Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

CHƯƠNG V: SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT VÀ TUẦN HOÀN

CHƯƠNG V: SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT
VÀ TUẦN HOÀN

I. Sự vận chuyển vật chất ở TV:
1. Cơ chế vận chuyển ở mức độ TB
- Tính thấm của lớp lipid kép:
+ Lớp lipid màng ngăn cản ion và các chất có trọng lượng lớn qua màng. Tuy nhiên, 1 số phân tử có trọng lượng nhỏ có thể thẩm thấu qua màng hay các phân tử tan trong lipid (hydrocacbon, CO2, O2).

- Protein vận chuyển
+ Các chất không tan trong lipid màng có thể vận chuyển qua màng nhờ protein vận chuyển.
+ Protein dùng như đường hầm xuyên màng.
+ Protein liên kết vứoi cơ chất " vận chuyển qua màng " các protein này chuyên biệt với 1 vài cơ chất.
- Cơ chế khuyếch tán: các chất chuyển từ nồng độ cao " thấp.
- Cơ chế thẩm thấu: Sự khuyếch tán nước qua màng bán thấm từ môi trường nhược trương sang ưu trương.
- Vận chuyển nước qua màng bán thấm: do sự chênh lệch về thế nước. Nước nguyên chất thế nước bằng 0, nước có chất hòa tan thế nước âm.
- Khuyếch tán được làm dễ: một số phân tử phân cực hoặc ion không thấm qua lớp lipit kép có thể được vận chuyển qua màng nhờ các protein vận chuyển ( trong nhiều trường hợp, protein thay đổi hình dạng để vận chuyển cơ chất)  không tốn năng lượng ( từ nồng độ cao nồng độ thấp).
- Vận chuyển nhờ kênh bơm: Vận chuyển ngược gradien nồng độ tốn năng lượng.
2. Cơ chế vận chuyển ở mức độ mô, cơ quan:
- Vật chất có thể vận chuyển ở hầu hết các mô TV qua 3 con đường:
• Vận chuyển xuyên màng: vật chất ra khỏi màng TB  TB kế tiếp.
• Vật chất được vận chuyển qua các phần sống của TB ( qua cầu liên bào).
• Vật chất được vận chuyển qua các phần không sống của TB ( vách TB, gian bào)
3. Sự vận chuyển vật chất ở mức toàn bộ cơ thể:
a) Sự vận chuyển nước và khoáng qua mạch gỗ:
- Động lực của quá trình vận chuyển nước là do áp suất bơm của rễ, sức kéo của quá trình thoát hơi nước, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực liên kết giữa các phân tử nước với vách TB.
- Ap suất của rễ: Hoạt động hô hấp của rễ tạo áp lực đẩy nước lên cao ( hiện tượng rỉ nhựa, ứ giọt)
- Sức kéo của thoát hơi nước: sự thoát hơi nước ở khí khổng làm cho các TB bề mặt thiếu nước hút nước của các TB lân cận bên dưới  tạo lực kéo nước( khoảng 10 atm)
- Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước và thành mạch dẫn: lực này có được do liên kết hidro giữa các phân tử nước với nhau và với phần ưa nước của vách TB mạch gỗ.
b) Sự chuyển vị dòng nhựa trong cây:
- Mạch rây vận chuyển các sản phẩm quang hợp đi đến các phần khác nhau của cây. Thành phần dòng nhựa chủ yếu là disaccarit, ngoài ra còn có acid, khoáng, hoocmon…
- Đường từ lá TB kèm  TB ống rây  đến các mô khác.
- Nồng độ đường trong TB kèm và ống rây của nhiều loài cây cao hơn TB thịt lá từ 2-3 lần . TB kèm và TB ống rây hấp thu chủ động đường từ TB nguồn.

II. Tuần hoàn ở người và động vật:
1. Sự cần thiết phải có hệ thống tuần hoàn :
- Diện tích bề mặt cơ thể nhỏ hơn thể tích cơ thể rất nhiều sự khuếch tán qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu.
- Bề mặt cơ thể không thấm nước  khoảng cách bên trong rất lớn gây khó khăn cho việc khuếch tán.
2. Đặc tính của hệ thống tuần hoàn :
- Dịch tuần hoàn (máu): vận chuyển O2, chất dinh dưỡng và các chất dư thừa.
- Bơm hay tim tạo ra sự chênh lệch áp suất giúp cho máu lưu thông.
- Mạch máu mang máu tới các cơ quan, từ các cơ quan máu chảy về tim.
- Các van : đảm bảo cho dòng máu chảy theo hướng nhất định.
3. Các dạng tuần hoàn:
a) Tuần hoàn hở:
Là hệ tuần hoàn trong đó máu tắm trực tiếp các cơ quan nội tạng, không có sự phân biệt giữa máu và dịch mô, dịch cơ thể gọi là huyết tương.
Tim bơm huyết tương với áp suất thấp vào xoang cơ thể trao đổi chất với TB, mô  trở về tim
VD: Hệ tuần hoàn hở của châu chấu.
b) Tuần hoàn kín :
Máu phân biệt với dịch mô và máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch kín.
Tim bơm máu ĐM  Mao mạch ( trao đổi với dịch mô)  TM  tim.
VD: ĐVCXS và người.
4. Hệ tuần hoàn ở người:
a) Điều hoà hoạt động của tim.
 Điều hoà hoạt động bằng thần kinh :
- Thần kinh nội tim:
+ Gồm nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất, bao gồm cả các bó His và các sợi purkine ở thành tâm thất.
+ Nút xoang nhĩ có thể tự hưng phấn, chúng co bóp theo nhịp mà không cần phải kích thích. Nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải, là nơi phát nhịp cho toàn bộ phần còn lại của tim, quyết định tim đập nhanh hay chậm.
+ Kích thích từ nút xoang nhĩ (tâm nhĩ co bóp)

Nút nhĩ thất hưng phấn

Bó His và các sợi purkine kích thích

Thành tâm thất co
- Dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm:
• Dây TK giao cảm( bắt đầu từ tuỷ sống ngực đốt thứ 1-5) : hưng phấn làm tim đập nhanh, tăng tốc độ dẫn truyền và hưng phấn của tim.
• Dây phó giao cảm( từ hành tuỷ) hưng phấn làm tim đập chậm và yếu.
 Điều hoà hoạt động bằng phản xạ:
- Ap suất ở quai ĐM chủ tăng  dây phó giao cảm kích thích  tim đập nhanh, giảm huyết áp.
- Phản xạ tăng nhịp tim khi nồng độ CO2 giảm trong máu.
- Phản xạ tim- tim: Máu dồn về tim nhiều ức chế dây TK phó giao cảm tim đập nhanh.
 Điều hoà bằng thể dịch:
- Adrenalin, no- adrenalin, thyroxin, Ca2+ trong máu cao tim đập nhanh, mạnh.
- Acetylcholin, Ca2+ trong máu giảm tim đập chậm và yếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét