Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

Chương III : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Chương III :
TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

I. Những điểm mới trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
1. Chọn đối tượng nghiên cứu có nhiều thuận lợi
   Menđen đã chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu có 3 thuận lợi cơ bản:
- Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.
- Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa, nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.
- Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen (ông đã chọn 7 cặp tính trạng để nghiên cứu).
2. Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản
- Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục để thu được các dòng thuần chủng.
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.
- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
- Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.
II. Các khái niệm cơ bản
1. Tính trạng: La` đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Có 2 loại tính trạng:
- Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng.
- Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.
2. Cặp gen tương ứng: là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng (di truyền đa hiệu)
3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
4. Gen alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit.
5. Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 loài sinh vật.
6. Kiểu hình: là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển va` điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng.
7. Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới.
8. Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết.
9. Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
10. Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
11. Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen la` đồng hợp tử trội, nếu đời con phân tính thì có thể đưa kiểm tra kiểu gen dị hợp tử.
12. Di truyền độc lập: là sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác và ngược lại.
13. Liên kết gen: là hiện tượng các gen không alen cùng nằm trong một nhóm liên kết, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Nếu khoảng cách giữa các gen gần nhau, sức liên kết bền chặt tạo nên sự liên kết gen hoàn toàn. Nếu khoảng cách giữa các gen xa nhau, sức liên kết lỏng lẻo sẽ dẫn tới sự hoán vị gen.
14. Nhóm gen liên kết: nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 NST, mỗi gen chiếm 1 vị trí nhất định theo chiều dọc NST tạo nên 1 nhóm gen liên kết.
   Số nhóm gen liên kết thường bằng số NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài.
15. NST giới tính: là NST đặc biệt khác NST thường, khác nhau giữa cơ thể đực với cơ thể cái. NST đó qui định việc hình thành tính trạng giới tính, mang gen xác định việc hình thành 1 số tính trạng, khi biểu hiện gắn liền với biểu hiện tính trạng giới tính.
16. Sự di truyền giới tính: Là sự di truyền tính trạng đực cái ở sinh vật luôn tuân theo tỉ lệ trung bình 1 đực: 1 cái tính trên qui mô lớn được chi phối bởi cặp NST giới tính của loài.
17. Sự di truyền liên kết giới tính: là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khác nhau của NST giới tính khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trên Y).
18. Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.
19. Bản đồ di truyền (bản đồ gen): là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trên từng NST theo đường thẳng, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut, khoảng cách giữa các gen được xác định vào tần số trao đổi chéo. Tần số giữa các gen càng thấp thì khoảng cách giữa các gen càng gần, tần số giữa các gen càng cao thì khoảng cách giữa các gen càng xa nhau.
III. Các phép lai được sử dụng để tìm ra các định luật di truyền.
1. Lai thuận nghịch
   Lai thuận nghịch là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ (khi thì dùng dạng này làm bố, khi lại dùng dạng đó làm mẹ) nhằm phát hiện ra các định luật di truyền sau:
+ Định luật di truyền gen nhân và gen tế bào chất. Khi lai thuận nghịch về một tính trạng nào đó mà kết quả đời con không đổi thì đó là di truyền gen nhân. Nếu đời con thay đổi phụ thuộc vào phía mẹ, thì đó là di truyền gen tế bào chất:
   - Ví dụ: di truyền gen nhân:
Lai thuận:



P:
♀Đậu hạt vàng
x
♂Đậu hạt xanh

AA
aa
F1:

Đậu hạt vàng



Aa

Lai nghịch:



P:
♀Đậu hạt xanh
x
♂Đậu hạt vàng

aa
AA
F1:

Đậu hạt vàng



Aa

 
  - Ví dụ: di truyền tế bào chất:
Lai thuận:



P:
♀Đậu hạt vàng
x
♂Đậu hạt xanh

F1:

Đậu hạt vàng




Lai nghịch:



P:
♀Đậu hạt xanh
x
♂Đậu hạt vàng

F1:

Đậu hạt xanh




 
+ Định luật di truyền liên kết và hoán vị gen:
   Khi lai thuận nghịch mà kết quả đời con thay đổi về tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình khác tỷ lệ di truyền độc lập thì đó là di truyền liên kết và hoán vị gen:
  - Liên kết gen hoàn toàn: 
    Lai thuận:  
F1:
x

ruồi mình xám, cánh dài
ruồi mình đen, cánh cụt
FB:
:

1 mình xám, cánh dài

1 mình đen, cánh cụt
 
  - Hoán vị gen:
   Lai nghịch:  
F1:
x

ruồi mình xám, cánh dài
ruồi mình đen, cánh cụt
GF1:
0,41BV : 0,41bv
0,09bV : 0,09Bv

1,00bv

FB:
:
:
:
          0,41 mình xám, cánh dài
          0,41 mình đen, cánh cụt
          0,09 mình đen, cánh dài
          0,09 mình xám, cánh cụt
 
+ Định luật di truyền gen liên kết trên NST giới tính X.
   - Lai thuận:

♀XWXW
x
♂XwY

ruồi mắt đỏ
ruồi mắt trắng

  1XWXw
:
1XWY
                                      100% ruồi mắt đỏ
   - Lai nghịch:

  ♀XwXw
x
  ♂XWY

ruồi mắt trắng
ruồi mắt đỏ

  1XWXw
:
1XwY

1 ♀ ruồi mắt đỏ
 :
1 ♂ ruồi mắt trắng
         
2. Lai phân tích
- Khái niệm lai phân tích: Là phép lai lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể đưa kiểm tra là thuần chủng, nếu đời con phân tính thì cơ thể đưa kiểm tra là không thuần chủng.
- Lai phân tích được sử dụng để phát hiện ra các định luật di truyền sau:
+ Di truyền trội lặn của Menđen: lai phân tích về 1 gen xác định 1 tính trạng, kết quả có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1.
F1:
Aa
x
aa

Đậu hạt trơn
Đậu hạt nhăn
FB:
1Aa
:
1aa

1 đậu hạt trơn

1 đậu hạt nhăn
  
+ Di truyền tương tác nhiều gen xác định một tính trạng trong trường hợp tương tác bổ trợ, tương tác át chế, tương tác cộng gộp. Với tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích về một tính trạng là   1 : 1 : 1 : 1   hoặc  3 : 1  hoặc  1 : 2 : 1
  *
F1:
AaBb
x
aabb

gà mào hồ đa`o
gà mào hình lá

FB:
1AaBb
:
1Aabb
:
1aaBb
:
1aabb
   1 gà mào hồ đa`o : 1 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hạt đậu : 1 gà mào hình lá
 
   *
F1:
AaBb
x
aabb

cây cao
cây thấp

FB:
:
                  1 cao                                            3 thấp
 
   *
F1:
DdFf
x
ddff

bí quả dẹt
bí quả dài
FB:
1DdFf
 : 1Ddff : 1ddFf : 
1ddff

1 bí quả dẹt
: 2 bí quả tròn : 
1 bí quả dài
   
+ Định luật di truyền liên kết (hoặc có thể la` đa hiệu gen)
   Nếu lai phân tích về 2 cặp tính trạng trở lên mà có tỉ lệ kiểu hình là  1 : 1 thì đó là di truyền liên kết gen hoặc di truyền đa hiệu gen.
* Liên kết gen:
F1:
x

ruồi mình xám, cánh dài
ruồi mình đen, cánh cụt
FB:
:

1 mình xám, cánh dài

1 mình đen, cánh cụt

* Di truyền đa hiệu:
F1:
Vv
x
vv

ruồi cánh dài, đốt thân dài
ruồi cánh ngắn, đốt thân ngắn
FB:
1Vv
:
1vv

1 cánh dài, đốt thân dài
:
1 cánh ngắn, đốt thân ngắn
   ( muốn phân biệt hiện tượng liên kết gen hoàn toàn với hiện tượng di truyền đa hiệu phải đặt điều kiện cho phép lai).
 
- Định luật hoán vị gen:
   Nếu khi lai phân tích về 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối mà có tỉ lệ kiểu hình khác 1 : 1 : 1 : 1  thì đó là hiện tượng hoán vị gen.

F1:
x

ruồi mình xám, cánh dài
ruồi mình đen, cánh cụt
GF1:
0,41BV : 0,41bv
0,09bV : 0,09Bv

1,00bv

FB:
Kiểu gen(4):
:
:
:
            Kiểu hình (4): 0,41 mình xám, cánh dài
                                 0,41 mình đen, cánh cụt
                                  0,09 mình xám, cánh cụt
                                 0,09 mình đen, cánh dài
3. Phân tích kết quả phân li kiểu hình ở F2.
   Khi cho F1 lai với nhau. Có thể phát hiện ra các định luật di truyền sau:
- Định luật phân tính trong lai 1 cặp tính trạng do 1 cặp gen chi phối có hiện tượng trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn:
*
F1:
Aa
x
Aa

Thân cao
Thân cao

F2: 
Kiểu gen(3):
1AA 
:
2 Aa
 : 
1aa


Kiểu hình (2):
3 thân cao
1 thân thấp
              
* 
F1:
x

Hoa hồng
Hoa hồng

F2:
1AA
:
:
1aa

1 hoa đỏ
:
2 hoa hồng
:
1 hoa trắng
               
- Định luật di truyền tương tác nhiều gen xác định một tính trạng. Nếu khi lai một tính trạng mà có tỉ lệ kiểu hình :   9 : 3 : 3 : 1    ;     9 : 7     ;      9 : 6 : 1     ;     9 : 3 : 4    ;   12 : 3 : 1         ;        15 : 1.
   Thì các trường hợp di truyền trên là tương tác gen bổ trợ, tương tác át chế, tương tác cộng gộp.
   Ví dụ 1:
F1:
AaBb
cây cao
x
AaBb
cây cao
GF1:
AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, aB, ab

F2:
Kiểu gen (9) :
1AABB : 2AaBB : 1aaBB
2AABb : 4 AaBb : 2aaBb
1AAbb : 2Aabb : 1aabb

Kiểu hình (2):
9 cây cao : 7 cây thấp
    
Ví dụ 2
F1:
IiAa
quả trắng
x
IiAaIiAa
quả trắng
GF1:
IA, Ia, iA, ia
IA, Ia, iA, ia

F2:
Kiểu gen (9) :
1IIAA : 2IiAA : 1iiAA
2IIAa : 4IiAa : 2iiAa
1IIaa : 2Iiaa : 1iiaa

Kiểu hình (3):
12 quả trắng
3 quả vàng
1 quả xanh
                                
- Định luật di truyền độc lập: Nếu khi lai nhiều tính trạng mà tỉ lệ mà các tính trạng đó nghiệm đúng công thức kiểu hình (3 : 1)n thì các tính trạng đó di truyền độc lập.

F1:
AaBb
x
AaBb

Đậu hạt trơn, màu vàng
Đậu hạt trơn, màu vàng

F2:
Kiểu gen (9) :
1AABB : 2AaBB : 1aaBB
2AABb : 4 AaBb : 2aaBb
1AAbb : 2Aabb : 1aabb

Kiểu hình (4):
9 hạt trơn, màu vàng
3 hạt trơn, màu xanh
3 hạt nhăn, màu vàng
1 hạt nhăn, màu xanh

- Định luật di truyền liên kết gen hoàn toàn: Nếu lai 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối mà tỉ lệ kiểu hình ở F2  3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1 thì các tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn.
* 
F1:
x

Cây cao, quả tròn
Cây cao, quả tròn

F2:
Kiểu gen (3) :

Kiểu hình (2):
3 cây cao, quả tròn     :   1 cây thấp, quả dài

* 
F1:
x

Cây cao, quả tròn
Cây cao, quả tròn

F2:
Kiểu gen (3) :

Kiểu hình (3):
1 cây cao, quả dài
2 cây cao, quả tròn
1 cây thấp, quả tròn

- Định luật hoán vị gen: Khi kết quả lai ở F2 giữa 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối có tỉ lệ kiểu hình khác 9 : 3 : 3 : 1 thì các tính trạng được di truyền  theo định luật hoán vị gen (người học tự cho ví dụ minh hoạ)
IV. Các định luật di truyền một tính trạng
1. Định luật tính trội
   Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một trong 2 tính trạng của bố hoặc mẹ. Tính trạng được biểu hiện gọi là tính trạng trội, tính trạng kia không được biểu hiện gọi là tính trạng lặn.
   P:      AA       x        aa
             cao             thấp
   F1:                Aa
                       Cao
2. Định luật phân li F2.
   Khi cho các cơ thể lai thuộc thế hệ thứ nhất giao phối với nhau (hoặc tự thụ phấn) thì ở thế hệ thứ hai có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
 
3. Định luật trội trung gian
   Khi lai 2 cơ thể thuần chủng, khác nhau về 1 cặp tính trạng thì ở đời lai F1 biểu hiện tính trội trung gian, còn ở đời lai F2 tính trội và tính lặn phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
   P: AA x aa → F1 : Aa x Aa → F2 : 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
       đỏ    trắng         hồng   hồng
4. Di truyền tương tác của nhiều gen qui định tính trạng bao gồm:
- Tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội không alen hoặc 2 gen lặn không alen. Sự tương tác gen bổ trợ có thể tạo ra 2 kiểu hình đến 4 kiểu hình, có thể làm xuất hiện kiểu hình mới, thay đổi tỉ lệ phân li kiểu hình theo Menđen, từ tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 biến đổi thành 9 : 6 : 1  ;   9 : 7   ; 9 : 3 : 4.
- Tương tác át chế bao gồm át chế do gen trội hoặc gen lặn này lấn át biểu hiện kiểu hình của gen trội và gen lặn không alen khác.
- Sự tương tác gen át chế ức chế sự xuất hiện kiểu hình của tính trạng khác. Gen át chế có thể qui định tính trạng đặc trưng hoặc chỉ làm nhiệm vụ át chế. Tương tác gen át chế làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình so với tỉ lệ theo Menđen. Từ tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 biến đổi thành 12 : 3 : 1   ;    13 : 3    ;    9 : 3 : 4.
- Tương tác cộng gộp có thể xảy ra giữa các gen trội alen hoặc không alen. Có 2 kiểu cộng gộp đó là cộng gộp tích luỹ và cộng gộp không tích luỹ. Trong cộng gộp tích lũy vai trò của các gen trội như nhau vì vậy số lượng gen trội càng nhiều thì tính trạng biểu hiện càng rõ. Tỉ lệ kiểu hình riêng biệt về sự di truyền 1 tính trạng do 2 cặp gen chi phối là   1 : 4 : 6 : 4 :1   còn tỉ lệ chung là 15 : 1.
   Qua các kiểu tương tác trên có thể phát biểu tóm tắt sự di truyền tương tác nhiều gen lên 1 tính trạng như sau:
   Với n cặp gen ở P thuần chủng, phân li độc lập nhưng cùng tác động lên 1 tính trạng thì sự phân li về kiểu hình ở F2 sẽ là một biến dạng của sự khai triển biểu thức (3 + 1)n .
5. Di truyền đồng trội: đó là trường hợp khi trong kiểu gen của 1 cơ thể có 2 gen trội alen với nhau cùng biểu hiện tính trạng.
   Ví dụ: Sự di truyền nhóm máu AB ở người do kiểu gen IAIB chi phối:
   P:  IAIA x IBIB → F1: IAIB
        (A)     (B)           (AB)
6. Di truyền giới tính: tính trạng giới tính là 1 tính trạng có cơ sở di truyền được chi phối bởi cặp NST giới tính. Tỉ lệ phân li giới tính chung là  1 đực : 1 cái  đối với các loài đã phân hoá giới tính. Ngoài ra sự biểu hiện tính trạng giới tính còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
   XX x XY           XX x XO
                                 
   1XX : 1XY       1XX : 1XO
7. Di truyền liên kết giới tính.
   Gen lặn nằm trên X do bố truyền qua con gái và biểu hiện ở cháu trai. Ví dụ sự di truyền màu mắt ruồi giấm di truyền bệnh mù màu, máu khó đông ở người.
   XWXW  x  XwY  → F1: XWXw  x  XWY
   mắt đỏ     mắt trắng          đỏ           đỏ
                                  F2: 1XWXW : 1XWXw : 1XWY : 1XwY
                                        Kiểu hình (2):  3 đỏ : 1 trắng
- Gen trên Y, di truyền theo cơ chế di truyền thẳng. Biểu hiện 100% ở cá thể dị giao tử (XY).
   P:    XX              x          XYd
       Bình thường        Dính ngón tay 2-3
   F1: 1XX              :          1 XYd
        1 Bình thường  : 1 dính ngón tay 2-3
   Có thể tóm tắt kiểu gen, kiểu hình của P, F1, F2 , các qui luật di truyền một tính trạng qua bảng sau:



V. Các định luật di truyền nhiều tính trạng
1. Định luật di truyền độc lập
   Định luật này nghiên cứu sự di truyền cùng một lúc nhiều tính trạng, mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền (một cặp gen tương ứng), chi phối: nhận thấy ở đời lai F1 đều biểu hiện tính trạng trội, ở đời lai F2 mỗi tính trạng đều phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. Tỉ lệ kiểu hình chung của các tính trạng tuân theo nhị thức (3 : 1)n . Điều này đã khẳng định mỗi cặp nhân tố di truyền tồn tại trên 1 cặp NST nhờ vậy khi phân li hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào nhau. Nội dung định luật di truyền độc lập phát biểu như sau:
   Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại.
   Định luật di truyền độc lập chỉ được giải thích bằng sự phân li độc lập tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST dẫn tới sự phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên của các gen. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ chung (3 : 1)n chỉ là kết qủa sự phân li của các gen theo tỉ lệ (1 : 2 : 1)n .
   Menđen đã rút ra những điều khái quát sau về sự di truyền của n cặp gen dị hợp di truyền độc lập:
      
Số cặp gen dị hợp
Số lượng các loại giao tử
Số lượng các loại kiểu hình
Tỉ lệ 
phân li
kiểu hình
Số lượng các loại kiểu gen
Tỉ lệ phân li kiểu gen
1
2
3
...
n
2
4
8
...
2n
2
4
8
...
2n
(3:1)1
(3:1)2
(3:1)3
...
(3:1)n
3
9
27
...
3n
(1:2:1)1
(1:2:1)2
(1:2:1)3
...
(1:2:1)n

   Định luật di truyền độc lập được nghiệm đúng bởi các điều kiện sau:
- P thuần chủng khác nhau bởi từng cặp tính trạng.
- Nhân tố di truyền trội phải lấn át hoàn toàn nhân tố di truyền lặn.
- Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống phải ngang nhau.
- Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh phải ngang nhau.
- Sức sống của các hệ hợp tử và các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.
- Phải xử lí tính toán trên số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai.
- Mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng phải tồn tại trên một NST khác nhau để khi phân li độc lập không lệ thuộc vào nhau.
   Định luật di truyền độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên, tạo cho sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống. Định luật di truyền độc lập còn là cơ sở khoa học và là phương pháp lai tạo hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
 
2. Những cống hiến và những hạn chế cơ bản của Menđen trong nhận thức di truyền các tính trạng.
* Những cống hiến cơ bản của Menđen
- Đề xuất được phương pháp luận trong nghiên cứu hiện tượng di truyền gồm 2 vấn đề cơ bản:
 + Chọn đối tượng nghiên cứu có 3 đặc điểm ưu việt cơ bản: thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, là cây tự thụ phấn cao độ, có nhiều tính trạng đối lập, trội lấn át hoàn toàn lặn.
 + Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản.
 + Tạo dòng thuần chủng trước khi thực hiện các phép lai để phát hiện các qui luật di truyền.
 + Lai và phân tích kết quả lai của từng cặp tính trạng, trên cơ sở đó tìm qui luật di truyền của nhiều tính trạng.
 + Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kiểu di truyền của các cây mang tính trạng trội. Sự phân tích này cho phép xác định được bản chất của sự phân li kiểu hình là do sự phân li các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
 + Sử dụng toán thống kê và lí thuyết xác suất để phân tích qui luật di truyền các tính trạng.
- Phát hiện ra 3 định luật di truyền đơn giản nhưng rất cơ bản của các hiện tượng di truyền (định luật tính trội, định luật phân li, định luật di truyền phân li độc lập các tính trạng).
- Giả định nhân tố di truyền chi phối tính trạng, trong tế bào cơ thể nhân tố di truyền tồn tại thành cặp, mỗi cặp có hai thành viên (một thành viên có nguồn gốc từ bố, một thành viên có nguồn gốc từ mẹ). Khi giảm phân tạo giao tử mỗi thành viên chỉ đi về 1 giao tử. Nhờ đó lúc thụ tinh các cặp nhân tố di truyền được phục hồi, tính trạng được biểu hiện. Đây là cơ sở đặt nền móng để phát hiện ra cơ chế giảm phân, tạo giao tử và thụ tinh.
- Các định luật di truyền của Menđen là cơ sở khoa học và là phương pháp lai tạo để hình thành các giống mới. Các định luật di truyền của ông còn cho phép giải thích được tính nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới.
* Hạn chế của Menđen
- Về nhận thức tính trội: Men đen cho rằng chỉ có hiện tượng trội hoàn toàn. Sinh học hiện đại bổ sung thêm ngoài hiện tương trội hoàn toàn còn có hiện tượng trội không hoàn toàn, trong đó trội không hoàn toàn là phổ biến hơn.
- Menđen cho rằng mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng. Sinh học hiện đại bổ sung thêm hiện tượng tương tác nhiều gen xác định một tính trạng và 1 gen chi phối nhiều tính trạng.
- Với quan điểm di truyền độc lập của Menđen, mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên 1 cặp NST. Qua công trình nghiên cứu của Moocgan đã khẳng định trên một NST tồn tại nhiều gen, các gen trên một NST tạo thành một nhóm liên kết, tính trạng di truyền theo từng nhóm tính trạng liên kết.
- Những giả định của Menđen về nhân tố di truyền chi phối tính trạng nay đã được sinh học hiện đại xác minh đó là các gen tồn tại trên NST thành cặp tương ứng.
- Chính Menđen không hiểu được mối quan hệ giữa gen, môi trường và tính trạng. Sinh học hiện đại đã làm rõ mối quan hệ đó. Trong quá trình di truyền, gen qui định mức phản ứng, môi trường xác định sự hình thành một kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng. Còn tính trạng biểu hiện chỉ là kết quả tác dụng qua lại giữa kiểu gen và môi trường.

1 nhận xét:

  1. With the like of pumpkin seed, Siberian ginseng and saw palmetto, it
    supplies essential vitamins and minerals. Choosing to
    parent again is probably the most critical decisions most men is ever going to make.
    Most doctors prescribe antidepressants to stop early ejaculation as some drugs possess a
    side-effect - delayed orgasm.

    Trả lờiXóa