Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Hai đại học Y phía Bắc công bố điểm thi và dự kiến điểm chuẩn

Hai đại học Y phía Bắc công bố điểm thi.
Theo dân trí
- Chiều 24/7, trường ĐH Y Hà Nội chính thức công bố điểm thi. Dựa trên mức điểm của từng thí sinh kết hợp cộng các điểm ưu tiên (nếu có), Dân trí đã có cái nhìn sơ qua về điểm chuẩn của trường năm nay.


(Ảnh: Việt Hưng)

Theo đó, mức điểm chuẩn cao nhất có thể là 24.5 dành cho ngành Bác sỹ đa khoa và ngành có điểm chuẩn thấp nhất là ngành Y tế công cộng có khả năng là 17 điểm.

Dưới đây là thống kê của Dân trí về mặt bằng điểm thi cũng như nhận định về điểm chuẩn. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo việc biết chính xác có trúng tuyển hay không thí sinh cần phải chờ trường công bố điểm chuẩn.

1. Ngành Bác sỹ đa khoa: chỉ tiêu 550

Ngành này có 3.802 thí sinh đăng ký. Nếu lấy điểm chuẩn 24.5 thì số lượng thí sinh trúng tuyển là 618 vượt chỉ tiêu 68. Nếu điểm chuẩn của ngành này là 25.0 thì có 513 thí sinh trúng tuyển. Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì không được gọi quá 10% tổng chỉ tiêu tuyển sinh nên có nhiều khả năng trường sẽ lấy điểm chuẩn ngành này là 24,5.

Điểm chuẩn vào trường năm 2008: 27,0

2. Ngành Bác sỹ y học cổ truyển

Ngành này có 270 thí sinh dự thi, điểm cao nhất là 28.0 và thấp nhất là 4.0. Chỉ tiêu ngành này là 50.

Nếu lấy điểm chuẩn là 21 thì trường có 67 thí sinh đạt yêu cầu, và nếu lấy điểm chuẩn là 21.5 thì có 58 thí sinh đạt yêu cầu.

Nếu mức điểm chuẩn của ngành này là 22.0 thì có 55 thí sinh đạt và nếu là 22.5 thì sẽ có tròn 50 thí sinh đạt.

Như vậy nếu nhà trường nới tay thì điểm chuẩn ngành này có thể thấp nhất là 22.0 và cao nhất là 22,5.

Năm 2008 điểm chuẩn là: 25,5

3. Bác sỹ Răng Hàm Mặt

Ngành này có 261 thí sinh đăng ký. Điểm cao nhất là 28.0 và thấp nhất là 4.0. Chỉ tiêu ngành 50.

Nếu lấy điểm chuẩn là 22.5 thì có 62 thí sinh đạt yêu cầu (vượt 12 chỉ tiêu), nếu lấy điểm chuẩn là 23.0 thì có 55 thí sinh. Nếu trường ấn định điểm chuẩn là 23.5 thì có 49 thí sinh đủ điều kiện. Do đó nhiều khả năng trường sẽ ấn định điểm chuẩn ngành này ở mức 23.

Điểm chuẩn năm 2008 là : 28,5

4. Bác sỹ Y học dự phòng

Ngành có 199 thí sinh dự thi. Điểm cao nhất là 26.5 và thấp nhất là 3.0. Ngành này lấy 50 chỉ tiêu.

Nếu trường lấy điểm chuẩn là 20.5 thì số chỉ tiêu trúng tuyển là vừa đủ. Nếu trường hạ xuống 0,5 điểm thì có thêm 6 thí sinh trúng tuyển và nếu hạ xuống 1 điểm thì có 57 thí sinh trúng tuyển. Nếu điểm chuẩn là 19.0 thì có 67 thí sinh trúng tuyển.

Như vậy nhiều khả năng ngành này sẽ có điểm chuẩn là 20.

Điểm chuẩn năm 2008 là : 24,5

5. Ngành Điều dưỡng

Ngành này có 898 thí sinh dự thi, điểm cao nhất là 27.0 và thấp nhất là 4.0. Chỉ tiêu của ngành là 100.

Nếu trường lấy điểm chuẩn là 21.0 thì vừa tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu trường lấy xuống 20.5 thì sẽ thừa 10 chỉ tiêu và nếu hạ xuống 20.0 thì sẽ thừa 38 chỉ tiêu. Chính vì vậy nhiều khả năng điểm chuẩn của ngành này sẽ ở mức 20,5.

Điểm chuẩn năm 2008 là : 24,0

6. Ngành kỹ thuật Y học

Ngành nay có 816 thí sinh dự thi. Điểm cao nhất là 27.5 và thấp nhất là 4.0. Chỉ tiêu ngành là 50.

Nếu trường lấy điểm chuẩn ngành này là 24.0 thì có 52 thí sinh trúng tuyển và nếu lấy 24.5 thì chỉ có 36 thí sinh đạt yêu cầu.

Nếu trường hạ xuống 23.5 điểm thì sẽ có 64 thí sinh đạt (vượt 14 chỉ tiêu). Do đó rất có thể điểm chuẩn ngành này sẽ ấn định ở mức 24.

Điểm chuẩn năm 2008 là : 23,0.

7. Ngành Y tế công cộng

Ngành này có 130 thí sinh dự thi, điểm cao nhất là 28.0 và thấp nhất là 4.5. Chỉ tiêu ngành là 50.

Nếu trường lấy điểm chuẩn là 18.0 thì có 49 thí sinh đạt yêu cầu. Nếu giảm thêm 0,5 điểm thì có 55 thí sinh đạt và nếu giảm 1 điểm thì có 58 thí sinh đạt. Do chỉ tiêu tuyển quá dành cho ngành Bác sỹ đa khoa khá nhiều nên điểm chuẩn ngành này nhiều khả năng là 17,5.

Điểm chuẩn ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cao nhất sẽ là 20

Chiều nay (24/7), trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã chính thức công bố điểm thi vào trường. Theo đó, thủ khoa của trường là thí sinh Hà Thị Hồng Hạnh (SBD 1761) đạt 26.0 điểm. Nhìn chung mặt bằng điểm thi không thấp hơn so với năm 2008.

Theo thống kê tổng điểm 3 môn thi và điểm ưu tiên (nếu có) cho thấy, toàn trường có 6.406 thí sinh dự thi, số thí sinh đạt điểm tổng 3 môn và điểm ưu tiên từ 15.0 trở lên là 1.670.
Số thí sinh đạt từ 18.0 điểm trở lên là 779 thí sinh, từ 18.5 trở lên là 666 thí sinh. Nếu trường lấy điểm chuẩn theo khối thì mức điểm chuẩn sẽ phải là 19.0. Tuy nhiên năm nay trường ĐH kỹ thuật Y tế Hải dương lấy điểm chuẩn theo từng chuyên ngành. Chúng ta sẽ cũng phân tích mức điểm chuẩn vào từng chuyên ngành.

1. Chuyên ngành kỹ thuật xét nghiệm (mã ngành 311)

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi vào chuyên ngành này là 1.125. Chỉ tiêu dự kiến là 130.

Nếu điểm chuẩn ngành này là 20.0 thì trường sẽ có 134 thí sinh đạt yêu cầu và nếu lấy 20.5 thì trường có 113 thí sinh đạt. Như vậy chắc chắn điểm chuẩn sẽ ở mức 20.0

2. Chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học (mã ngành 312)

Chuyên ngành này có 871 thí sinh dự thi. Điểm cao nhất là 25.5 và thấp nhất là 3.5. Chỉ tiêu ngành này dự kiến là 110.

Nếu ngành này lấy điểm chuẩn là 19.0 thì có 137 thí sinh trúng tuyển (dư 27 chỉ tiêu), nếu lấy điểm chuẩn là 19.5 thì sẽ có 115 thí sinh đạt (dư 5 chỉ tiêu). Tuy nhiên nếu lấy điểm chuẩn là 20.0 thì có 91 thí sinh. Chính vậy nhiều khả năng điểm chuẩn của chuyên ngành này sẽ ấn định là 19.5.

3. Chuyên ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu (mã ngành 313)

Chuyên ngành này có 423 thí sinh dự thi, mức điểm cao nhất là 24.0 và thấp nhất 5.5. Chỉ tiêu dự kiến là 110.

Nếu lấy điểm chuẩn là 16.0 thì trường có 130 thí sinh đạt yêu cầu, nếu lấy 16.5 thì có 115 thí sinh trúng tuyển.

Nếu trường nâng mức điểm chuẩn lên 17.0 thì chỉ có 97 thí sinh trúng tuyển. Chính vì vậy nhiều khả năng trường sẽ lấy điểm chuẩn chuyên ngành này là 16.5.

4. Chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa (mã ngành 321)

Chuyên ngành này có 1.489 thí sinh dự thi. Điểm cao nhất là 26.5 và thấp nhất là 2.5. Chỉ tiêu của ngành này là 100.

Nếu ngành này lấy điểm 19.0 thì có 127 thí sinh đủ điều kiện, cao hơn nữa điểm ở mức 19.5 thì có 112 thí sinh đạt yêu cầu. Nếu lấy điểm chuẩn là 20.0 thì trường sẽ có 93 thí sinh đạt.

Như vậy nhiều khả năng điểm chuẩn chuyên ngành này sẽ ấn định ở mức 19.5 điểm.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Thi cử năm 2009 - 2010 : Thí sinh được chọn một môn thi

2011 sẽ tiếp tục đổi mới thi và tuyển sinh đại học

- Dự kiến, sau khi tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009, ngành giáo dục đào tạo chủ trương sẽ chỉ tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia theo Đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào trường ĐH, CĐ, trung cấp. Đến năm 2011, sẽ tổ chức sơ kết việc thực hiện đề án và đề xuất phương pháp tiếp tục đổi mới.

Ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD - ĐT) cho biết như vậy khi trả lời báo Nhân Dân số ra hôm nay (12/5).

Theo đề án, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 6 hàng năm tại các tỉnh. Ngành giáo dục và đào tạo các địa phương sắp xếp các trường thành cụm trường để tổ chức thi.

Thí sinh được chọn một môn thi

Đề án đổi mới nêu rõ 3 đối tượng được đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia gồm: Những thí sinh chỉ có mục đích được công nhận tốt nghiệp THPT; những thí sinh có mục đích vừa được công nhận tốt nghiệp THPT, vừa được xét vào ĐH, CĐ, TC và thí sinh chỉ có mục đích được xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC.

Theo đề án mới nhất vừa được hoàn thiện, thí sinh sẽ thi 8 môn trong số các môn học ở cấp THPT, gồm: Ngữ văn, ngoại ngữ, toán, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.

Thí sinh phải thi 6 môn để được công nhận tốt nghiệp THPT. Trong đó, có 3 môn công cụ chung bắt buộc đối với tất cả thí sinh (ngữ văn, toán và ngoại ngữ), 2 môn do Bộ GD – ĐT quy định. Thí sinh được chọn một trong số các môn còn lại của kỳ thi (thay vì được chọn 2 như thông tin đưa ra tham khảo các lãnh đạo các Sở GD - ĐT phía Nam cuối tháng 4).

19 khu vực chấm chéo, hơn 10.000 giảng viên làm thanh tra

Ông Ninh cho hay, đề án đổi mới sẽ được thực hiện sau khi tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2009 đươc đánh giá "có ý nghĩa quan trọng" bởi "áp dụng cao nhất những giải pháp đổi mới theo lộ trình".

Những điểm mới của kỳ thi đã được thảo luận rộng rãi tại hội nghị thi và tuyển sinh tổ chức đầu tháng 1/2009 và "chốt" lại với quy chế ban hành tháng 3.

Các địa phương sẽ tổ chức thi theo cụm. Thống kê từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho thấy, cón hơn 2.600 trường tham gia thi theo cụm (từ 3 trường trở lên), chiếm 82,4% số trường phổ thông có lớp 12 trong toàn quốc. Chỉ có 161 trường thi riêng lẻ, chiếm 5,1%.

Bài thi sẽ được đổi chấm chéo giữa các địa phương. Cả nước có 19 khu vực chấm thi chéo, bảo đảm cự ly chuyển bài thi tương đối gần và giao thông thuận tiện.

Ngày 29/4, Bộ GD-ĐT đã có quyết định thành lập 64 đoàn thanh tra thi, giám sát in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo kì thi. Bộ GD - ĐT uỷ quyền cho các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng cử cán bộ, giảng viên tham gia thanh tra thi, giám sát.

Hà Nội là địa phương có số hội đồng thi nhiều nhất cả nước (197 hội đồng) với 709 cán bộ làm nhiệm vụ. Các địa phương có số hội đồng thi nhiều là: Nghệ An (103), Thanh Hoá (124), Nam Định và Hải Dương (60); TP.HCM có 104 hội đồng thi, huy động 459 cán bộ. Lai Châu là địa phương có số hội đồng thi ít nhất cả nước (9 hội đồng).

Tại mỗi địa phương sẽ có 2 ban chỉ đạo thi, 1 hội đồng in sao, 5 hội đồng chấm thi, 5 hội đồng phúc khảo.
Từ đầu tháng 5, trang thông tin chính thức của Bộ GD-ĐT thường xuyên thông tin công tác chỉ đạo, chuẩn bị cho kỳ thi. Đồng thời, giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất của cơ sở liên quan tới tổ chức kỳ thi này.

Chuẩn bị kiến thức sinh 12: Cấu trúc của ADN

1. Cấu trúc chung

- ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- ADN là 1 đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các Nucleotit (viết tắt là Nu)

- ADN thường gặp có cấu trúc 2 mạch bổ sung, xoắn phải (theo mô hình của J.Oat xơn và F Crick), 2 mạch ngược chiều nhau, liên kết giữa các Nu trên 1 mạch là liên kết photphodieste; giữa các Nu trên 2 mạch với nhau là liên kết Hidro.

- Có nhiều loại ADN khác nhau, trong đó loại ADN mà J.Oat xơn và F Crick công bố là loại B, ngoài ra còn có nhiều loại ADN khác: A, C, D,... Z khác nhau chủ yếu ở kích thước và số Nu trong 1 chu kì. Đáng chú ý là ADN loại Z cấu trúc xoắn trái. ADN mạch đơn tìm thấy ở virus.

2. Cấu trúc cụ thể 1 Nu:

Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

- Đường đeoxiriboz:

- Nhóm Photphat

- Bazo nito: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin:

+ Purin: Nucleotit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin)

+ Pirimidin: Nucleotit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin)

Vì các thành phần đường và photphat là chung cho các Nu, nên người ta vẫn gọi thành phần bazo nito là Nu: Nu loại A, G, T, X...

Bazo nito liên kết với đường tai vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ 5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit

3. Sự tạo mạch

Khi tạo mạch, nhóm photphat của Nu đứng trước sẽ tạo liên kết với nhóm OH của Nu đứng sau (tại vị trí C số 3). Liên kết này là liên kết photphodieste (nhóm photphat tạo liên kết este với OH của đường của chính nó và tạo liên kết este thứ 2 với OH của đường của Nu kế tiếp => đieste). Liên kết này, tính theo số thứ tự đính với C trong đường thì sẽ là hướng 3'-OH; 5'-photphat.

Giữa 2 mạch, các Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro. Do liên kết Hidro là liên kết yếu, nên nó có thể bị phá vỡ dễ dàng trong quá trình nhân đôi ADN và phiên mã gen.

10 bài tập cho HS 10 - 11 - 12

Bài 1. Phân tử ADN có 2.106 nuclêôtit. Xác định chiều dài và khối lượng phân tử của phân tử ADN đó?

Bài 2. Khối lượng phân tử của 1 phân tử ADN bằng 6.108 đvC. Trong phân tử ADN này số lượng nuclêôtit loại T ít hơn loại nuclêôtit khác là 2.105 nuclêôtit . Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử ADN đó?

Bài 3. Một phân tử ADN dài 3,4.106 A0. Số lượng nuclêôtit loại A trong phân tử ADN đó bằng 1/5 số nuclêôtit của cả phân tử ADN. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử ADN?

Bài 4. Một gen dài 5100 Ă, có 3900 liên kết hiđrô. Xác đinh số nuclêôtit từng loại của gen?

Bài 5. Một gen dài 0,408mm. Mạch 1 có A1 + T1 = 60% số nuclêôtit của mạch. Mạch 2 có X2 – G2 = 10% số nuclêôtit của mạch và tỉ lệ % của A2 = 2G2. Xác định tỉ lệ % và số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn của gen?

Bài 6. Một gen có số nuclêôtit loại A = 900 chiếm 30% tổng số đơn phân của cả gen. Mạch 1 có T1 = 1/3A; mạch 2 có G2 = 1/2X. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen và trên mỗi mạch đơn của nó?

Bài 7. Một gen dài 408 nm, có 720 A. Mạch mARN được tổng hợp từ gen có 240 Um và 120Xm. Xác định số ribônuclêôtit còn lại của mARN?

Bài 8. Các tế bào của một mô thực vật có áp suất thảm thấu là 1,6 atm được đặt vào dung dịch đường có áp suất thẩm thấu 0,9 atm. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu áp suất trương nước của tế bào trước khi đặt vào là 0,5 atm?

Bài 9. Hãy tính hiệu quả năng lượng của chu trình C3 (Với 1ATP = 7,3 kcal, 1 NADPH = 52,7 kcal)? Cho biết khi ôxi hoá hoàn toàn 1 phân tử C6H12O6 tạo ra 674 kcal.


Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Chuẩn bị kiến thức sinh 12: Quá trình nguyên phân

Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào thông thường và phổ biến nhất của mọi tế bào (trừ tế bào sinh dục) trong cơ thể đa bào (kể cả tế bào thực vật va` động vật) đảm bảo cho cơ thể lớn lên.

Quá trình nguyên phân trải qua 5 kì



a) Kì trung gian

Nhiễm sắc thể (NST) ở dạng sợi mảnh tự tổng hợp nên một NST mới, giống hệt nó tạo thành một NST kép đính nhau ở tâm động ở kì này trung thể cũng tự nhân đôi để chuẩn bị cho sự phân chia

b) Kì đầu

Các NST xoắn lại, co ngắn, màng nhân biến mất. Trung thể tách đôi và tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành, nối 2 trung thể ở 2 cực.

c) Kì giữa

Các NST kép dần dần tập trung về mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. NST xoắn lại, co lại đến mức ngắn nhất và có hình dạng đặc trưng cho từng loài, đa số có dạng hình chữ V. NST đính với các sợi của thoi vô sắc tại chỗ gấp khúc (tâm động) và quay đầu tự do ra ngoài

d) Kì sau

Các crômatit trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động, di chuyển về 2 cực tế bào

e) Kì cuối

Tại mỗi cực, các NST tháo xoắn và duỗi ra dưới dạng sợi mảnh như ở kì trung gian. Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện tạo thành 2 nhân mới, có số NST bằng nhau và bằng số NST của tế bào mẹ.

Ở tế bào động vật, tế bào mẹ thắt dần ở phần giữa để tạo thành 2 tế bào con. Ở tế bào thực vật xuất hiện một vách ngăn chia thành 2 tế bào con với màng xenlulôzơ bao ngoài.

Như vậy nhờ cơ chế tự nhân đôi của NST và phân chia đều đặn về 2 cực tế bào nên bộ NST đặc trưng cho loài vẫn được giữ nguyên.

Ôn Sinh học: Phải đổi mới phương pháp ôn

Ôn Sinh học: Phải đổi mới phương pháp ôn

Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, một số môn học được thi theo hình thức trắc nghiệm, trong đó có môn sinh học, vì vậy các em cần đổi mới phương pháp học tập để phù hợp với hình thức thi này.

Trước hết cần hiểu nội dung kiến thức nằm chủ yếu trong chương trình sinh học 12, hệ thống câu hỏi phủ toàn bộ hệ thống kiến thức và kỹ năng của chương trình sách giáo khoa. Vì vậy không thể học tủ, học lệch.

Đề thi không vượt quá chương trình sách giáo khoa hiện hành, không lắt léo đánh đố, không xa rời thực tế, vì vậy việc sử dụng sách giáo khoa là tài liệu học tập chủ yếu. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các tài liệu tham khảo khác.

Nên phân tích cấu trúc đề thi theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trọng tâm thể hiện ở sự phân bố số lượng câu hỏi trong mỗi phần kiến thức.

Ví dụ: Phần Di truyền học có 30 câu hỏi (phần chung 24 câu, phần riêng 6 câu)

Phần Tiến hóa có 10 câu hỏi (phần chung 8 câu, phần riêng 2 câu)

Phần Sinh thái có 10 câu hỏi (phần chung 8 câu, phần riêng 2 câu).

Về cách học: - Trước hết cần hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản và vận dụng vào việc phân tích, xác định, nhận biết các đáp án đúng, sai trong các câu hỏi trắc nghiệm.

- Trong mỗi bài học, liệt kê các khái niệm, không nhất thiết phải học thuộc lòng nhưng cần hiểu bản chất các khái niệm, phân biệt khái niệm đó trong hệ thống khái niệm.

- Các kiến thức về quá trình, các quy luật sinh học không cần thuộc lòng từng câu từng chữ nhưng cần ghi nhớ những nội dụng cơ bản.

- Những kiến thức liên quan đến thực tế đời sống cần biết vận dụng vào thực tiễn.

- Hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập sơ đồ khái niệm, lập bảng so sánh.

Ví dụ: Khi ôn tập bài đột biến gen cần hệ thống hóa kiến thức.

+ Khái niệm: đột biến, thể đột biến

+ Cơ chế phát sinh: do kết cặp sai trong nhân đôi ADN do các tác nhân lí học, hóa học, sinh học của môi trường.

+ Kiến thức thực tiễn: các bệnh ở người do đột biến gen gây ra như bệnh hồng cầu lưỡi liềm, bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông, bệnh mù màu...

- Lập bảng tóm tắt, sơ đồ cho từng vấn đề của bài học, hình dung mối liên quan giữa các sự kiện, tránh tình trạng học thuộc nhưng lơ tơ mơ không chính xác.

- Phần bài tập:

+ Để làm được bài tập cần hiểu và nhớ kiến thức cơ bản một cách chính xác.

+ Rèn luyện kỹ năng tính toán đặc biệt toán lai do có tính quy luật rõ ràng nên có thể nhanh chóng xác định các quy luật di truyền chi phối tình trạng.

Ôn tập xong mới nên làm các đề thi tham khảo tương ứng với thời gian đã quy định, tính câu trả lời đúng để tự đánh giá trình độ. Khi cần thiết có thể mở sách và tài liệu tham khảo để nắm vững và chính xác kiến thức hơn. Khi nào trả lời đúng tất cả các câu hỏi thì có thể coi như đã nắm vững các kiến thức cơ bản của chương trình.

Do tính nâng cao của câu hỏi, các em không nên nóng vội. Trong các đề thi tham khảo, việc làm câu hỏi khó giúp củng cố vững chắc kiến thức, nâng cao kỹ năng thao tác tư duy, là động lực học tập. Tuy nhiên không nên chỉ chọn câu hỏi khó để làm. Để làm được các câu hỏi khó, cần có sự vận động thao tác tư duy trên nền kiến thức chuẩn xác.

Cần luyện tập trên nhiều đề thi sau đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học, nâng cao kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Nên tham khảo các đề thi đại học cao đẳng của những năm gần đây.

Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình đã ôn tập, xem kỹ hơn những nội dung khó, nhớ lại những kiến thức cốt lõi.

Khi làm bài thi, cần chú ý đọc thật kỹ phần dẫn, không bỏ sót từ nào để nắm chắc yêu cầu trả lời, đặc biệt chú ý các câu phủ định: “không”, “không đúng”, “sai”.

Vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng. Nên trả lời tất cả các câu hỏi, không nên để trống câu hỏi nào.

Thời gian làm bài là 90 phút, nên phân phối thời gian hợp lý cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 2 phút, không quá sa vào câu hỏi khó, có thể bỏ qua những câu hỏi khó sau đó rà soát lại để hoàn thành tốt toàn bộ đề thi.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Chuẩn bị kiến thức sinh 12: Cấu tạo tế bào của cơ thể đa bào

Tế bào trong cơ thể đa bào có cấu trúc và chức năng như sau:

a) Màng sinh chất:

Được cấu tạo bằng những phân tử prôtêin nằm giữa những phân tử lipit, dài khoảng 70 – 120Å (1Å=10-7mm). Màng không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ khối sinh chất bên trong, ngăn cách các tế bào, mà qua đó còn thực hiện sự trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào với môi trường trong (quanh tế bào).

b) Chất nguyên sinh và các bào quan:

Chất nguyên sinh gồm nội chất (ở gần nhân) và lớp ngoại chất (ở gần màng). Trong chất nguyên sinh có nhiều bào quan thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

* Ti thể: có dạng hình sợi, hình que hay hình hạt. Các tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thì có nhiều ti thể (mỗi tế bào có tới 2000 ti thể). Trong ti thể có hệ enzim bảo đảm cho quá trình hô hấp của tế bào, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của chúng.

* Lạp thể: Chỉ có ở tế bào thực vật, gồm có lục lạp, sắc lạp và bột lạp. Trong đó lục lạp có cấu trúc khá phức tạp và giữ vai trò quan trọng trong quang hợp.

* Trung thể: Chỉ có ở tể bào động vật, nằm gần nhân và có vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào.

* Thể Gôngi: Có dạng túi dẹt, nằm ở gần nhân. Nó tập trung các chất tiết, chất cặn bã trong hoạt động sống của tế bào cũng như các chất độc từ ngoài đột nhập vào cơ thể để loại ra khỏi tế bào.

* Lưới nội chất (màng nội nguyên sinh): Gồm hệ thống các xoang và ống phân nhánh, nối màng với nhân và các bào quan với nhau. Thành xoang và ống có cấu tạo như màng sinh chất, gồm hai loại lưới nội chất: Lưới nội chất không hạt (trơn) và lưới nội chất có hạt, có các ribôxôm đính trên màng

Lưới nội chất tham gia vào quá trình trao đổi chất và là nơi tổng hợp nên các phân tử prôtêin.

* Lizôxôm: Có dạng túi nhỏ, chứa nhiều enzim thuỷ phân, có chức năng hoà tan các chất tiêu hoá các bào quan hỏng.

* Thể vùi: Có cấu tạo dạng hạt, chứa các chất dự trữ

c) Nhân:

Có màng ngăn cách chất nhân với chất nguyên sinh. Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ, đường kính 300 – 400 Å , qua đó thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với chất nguyên sinh. Trong nhân có các nhân con và chất nhiễm sắc.

Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, nơi lưu giữ thông tin di truyền; nhân con tạo ra ribôxôm cho tế bào.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

Nhận xét đề thi ĐH 2009 của KIENHUYEN

Nhận xét đề thi ĐH 2009 của KIENHUYEN

      Nhìn chung đề khó nhưng hay hơn nhiều so với mọi năm. Trong đó có nhiều câu có khả năng phân loại cao như câu 5, 10, 13, 15, 22, 23, 31, 33, 40 (mã đề 513)

        Các câu lí thuyết chủ yếu là vận dụng, dễ thì cũng mức độ loại trừ nhanh 2 đáp án, còn lại phải nắm vững kiến thức. Một số câu phủ định khá tổng hợp. Tuy nhiên một số câu cũng chỉ cần đọc qua là chọn ngay được đáp án như: 1, 4, 7, 11, 12, 14, 17, 20, 24, 25,26, 27, 36, 38. 

     Về bài tập, đa số các câu HS chỉ cần làm 2-3 bước tính toán bằng máy tính, tuy nhiên dễ bị "lừa" nếu không đọc kĩ đề. 

VD: câu 10 mã đề 513: tỉ lệ cây nảy mầm là 64%, còn tỉ lệ cây đồng hợp là 16% => TL cây đồng hợp trên cây mọc được là 1/4 = 25%. 

        Hay câu 37. Số loại tinh trùng tối đa là 6. đáp án D (đề 513)

         Các câu toán lai chủ yếu là dạng tổng hợp 2 qui luật, có liên kết giới tính hoặc liên quan đến giới tính. 

Nói chung với đề trên, HS khá mức điểm khoảng 5-6, HSG khoảng 7-8, điểm 10 sẽ rất hiếm.

Thí sinh chú ý một số đáp án trên mạng không chính xác. Nên lưu ý khi tham khảo. Chưa thấy có đáp án nào của mạng là chính xác 100%.



Đề và đáp án môn SINH TSDH 2009








NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH RONALDO

Sáng nay RONALDO người ngoài hành tinh lại ghi 2 bàn thắng quan trọng giúp Corinthians thắng 4 - 2 trước Fluminense. Hoan hô RONALDO, có thể cuối năm nay anh xuất hiện tại Việt Nam. Đó có lẽ là điều còn tuyệt vời hơn sự kiện Olympic Braxin đến Việt Nam. 


 Xem bàn thắng tuyệt đẹp của RONALDO trong trận:


Công bố kết quả thi đại học trước 5/8

Công bố kết quả thi đại học trước 5/8
 


- Việc quy tròn điểm thực hiện theo nguyên tắc: Nếu tổng điểm 3 môn thi có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5; có điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0.
Theo Quy chế tuyển sinh hiện hành, không quy tròn điểm từng bài thi.


- Thí sinh sau khi biết kết quả thi, nếu thấy điểm các môn văn hoá không tương xứng với bài làm và đáp án, thang điểm của Bộ GD-ĐT công bố công khai, thí sinh nộp đơn phúc khảo kèm theo lệ phí cho trường trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày trường công bố điểm thi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo, các trường công bố kết quả phúc khảo cho thí sinh. Tất cả những thắc mắc, khiếu nại của thí sinh liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ đều gửi trực tiếp cho các trường và do các trường xử lý theo thẩm quyền.


- Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trước ngày 5/8, các trường sẽ công bố điểm thi ĐH. Trước 20/8 sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1. Thí sinh có thể theo dõi kết quả thi và điểm trúng tuyển đợt 1 trên mạng và các phương tiện thông tin.

Trước ngày 25/8, thí sinh đến nơi đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi để nhận: Giấy báo trúng tuyển đợt 1; Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 (nếu không trúng tuyển đợt 1 nhưng có kết quả thi cao hơn điểm sàn CĐ) và nhận Giấy báo điểm (nếu kết quả thi thấp hơn điểm sàn CĐ).

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009

THI THỬ ĐẠI HỌC 7

THI THỬ ĐẠI HỌC 7
Tên HS ………………………………..

1. Khi phân tích sự giảm phân không bình thuờng ở một cá thể, nguời ta nhận thấy : số giao tử chứa XY là 16, chứa O là 6,số giao tử chứa X đuợc tạo ra từ giảm phân bình thuờng là 153,số giao tử chứa Y đuợc tạo ra từ sự giảm phân bình thuờng là 100.Tần số đột biến là:
A. 12% B. 8% C. 4% D. 16%
2. Cho biết gen A qui định thân cao,a qui định thân thấp .Các co thể mang lai đều có khả năng giảm phân bình thuờng và các giao tử đều có khả năng thụ tinh . Nếu con sinh ra có tỉ lệ là 11 thân cao :1thân thấpthì phép lai P là:
A. AAaa x AAaa B. AAaa x AAa hoặc AAa x Aaa
C. AAAa x Aaa D. AAa x Aa hoặc AAaa x Aa
3. Co chế phát sinh biến dị tổ hợp là gì?
1.Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST mang gen trong giảm phân và thụ tinh
2.Sự trao đổi chéo NST dẫn đến hoán vị gen
3.Sự tuong tác của các gen không alen
A. 1,2 B. 1,2,3 C. chỉ 1 D. 2,3
4. Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi:
A-Ung thu máu ở nguời
B-Máu khó đông ở nguời
C-Hồng cầu luỡi liềm
D-Hội chứng Tocno
E-Bạch tạng
F-Thể mắt dẹt ở ruồi giấm  
G-Hội chứng đao
H-Hội chứng Claiphento
K-Mù màu
L-Dính ngón tay thứ 2 và thứ 3 ở nguời
Thể thuờng xuất hiện ở nam ít thấy ở nữ là :
A. A,B B. A,D C. D,K D. B,K
5. Ở cà chua gen lặn a qui định quả đỏ ,gen trội A qui định quả vàng .Cà chua 2n bị đột biến thành cà chua 4n .Dị hợp 4n lai với 4n cho F có quả vàng và quả đỏ .Có tất cả bao nhiêu truờng hợp ?
A. Không có khả năng trên B. có 1 truờng hợp C. có 2 truờng hợp D. có 3 truờng hợp
6. Đột biến NST kiểu mất đoạn thuờng xuất hiện kèm theo với loại đột biến nào sau đây:
A. Đột biến chuyển đoạn không tuong hỗ B. Đột biến lặp đoạn
C. Đột biến đảo đoạn D. Đột biến mất đoạn
7. Hiện tuợng xảy ra đối với các nhiễm sắc thể trong kì đầu của nguyên phân là:
A. Sắp xếp trên mặt phẳng xích B. Bắt đầu tháo xoắn đạo của thoi vô sắc
C. Bắt đầu co xoắn D. Tiếp hợp
8. Bệnh tiểu đuờng típ I ở nguời là do:
A. Đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thuờng. B. Đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. Đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thuờng. D. Đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính
9. Một bác si cho rằng một bệnh nhân của ông ta mắc hội chứng Đao, làm thế nào để khẳng định chuẩn đoán của bác si:
A. Căn cứ trên đặc điểm kiểu hình của bệnh nhân B. Sử dụng phuong pháp nghiên cứu tế bào
C. Sử dụng phuong pháp nghiên cuú phả hệ D. Sử dụng phuong pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
10. Trong một phân tử ARN đuợc tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp chứa 90%U và 10%A.Hãy xác định xác suất gặp mặt các bộ ba UUU,UAA,AUU lần luợt là :
A. 72.9%,0.6%,8% B. 69%, 0.9%,8% C. 72.9%,0.9%,8.1% D. 69%,0.6%,8.1%
11. Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit nhu sau: 3’ TAX XXX AAA XGX TTT GGG GXG ATX 5’
Một đột biến thay thế nuclêôtit thứ 13 trên gen là T bằng A. Số axit amin của phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đó mã hóa là:
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
12. Một tế bào buớc vào giảm phân. Cho rằng quá trình giảm phân I xảy ra rối loạn phân li bộ NST, còn giảm phân II bình thuờng. Tỉ lệ giao tử đột biến sẽ là nhu thế nào
A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%
13. Đuợc mệnh danh là siêu tác nhân gây đột biến là :
A. Tia tử ngoại B. Tia cực tím C. Tia laze, các chất phóng xạ D. Hoá chất NMU,EMS
14. Ở cà chua ,tính trạng màu sắc ,hình dạng quả ,mỗi tính trạng do 1 gen quy định .Đem 2 cây thuần chủng đỏ tròn và vàng bầu dục lai với nhau thu đuợc F1 100% đỏ tròn .Cho F1 lai với cá thể khác thì ở F2 thấy xuất hiện 4 kiểu hình trong đó đỏ bầu dục chiếm 9%. Nhận xét nào sau đây là đúng :
1/Hoán vị gen với tần số 36% 2/Hoán vị gen với tần số 48%
3/Hoán vị gen với tần số 20% 4/Hoán vị gen với tần số 40%
A. 1 B. 1,2 C. 1,3 D. 3,4
15. Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là:
A. Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.
B. Tăng cuờng hiện tuợng biến dị tổ hợp.
C. Sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi sinh vật
D. Sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn.
16. Tác nhân nào đuợc dùng chủ yếu để gây đột biến gen ở bào tử?
A. Chùm notron. B. Tia Bêta. C. Tia gamma . D. Tia tử ngoại.
17. Ở cà độc duợc, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thuờng, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh đuợc. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thuờng cho dạng quả bầu dục . Cây tam nhiễm ở nhiễm sắc thể số 1 thụ phấn cho cây bình thuờng, kết quả ra sao?
A. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn. B. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn.
C. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn. D. 100% (2n) quả bầu dục .
18. Nhuợc điểm của chọn lọc hàng loạt trong chọn giống là gì?
A. Không phân biệt đuợc các đặc điểm tốt do kiểu gen hay do hiện tuợng thuờng biến.
B. Phải theo dõi chặt chẽ vì phải kiểm tra cả kiểu gen lẫn kiểu hình.
C. Đạt hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền thấp.
D. Tích luy các biến dị có lợi cho giống.
19. Một quần thể tự phối, ở thế hệ xuất phát có tần số của alen A bằng 0,4. Sau 6 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể còn lại bằng 0,9375%.Nhu vậy cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát là:
A. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa B. 0,1 AA : 0,6 Aa : 0,3 aa
C. 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa D. 0,2 Aa : 0,4 Aa : 0,4 aa
20. Khi lai hai thứ đậu thom thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng thì F1 thu đuợc toàn hoa đỏ. F1 giao phấn với nhau thì F2 có 176 hoa đỏ và 128 hoa trắng. Xác suất để F2 xuất hiện 3 cây trên cùng một lô đất có ít nhất 1 cây hoa đỏ là:
A. 9/16 B. 7/16 C. 0,837 D. 0,9163
21. Những sản phẩm sinh học nào duới đây là kết quả của việc ứng dụng ki thuật di truyền đã đuợc đua vào sản xuất:
A. Interferon, insulin; B. Progestêrôn, ostrôgen
C. Hoocmôn sinh truởng nguời D. A và C đúng;
22. Truờng hợp lai xa, con lai nếu có bộ NST tăng lên một số lần so với bộ NST đon bội gọi là:
A. Thể đa bội dị nguyên B. Thể dị bội C. Thể song nhị bội. D. Thể đa nhiễm
23. Nguyên tắc bán bảo tồn trong co chế nhân đôi của ADN là:
A. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có 1 mạch cu và 1 mạch mới đuợc tổng hợp.
B. 2 ADN mới đuợc hình thành sau khi nhân đôi có 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đa thay đổi
C. Sự nhân đôi của ADN chỉ xảy ra trên một mạch của ADN
D. 2 ADN mới đuợc hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
24. Đột biến ở cấp độ phân tử có thể xảy ra trong quá trình nào sau đây?
A. Tự sao. B. Tự sao, sao mã và dịch mã C. Dịch mã và sao mã D. Sao mã.
25. Sự sống xuất hiện trên trái đất khi nào ?
A. Có sự hình thành các Côaxecva B. Có sự hình thành lớp màng ngoài Côaxecva
C. Có sự xuất hiện hệ enzim trong Côaxecva D. Có sự tuong tác giữa protêin và ADN
26. Một bác si đang phấn khởi vì đứa con đầu lòng là 1 bé trai kháu khỉnh .Nhung khi xét nghiệm máu ông biết con mình mang nhóm máu AB giống mình .Biết vợ ông có nhóm máu O.Ông buồn vì lí do nào?
A. Con trai ông bị đột biến dị bội sẽ si đần vô sinh
B. Con trai ông đa mắc bệnh di truyền với gen qui định bệnh liên kết hoàn toàn với gen qui định nhóm máu hệ ABO
C. Ông không muốn con mình mang nhóm máu AB
D. Không phải con trai của ông
27. Sự kiện nổi bật cuối cùng trong quá trình tiến hóa tiền sinh học :
A. Sự xuất hiện quá trình trao đổi chất ,sinh sản ,cảm ứng .... B. Sự xuất hiện của co chế tự sao chép
C. Sự xuất hiện của các enzim D. Sự xuất hiện của màng bảo vệ
28. Thích nghi sinh thái không phải là:
1> Con bọ rùa có đốm trên lung, mang màu tuong phản
2> Con bọ que có thể chuyển sang màu nâu
3> Con bọ lá giống chiếc lá
4> Con tắc kè tự đổi màu
5> Nguời vùng đồng bằng lên núi hồng cầu tăng
A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2, 3,
29. Đác uyn đa rút ra kết luận: Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do:
A. Chúng không gặp trở ngại địa lí. B. Chúng sống trong những môi truờng giống nhau.
C. Chúng có chung 1 nguồn gốc. D. Chúng có chung điều kiện sinh thái.
30. Câu nào sau đây có nội dung sai:
A. Chọn lọc nhân tạo đuợc con ngừời tiến hành trên vật nuôi ,cây trồng
B. Vật nuôi,cây trồng không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
C. Chọn lọc nhân tạo dẫn đến các nòi mới và thứ mới trong cùng một loài
D. Biến dị cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
31. Một quần thể nguời ở trạng cân bằng di truyền có tỉ lệ các nhóm nhu sau: nhóm A=0,40; nhóm B=0,27; nhóm AB= 0,24; nhóm O=0,09. Xác xuất để sinh ra đứa trẻ có nhóm máu B từ ông bố mang nhóm AB và bà mẹ mang nhóm máu B là:
A. 0,0216 B. 0,0432 C. 0,0432 và 0,0108 D. 0,0108 và 0,0216
32. Trên nền xanh của lá, có những con sâu màu xanh hoà với màu lá. Đặc điểm thích nghi này đựoc gọi là:
A. Màu sắc tự vệ . B. Màu sắc báo hiệu. C. Màu sắc nguỵ trang. D. Tất cả đều đúng.
33. Điểm độc đáo trong phuong pháp nghiên cứu của Menđen?
A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ truớc khi đem lai
B. Lai bố mẹ thuần chủng có cặp tính trạng tuong phản
C. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
D. Dùng toán thống kê phân tích số liệu, từ đó rút ra qui luật di truyề
34. Cho các quy luật di truyền sau:
1. Lai 1 cặp Menđen     
2. Lai 1 cặp trội không hoàn toàn
3. Liên kết gen
4. Hoán vị gen
5. Đa hiệu
Có bao nhiêu quy luật có thể cho ra tỷ lệ 1: 2: 1 (kiểu hình hoặc kiểu gen đều đuợc)
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
35. Thích nghi sinh thái không phải là:
1> Con bọ rùa có đốm trên lung, mang màu tuong phản
2> Con bọ que có thể chuyển sang màu nâu
3> Con bọ lá giống chiếc lá
4> Con tắc kè tự đổi màu
5> Nguời vùng đồng bằng lên núi hồng cầu tăng
A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2, 3, 5
36. Việc chế tạo đuợc công cụ lao động khá phong phú, đuợc chế tạo chủ yếu từ các mảnh đá silic đuợc thấy ở giai đoạn:
A. Nguời cổ Neandectan B. Nguời hiện đại Crômanhôn
C. Nguời tối cổ Xinantrôp D. Nguời tối cổ Pitêcantrôp
37. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ:
A. Phân hóa khả năng sống sót của những cá thể thích nghi hơn.
B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Quy định chiều hướng, nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại.
38. Phần lớn các chất kháng sinh hiện nay có nguồn gốc từ:
A. Nấm B. Thể thực khuẩn C. Xạ khuẩn D. Vi khuẩn E.Coli
39. Hình thành loài cùng khu bằng con đường thích nghi sinh thái thường gặp ở  
1. Động vật bậc cao 2. Động vật có vú
3. Thực vật 4. Thân mềm, sâu bọ
Phuong án đúng là
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 3, 4 D. 1, 4
40. Chọn cặp đúng nhất:
1.Bệnh sốt rét A.Kí sinh
2. Cây nắp ấm ăn sâu bọ B.Cộng sinh
3.Ong hút mật hoa C.Hợp tác,động vật ăn thực vật
4.Chim ăn hạt cứng D.Thực vật ăn động vật
5.Hiện tuợng tắt nghẽn ở cây đa ,cây si E.Hội sinh
6. Khuẩn lam và bèo hoa dâu F.Cạnh tranh


Nhận xét nào là đúng nhất trong các nhận xét sau:
A. 1-A,2-D,3-C,4-F,6-B B. 1-A,2-D,3-C,4-F C. 1-A,2-D,3-C,4-C D. 1-A,2-C,3-C,4-D
41. Ở các loài cá diện tích lá mang phụ thuộc vào hàm luợng Oxy trong môi truờng nuớc mà chúng sống. Có bốn loài cá A, B, C, D lần luợt có diện tích mang lần luợt là 2350, 1800, 2700, 1300 phân bố ở bốn môi truờng khác nhau là suối đầu nguồn, hồ, hạ luu sông, suối nuớc ấm. Các phân bố nào sau đây là hợp lí nhất?
A. D: ở suối đầu nguồn, B: ở hồ, A: ở hạ luu sông, C: ở suối nuớc ấm
B. B: ở suối đầu nguồn, C: ở hồ, A: ở hạ luu sông, D: ở suối nuớc ấm
C. B: ở suối đầu nguồn,A: ở hồ,C: ở hạ luu sông,D: ở suối nuớc ấm
D. D: ở suối đầu nguồn, A: ở hồ, B: ở hạ luu sông, C: ở suối nuớc ấm
42. Xét ba cặp gen Aa , Bb , Dd  cùng nằm trên NST giới tính X , không có alen tuong ứng trên Y. Hỏi có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen trong quần thể:
A. 42 B. 43 C. 44 D. 45
43. Các co chế cách li có tác dụng củng cố ,tăng cuờng sự phân hoá kiểu gen trong quần thể là ?
A. Cách li địa lí,cách li sinh thái,cách li sinh sản B. Cách li địa lí,cách li sinh thái,cách li di truyền
C. Cách li di truyền,cách li sinh thái,cách li sinh sản D. Cách li địa lí,cách li di truyền,cách li sinh sản
44. Ít có ý nghia trong tiến hóa ,đó là tính chất của hiện tuợng di truyền nào ?
A. Liên kết gen B. Tuong tác gen C. Hoán vị gen D. Phân li độc lập
45. Màng boi ở chân ếch nhái và màng boi ở chân vịt là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo con đuờng :
A. Phân li tính trạng B. Đồng quy tính trạng
C. Bắt chuớc lẫn nhau D. Hình thành đặc điểm thích nghi
46. Phát biểu nào sau đây là không đúng về thuyết tiến hóa tổng hợp ?
A. Thuyết tiến hóa tổng hợp bao gồm thuyết tiến hóa nhỏ và thuyết tiến hóa lớn
B. Tiến hóa lớn vừa có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng so với tiến hóa nhỏ
C. Tiến hóa lớn vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của tiến hóa nhỏ
D. Tiến hóa nhỏ dẫn đến hình thành loài mới ,tiến hóa lớn dẫn đến sự hình thành những đon vị phân loại trên loài
47. Một phân tử ADN dài 39474 Angstron bị đột biến mất đi 1 đoạn .Đoạn mất có tỉ lệ A/G =25%.Do đột biến mất đoạn ,nguời ta thấy giảm đi 69 luợt tARN tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin sau đó .Phân tử ADN sau đột biến có số nu bằng bao nhiêu ?
A. 22806 B. 22804 C. 22800 D. 22794
48. Phép lai giữa AaBbDd x aaBbDDcho tỉ lệ đời con có kiểu gen aabbDd là bao nhiêu ?
A. 6.25% B. 12.5% C. 25% D. 75%
49. Gỉa sử gen kháng kháng sinh là do tác động siêu trội, quy định bởi 4 gen a, b, c, d bổ sung cho nhau. Dạng gen nào giúp vi khuẩn “sống lâu nhất”
A. aabbccdd B. AaBbCCDD C. AABBCcDd D. AaBbCcDD
50. Khi cho lai hai dòng ruồi giấm thân xám, cánh dài dị hợp hai cặp gen với nhau biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử có tần số hoán vị gen bằng 18% thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 là:
A. 25% thân xám, cánh ngắn : 50% thân xám, cánh dài : 25% thân đen cánh dài.
B. 70,5% thân xám, cánh dài : 4,5% thân xám, cánh ngắn : 20,5 % thân đen cánh ngắn : 4,5% thân đen cánh dài.
C. 41% thân xám cánh dài : 41% thân xám cánh ngắn : 9% thân đen cánh ngắn :9% thân đen cánh dài.
D. 75% thân xám, cánh dài : 25% thân đen cánh ngắn.

Nhận xét đề thi (trích VNN)

Nhận xét đề thi (trích VNN)


- Kết thúc buổi thi Toán, nhiều thí sinh phản ánh đề thi khó hơn năm ngoái. Trong khi đó, các giáo viên nhận thấy đề thi không đánh đố, có khả năng phân loại tốt.


Thầy Doãn Minh Cường, Trường ĐHSP Hà Nội: Đề thi "trung thành" với sách giáo khoa 

Nhìn chung đề thi trung thành với cách diễn đạt của SGK, trung thành với cấu trúc đề thi đã được Bộ GD-ĐT công bố trước đó và chính xác đến từng tỷ lệ kiến thức. Đảm bảo được nguyên tắc chung của ra đề thi chủ yếu lớp 12, phân loại được thí sinh.

Nhận xét tổng quát, đề không có sai sót gì đặc biệt, tương đối bao quát được chương trình. HS học tốt, nắm chắc kiến thức phổ thông dễ dàng đạt được trên trung bình. Để đạt được điểm tối đa đòi hỏi HS phải có sự rèn luyện nhiều hơn.

Trong đề thi này, câu khó nhất là câu 5, được 1 điểm, nội dung là về chứng minh bất đẳng thức. Khó khăn ít nhiều thuộc về câu 2 phần 2, nội dung là giải phương trình.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm, HS phổ thông sẽ gặp khó khăn ở câu 4 về hình học không gian tổng hợp, liên quan đến kiến thức huy động của lớp 11.

HS học cách đây 2-3 năm và năm nay thi lại sẽ gặp khó ở câu 7a, phần nội dung về số phức là dạng bài mới. Tuy nhiên, trước đó, Bộ GD-ĐT đã thông báo, những HS thi lại phải tự bổ sung thêm kiến thức mới.

Riêng với phần tự chọn chương trình nâng cao và chuẩn khác nhau không nhiều. Theo SGK thì phần nâng cao cao hơn phần chuẩn 20%, do đó, phần hình học chuẩn và nâng cao chỉ có sự khác biệt nho nhỏ.

So với những năm gần đây đề ra ổn định, không có khác biệt lớn về khó, dễ. Nhưng nếu so với cách đây khoảng chục năm, khi các trường còn ra đề riêng thì ở một số trường có độ khó cao hơn.

Thầy Lê Xuân Đại, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc: Không khác nhiều giữa chương trình chuẩn và nâng cao

Nội dung đề thi bao quát được cả lớp 10, 11 và 12, nhưng chủ yếu vẫn là lớp 12, chiếm 60%. Đề không đánh đố HS. Đề câu chữ chuẩn, không thừa, thiếu giả thuyết, câu chữ rõ ràng, HS đọc là có thể hiểu để ngay.

Nhận xét toàn đề, ra khá cứng, không dễ quá, phân loại thí sinh tốt. Cụ thể, khó ở câu 4 hình không gian, câu 5 bất đẳng thức và 1 câu trong phần tự chọn chuẩn và nâng cao 6a, 7a.

7 câu còn lại, HS khá, nắm chắc kiến thức SGK kiếm được điểm 5 không khó.

2 câu khó, nếu được luyện tập nhiều về hình không gian sẽ làm được. Riêng phần tự chọn, HS khá có thể làm được 2/3 trong phần đó.

Đề thi không khác nhiều giữa chuẩn và nâng cao nên thí sinh có thể tự chọn một trong hai phần để làm bài.

Nhưng dù chọn chương trình nào, nếu không xuất sắc thì cũng chỉ làm được 2/3.

GS.TS Nguyễn Hữu Dư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội: Có khả năng phân loại

Đề ra theo cảm nhận cơ bản, bám sát nội dung sách giáo khoa, cấu trúc đề thi giống mọi năm,

Đọc qua toàn bộ đề, nếu 1 học sinh cỡ trung bình khá đạt được 5-6 điểm, đạt yêu cầu của thi Đại học.

Bài phân loại những thí sinh giỏi tương đối cơ bản, thí sinh giỏi có thể làm tốt những bài này.

Kiến thức tập trung ở lớp 11 và lớp 12 là chính, kiến thức móc xích lẫn nhau nên khó nói là tỷ lệ phân bổ kiến lớp trong lớp 11 hay 12 cụ thể là bao nhiêu.

Đi vào nhận xét cụ thể ở các bài thi hầu hết các bài đều là kiến thức cơ bản. Chỉ có bài V phần chung và ý a,b bài VII có tính chất phân loại các thi sinh giỏi.

Khối lượng kiến thức trong đề thi sàn sàn so với năm trước, khó hơn 1 chút nhưng không đáng kể.

Chắc là số lượng bài thi đạt điểm tuyệt đối trong đề này có lẽ cũng có tỷ lệ tương đương so với mọi năm.


Đề Vật lý "hứa hẹn" nhiều điểm cao


- Đề thi môn Vật lý khối A kỳ thi tuyển sinh ĐH 2009 được các thí sinh đánh giá là “dễ nhằn” hơn đề thi Toán, hứa hẹn sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm cao. PGS.TS Lê Thanh Hoạch, giảng viên khối chuyên Vật lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) còn cho rằng, đề "hơi dưới tầm so với học sinh giỏi”.



PGS. TS Lê Thanh Hoạch - giảng viên khối Chuyên Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội): Hơi dưới tầm học sinh giỏi

Đề thi năm nay vừa sức với học sinh trung bình khá và khá. Học sinh khá, giỏi có thể làm được 100%. Như vậy, đề thi hơi dưới tầm với học sinh giỏi, tuy nhiên vẫn đáp ứng được yêu cầu của tuyển sinh Đại học.

Nội dung đề thi hầu như tập trung hoàn toàn vào chương trình lớp 12, sát nội dung sách giáo khoa.

Phần đề chung có 16 lý thuyết và 24 câu bài tập, nếu tính trên toàn đề có 18 câu lý thuyết và 50 câu bài tập, vậy số câu hỏi lý thuyết chiếm 36% là tỷ lệ chấp nhận được.

Nhìn chung, câu hỏi thi phân bố rải đều theo các chương, sát với số lượng câu mà Bộ quy định cho mỗi chương. Tuy nhiên, trong một số chương thì số câu hơi tập trung quá vào một số vấn đề.

Ví dụ, trong chương dòng điện xoay chiều, 9 câu ở phần cơ bản, và 2 câu ở phần tự chọn A tập trung nhiều vào mạch R-L-C không phân nhánh. Trong khi đó, không có câu nào về máy phát điện và động cơ.

Hoặc, chương dao động và sóng điện từ có 3 câu tập trung vào mạch dao động, trong khi đó, không có câu nào về điện từ trường và thông tin liên lạc. Chương về lượng tử thì tập trung hơi nhiều về tiên đề Bo, còn khá nhiều đề vấn đề khác không được đưa vào đề thi…

Theo quan sát ban đầu, kiến thức trong đề thi không có gì bất thường.


Thầy Nguyễn Xuân Quang, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: Vẫn theo “kiểu” kiểm tra kiến thức kỹ năng

Nội dung đề thi bám sát chương trình SGK, kiến thức tập trung hầu hết ở lớp 12. Đề thi có tính phân loại khá. Tỉ lệ giữa lý thuyết và bài tập là hợp lý (số câu hỏi lý thuyết chiếm khoảng 1/3).

Mức độ dành cho học sinh học theo chương trình chuẩn và nâng cao là khá tương đương. Tuy nhiên, đề thi ra vẫn theo “kiểu” kiểm tra kiến thức kỹ năng như những năm trước mà chưa khai thác nhiều đến các nội dung kiến thức mới trong SGK hiện hành.

Chẳng hạn với đề thi dành cho chương trình chuẩn, HS học theo chương trình cũ trước đây (SGK cũ) vẫn có thể làm tốt mà không cần tham khảo bổ sung kiến thức từ SGK hiện hành.

Rất nhiều thí sinh mặc dù học chương trình nâng cao nhưng vẫn lựa chọn phần riêng theo chương trình chuẩn, vì chỉ cần học theo chương trình chuẩn (khối lượng kiến thức ít và nhẹ hơn) vẫn đảm bảo đủ nội dung kiến thức để thi ĐH.

Điều này vô tình làm cho không ít giáo viên và HS phải học chương trình nâng cao sẽ tự cắt xén nội dung chương trình.

Thầy Nguyễn Quý Xuân, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội: Mạch lạc

Đề chưa phát hiện vấp váp hay gây tranh cãi cho thầy và trò. Nhìn chung đề ra mạch lạc, kiến thức trong chương trình SGK chuẩn. So với đề thi tốt nghiệp, đây xứng đáng là đề thi ĐH.

Một số câu khó năm nay tập trung vào phần điện như câu 11, 36, 38 (mã đề 629) hay câu 45 (chương trình chuẩn), câu 54 (chương trình nâng cao) đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng giải toán tốt mới làm được bài.

Mức độ cho chương tình chuẩn và nâng cao là tương đương nhau. Do đó, thí sinh sẽ chủ yếu chọn chương trình chuẩn vì sẽ bớt được nhiều kiến thức, đặc biệt là chương vật rắn không có trong chương trình chuẩn.

Đề có độ phân hóa tốt, đạt được 6-7 điểm là không khó.

Thầy Nguyễn Xuân Thành, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Có khả năng phân loại



1. Nhìn chung đề thi hết sức cơ bản, bao quát toàn bộ chương trình Vật lí phổ thông, không có câu hỏi mang tính lắt léo, đánh đố học trò. Các em học sinh nắm vững kiến thức cơ bản chắc chắn sẽ làm bài tốt.



2. Về nội dung, các câu hỏi phân bố đều khắp chương trình. Tỷ lệ giữa các câu hỏi lí thuyết và bài tập là hợp lí (khoảng 50% lý thuyết và 50% bài tập).



Tuy nhiên, theo tôi, số câu câu hỏi về Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp hơi nhiều. Mặc dù vậy, nếu xem kĩ về nội dung thì mỗi câu đều có chủ ý kiểm tra một kiến thức nào đó về mạch điện và không có sự trùng lắp. Tôi cho rằng cấu trúc như vậy cũng là hợp lí.



3. Về khả năng phân hóa: Tuy không có những câu thật khó để chọn học sinh giỏi nhưng trong đề thi có một số câu đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ bản chất vấn đề mới có thể chọn được câu trả lời đúng.



Ví dụ, câu hỏi về giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn dao động ngược pha nhau. Nếu học sinh không hiểu rõ bản chất mà vận dụng y nguyên công thức trong sách giáo khoa thì có thể sẽ sai lầm.



Có những câu hỏi về mạch điện xoay chiều có dữ kiện cho là giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch, đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ bản chất mới có thể làm được… Hay câu hỏi về giao thoa ánh sáng cũng đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức mới làm được.



Tôi cho rằng, đề thi sẽ có tác dụng phân hóa học sinh khá tốt. Những em chỉ học thuộc lòng mà không hiểu rõ kiến thức sẽ không thể đạt điểm cao


Thí sinh chóng mặt vì đề Hóa tính toán nhiều
 


- Đề Hóa năm nay kiến thức cơ bản, không nằm ngoài sách giáo khoa. Đề có khả năng phân loại tốt, các câu hỏi tương đối chuẩn. Tuy nhiên, đề khó hơn so với năm ngoái, đặc biệt phần riêng đề nâng cao. Bên cạnh đó, đề cũng hơi dài, tính toán nhiều, bài tập nặng, thí sinh trung bình sẽ "chóng mặt" với khối lượng tính toán như vậy.




Nhà giáo ưu tú Đào Hữu Vinh- nguyên Chủ nhiệm khối chuyên Hóa - ĐHKHTN, ĐHQGHN, người có thâm niên ôn thi ĐH môn Hóa nhận định.

"Đề thi cơ bản nằm trong nội dung sách giáo khoa, độ phức tạp hơn đề thi năm ngoái. Khoảng 20-30% là lý thuyết, bài tập nhiều, tính toán phức tạp" - Thí sinh Nguyễn Quốc Sơn ở Đông Anh cho biết.

Đề dài nhưng không khó



Vừa bước chân ra khỏi phòng thi sau 90 phút, hầu hết thi sinh tại các điểm thi: THPT Nhân Chính, THPT Lê Qúy Đôn (Hà Đông), trường ĐHKHTN (ĐHQGHN) đều nhận xét đề thi năm nay khá dài nhưng không khó. Thí sinh dễ đạt điểm 6 điểm 7. Tại điểm thi THPT Nhân Chính, có nhiều em làm xong bài thi khá sớm (chưa hết thời gian thi).

Do những phần thi ở đề năm nay nằm tập trung ở chương trình lớp 12, nên thí sinh đã ôn chắc chắn và giải dễ dàng. Em Nguyễn Thanh Tùng - THPT Lam Sơn, Thanh Hóa - phấn khởi nói: "Em làm hết 100%, và hoàn thiện bài trước 90 phút. Đề Hóa hôm nay không khó, nếu học tốt chương trình lớp 12 thì sẽ làm được 80%".

Còn em Lê Hữu Vinh, học sinh trường THPT Lê Hoàn (Thọ Sơn, Thanh Hóa) khẳng định: "Riêng em nghĩ mình sẽ đạt 7,5 điểm. Ở trong phòng em các bạn đều làm bài tốt, nhanh và rất tự tin".

Thí sinh Hoàng Thị Hồng Nhung, Hà Nam nhận định: "Đề Hóa dễ thở hơn đề Toán và Lý. Nhiều bạn làm được. Em tự chấm cũng được khoảng 6 điểm". Nhung còn tự tin cho biết thêm: "Em thi vào trường ĐH Kinh tế của ĐHQGHN, qua 3 môn thi em nhận thấy mình có khả năng đỗ".

Em Trần Minh Đăng, thí sinh ở Hà Nội ao ước: "Gía như Toán và Lý làm được như thế này thì tốt quá". Thí sinh này cũng nhận xét và tự cho điểm mình ở thang điểm 8.

Tính toán phức tạp


"Đề thi cơ bản nằm trong nội dung sách giáo khoa, độ phức tạp hơn đề thi năm ngoái. Đề dài nên em làm không kịp thời gian. Khoảng 20-30% là lý thuyết, bài tập nhiều, tính toán phức tạp" - Thí sinh Nguyễn Quốc Sơn ở Đông Anh Hà Nội nhận định.

Rút kinh nghiệm từ lần thi năm ngoái, Quốc Sơn chắc mình sẽ đạt 7.5 điểm trong bài thi sáng nay.

Thí sinh Nguyễn Huy Hoàng dự thi khoa Tài chính - Ngân hàng, Học viện Ngân hàng nói: "Đề thi trắc nghiệm, nên em tích được hết các câu. Tuy nhiên, chỉ 50% là chắc chắn đúng".

Hoàng cũng chung nhận định rằng đề hôm nay có nhiều bài tập, tính toán rất nhiều bước.

Phần lớn nhận xét chung của các thí sinh là phải nhạy, và chính xác trong các phép tính mới có thể hoàn thành tốt bài thi.

"Đề dài, nhìn chung khó hơn năm ngoái" - thí sinh Nguyễn Văn Anh ở Quỳnh Phụ, Thái Bình than thở. Anh chỉ chắc chắn được 70% số câu. Trong khi làm đề thi năm ngoái, Anh làm được 80% câu hỏi.

Thí sinh Trịnh Ngọc Nam ở Hà Nội cho biết: "Bài tập quá nhiều, chiếm 70% số lượng câu hỏi. Em chỉ chắc được 60-70% câu đúng. Với đề thi Hóa năm ngoái, em làm được 8 điểm".

Nguyễn Thu Hương thí sinh dự thi Học viện Ngân hàng cho rằng: "Đề khó hơn năm trước nhiều, vì thi trắc nghiệm nên em cũng chưa biết kết quả như thế nào, nhưng chỉ khoảng 30% số câu làm em chắc chắn". Với đề thi năm 2008, Hương làm được 70%.

Tâm trạng vui hơn, Nguyễn Tuấn Hưng nói: "Đề Hóa khá cơ bản không chênh lệch nhiều về kiến thức so với năm ngoái, có chênh chăng chỉ là ở kỹ thuật tính toán, nếu luyện tập nhiều sẽ làm tốt. Em làm được hết bài, chắc sẽ được khỏang 8-9 điểm".


Nhà giáo ưu tú Đào Hữu Vinh- nguyên Chủ nhiệm khối chuyên Hóa - ĐHKHTN, ĐHQGHN:

Theo quan sát ban đầu, đề Hóa năm nay kiến thức cơ bản, không nằm ngoài sách giáo khoa. Đề có khả năng phân loại tốt, các câu hỏi tương đối chuẩn.

Tuy nhiên, đề khó hơn so với năm ngoái, đặc biệt phần riêng đề nâng cao.

Bên cạnh đó, đề cũng hơi dài, tính toán nhiều, bài tập nặng, thí sinh trung bình sẽ "chóng mặt" với khối lượng tính toán như vậy.

Có khoảng 10 câu khó, học sinh có lực học phải từ khá trở lên mới làm được.

Về cấu trúc đề thi, có chương trình rải đều của lớp 10 -11-12, tập trung nhất vào chương trình lớp 11.

Số câu hỏi liên quan tới kiến thức lớp 10-11 nhiều. Do đó, các học sinh lớp 10-11 đều có thể giải được đề thi này.

Đề có 24 câu lý thuyết, chiếm khoảng 50% (bao gồm phần tính toán). Số lượng câu lý thuyết như vậy là tương đối hợp lý.

Theo dự đoán của cá nhân, sẽ không nhiều em đạt điểm 9-10. Đa số chỉ trung bình 6-7.

Thầy Đăng Xuân Thư- Trường khoa Hóa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội:

Đề ra cơ bản, mức độ đề so với năm trước "mềm" hơn. Nội dung đề dàn trải đều trong chương trình được học, khối lượng kiến thức cơ bản, không đánh đố HS.

Số lượng chữ HS đọc vừa phải, khoảng 5 trang, không quá dài như đề Lý phải đọc đến gần 7 trang.

Tuy nhiên, có một số câu yêu cầu cách giải nhanh bằng việc áp dụng các định luật mà không đi theo trình tự như tư luận.

Với mã đề 438, một số câu rơi vào trường hợp trên như câu 3, câu 5 (hữu cơ), hay vô cơ câu 25, câu 36, câu 27. Những câu này, nếu HS không có cách làm sáng tạo mà cứ đi theo trình tự thông thường thì sẽ mất thời gian làm bài.

Với đề này, HS khá, nắm vững kiến thức SGK có thể đạt được 8 điểm là không khó. Độ phân loại của đề khá tốt như một số câu yêu cầu HS có cách làm sáng tạo.

Thầy Lê Hồng Chung- Trường THPT Nhân Chính, Hà Nội:

Về tổng thể đề không khó, chú trọng kiến thức cơ bản, nhiều câu có độ khó ở mức 1, mức chỉ yêu cầu sự hiểu biết mà không cần vận dụng (mã đề 438: câu 7, 11, 17, 18, 20, 23, 35, 39, 42, 44, 48, 53...).

Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT năm 2009; áp dụng tốt các định luật bảo toàn khi giải bài toán là có thể đạt điểm cao.

Sẽ khó phân biệt được hai loại đối tượng Khá và Giỏi. Đây cũng là khó khăn chung khi áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với các môn Khoa học tự nhiên. Nhìn chung, đề Hóa năm nay sẽ có nhiều điểm 10 hơn, HS khá, nắm chắc kiến thức dễ đạt được 7-8 điểm.

Theo quan điểm cá nhân tôi thì không nhất thiết phải có phần riêng cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao vì 02 lí do: Học sinh được tùy chọn 01 trong 02 phần; Nội dung kiến thức chương trình nâng cao đã bao gồm chương trình chuẩn.