Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2009

Thi Thử đại học 2009

Câu 1. Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hóa của các hợp chất ....(P: phôtpho, N: nitơ, C: cacbon) dẫn tới sự tương tác giữa các đại phân tử...(H: hữu cơ và vô cơ, P: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng... (S: sinh sản và trao đổi chất, T: tự nhân đôi, tự đổi mới).

Câu trả lời đúng là:

A. C, P, T B. N, P, S C. P, H, T D. N, P , T E. C, P, S.

Câu 2. Dấu hiệu độc đáo nhất của sự sống là:

A. Sinh sản dựa trên cơ chế tự nhân đôi của ADN.

B. Trao đổi theo phương thức đồng hóa và dị hóa.

C. Sinh trưởng và phát triển. D. Sinh trưởng và sinh sản.

Câu 3. Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử Trái đất căn cứ vào:

A. Sự chuyển dịch của các đại lục. B. Tuổi của các lớp đất và hóa thạch.

C. Những biến đổi về địa chất, khí hậu và hóa thạch điển hình.

D. Các hóa thạch điển hình.

Câu 4. Kỉ Cambri, sự sống vẫn tập trung chủ yếu ở đại dương vì:

A. Trên cạn chưa có thực vật quang hợp.

B. Lớp đất đá chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa.

C. Đại dương có lớp nước sâu bảo vệ sinh vật chống lại tác động của tia tử ngoại.

D. Cơ quan hô hấp chưa thích nghi với đời sống cạn.

Câu 5. Cây hạt trần thích nghi với khí hậu khô là do:

A. Xuất hiện hệ gen thích nghi với khí hậu khô. B. Thụ tinh không phụ thuộc và nước.

C. Có lớp vỏ dày, cứng. D. Lá hoàn toàn biến thành gai, để giảm quá trình thoát hơi nước.

Câu 6. Lí do cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh là:

A. Hình thức sinh sản hoàn thiện và ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

B. Khí hậu khô, ánh nắng gắt, ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

C. Mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

D. Thích nghi với khí hậu khô, nắng gắt, hình thức sinh sản hoàn thiện hơn.

Câu 7. Các thú ăn thịt ngày nay (gấu, chồn, cáo,...) được hình thành từ loài thú:

A. Thú ăn sâu bọ. B. Thú ăn thịt cỡ nhỏ. C. Thú ăn tạp. D. Thú ăn thực vật.

Câu 8. Vai trò của phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên:

A. Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng mới. B. Hình thành các nhóm phân loại dưới loài.

C. Hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. Hình thành các loại sinh vật từ một nguồn gốc chung.

Câu 9. Biến dị cá thể theo Đacuyn là:

A. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.

B. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng có thể di truyền được.

C. Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài trong quá trình sinh sản.

D. Những đột biến gen nảy sinh do các tác nhân gây đột biến.

Câu 10. Theo Đacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là:

A. Sự phân hóa khả năng biến dị của các cá thể trong loài.

B. Sự phân hóa khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.

C. Sự phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể.

D. Sự phân hóa khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể.

Câu 11. Theo Đacuyn, nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi là:

A. Biến dị cá thể và quá trình giao phối. B. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.

C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.

Câu 12. Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với quần thể tự phối?

A. Tần số tương đối của các alen không đổi nhưng tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần qua các thế hệ sau.

B. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nên không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau.

C. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhưng không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau.

D. Tần số tương đối của các alen thay đổi tùy từng trường hợp, do đó không thể có kết luận chính xác về tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau.

E. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhưng tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng dần ở thế hệ sau.

Câu 13. Vai trò chủ yếu của chọn lọc quần thể là:

A. Làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể.

B. Làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể.

C. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể.

D. Làm tăng số lượng loài trong các quần xã.

Câu 14. Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

B. Quy định nhịp điệu và chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.

D. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 15. Dấu hiệu chủ yếu nhất của quá trình tiến hoá sinh học là:

A. Phân hoá ngày càng đa dạng. B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.

C. Thích nghi ngày càng hợp lí. D. Các loài sinh vật có nguồn gốc chung.

Câu 16. Vì sao loài người không biến đổi thành một loài khác?

A. Cơ thể có cấu trúc hoàn chỉnh nhất trong giới động vật.

B. Con người có khả năng lao động cải tạo hoàn cảnh nên có thể thích nghi với mọi điều kiện địa lí sinh thái trên trái đất.

C. Do khoa học công nghệ phát triển nên mọi loài sinh vật không còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

D. Do môi trường đã ổn định.

Câu 17. Vì sao trong lịch sử những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước?

A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi.

B. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh trong quần thể, chọn lọc tự nhiên không ngừng hoạt động.

C. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh xác định.

D. Khi hoàn cảnh thay đổi, những đặc điểm thích nghi đã đạt được có thể mất giá trị.

Câu 18. Trường hợp nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới quá trình chọn lọc tự nhiên?

A. Số cá thể sinh ra nhiều hơn số cá thể sống sót.

B. Các cá thể sinh ra cùng một lứa mang những biến dị khác nhau.

C. Một số cá thể có nhiều cơ may được sống sót hơn những cá thể khác.

D. Các đặc tính thu được trong đời cá thể sẽ được di truyền cho thế hệ sau.

E. Một số cá thể có khả năng sinh sản nhiều hơn những cá thể khác.

Câu 19. Nguyên nhân làm cho sinh giới phát triển nhanh chóng:

A. Sự thay đổi của điều kiện địa chất. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Các mối quan hệ sinh thái. D. Phân li tính trạng.

Câu 20. Dấu hiệu nổi bật của sự tiến hoá ở cấp độ cá thể là:

A. Hoàn thiện cơ chế thích nghi. B. Giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường.

C. Tận dụng có hiệu suất ngày càng cao các điều kiện của môi trường. D. A, B

Câu 21. Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hóa sinh học là:

A. Xuất hiện các hạt côaxecva.

B. Xuất hiện các hệ tương tác đại phân tử giữa prôtêin-axit nuclêic.

C. Xuất hiện các sinh vật đơn giản đầu tiên.

D. Xuất hiện các quy luật chọn lọc tự nhiên

Câu 22. Phát biểu nào là đúng về giới động, thực vật ở đại Nguyên sinh:

A. Cơ thể đơn bào chiếm ưu thế cả ở giới Động vật và thực vật.

B. Cơ thể đa bào chiếm ưu thế cả ở giới Động vật và thực vật.

C. Cơ thể đơn bào chiếm ưu thế cả ở giới Động vật, cơ thể đa bào chiếm ưu thế cả ở giới Thực vật.

D. Cơ thể đa bào chiếm ưu thế ở giới động vật, cơ thể đơn bào chiếm ưu thế ở giới thực vật.

Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây không phải của kỉ Pecmơ:

A. Bò sát răng thú xuất hiện, có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.

B. Cây hạt trần đầu tiên xuất hiện, thụ tinh không lệ thuộc nước nên thích nghi với khí hậu khô.

C. Các rừng quyết khổng lồ phát triển, phủ kín cả đầm lầy.

D. Bò sát phát triển nhanh, một số ăn thịt, một số ăn cỏ.

E. Các lục địa tiếp tục nâng cao, khí hậu khô và lạnh hơn.

Câu 24.Theo Đacuyn nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là:

A. Những biến đổi đồng loạt của sinh vật trước sự thay đổi của điều kiện sống.

B. Các biến dị phát triển trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định.

C. Những biển đổi trên cơ thể sinh vật do tập quán hoạt động.

D. Các biến dị di truyền và không di truyền..

Câu 25. Về mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng:

A. Các loài không có quan hệ họ hàng về mặt nguồn gốc.

B. Các loài đều được sinh ra cùng một lúc và không hề bị biến đổi.

C. Các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc riêng rẽ.

D. Các loài là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.

E. Các loài là kết quả của quá trình tiến hóa từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.

Câu 26 Các nhà di truyền học ở đầu thế kỉ 20 quan niệm rằng, tính di truyền độc lập với ngoại cảnh vì thấy:

A. Tất cả các biến đổi của cơ thể sinh vật dưới tác động trực tiếp của ngoại cảnh đều không duy trì được.

B. Tính ổn định của bộ NST.

C. Sự biến đổi của cơ thể dưới tác động của ngoại cảnh không dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. Giữa sinh vật và ngoại cảnh có mối quan hệ chặt chẽ.

Câu 27. Thuyết tiến hóa hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ:

A. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

B. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.

C. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới.

D. A, B, C.

Câu 28. Ở các loài giao phối, tổ chức loài có tính chất tự nhiên và toàn vẹn hơn ở những loài sinh sản đơn tính hay sinh sản vô tính vì:

A. Số lượng cá thể ở các loài giao phối thường rất lớn.

B. Số lượng các kiểu gen ở các loài giao phối rất lớn.

C. Các loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản.

D. Các loài giao phối dễ phát sinh biến dị hơn.

Câu 29. Do đâu mà nói quá trình chọn lọc tự nhiên là tất yếu?

A. Đã phát hiện các hoá thạch. B.,Chi trước của lưỡng cư, bò sát, chim, thú có cấu trúc tương đồng.

C.Số cá thể sinh ra là nhiều hơn số cá thể sống được. D.Sự diệt vong làm suy giảm nguồn biến dị.

Câu 30. Dạng vượn người hoá thạch cuối cùng là gì?

A. Parapitec. B. Đriopitec. C. Oxtralopitec. D. Pitecantrop.

Câu 31. Quá trình làm cơ sở cho sự di truyền và sinh sản là:

A. Phiên mã di truyền ở cấp độ phân tử. B. Tự sao của ADN.

C. Tổng hợp prôtêin. D. . Đột biến và giao phối.

Câu 32. Chu trình tuần hoàn vật chất được duy trì bởi:

A. Mối tương quan nội bộ sinh giới giữa nhóm sinh vật tự dưỡng với nhóm sinh vật dị dưỡng.

B. Quá trình biến hoá năng lượng.

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình đột biến và giao phối.

Câu 33. bộ ba nào có thể bị đột biến thành bô ba vô nghĩa băng cách chỉ thay thế một Bzazơ ni tơ?

a. XGG B. XTT C. XGT. D . XXG

Câu : 34. bộ ba đối mã nào trên tARN thuộc nhóm bổ sung với bộ ba mã sao : 5’ GUA 3’?

a. 5’ XAU 3’ b. 5’ UAX 3’ c. 5’ AUG 3’ d. 3’ GAUG 5’

Câu 35. một locut có 5 alen A1, A2, A3,A4, A5. có bao nhiêu kiểu gen khác nhau có thể tồn tại trong quần thể giao phối nếu thứ bậc trội của các alen này là : A1> A2> A3>A4> A5.

a. 5 b. 10 c. 15 d. 20

Câu 36. ở thỏ gen b quy định lông đen, gen A át chế B nên kiểu gen A-B- có kiểu hình lông trắng , kiểu gen đồng hợp lăn có màu lông xám . cho lai cặp P chưa biết kiểu gen được F1 : 4 lông trăng : 3 lông đen : 1 lông xám . kiểu gen của P là :

a. Aabb x aaBb b. AaBb x Aabb c. AaBb x AaBb d. AaBbx aaBb

Câu 37. loài có 2n = 24. một hợp tử nguyên phân liên tiếp 3 đợt tạo các tế bào con với tổng số là 184 NST . thể ĐB thuộc dạng :

a.thể da bội b. thể khuyết nhiễm c. thể 3 nhiễm d. thể 1 nhiễm.

Câu 38.Ruồi giấm có khoảng 5000 gen, tỷ lệ giao tử mang đột biến trung bình trong quần thể được ước tính vào khoảng:

A.25% B.1% C.50% D.10%

Câu 39.Theo định luật Menđen với kiểu gen có n cặp gen dị hợp thì sẽ cho ......(2n;) loại giao tử; sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử sẽ cho..........(4n; ) loại tổ hợp giao tử, tương ứng với..........(3n; ) loại kiểy gen và.........(2n; ) loại kiểu hình trong trường hợp trội hoàn toàn

A.2n; 4n; ; B.2n; 4n; 3n;2n C.; ; ; D. ; ;

Câu 40.Ý nghĩa của tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là:

A.Đảm bảo trạng thái can bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể

B.Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi đièu kiện sống thay đổi

C.Giúp giải thích sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi

D .Giải thích vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá

Câu 41Trên quan điểm di truyền học, cơ thể thích nghi trước hết phải

A.Mang kiểu gen tập hợp được nhiều đột biến trung tính

B.Cách ly các cá thể trong quần thể gốc

C.Có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường để đảm bảo sự sống sót của cá thể

D.Trở thành một đối tượng chọn lọc

Câu 42 Vai trò của thường biến trong quá trình tiến hoá thể hiện ở

A.Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm hơn

B.Chọn lọc tự nhiên (CLTN_) khi tác động trên kiểu hình cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hậu quả là chọn lọc kiểu gen

C.Các quần thể có vốn gen thích nghi hơn thay thế những quần thể kém thích nghi hơn

D.Làm cho loài phân bố thành những quần thể cách ly nhau bởi những khoảng thiếu điều kiện thuận lợi

Câu 43. Nhận xét nào dưới đây là không hợp lý

A.Trong thiên nhiên loài phân bố thành những quần thể cách ly nhau bởi những khoảng thiếu điều kiện thuận lợi

B.Sự cạnh tranh không những xảy ra giữa những nhóm cá thể thuộc các tổ, các dòng trong một quần thể mà còn xảy ra đối với cá thể cùng loài

C..Chọn lọc quần thể xảy ra sau khi quá trình chọn lọc cá thể được chọn lọc xong

D..Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi

Câu 44.Loài nào dưới đây là một ví dụ hay để chứng minh quần thể là một đối tượng chọn lọc

A.Ruồi giấm B.Đậu hà lan C.Cọp phẩy, Sư tử D ..Ong mật

Câu 45. Chọn lọc quần thể sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây

A.Làm hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về các mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản

B.Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những quần thể thích nghi nhất, nhưng không quy định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên

C.Các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi

D.Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá

Câu 46 Mô tả nào dưới đây là không đúng về vai trò của sự cách ly trong quá trình tiến hoá:

A Sự cách li ngăn ngừa sự giao phối tự do, do đó làm củng cố và tăng cướngự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc

B Có 4 hình thức cách li là: cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền

C Cách li sinh sản là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau

D Cách li địa lý và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện của loài mới

Câu 47 Sự phân li tính trạng trong tiến hoá được thúc đẩy bởi quá trình:

A Tích luỹ các đột biến B Sự chọn lọc tự nhiên diễn ra theo những khuynh hướng khác nhau

C Các cơ chế cách ly D Sự hình thành các đặc điểm thích nghi

Câu 48 . Biết gen D qui định kiểu hình đuôi ngắn cong, gen d qui định đuôi thẳng. Các gen đều nằm trên NST giới tính X và di truyền theo hiện tượng tính trội hoàn toàn. Một cặp chuột P đều là thể 2n, chuột cái có kiểu hình đuôi ngắn cong. Cặp P này sinh được các chuột con và trong số đó có 1 chuột đực F1 là thể 3 nhiễm mang kiểu hình đuôi thẳng. Biết rằng số NST trong tinh trùng của chuột bố nhiều hơn bình thường1 NST. Kiểu di truyền của chuột đực F1 nói trên và của chuột đực P là:

a. Đực F1 là XdXdY, đực P là XdY.

b. Đực F1 là XdXdY, đực P là XDY.

c. Đực F1 là XDXdY, đực P là XdY.

d. Đực F1 là XDXdY, đực P là XDY

Câu 49 . Biết F1 chứa 1 cặp gen dị hợp trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen đều chứa 150 vòng xoắn. Gen trội có 20% Adenin và gen lặn có tỉ lệ 4 loại nuclêôtit giống nhau. Khi F1 tự thụ phấn thấy ở F2 xuất hiện loại hợp tử chứa 1950 Adenin. Kết luận nào sau đây đúng?

a. Cả 2 bên (đực và cái) F1 đều giảm phân bình thường.

b. Cả 2 bên F1 đều bị đột biến dị bội trong giảm phân.

c. Một trong 2 bên F1 bị đột biến dị bội trong giảm phân.

d. Một trong 2 bên F1 bị đột biến gen trong giảm phân.

Câu 50 . Cặp NST 1 có 2 cặp gen AB/ab liên kết không hoàn toàn, cặp NST 2 có 2 cặp gen CD/cd liên kết hoàn toàn, trên NST X có 3 gen alen là E1, E, e không có alen trên Y. Có thể có bao nhiêu phép lai giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể này?

A. 48 B. 36 C. 24 D. 72

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Năm 2010 vẫn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ

Năm 2010 vẫn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ

(NLĐO)- Tại cuộc họp báo chiều 25-6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Năm 2010, Bộ Giáo dục Đào tạo chủ trương sẽ vẫn tổ chức riêng 2 kỳ thi: thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Trước đó, Bộ Giáo dục Đào tạo đã từng công bố dự định tiến tới một kỳ thi Quốc gia sau THPT vào năm 2010 để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 lần đầu tiên áp dụng 2 phương thức mới là “chấm chéo” và “thi theo cụm” được xem là một bước chuẩn bị quan trọng để có kết quả thi khách quan, trung thực, chính xác hơn, thể hiện quyết tâm thực hiện lộ trình đổi mới công tác thi và tuyển sinh của ngành.

Giải thích về quyết định mới này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Kết quả thi tốt nghiệp năm 2009 là một điều kiện quan trọng nhưng không phải là căn cứ duy nhất để có thể thực hiện một kỳ thi quốc gia sau THPT. Chủ trương này liên quan tới hàng triệu học sinh và gia đình nên cần có sự chuẩn bị kỹ càng của Bộ Giáo dục Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng và các địa phương cũng như sự đồng thuận của toàn xã hội.

Bên cạnh đó, sắp tới toàn ngành cần nỗ lực khẩn trương tập trung triển khai Kết luận 242 của Bộ Chính trị về công tác giáo dục đào tạo: Đánh giá toàn bộ chương trình, sách giáo khoa phổ thông để có các điều chỉnh cần thiết; Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính giáo dục mới; Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011-2020.

Do vậy, Bộ không thể cùng một lúc tiến hành quá nhiều công việc lớn. Bộ quyết định năm 2010 vẫn còn 2 kỳ thi với hy vọng vừa đảm bảo tính nghiên túc trong thi cử vừa không gây xáo trộn nhiều.

Theo TTXVN, Bộ Giáo dục Đào tạo cũng cho biết: Đến nay công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng năm 2009 diễn ra ngày 4, 5-7; 9, 10-7 và 15,16-7 đã cơ bản hoàn tất.

Cả nước có 2.125.975 hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), giảm 3% so với năm 2008, trong đó số ĐKDT vào đại học là: 1.565.286 hồ sơ, chiếm 73,5%; còn lại: 560.689 hồ sơ ĐKDT cao đẳng, chiếm 26,5%. Số thí sinh dự thi khối A đông nhất: trên 811 nghìn em, chiếm 52%; tiếp đến là khối B: 20%, khối D: 15%, khối C: 8%, các khối khác: 5%.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

NHận định đề Môn Sinh 2009

NHận định đề Môn Sinh 2009

TRẦN NGỌC DANH
(giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

Gần đây tôi nhận được nhiều câu hỏi từ các em học sinh về việc nội dung kiến thức không thống nhất giữa SGK và các tài liệu ôn tập. Ví dụ: Đột biến hồng cầu liềm là do thay cặp T-A bằng A-T (SGK nâng cao 12 trang 110) hay thay cặp A -T bằng G-X (sách Bài tập cơ bản 12 trang 9)? Bệnh ung thư máu (bạch cầu ác tính) là do mất đoạn Nhiễm sắc thể 21 (SGK12 nâng cao trang 31) hay nhiễm sắc thể 22 (SGK cơ bản 12 trang 24)? và những câu hỏi tương tự. Câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp trên là: Đề thi sẽ không ra vào những nội dung kiến thức còn đang tranh luận về mặt khoa học do đó tất cả những trường hợp tương tự các em học sinh không cần phải quan tâm.

Qua đề thi tốt nghiệp THPT 2009 đã xác định: đề thi bám sát cấu trúc đề mà Bộ GD-ĐT đã ban hành, phần lựa chọn giữa chương trình chuẩn và nâng cao cũng đã khai thác những nội dung trong phần riêng giữa 2 bộ SGK. Phần chung chỉ khai thác các kiến thức cơ bản và giao thoa giữa 2 bộ sách để học sinh học chương trình nào cũng có thể làm được bài tốt nếu hiểu câu hỏi và vận dụng được kiến thức đã học.Tuy nhiên điều này cũng không cho phép chủ quan với đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ sắp tới vì mục đích và tính chất của 2 kỳ thi là khác nhau.

Có thể dự đoán:

Phần riêng giữa 2 bộ SGK sẽ được khai thác sâu hơn, chương trình nâng cao có thể sẽ có thêm những bài tập riêng.

Phần chung có 40 câu hỏi và dĩ nhiên độ khó cũng được nâng lên tương ứng. Các chương I, II, III di truyền đều có thể cho những bài tập có suy luận để kiểm tra kiến thức và khả năng sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên sẽ không có nhiều bài tập quá khó.

Điều quan trọng nhất trong thời điểm này là nắm chắc, học kỹ nội dung bộ SGK mình đang học và nhớ rằng chỉ được làm một trong hai phần lựa chọn trong đề thi.

Về nội dung ôn tập, cần chú ý:

* Học cẩn thận tất cả những nội dung kiến thức mới bổ sung vào chương trình SGK mới hoặc có thay đổi so với SGK cải cách kể cả các ví dụ như:

- Chương I Di truyền: cấu trúc của gen, cơ chế hoạt động và điều hòa hoạt động của gen, phân loại và cơ chế đột biến gen, cấu trúc siêu vi của NST.

-Chương II Di truyền: Nội dung các phát biểu quy luật phân li, phân li độc lập của Menđen, khái niệm mức phản ứng của kiểu gen và thường biến.

- Chương III Di truyền: Cân bằng Hacđy-Vanbéc ở quần thể ngẫu phối, có mở rộng ở gen có 3 alen có dạng (p+q+r)2. Quần thể tự phối có thể mở rộng các kiểu gen bất thụ, gây chết hoặc nhập cư, xuất cư, đột biến.

- Chương IV Di truyền: Cơ chế ưu thế lai, giả thuyết siêu trội, các phương pháp tạo giống mới, các bước trong kỹ thuật chuyển gen, khái niệm sinh vật biến đổi gen.

- Chương V Di truyền: Khái niệm bệnh di truyền phân tử, bệnh do đột biến NST và bệnh ung thư, khái niệm gánh nặng di truyền và bảo vệ vốn gen của loài người.

- Chương I Tiến hóa: (C1, và 2 SGK NC) Bằng chứng tiến hóa, khái niệm và vai trò các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại. Lưu ý các cơ chế cách ly sinh sản và ngẫu phối không phải là nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng trong tiến hóa. Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài và hình thành đặc điểm thích nghi.

- Chương II Tiến hóa: (C3 SGK NC) Các chi tiết trong bảng tóm tắt các đại địa chất.

- Chương I Sinh thái: (C1, và 2 SGK NC) Khái niệm môi trường, ổ sinh thái, các đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Chương II Sinh thái: (C3 SGK NC): Các mối quan hệ sinh thái, các kiểu diễn thế sinh thái

- Chương III Sinh thái: (C4 SGK NC): Khái niệm, đặc điểm và các kiểu hệ sinh thái trên trái đất.

* Do các câu hỏi được rút ra từ ngân hàng đề nên câu hỏi đã ra trong kỳ thi trước vẫn lập lại trong kỳ thi sau.

Ví dụ:

Câu 6 Mã đề 546 Đại học và Câu 41 Mã đề 571 Cao đẳng 2007

Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,04 AA: 0,64 Aa: 0,32 aa.
B. 0,64 AA: 0,04 Aa: 0,32 aa.
C. 0,32 AA: 0,64 Aa: 0,04 aa.
D. 0,64 AA: 0,32Aa: 0,04 aa.

Câu 29 Mã đề 980 Đại học 2008

Theo Kimura, sự tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến:

A. có hại.
B. trung tính.
C. nhiễm sắc thể.
D. có lợi.

và Câu 45 Mã đề 159 TNPT 2009

Theo Kimura, sự tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các:

A. biến dị có lợi
B. đặc điểm thích nghi
C. đặc điểm có lợi
D. đột biến trung tính

* Một vài câu hỏi trong đề có mục đích phân hóa, phát hiện học sinh giỏi cần được đọc cẩn thận và sáng tạo trong cách giải.

Ví dụ:

Mã đề 980 Đề TSĐH năm 2008

Câu 15: Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45 AA: 0,30Aa: 0,25 aa. Cho biết các cá thể aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết thì tỷ lệ các kiểu gen thu được ở thế hệ F1 là:

A. 0,525AA: 0,150 Aa: 0,325aa.
B. 0,36AA: 0,24 Aa: 0,40aa.
C. 0,42AA: 0,49 Aa: 0,09aa.
D. 0,7AA: 0,2 Aa: 0,1aa.

Trong câu này đề cho điều kiện “các cá thể aa không có khả năng sinh sản” nên trước khi tính tỷ lệ kiểu gen ở F1, học sinh phải biết tính lại thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ, xem như quần thể chỉ có 2 kiểu gen AA chiếm tỷ lệ 0,45/0,45 + 0,30 = 0,6 và kiểu gen Aa chiếm tỷ lệ 0,30/0,45 + 0,30 = 0,4. Do đó khi cho tự thụ, tỷ lệ kiểu gen Aa giảm 1/2 chỉ còn 0,2 nên đáp án đúng là D. 0,7AA: 0,2 Aa: 0,1aa.

TRẦN NGỌC DANH
(giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Những câu văn..."chết người" tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009

Những câu văn..."chết người" tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009
Theo vietnamnet

"Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác..." - Một thí sinh đã hồn nhiên viết về nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài như trên.



Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp. (Ảnh: VNN)



Việc chấm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của giám khảo chúng tôi, đến nay (11/6) đã được già nửa chặng đường...."về đích". Đồng nghiệp của chúng tôi chia sẻ: "Đi chấm văn bây giờ có nhiều cảm xúc từ bài làm của thí sinh lắm...!"



Càng cảm xúc, hồi hộp hơn, vì đây là những bài văn của lứa học sinh đầu tiên, kiểm nghiệm thành quả của chương trình phân ban. Ai cũng muốn xem chất lượng làm bài của học sinh phân ban đầu tiên này có gì khác biệt, nổi trội hơn so với các thế hệ học trò cải cách đã qua không?!



Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi chúng tôi đã thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém.



Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm...



1 - Sai lạc đến chết người



- Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.



- Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu chuyển sang Hạ Du - một người cách mạng trong quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).



- Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.



- Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất... Tây Nguyên.



2 - Các câu văn ngây ngô... không nhịn được cười:



- Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!



- Người xưa từng nói: "ăn gì bổ nấy". Việc đọc sách cũng vậy.



- Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được.



- Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa trá.



- Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra.



- Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt quần và trói Mỵ vào cái cột.



- Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật.



- Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị đụ dỗ chồng bà ta.



- Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy... Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm.



3 - Những câu văn so sánh thuộc hàng... siêu so sánh



- Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.



- Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.



- Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.



- Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi.



- Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một...Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.



4 - Những dẫn chứng ví dụ... độc chiêu



- "Quê hương tôi có con sông xanh biếc.

Nước chảy mãi hai bên bờ."



Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: "Nước chảy mãi hai bên bờ".



- "Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:



Giang hồ hiểm ác anh không sợ

Chỉ sợ đường về vắng bóng em



Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn".



Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!



5 - Râu ông nọ cắm cằm bà kia



- Đang giới thiệu về Tô Hoài lại chuyển sang nói về Tố Hữu; chẳng ăn nhập vào đâu: "Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người."



- Đề bài yêu cầu làm về Vợ chồng A Phủ, thì một thí sinh lại say sưa phân tích về các nhân vật trong Vợ Nhặt của Kim Lân đến 3 trang. Giám khảo chào thua.



Xin dẫn một đoạn: "Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...."

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2009

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CỦA BÁO TUỔI TRẺ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CỦA BÁO TUỔI TRẺ

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I thường là nguyên nhân dẫn đến kết quả

A. đột biến thể lệch bội B. đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể

C. đột biến lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể D. hoán vị gen.

Câu 2: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là

A. 1AAAA: 4AAAa: 6AAaa: 4Aaaa: 1aaaa. B. 8AAAa: 18AAaa: 1AAAA: 8Aaaa: 1aaaa.

C. 1AAAA: 8AAAa: 8AAaa: 18Aaaa: 1aaaa D. 1AAAA: 18AAAa: 8AAaa: 8Aaaa: 1aaaa

Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, theo mô hình opêon Lac, gen điều hòa (gegular:R) có vai trò

A. tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza để xúc tác quá trình phiên mã. B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.

C. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ARN pôlimeraza. D. kiểm soát và vận hành hoạt động của opêron.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói về gen là không đúng?

A. Ở sinh vật nhân thực, gen có cấu trúc mạch xoắn kép cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit.

B. Ở một số chủng virut, gen có cấu trúc mạch đơn.

C. Ở sinh vật nhân sơ, đa số gen có cấu trúc phân mảnh gồm các đoạn không mã hóa (intron) và đoạn mã hóa (exôn) nằm xen kẽ nhau.

D. Mỗi gen mã hóa cho prôtêin điển hình đều gồm ba vùng trình tự nuclêôtit (vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc).

Câu 5: Trong cấu trúc phân tử của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực, sợi cơ bản của nhiễm sắc thể chính là chuỗi nuclêôxôm, một nuclêôxôm gồm:

A. 8 phân tử prôtêin histôn và một đoạn AND gồm 146 cặp nulêôtit.

B. 8 phân tử prôtêin histôn và một đoạn AND gồm 148 cặp nulêôtit.

C. 10 phân tử prôtêin histôn và một đoạn AND gồm 146 cặp nulêôtit.

D. 10 phân tử prôtêin histon và một đoạn AND gồm 148 cặp nulêôtit.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về quá trình dịch mã?

A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.

B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.

C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.

D. Các chuỗi pôlipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.

Câu 7: Cơ chế nào sau đây hình thành nên thể dị đa bội?

A. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng 2n.

B. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi nhưng không phân li trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n.

C. Thụ tinh giữa các giao tử không giảm nhiễm (2n) của cùng một loài. D. Lai xa kết hợp với đa bội hoá.

Câu 8: Hoá chất gây đột biến 5BU (5 – brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến gây thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:

A. A–T . X–5BU . G–5BU . G–X B. A–T . A–5BU . G–5BU . G–X

C. A–T . G–5BU . X–5BU . G–X D. A–T . U–5BU . G–5BU . G–X

Câu 9: Ở một loài thực vật, cho cây F1 thân cao lai với cây thân thấp được F2 phân li theo tỉ lệ 5 cây thân thấp: 3 cây thân cao. Sơ đồ lai của F1 là

A. AaBb x aabb B. AaBb x Aabb C. AaBb x AaBB D. AaBb x AABb

Câu 10: Gen đa hiệu là gen

A. điều khiển sự hoạt động của các gen khác. B. tạo ra nhiều loại mARN

C. có sự tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. D. Tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.

Câu 11: Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Cho F1 lai phân tích, kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có hoán vị gen?

A. 13 : 3 B. 9 : 3 : 3 : 1 C. 4 : 4 : 1 : 1 D. 9 : 6 : 1

Câu 12: Hiện tượng ở lúa mì màu hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng gen trội có mặt trong kiểu gen, khi số lượng gen trội trong kiểu gen càng nhiều thì màu đỏ càng đậm. Hiện tượng này là kết quả của sự

A. tác động cộng gộp của các gen không alen. B. tác động của một gen lên nhiều tính trạng.

C. tương tác át chế giữa các gen lặn không alen. D. tương tác át chế giữa các gen trội không alen.

Câu 13: Bản đồ di truyền (bản đồ gen) là

A. Sơ đồ phân bố các nhiễm sắc thể trong nhân của một loài.

B. Sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của một loài.

C. số lượng các nhiễm sắc thể trong nhân của một loài. D. tình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN của một nhiễm sắc thể.

Câu 14: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì

A. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ.

B. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.

C. làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.

D. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau.

Câu 15: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A–bbC –D– ở đời con là

A. 3/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 27/256

Câu 16: Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì kết quả phân li kiểu

hình ở đời con sẽ là

A. 3 quả tròn : 1 quả dài B. 1 quả tròn : 3 quả dài C. 1 quả tròn : 1 quả dài D. 100% quả tròn.

Câu 17: Giả sử một quần thể cây đậu Hà Lan có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ nhất là 0,3AA : 0,3Aa : 0,4aa. Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ thứ 4, tính theo lí thuyết tỉ lệ của các kiểu gen là

A. 0,5500AA : 0,1500Aa : 0,3000aa. B. 0,2515AA : 0,1250Aa : 0,6235aa.

C. 0,1450AA : 0,3545Aa : 0,5005aa. D. 0,43125AA : 0,0375Aa : 0,53125aa

Câu 18: Giả sử trong điều kiện của định luật Hacđi – Vanbec, quần thể ban đầu có tỉ lệ các kiểu gen là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa, sau một thế hệ ngẫu phối thì quần thể

A. đạt trạng thái cân bằng di truyền. B. phân li thành hai dòng thuần.

C. giữ nguyên tỉ lệ các kiểu gen. D. tăng thêm tính đa hình về kiểu hình.

Câu 19: Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec và tần số các cá thể có kiểu hình lặn, ta có thể tính được

A. tần số alen lặn, nhưng không tính được tần số của alen trội cũng như các loại kiểu gen trong quần thể.

B. tần số của alen lặn, alen trội nhưng không tính được tần số của các loại kiểu gen trong quần thể.

C. tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại kiểu gen trong quần thể.

D. tần số của alen trội, nhưng không tính được tần số của alen lặn cũng như các loại kiểu gen trong quần thể.

Câu 20: Mục đích chính của kĩ thuật di truyền là

A. tạo ra sinh vật biến đổi gen phục vụ lợi ích cho con người hoặc tạo ra các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.

B. gây ra các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể từ đó chọn được những thể đột biến có lợi cho con người.

C. tạo ra các biến dị tổ hợp có giá trị, làm xuất hiện các cá thể có nhiều gen quý.

D. tạo ra các cá thể có các gen mới hoặc nhiễm sắc thể mới chưa có trong tự nhiên.

Câu 21: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các đầu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để

A. nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp. B. tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng.

C. đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

Câu 22: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm

A. tăng tỉ lệ dị hợp B. tăng biến dị tổ hợp C. giảm tỉ lệ đồng hợp D. tạo dòng thuần

Câu 23: Ở người, bệnh di truyền phân tử là do

A. đột biến gen B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể D. biến dị tổ hợp.

Câu 24: Người ta thường nói: bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì

A. nam giới mẫn cảm hơn với loại bệnh này. B. bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định.

C. bệnh do gen đột biến trên nhiễm sắc thể Y quy định. D. bệnh chỉ gặp ở nam giới không gặp ở nữ giới.

Câu 25: Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ

A. nguồn gốc thống nhất của sinh giới. B. mã di truyền có tính thoái hoá

C. mã di truyền có tính đặc hiệu D. thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau.

Câu 26: Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là

A. đấu tranh sinh tồn. B. nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người.

C. sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài. D. sự không đồng nhất của điều kiện môi trường.

Câu 27: Đột biến được coi là một nhân tố tiến hoá cơ bản vì

A. đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật. B. đột biến là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.

C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.

Câu 28: Các quần thể trong loài thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là

A. giao phối không ngẫu nhiên B. các yếu tố ngẫu nhiên C. di – nhập gen D. chọn lọc tự nhiên

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm thích nghi?

A. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.

B. Ngay trong hoàn cảnh ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.

C. Đặc điểm thích nghi của sinh vật là do kiểu gen quy định, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối.

D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra đặc điểm thích nghi của sinh vật nên đặc điểm thích nghi luôn được duy trì qua các thế hệ.

Câu 30: Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là

A. 180 B. 240 C. 90 D. 160


Vào diễn đàn để giải toàn bộ đề trên