Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP


1. ADN, ARN, protein:

a) Phân tử ADN khác ARN chổ nào? Khác protein như thế nào?

b) Vai trò của ADN, ARN, protein

c) Mối quan hệ của ADN – ARN – Protein

d) Thông tin di truyền là gì?

e) Mã di truyền là gì? Đặc điểm?

f) Những đoạn ADN không mã hoá protein gọi là? Có mã hoá protein là ?

g) ADN, protein đặc trưng và đặc thù như thế nào?

2. Quá trình tự sao, sao mã, giải mã

a) Diễn ra khi nào?

b) Diễn ra ở đâu?

c) Cần nguyên liệu gì?

d) Chiều tổng hợp? (chiều trượt của ADN- polimeraza, ARN polimeraza, riboxom)

e) Nguyên tắc tổng hợp?

f) Sản phẩm? Ý nghĩa?

g) Mô tả operon bằng hình?

3. Bài tập:

4. Tế bào:

a) Đặc trưng về bộ NST của loài?

b) Cặp NST tương đồng là ?

c) Cấu trức hiển vi của NST gồm:

d) Đơn vị cấu trúc nên NST:

e) Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST:

f) Số loại giao tử khi giảm phân bình thường? Khi 2 cặp NST có trao đổi chéo?

g) Hoạt động trao đổi chéo của NST: tần số trao đổi chéo 18%

5. QLDT:

a) Phát biểu ĐL I, II, III Menden, ĐL LKG, HVG, Tương tác gen bổ trợ, cộng gộp, dt qua TBC?

b) Giải thích ĐL PLĐL, LKG, HVG, DT liên kết giới tính.

c) Điều kiện ĐL PLĐL, LKG, HVG, TTG

d) Khác nhau giữa PLĐL với LKG

e) Khác nhau giữa PLĐL với HVG

f) Khác nhau giữa LKG với HVG

g) Khác nhau giữa PLĐL với TTG

h) Khác nhau giữa DT liên kết với giới tính và DT qua TBC?

i) Cách xác định giao tử, tỉ lệ giao tử, tổ hợp giao tử, TLKG, TLKH, XS KH, XS KG?

j) Tỉ lệ của PLĐL: F1 x F1, F1 lai phân tích (F1 n cặp gen dị hợp)

k) Tỉ lệ của LKG : F1 x F1, F1 lai phân tích

l) Tỉ lệ của HVG: F1 x F1, F1 lai phân tích (ruồi giấm, f = 18%, liên kết đồng và liên kết đối)

m) Tỉ lệ của TTG: F1 x F1, F1 lai phân tích (Bổ trợ, cộng gộp)

6. Biến dị:

a) Đột biến là gì? Nguyên nhân? Thể đột biến?

b) Đột biến gen xảy ra vào lúc nào?

c) Các dạng? dạng nào có hậu quả nặng nhất? Ví dụ?

d) Ảnh hưởng đến số liên kết H, chiều dài?

e) Ảnh hưởng đến số aa, số liên kết peptit của chuổi polipeptit?

f) Hậu quả từ ĐBG?

g) Đột biến cấu trúc NST xảy ra khi nào?

h) Các dạng? Hậu quả nặng nhất?

i) Hình các dạng? Ví dụ các dạng?

j) Các dạng thể dị bội? bộ NST ?

k) Xét khả năng tạo giao tử của AaBbCc nếu 1 cặp trong đó rối loạn phân bào I, II?

l) Số NST của giao tử bị đột biến?

m) Số NST trong thể đột biến số lượng NST?

n) Số loại giao tử nếu hoán vị gen và rối loạn giảm phân cặp AB(AB/ab DE/de, AB/ab DdEe)

o) Số loại giao tử mất đoạn, lặp đoạn trong giảm phân của tế bào 2n?

p) Các thể đột biến ở người?

q) Tần số đột biến?

r) Số nu trong thể đột biến?

s) So sánh ĐBG với ĐBNST?

t) So sánh đột biến với thường biến?

u) So sánh thường biến với mức phản ứng?

v) Hệ số di truyền?

7. Ứng dụng DTH?

a) Kỉ thuật cấy gen gồm

b) Kĩ thuật cấy gen có những thành tựu

c) Trong KT cấy gen: Enzim, vector, TB nhận

d) Đặc điểm của plasmit?

e) Đặc điểm gây đột biến của tia phóng xạ?

f) Đặc điểm gây đột biến của tia tử ngoại ?

g) Bước sóng nào dễ gây ĐBG?

h) Cosixin, EMS, 5BU gây đột biến như thế nào?

i) Các thành tựu đạt được?

j) Lai kinh tế? Ví dụ?

k) Lai cải tiến? ví dụ?

l) Lai gần? hậu quả ? ứng dụng?

m) Các phương pháp tạo ưu thế lai?

n) Cách tính thành phần quần thể tự thu

o) Cách tính ưu thế lai ở F1, F2

p) Lai tế bào, ứng dụng?

q) Chọn lọc hàng loạt ưu điểm, ứng dụng

r) Chọn lọc cá thể ưu điểm, ứng dụng

8. Di truyền người?

a) Các phương pháp được sử dụng và không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người?

b) Nghiên cứu phả hệ: mục đích, kết quả

c) Nghiên cứu tế bào:mục đích, kết quả

d) Nghiên cứu trẻ đồng sinh

e) Xác suất cặp vợ chồng không mang bệnh bạch tạng sinh con bạch tạng?

f) Xác suất cặp vợ chồng không bệnh do liên kết với X sinh ra con không bệnh?

g) Các bệnh bạch tạng, ung thư máu, đao, tơcnơ, Claiphentơ, XXX, máu khó đông, chiều cao của trẻ phải dùng các phương pháp nghiên cứu nào?

9. Phát sinh sự sống?

a) Sự sống hình thành qua những giai đoạn nào?

b) Tiến hoá hoá học là gì? Sơ đồ hoá?

c) Nguồn năng lượng nào? Điều kiện trái đất ntn?

d) Các giai đoạn của tiến hoá tiền sinh học?

e) Sự sống hình thành từ khi nào?

f) Khác biệt cơ bản nhất giữa sự sống và không sống?

g) Mốc thời gian tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học?

10. Tiến hoá Lamac và Đacuyn:

a) Những đóng góp của Lamac?

b) Những hạn chế của Lamac?

c) Những tiến bộ của Đacuyn so với Lamac?

d) Quan niệm của Đacuyn về hình thành đặc điểm thích nghi?

e) Quan niệm của Đacuyn về biến dị? hình thành loài?

f) Quan niệm về CLNT?

g) Quan niệm về PLTT trong CLTN và CLNT?

h) Đóng góp quan trọng nhất? thành công nhất?

i) Hạn chế chủ yếu?

11. Tiến hoá hiện đại:

j) Phân biệt tiến hoá nhỏ với tiến hoá lớn?

k) Kimura quan niệm về tiến hoá ntn?

l) So sánh quan niệm của Đacuyn và hiện đại về CLTN?

m) Quan niệm hiện đại về vai trò của đột biến?

n) Quan niệm hiện đại về vai trò của giao phối?

o) Quan niệm hiện đại về vai trò của CLTN?

p) Quan niệm hiện đại về vai trò của cơ chế cách li?

q) Hình thành đặc điểm thích nghi?

r) Thế nào là thích nghi kiểu hình (thích nghi sinh thái)

s) Thích nghi kiểu gen, ví dụ?

t) Loài là gì? Phân biệt loài thân thuộc? ví dụ?

u) Các con đường hình thành loài? VD?

v) PLTT với đồng quy tính trạng?

w) Chiều hướng của sinh giới?

x) Tại sao đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối?

12. Di truyền quần thể:

a) Quần thể giao phối phân biệt với quần thể tự thụ?

b) Nhận biết quần thể giao phối

c) Quần thể cân bằng

d) Tần số alen, cấu trúc quần thể, tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình? (2 alen, hoặc 3 alen)

e) Số kiểu gen? xác suất kiểu hình?

13. Phát sinh loài người:

a) Những giai đoạn chính?

b) Những nhân tố chi phối?

c) Đặc điểm phát triển phôi sinh học?

d) Đặc điểm của các dạng hoá thạch?

14. Sinh thái học:

a) Các quy luật sinh thái?

b) Các mối quan hệ?

c) Nhịp sinh học?

d) Quần thể? Đặc trưng của QT?

e) Trạng thái cân bằng?

f) Quần xã? Các tính chất?

g) Các mối quan hệ trong quần xã?

h) Hệ sinh thái?

i) Chuỗi thức ăn? Hình tháp sinh thái?

j) Tuần hoàn vật chất?

k) Diễn thế sinh thái?

l) Các nguyên nhân, hậu quả của ONMT?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét