùng, hiện nay các trường được giao chỉ tiêu để đào tạo và việc này cũng là một loại hình tuyển sinh; nếu cứ giữ mãi hình thức thi tuyển như thế này thì hết sức tốn kém và căng thẳng.

Cùng quan điểm này, PGS. TS Nguyễn Văn Trình đề xuất: “Theo tôi, nên chăng chúng ta bỏ thi đại học? Thay vào đó, chúng ta tập trung làm nghiêm túc, công bằng kỳ thi tú tài là được. Sau đó, các trường đại học, cao đẳng sẽ có phương án tuyển sinh cho riêng mình”.

Khá nhiều đại biểu cũng đồng tình với phương án bỏ thi. Tuy nhiên, PGS – TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐHQGHCM cho rằng: “Nếu bỏ thi lúc này thì sẽ loạn!”.

Ông Nghĩa nói: “Chúng ta thử hình dung nếu không thi nữa thì các trường sẽ làm gì, Bộ làm gì, thí sinh sẽ như thế nào? Tôi không chủ trương bỏ thi ngay. Ngay cả nếu bỏ thi thì chúng ta phải đưa ra một định hướng để thi sinh biết nên làm gì, để tránh xảy ra cảnh hàng ngàn thí sinh và phụ huynh chen lấn vào một trường nào đó để xét tuyển thi, còn những trường khác không có ai tới đăng ký”.

Xét trên tình hình thực tế hiện nay, TS Vũ Thị Phương Anh cho rằng: “Nếu theo đề án đổi mới tuyển sinh của Bộ thì việc đưa ra các phương án tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng trường ngay bây giờ là vấn đề cấp thiết”.

TS Phương Anh cũng giới thiệu 3 phương án tuyển sinh mới: Đối với những trường, ngành không đặc thù, không có tính cạnh tranh cao và không sử dụng kinh phí của Nhà nước thì có thể xét tuyển dựa kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ. Còn các trường, ngành đặc thù, có tính cạnh tranh cao hoặc đòi hỏi năng lực, năng khiếu thì xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và thêm một kỳ thi riêng.

Đối với các hệ đào tạo đặc biệt (hoàn thiện đại học, văn bằng 2…) thì các trường có thể xét tuyển bằng hình thức ghi danh kèm theo các yêu cầu tối thiểu.

Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thêm, nhưng hầu hết các ý kiến đều thống nhất là ngành giáo dục nên có một lộ trình chuẩn bị cho kỳ thi chung. Đồng thời, các trường đại học phải được giao quyền để có phương án tuyển sinh phù hợp với sứ mệnh đào tạo của mình.
Theo Đoan Trúc/VNN

Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
TT - Có nên tổ chức kỳ thi chung xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH? Thời điểm nào thực hiện? Bỏ thi tuyển sinh ĐH liệu có ổn? Những câu hỏi này một lần nữa được các nhà giáo dục mang ra bàn bạc ở “Hội thảo đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ tại VN” do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 19-12.
Thí sinh thường bị căng thẳng khi trải qua hai kỳ thi liên tiếp: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Trong ảnh: thí sinh nộp bài thi tại Trường đại học Nông lâm TP.HCM kỳ thi đại học năm 2008 - Ảnh: Như Hùng
Không thể phủ nhận những mặt được của phương thức tuyển sinh “ba chung” được áp dụng từ năm 2002 nhưng phương thức này cũng có quá nhiều bất cập, hầu hết ý kiến đồng tình việc chấm dứt phương thức tuyển sinh này. Tuy nhiên, ý kiến từ các trường ĐH cũng chưa thống nhất phương án thi khác.
Lo lắng “2 trong 1”
Xét tuyển hay thi tuyển?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng ở cấp độ từng trường cụ thể, lãnh đạo nhà trường nên xem xét để quyết định một số ngành xét tuyển hay thi tuyển. Những ngành khó tuyển hay không đặc thù thì nên tổ chức xét tuyển với những điều kiện, tiêu chí, chuẩn mực cụ thể. Những ngành có tính cạnh tranh cao thì nên tổ chức thi. Ở cấp độ mạng lưới trường, Bộ GD-ĐT cần có quy trình, lịch trình cụ thể tổ chức việc xét tuyển hợp lý.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, dự báo một viễn cảnh khi tổ chức kỳ thi “hai trong một” (lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT xét tuyển vào ĐH, CĐ): thử tưởng tượng lúc không tổ chức thi ĐH nữa, các trường ĐH sẽ làm gì, HS chạy đi đâu, làm hồ sơ tuyển sinh ĐH như thế nào? Liệu có tránh khỏi tình trạng hỗn loạn khi hàng chục người chen lấn vào một trường ĐH để mua hồ sơ?
Cùng quan điểm này, ông Mỵ Giang Sơn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho rằng nếu không còn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ có nhiều trường rất đông thí sinh, trong khi nhiều trường khác thưa vắng, các trường CĐ có thể không có nguồn tuyển sinh.
TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng tuyển sinh gắn liền với chuẩn đầu vào của từng trường, hãy để các trường được tự chủ chuyện này. Rất nhiều ý kiến không đồng tình việc lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh vào ĐH.
Nói như PGS-TS Nguyễn Văn Nhã, trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội, khâu tuyển sinh gắn liền với chiến lược phát triển của từng trường ĐH. Chất lượng đầu vào, đầu ra là một tiêu chí xác định vị thế, đẳng cấp của mỗi trường ĐH. Vì lẽ này, các trường ĐH kiến nghị: muốn thay đổi cách tổ chức thi ĐH phải có chính sách hợp lý và có lộ trình để đảm bảo công bằng và tuyển đúng những người cần cho từng nhóm ngành đào tạo của các trường.
Lộ trình ấy như thế nào? Ngay chính những người làm công tác tuyển sinh ở các trường ĐH vẫn chưa thể hình dung được, chưa biết mình sẽ làm gì chuẩn bị cho kỳ thi chung ấy khi thời điểm sáp nhập đã gần kề (năm 2010). Nhiều ý kiến tại hội thảo hồ nghi tính khả thi đề án này: liệu có chắc chắn năm 2010 sẽ chỉ có một kỳ thi hay sẽ tiếp tục hoãn như từng hoãn nhiều lần trước đây?
Hậu “ba chung” tuyển sinh theo kiểu gì?
Áp lực nặng nề khiến TS rất căng thẳng trước mỗi kỳ thi tuyển sinh ĐH. Trong ảnh: TS đợi gọi tên vào phòng thi tại kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008 - Ảnh: Tr.Tân
TS Vũ Thị Phương Anh (ĐHQG TP.HCM) đề xuất ba phương án tuyển sinh cho các nhóm trường khác nhau trong trường hợp không còn kỳ thi “ba chung”. Theo đề xuất này, TS Phương Anh chia các trường ra thành ba nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm các trường, ngành không đặc thù, không có tính cạnh tranh cao, không sử dụng kinh phí của Nhà nước. Nhóm này sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Nhóm thứ hai gồm các trường, ngành có tính đặc thù và cạnh tranh cao, đòi hỏi năng lực, năng khiếu đặc biệt của người học hoặc nhận được sự đầu tư đặc biệt của Nhà nước. Nhóm này sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT kết hợp với kết quả một kỳ thi khác. Nhóm thứ ba gồm các hệ đào tạo đặc biệt như hoàn thiện ĐH, tại chức, đào tạo từ xa, văn bằng 2… chỉ cần xét hồ sơ xin học kèm các yếu tố dân số.
PGS-TS Nguyễn Văn Nhã đề xuất nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau như: từ xét hồ sơ, phỏng vấn, thi vấn đáp, làm bài thi đến tổ chức thi nhiều vòng. Để phục vụ mục đích đó, các trường phải tạo điều kiện thuận tiện nhất cho thí sinh, đưa ra nhiều giải pháp khác nhau như tổ chức thi tuyển theo học kỳ, đăng ký dự thi qua mạng cùng những chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý. Trong khi đó TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng: “Giải pháp giảm áp lực thi cử không phải là nhập hai kỳ thi làm một mà phải chia thành nhiều kỳ thi, chia làm nhiều nơi tổ chức thi và bộ đừng bắt buộc các trường chỉ tuyển sinh một lần trong năm”.
Có thể chứng nhận tốt nghiệp THPT
Dù còn nhiều ý kiến đồng tình duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT, dùng kết quả đó xét tuyển ĐH, nhưng cũng có nhiều ý kiến mạnh dạn đề xuất phương án ngược lại.
GS - TSKH Lâm Quang Thiệp cho rằng: phương án tổ chức một kỳ thi chung cuối bậc phổ thông là chủ trương đúng của bộ. “Hai kỳ thi hiện nay tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ đánh giá năng lực HS qua chương trình phổ thông.
“Tôi đề xuất phương án một kỳ thi cuối bậc phổ thông nhưng không phải là thi tốt nghiệp, không dùng kết quả này để xét tốt nghiệp. Đây cũng không phải là kỳ thi tuyển trực tiếp vào ĐH như hiện nay, mà là kỳ thi độc lập để đánh giá năng lực người học sau THPT. Kỳ thi này có thể tổ chức nhiều lần trong năm, người học có thể học bằng nhiều con đường khác nhau đều có thể tham dự kỳ thi này. Theo tôi, kỳ thi tốt nghiệp không cần thiết phải tổ chức thành kỳ thi quốc gia và để đảm bảo khách quan, kỳ thi chung không nên gắn với các địa phương” - ông nói.
Còn TS Nguyễn Tiến Dũng mạnh dạn đề xuất: “Việc kiểm tra công nhận tốt nghiệp THPT có thể giao về cho các địa phương, bộ chỉ cần công bố chuẩn tốt nghiệp, việc này phải có sự chuẩn bị, đến năm 2012 chẳng hạn. Nếu chúng ta lo ngại tiêu cực mà không dám đưa ra những chính sách mới, tức là có thể trói buộc những nơi không tiêu cực”. Ông Mỵ Giang Sơn cho rằng: “HS hoàn thành chương trình THPT có thể được cấp bằng hoặc chứng nhận tốt nghiệp, không nhất thiết phải thi tốt nghiệp”.
Nhiều ý kiến bên lề hội thảo cũng đặt vấn đề: thi tốt nghiệp quy mô quốc gia làm chi khi tỉ lệ đậu nhiều nơi đến 98% và chúng ta đang tiến tới phổ cập THPT? Vấn đề còn lại là chuyện tổ chức thi ĐH như thế nào cho hợp lý và công bằng.
PHÚC ĐIỀN - HÙNG THUẬT

Những đứa trẻ có tiếng khóc như mèo

Những đứa trẻ có tiếng khóc như mèo
Năm 1988, Katie Castillo chào đời với dây rốn quấn quanh cổ, vì thế khi cô bé phát ra tiếng khóc đầu tiên - một tiếng thét như của mèo kêu với âm vực cao - bà mẹ nghĩ rằng thanh quản của cô bé bị méo.
Các y tá đỡ đẻ cho Castillo cũng nhận thấy đầu của đứa bé khá nhỏ và phản xạ của nó chậm chạp. 3 tiếng sau, các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm gene của bé.
Allie Wallace (trái) 5 tuổi và Katie Castillo (20 tuổi) đều mắc hội chứng "cri du chat" hay là có tiếng khóc của mèo, một rối loạn gene hiếm gặp gây ra những thiểu năng về thể chất và tinh thần. Ảnh: ABC.
Katie được chẩn đoán mắc bệnh "cri du chat", một dạng lệch lạc về tinh thần và thể chất, gây ra do sự thiếu hụt một đoạn ngắn của nhiễm sắc thể số 5 - hay là hội chứng 5p.
Nhiều năm trước đây, những đứa trẻ mắc hội chứng này thường bị đưa vào cô nhi viện, song ngày nay, với các chương trình can thiệp, các em có thể được sống có ích bình thường.
Hội chứng Cri du chat (ảnh hưởng đến khoảng 1 trong số 50.000 trẻ) hầu hết được phát hiện từ lúc còn ẵm ngửa do đặc điểm là tiếng khóc giống như tiếng kêu meo meo, âm vực cao và chói tai.
Trẻ mắc chứng này khó khăn khi nói chuyện và thường dùng ngôn ngữ cử chỉ để thay thế. Gần như tất cả các em đều chậm biết đi, hiếu động thái quá, vẹo xương sống và trí tuệ chậm phát triển.
Nhưng nếu được quan tâm và hỗ trợ, các trẻ này sẽ có trí thông minh "thụ động" tốt hơn trí thông minh chủ động, làm phong phú cho cuộc sống trong gia đình.
Ở tuổi 20, Katie có thể đọc dược với tốc độ nhanh, yêu động vật, các trò đùa và phim hài. Giống như những người khác, cô đã bỏ được tiếng kêu "giống mèo" bản năng, nhưng vẫn còn nói với giọng cao gây khó nghe.
Cô bé Taylor Towers, 12 tuổi và mắc hội chứng cri du chat. Ảnh: ABC.
Cũng với sự giúp đỡ của gia đình, cô bé Taylor Towers, 12 tuổi ở bang Ohio (Mỹ), đã được cả nhà hỗ trợ để vượt qua chứng bệnh kỳ lạ này. Từ lúc ra đời, bé đã khiến mọi người kinh ngạc vì đôi mắt mở to, cái cằm nhỏ và tiếng kêu the thé như mèo. Giờ đây, cô có thể bước đi và nói chuyện, sử dụng vài ngôn ngữ cử chỉ và một cuốn sách tranh để thông báocho cả nhà biết nhu cầu của mình.
Hội chứng hay bị bỏ sót
Đoạn nhiễm sắc thể bị mất càng lớn, trẻ càng bị tổn thương nặng. Ngày nay, các kỹ thuật chẩn đoán mới cho phép người ta tìm ra cả những mất đoạn nhiễm sắc thể nhỏ nhất.
Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều bác sĩ thường bỏ qua những triệu chứng đầu tiên, chẳng hạn "tiếng khóc đơn điệu" và những bất thường như đầu hoặc miệng nhỏ, mũi to, mắt to và tai nhọn.
"Có những bác sĩ cả đời không gặp trường hợp nào như vậy, nên không thể chẩn đoán ra bệnh", tiến sĩ Shashikant Kulkarni, giám đốc mảng gene-tế bào tại Bệnh viện trẻ em St. Louis và Trường Y Đại học Washington, cho biết.
Cô bé Allison Wallace, ở bang Ohio (Mỹ) cũng đã không được phát hiện ra bệnh cho đến năm 2 tuổi. Cho đến khi phát hiện gene bị lỗi, cha mẹ cô bé từng được bác sĩ nói rằng Allison sẽ không bao giờ bước đi hoặc nói chuyện được nữa. Tuy nhiên giờ đây, khi đã 5 tuổi, cô bé đã biết ghép nối các mẫu câu và học cách bước đi, nhờ có người cha tham gia vào Hiệp hội 5p - hiệp hội chuyên giúp đỡ các bệnh nhân của hội chứng này.
T. An (theo ABC)

Trẻ em chậm nói và khờ dại : Chứng Autism

Trẻ em chậm nói và khờ dại : Chứng Autism
Báo chí và truyền hình Mỹ gần đây loan tin về Hội nghị Thần kinh học Hoa kỳ tại San Diego, có một nhóm chuyên gia báo cáo kết qủa sơ khởi thử được bệnh autism nơi trẻ sơ sanh. Các thử nghiệïm này, thực ra là còn trong vòng nghiên cứu, và cần kiểm chứng thêm, nếu có dùng được thì cũng mất vài ba năm. Chứng autism là gì? Trẻ em bị chứng autism ( đọc tựa như o- TÍ –dầm ) không phát triển được về mặt giao tiếp với mọi người, chậm nói và nếu bị nặng thì không nói được luôn, lủi thủi chơi một mình, thường là lẩn thẩn chơi một kiểu hoài không chán, và không phát triển được trí khôn bình thường. Tiếng Việt không có danh từ tương đương, ngoại trừ danh từ " Khờ" để chỉ người chậm trí ( mentally retarded). Tuy rằng phần lớn người bị bệnh autism ít nhiều cũng bị chậm trí ï, nhưng chậm trí khôn là do nhiều nguyên nhân sinh ra, nghĩa là có nhiều người " khờ" mà không phải do autism.Các dấu hiệu bất thường là do người nhà nhận xét thấy, khoảng một tuổi trở lên, tới hai, ba tuổi thì đã khá rõ ràng đến độ gia đình phải đưa em nhỏ đi bác sĩ chuyên môn. Bé trai bị nhiều hơn bé gái, từ hai tới bốn lần, tùy theo thống kê. Trong số 10 ngàn trẻ em, thì từ hai đến năm em bị chứng này, tức là bệnh không phổ biến, nhưng cũng không phải là hiếm lắm.Nguyên do không được rõ lắm, nhưng có yếu tố di truyền, vì các trẻ sinh đôi thường nếu bị thì bị cả hai luôn. Các yếu tố khác thì có thể kể nhiễm trùng khi mang thai (một vài thứ bệnh do cực vi trùng), bệnh bẩm sinh do rối loạn nhiễm sắc thể X gọi là " nhiễm sắc thể X mong manh" và một bệnh gọi tắt là PKU. Trẻ em bị bệnh PKU vì bẩm sinh thiếu chất men để biến dưỡng chất phenylalanine có nhiều trong các chất đạm như sữa và thịt cá. Chất này không biến hóa đi được, tích tụ lại và làm hư óc.Triệu chứng bệnhNhư đã nói trên, đứa trẻ ưa tha thẩn một mình, không ham được nựng nịu, ít bám mẹ hơn các trẻ khác. Không thấy "hóng chuyện", con mắt không lanh lợi, không nhìn người đối thoại (tiếng Anh gọi là không có eye contact). Vẻ mặt và dáng điệu khi đối thoại có vẻ ù lì không như trẻ bình thường. Lớn chút nữa, thì không thích chơi với bạn, mà có chơi, thì cũng không coi người ta như "bạn chơi", không để ý chung chạ chia sẻ đồ chơi hay qùa bánh cho vui. Có làm phiền, làm khổ người ta cũng không rõ. Chậm nói, chỉ nói được ít tiếng, và làm như không buồn nói (lớn lên thì nói được nhiều ít tùy trường hợp). Có hỏi thì phần nhiều không hiểu và không trả lời, có khi lại nhắc lại câu hỏi. Chẳng hạn người lớn hỏi: "Em muốn đi không?", thì em bé lại nói: "Đi không". Cái chứng nhái lại câu người ta nói như "tiếng vang" này, danh từ y học gọi là echolalia. Ưa ngồi lẩn thẩn xếp mấy thứ đồ chơi thành hàng thành dãy, lần nào cũng như lần nào.Ham nhìn cánh quạt quay, có khi đứng bên cửa liên tiếp mở cánh cửa ra rồi đóng lại hoài không biết chán. Ngồi lắc lư, vỗ tay, bật ngón tay hay là đi nhón gót lấy làm thích thú. Có cái gì thay đổi, dù là nhỏ nhặt, hay phản ứng ồn ào giận dữ. Thí dụ như chỗ ngồi quen ở bàn ăn, bị người khác ngồi vào, hay là trong nhà sắp xếp lại bàn ghế đồ đạc thì nổi cơn cáu kỉnh, có khi đập phá. Bác sĩ cho thử nghiệm những gì?Bệnh này không có thử nghiệm chuyên biệt nào để định bệnh. Bác sĩ chỉ căn cứ vào bệnh tình do người nhà kể lại, đồng thời quan sát thêm mà đoán bệnh. Vấn đề khá quan trọng, vì các trẻ em bị autism, theo luật được hưởng nhiều chương trình đặc biệt do chính phủ tài trợ. Các thử nghiệm thường là để tìm nguyên nhân, trong một số trường hợp. Thí dụ như thử máu để coi có bệnh PKU (hiện nay thì các trẻ mới lọt lòng đều có thử bệnh này, vì nếu biết sớm và cho ăn theo chế độ đặc biệt, thì óc không bị hư), thử nhiễm sắc thể để coi có bị nhiễm sắc thể X bất thường không...Bác sĩ cũng cho thử chỉ số thông minh, gọi là IQ test (intelligence quotient), lấy người bình thường là 100, người có IQ dưới 80 kể như là bị chậm trí. Thử thông minh cho trẻ em bị autism rất khó, vì trí khôn của các em các mặt phát triển không đều. Thường thì các trẻ bị autism rất kém về mặt ngôn ngữ, nhưng các mặt khác thì khá hơn. Nói chung thì tới ba phần tư các trẻ em bị autism có chỉ số thông minh dưới 70. Trong số các trẻ em bị "khờ" nặng, nghĩa là chỉ số thông minh không được 50, thì có tới một phần ba sẽ bị bệnh động kinh trước khi tới tuổi trưởng thành. Những thử nghiệm khác là thử về óc, như chụp quang tuyến cắt lớp ( CT scan; computed tomography) chụp hình cộng hưởng từ ( MRI: magnetic resonance imaging). Tiến trình và chữa trịCác triệu chứng bệnh thường là kéo dài suốt đời. Tương lai bệnh nặng nhẹ nhiều ít, là do khả năng phát riển về ngôn ngữ trong sáu bảy năm đầu. Theo kinh nghiệm trong quá khứ, thì những trẻ có chỉ số thông minh dưới 50, phần lớn về sau là gia đình chăm lo không nổi, mà phải gửi vào các trung tâm nuôi dưỡng. Như trên đã nói những trẻ này lớn lên hay bị bệnh động kinh.Chỉ có một số rất ít trẻ nhỏ bị autism về sau có được một đời sống tạm gọi là tự lập. Khoảng một nửa có thể chăm sóc tại nhà và theo những chương trình đặc biệt của chính phủ. Còn độ một nửa thì vì trí khôn qúa kém, cộng thêm vấn đề tính tình bất thường như hung hăng có thể nguy hiểm cho bản thân hay cho người khác, cho nên phải gửi vào các trung tâm nuôi dưỡng. Các chương trình đặc biệt, thì trước hết phải kể việc "dậy nói" (speech therapy). Chương trình này cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Ngoài ra, là các chương trình vật lý trị liệu, nghề nghiệp trị liệu (học làm những công việc đơn giản). Cũng có những chương trình tâm lý trị liệu cho các trẻ em bị vấn đề tính tình, cư sử (hung hăng, đập phá, v..v..) Các thuốc loại tâm thần là để kiềm chế các tính tình có hại cho bản thân hay cho người khác, chứ không phải là chữa bệnh. Những thuốc loại này là các thuốc bệnh tâm trí (chữa bệnh điên) như Haldol, Risperidone, và các thuốc thuờng để chữa phiền muộn, như Zoloft, Paxil, v.v.... Một chứng tương tự ở trẻ em lớn tuổi hơnCó những trẻ em cỡ bảy tám tuổi, có khi mười, mười hai mới bắt đầu thấy phát hiện triệu chứng bệnh. Trong trường hợp này, người ta gọi là chứng autism lạc kiểu (atypical autism). Giống như các trẻ em bị từ hồi nhỏ, các trẻ lớn mới phát bệnh này cũng ưa lủi thủi một mình không thích chơi với người khác, và thường có những cử chỉ kỳ cục. Vào tuổi đó thì đã biết nói, cho nên không có trẻ nào bị câm, nhưng cách ăn nói không được bình thường trong việc sử dụng ngôn từ, hoặc là ngờ nghệch trong việc phát biểu. Có trẻ bị thêm một chứng gọi là hội chứng Tourette (Tourette syndrome). Người bị hội chứng này, lâu lâu lên cơn giựt. Có hai loại "lên cơn", một là về động tác, hai là về tiếng nói. Lên cơn về động tác, thì không chỉ đơn giản như bị máy mắt (mí mắt tự nhiên giựt liên hồi không ngưng được) mà còn thêm nhiều "trò" nữa, thí dụ như lúc lắc cái đầu, miệng há lớn, cổ vươn ra. Cũng có thể lên cơn múa chân múa tay, đấm đá không tự kiềm chế được. Lên cơn về tiếng nói, thì bỗng dưng đang nói chuyện bình thường "sủa" ra vài tiếng như chó sủa, cũng có người "xổ" ra một tràng chửi thề. Cũng có khi đang nghe người ta nói chuyện, lại nhái lại mấy tiếng của người ta vừa nói (echolalia). Dĩ nhiên là những người bị như vậy thì khó thích ứng với xã hội, con nít còn bị đòn oan vì bố mẹ tưởng con hư. Tuy rằng hội chứng Tourette không phải là bệnh "điên", nhưng bác sĩ có thể cho uống Haldol (là một thứ thuốc chữa bệnh điên ) để làm giảm bớt những cơn giựt .
Bs Vũ Quý Ðài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư và Khoa Trưởng Y Khoa Ðại Học Sài Gòn,