Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

CHƯƠNG VI: HỆ THẦN KINH VÀ SỰ PHỐI HỢP CÁC CHỨC NĂNG

CHƯƠNG VI: HỆ THẦN KINH VÀ SỰ PHỐI
HỢP CÁC CHỨC NĂNG

I. Sự tiến hoá của hệ thần kinh: Hệ TK lưới hạch ống.
1. Hệ TK lưới:
- Là hệ TK đơn giản nhất, trong đó các nơron được nối với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên cấu trúc mạng lưới.
- Có ở thuỷ tức( ngành Ruột Khoang)
- Khi cơ thể bị kích thích  xung động TK lan truyền khắp cơ thể  co các TB biểu mô ở thành cơ thể.
2. TK hạch:
- Thân các nơron tập trung lại tạo hạch TK  rút ngắn khoảng cách giữa các nơron.
- Đây là cơ sở cho 2 xu hướng tiến hoá của hệ TK
- Sự hình thành các trung khu TK:
+ Sự tập trung các hạch TK hệ TK trung ương, liên lạc với các cơ quan cảm giác và phần còn lại của hệ thần kinh thông qua hệ TK ngoại biện ( các bó sợi TK)
+ Sự hình thành não bộ: Số lượng các hạch TK tăng lên và tập trung lại hình thành não bộ.
3. Hệ TK ống ( ĐVCXS):
- Ống TK được hình thành từ lá phôi ngoài.
- Lá phôi ngoài gấp nếp máng TK ống TK chạy dọc theo lưng cơ thể.
- Trong quá trình phát triển, các sợi TK mọc ra từ ống TK và thân nơron ở mào TK ( mào TK ở 2 bên ống TK).
- Đầu trước của ống TK hình thành não bộ và các dây TK sọ, phần còn lại hình thành tuỷ sống và dây TK tuỷ.

II. Phân loại nơron:
- Nơron là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ TK. Đó là những TB có cấu tạo đặc trưng, thích ứng với chức năng tiếp nhận, xử lí, và dẫn truyền xung động TK.
- Tuỳ vào vị trí, chức năng, TB tK có cấu tạo và hình dạng khác nhau.
- Dựa vào hình thái, cấu tạo, nơron được chia làm 4 nhóm:
+ Nơron đơn cực: có 1 sợi trục duy nhất.
+ Nơron lưỡng cực: có 1 sợi trục và 1 sợi nhánh.
+ Nơron đơn cực giả.
+ Nơron đa cực.
- Dựa vào chức năng: có Nơron vận động và nơron li tâm.

III. Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi trục không có bao myelin:
- Khi có điện thế động, tại điểm hưng phấn (A) có mặt ngoài màng mang điện âm, trong màng mang điện dương
- Phần kề liền vẫn ở trạng thái nghĩ, tại điểm yên tĨnh (B) có mặt ngoài màng mang điện dương, trong màng mang điện âm.
- Sự chênh lệch điện thế giữa điểm hưng phấn và điểm yên tĩnh làm phát sinh dòng điện cục bộ, làm phát sinh điện thế động ở điểm (B).
- Điện thế động ở điểm (B) sẽ là tác nhân kích thích gây ra điện thế động cho điểm (C) kế tiếp. Cứ thế hưng phấn được lan truyền trong sợi trục.
-Vùng nào hưng phấn vừa đi qua sẽ ở giai đoạn trơ.

IV. Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi trục có bao myelin:
- Myelin là chất cách điện. Chỉ có eo rangvier, màng sợi trục mới lộ ra. Do đó sự dẫn truyền hưng phấn vẫn xảy ra theo phương thức trên nhưng nhảy vọt từ eo Rangvier này sang eo Rangvier khác.
- Khoảng cách giữa các eo càng lớn , vận tốc dẫn truyền càng nhanh.
- Do tính chất nhảy vọt tốc độ dẫn truyền nhanh hơn (khoảng 50 lần) và tiết kiệm năng lượng.
Sợi trục có thể dẫn truyền theo 2 hướng. Nhưng trong cơ thể sống, xung TK chỉ dẫn truyền 1 chiều từ cúc tận cùng của nơron này sang nơron kia, chiều ngược lại khi đến thân nơron sẽ bị dừng lại.

V. Sự dẫn truyền hưng phấn qua synap:
1. Synap điện :
- Màng của TB trước và sau synap gần như dính liền nhau, nối với nhau bằng các kênh protein gọi là connecxon, dẫn truyền ion trực tiếp từ TB này sang TB khác. Chúng còn có thể cho phép AMP vòng, sucrose và các peptid nhỏ đi qua. Do đó, synap điện vừa là kênh dẫn truyền hưng phấn vừa cần cho sự chuyển hoá.
- Synap điện dẫn truyền xung rất nhanh và có thể dẫn truyền cả 2 chiều.
- Loại synap này có nhịều trong cơ trơn và cơ tim.
2. Synap hoá:
- Quá trình dẫn truyền qua synap hoá gồm có 4 giai đoạn:
+ Tổng hợp và dự trữ chất môi giới.
+ Phóng thích chất môi giới vào khe synap
+ Phản ứng giữa chất môi giới với thụ thể của màng sau synap.
+ Chấm dứt dẫn truyền qua synap
- Khi điện thế động truyền tới đầu tận cùng của nơron tiền synap, nó khử cực màng tế bào , làm mở kênh Ca2+ cho phép Ca2+ di chuyển vào trong đầu tận cùng.
- Ca2+ làm phóng thích chất môi giới chứa trong các túi synap bằng hiện tượng xuất bào.
- Vượt qua khe synap, các chất môi giới kết hợp với các thụ thể của màng sau synap làm mở các kênh ion liên kết với thụ thể, cho phép các ion chuyên biệt qua màng. Dòng ion này có thể có tác động kích thích hoặc kìm hãm đối với màng sau synap.

+ Tác động kích thích:
Mở các kênh Na+ cho phép Na+ vào trong TB , gây khử cực rồi đảo cực tạo điện thế động.
+Tác động kìm hãm:
Cho phép K+ ra ngoài hoặc chuyển vào trong TB khiến cho điện thế trong màng trở nên âm hơn (ưu phân cực) không tạo được điện thế động
- Chấm dứt truyền qua synap:
+ Chất môi giới được hấp thụ trở lại vào trong đầu tận cùng của nơron tiền synap.
+ Hoặc chất môi giới bị enzim tương ứng phân giải. Các chất chuyển hoá này được hấp thu vào đầu tận cùng của nơron tiền synap, sau đó chúng được tổng hợp trở ;lại thành chất môi giới, đóng gói và dự trữ trong các túi synap.
- Vì các chất môi giới chỉ có ở đầu tận cùng của nơron tiền synap nên sự dẫn truyền hưng phấn qua synap hoá chỉ theo 1 chiều.

VI. Phân biệt 2 loại phản xạ:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Bẩm sinh. Tập nhiễm.
Có tính chủng loại. Có tính cá nhân.
Di truyền. Không di truyền.
Bền vững, rất khó thay thế. Tạm thời, dễ mất đi nếu không được củng cố thường xuyên.
Tác nhân kích thích xác định trong mỗi phản xạ xác định. Tác nhân kích thích bất kì, tuỳ thuộc vào sự củng co.
Trung khu TK dưới vỏ não. Trung khu TK là vỏ não.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét