Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 ÔN TẬP HỌC KÌ I

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì I



Câu1. Tế bào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì:

A. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.               

B. Tế bào có 3 bộ phận quan trọnglà: Màng, tế bào chất và nhân.   

C. Tế bào có các đặc điểm đặc trưng của sự sống.

 D. Cả a và c đều đúng.

Câu 2. Giới Khởi sinh gồm các loài:

A. vi khuẩn kí sinh, vi khuẩn cổ, vi khuẩn lam.                                 

B. vi khuẩn lam, trùng amip.                                                                

C. vi khuẩn lam, vi khuẩn kí sinh, trùng roi.

 D. trùng bào tử, vi khuẩn tự dưỡng.

Câu 3. Giới nguyên sinh gồm các loài:

A. amip, tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu.                                                      

B. tảo lục đơn bào, vi khuẩn lam, amip.                                               

C. vi khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng.

D. nấm nhầy, amip, trùng roi, vi khuẩn đơn bào.

4. Nấm rơm sống bằng hình thức:

A. kí sinh vào rơm.                  C. hoại sinh rơm.

B. cộng sinh với rơm.              D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 5. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì:

A.     Có các liên kết phôtphat cao năng.   

B.     Các liên kết phôtphat cao năng của nó rất dễ hình thành nhưng không dễ phá vỡ.             

C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài của cơ thể.

D. Nó vô cùng bền vững.

Câu 6. Nước rất quan trọng với sự sống vì:

A.   Chiếm tỉ lệ lớn từ 50% - 90%.         

B.    Là dung môi hòa tan các chất, môi trường khuếch tán và các phản ứng sinh hóa…    

C. Làm tăng trọng lượng cơ thể.

D. Thoát hơi nước để tỏa nhiệt.

Câu 7. Hợp chất nào trong các chất sau có đơn vị cấu trúc là glucôzơ.

A. Tinh bột và saccarôzơ.                                                                    

B. Glicôgen và saccarôzơ.                                                                    

C. Saccarôzơ và xenlulôzơ, lipit đơn giản.

 D. Tinh bột và glicôgen.

Câu 8. Năng lượng là:

A.     Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.       

B.     Sản phẩm các hoạt động trong tự nhiên ( gió, nước chảy...).          

C. Sản phẩm của sự chiếu sáng từ các nguồn sáng( Mặt trời, lửa...)

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9.  Thế giới sống được sắp xếp theo thứ bậc là:

A.     Từ thấp đến cao.            

B.     Cấp cao hơn phân bố rộng hơn cấp thấp.                                       

C. Cấp cao hơn có tất cả các đặc tính của cấp thấp hơn và có đặc tính nổi trội mà cấp thấp không có.

D. Cả A và C đúng.

Câu 10. Tập hợp các giới gồm toàn sinh vật nhân thực là:

A.     Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.

B.     Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

C.     Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

D.     Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

Câu 11. Điểm khác nhau cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật là:

A.     Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng có khả năng quang hợp, giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng.

B.      Giới Thực vật gồm những sinh vật phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm. Giới Động vật gồm những sinh vật phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.

C.     Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, giới Động vật gồm 7 ngành chính.                

D.     Cả A và B đúng.

Câu 12. Đơn vị phân loại cao nhất trong sinh giới là:

A.     Loài                       B. Ngành                     C. Bộ                           D. Giới

Câu 13.Phương thức tồn tại của nấm là:

A. Hoại sinh                B. Kí sinh                     C. Cộng sinh                D. Cả A, B, C đúng.

Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản giữa nấm và thực vật là:

A.      Thực vật có nhiều lục lạp, nấm không có lục lạp.                        

B.     Nấm có thành tế bào bằng kitin,  thực vật có thành tế bào bằng xenlulôzơ.          

C. Thực vật là sinh vật đa bào nhân thực.

 D. Cả A và B đúng.

Câu 15.Trong cơ thể, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là:

 A.Tế bào bạch cầu                  B. Tế bào hồng cầu                C. Tế bào cơ                D.  Tế bào biểu bì.

Câu16. Đặc tính của Prôtêin là:

A. Có khả năng tự nhân đôi                                                                                          

B. Bị biến tính ở nhiệt độ cao                                                 

C. Tan trong nước     

D. Tham gia vào nhiều chất xúc tác sinh học

Câu17.  Điểm khác nhau giữa các đơn phân của ADN là:

A. Số nhóm - OH trong đường đêôxiribôzơ                                        

B.Nhóm phôtphat

C. Bazơ nitơ                                                                       

D. Đường đêôxiribôzơ

Câu 18. Nhóm chất gồm toàn đường đơn là:

A. Saccarôzơ, glucôzơ, mantôzơ, lactôzơ                               

B. Saccarôzơ, glucôzơ, xenlulôzơ, tinh bột                               

C. Glicôgen,  glucôzơ, xenlulôzơ, tinh bột

D. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.

Câu 19. Cácbonhiđrat có chức năng chính là:

A. Chất dự trữ và sinh ra năng lượng                                       

B. Chất cấu tạo và sinh ra năng lượng                                      

C. Chất tạo hình và chất xúc tác

 D. Cả A, B và C đều  đúng

Câu 20. Các bậc phân loại được xếp từ thấp đến cao là:

A. Cá thể  " Quần thể  " Chi" Loài.

B. Loài" Chi   " Họ "  Bộ  "  Lớp "  Ngành"  Giới.

C. Loài "  Chi " Bộ "  Họ "  Lớp"  Ngành " Giới.

D. Chi "Loài " Họ   --> Bộ "  Lớp "  Ngành  "  Giới.

Câu 21. Hầu  hết các tính chất khác thường của nước được gây ra bởi:

A. Phân cực: mang điện tích dương ở hiđrô và âm ở ôxi                        

B. Các phân tử nước liên kết với nhau tạo thành dòng nước                 

C.1 ôxy liên kết với 2 hiđrô

 D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22. Người sẽ bị bướu cổ khi thiếu nguyên tố:

A. Nguyên tố đại lượng iôt                                         C. Nguyên tố sắt.

B. Nguyên tố vi lượng iôt                                            D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 23. Mỗi phân tử mỡ được hình thành là do:

A. 1 loại rượu 3 cacbon và 2axit béo               C. 1 phân tử glixêron và 3 axit béo     

B. 1 loại rượu 3 cacbon và 5axit béo               D. 1 phân tử glixêron và 4 axit béo

Câu 24. Chỉ có 4 loại nuclêôtit mà sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú là:

A. Do ADN của chúng khác nhau   

B. Do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN khác nhau         

C. Do ARN của chúng khác nhau

 D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 25. Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là:

 A.Tế bào bạch cầu                  B. Tế bào biểu bì.                  

C. Tế bào cơ                D.  Tế bào hồng cầu.

Câu 26. Đơn phân cấu tạo nên Prôtêin là:

 A. Axit amin           B. Nuclêôtit               

C. Glucôzơ                D. Ribôxôm

Câu 27. Các axit amin trong chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau bằng:

A. Liên kết hiđrô                     B. Liên kết peptit                    

C.Liên kết cộng hóa trị            D.Liên kết đôi

Câu 28. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:

  A. Tham gia vào quá trình phân bào                                     

  B. Thực hiện quá trình hô hấp                                                

C. Bảo vệ và giữ hình dạng tế bào ổn định      

 D. Tham gia duy trì áp suất thẩm thấu.

Câu 29.Tế bào chứa nhiều ti thể là:

A. Tế bào cơ    tim                  B. Tế bào da và cơ                   

 C.  Tế bào hồng cầu                D. Tế bàoxương

Câu 30.  Điểm khác nhau giữa các đơn phân của ARN là:

A. Số nhóm –OH trong đường ribôzơ   C. Đường ribôzơ         

B.Phôtphat                     D. Bazơ nitơ               

Câu 31. Đơn phân cấu tạo nên ARN là:

 A. Nuclêôtit                         B. Axit amin                   C. Glucôzơ                D. Ribôxôm

Câu 32. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch:

A.     Saccarôzơ ưu trương.           C. Urê ưu trương.        

B.     Saccarôzơ nhược trương. D. Urê nhược trương.                                                        

Câu 33. Đường được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ các nguyên tố:

A.   Cacbon, ôxi, natri.       C. Cacbon, hiđro, kali.

B.  Cacbon, kali, nitơ.       D. Cacbon, ôxi, hiđrô.

Câu 34. Những loại nào sau đây là đường đôi?

A. Mantôzơ, lactôzơ, saccarôzơ.   

B. Glicôgen, lactôzơ.

C. Xenlulôzơ, saccarôzơ, glicôgen.     

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 35. Mỡ là dung môi hòa tan các chất:

A. Vitamin E, A, K và D    

B. Vitamin E, B1, B12,và PP, D.

C. Vitamin K,C,B1 và B12, A.      

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 36. Các chất nào sau đây là một dạng lipit?

A. Vitamin C, A, B, E, K, oestrôgen.  

B. Colesterol, Vitamin A, B, D, K, C

C. Testosterôn, vitamin A, D, E, K                               

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 37. Đường tiêu hóa chậm là đường:

A. Glucôzơ, fructôzơ.                                                   

B. Lactôzơ, galactôzơ.

C. Saccarôzơ, glucôzơ.                                                             

D. Bánh mì, cơm.

Câu 38. ở tế bào nhân sơ ADN thường có cấu trúc:

A.   Dạng mạch kép thẳng.       C. Dạng mạch kép vòng.

B.    Mạch đơn vòng.      D. Mạch đơn xoắn.

Câu 39.  Diệp lục tồn tại trong bộ phận:

A.   Tilacôit                  B. Chất nền.                  

C. Trên màng lục lạp.        D. Cả A và B đúng.

Câu 40. Cấu trúc của lục lạp là:

A.   Có màng kép và thường có hình bầu dục.                                  

B.    Giữa màng và chất nền có hệ thống mạng lưới dẫn truyền các chất.

C.    Khối cơ chất không màu( chất nền- strôma) và các hạt nhỏ( grana).

D.   Cả A và C  đúng.          E. Cả A, B  và C  đúng.

Câu 41.  Số lượng lớn ribôxôm  có trong tế bào chuyên sản xuất:

A.   Lipit                       B. Pôlisaccarit.                                    

C. Prôtêin.                               D. Glucôzơ.

Câu 42: Chức năng của nhân tế bào là:

A.   Lưu giữ vật chất di truyền.                                     

B.    Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.                       

C.Tham gia vào cấu trúc của các bào quan quan trọng

 D.Cả A và B đúng.

Câu 43. Trung thể có chức năng:

A.   Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.                       

B.    Tham gia hình thành thoi vô sắc.                                        

C. Tham gia vào cấu trúc của các bào quan quan trọng

 D. Cả B và C đúng.

Câu 44. Trung thể là bào quan có ở:

A.   Tế bào thực vật.    C. Tế bào động vật.

B.    Tế bào nhân sơ.       D. Tế bào nhân thực.

Câu 45. Khi nghiền nát một mẩu mô thực vật, sau đó đem li tâm thu được một số bào quan. Các bào quan này hấp thụ C02  và giải phóng 02 . Vậy chúng là:

A.   Ti thể                     B. Lục lạp.                                            

C. Mạng lưới nội chất.             D. Ribôxôm.

Câu 46. Cấu trúc của ti thể gồm:

A.   Prôtêin, lipit, axitnuclêic và ribôxôm.                                

B.    Có cấu trúc màng kép.                                                        

C. Có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn.

 D. Cả A , B và C đều đúng.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

Câu 47. Các dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào sinh vật là:

A.   Điện năng, hóa năng, nhiệt năng.                          

B.    Các dạng năng lượng được tạo ra do mối quan hệ của sinh vật với môi trường.                

C. Các dạng năng lượng được tạo ra trong sự tổng hợp chất hữu cơ.

  D. Cả A và B đều đúng.

Câu 48. Chuyển hóa năng lượng là:

A.   Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống.

B.    Sự biến đổi từ động năng – thế năng – cơ năng – nhiệt năng.

C.    Sự biến đổi năng lượng trong chuõi thức ăn và lưới thức ăn.

D.   Cả A, B và C đúng.

Câu 49. Trong cơ thể sinh vật, quá trình thường xuyên cần năng lượng là:

A.   Các phản ứng sinh tổng hợp các chất.                               

B.    Sự tái sinh các tổ chức( phân bào, sinh sản ...).                  

C. Sự thực hiện công cơ học và công điện học.

D. Cả A, B và C đúng.

Câu 50. Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:

A.   Chúng sống trong những môi trường giống nhau.             

B.    Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.                                     

C. Chúng đều có chung tổ tiên.

D. Cả A, B và C đúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét