Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

TRẮC NGHIỆM DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ



 Câu 1. Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
          A. Quần thể tự phối                        B. Quần thể giao phối gần           C. Quần thể giao phối có lựa chọn   D. Quần thể ngẫu phối
 Câu 2. Điều kiện quan trọng nhất để định luật Hacdi - vanbec nghiệm đúng là:
          A. Không có đột biến                                                                           B. Quần thể giao phối ngẫu nhiên
          C. Quần thể cáo số lượng cá thể lớn                                                    D. Không có chọn lọc
 Câu 3. Phương pháp tính tần số alen trong quần thể ngẫu phối với trường hợp trội hoàn toàn là:
          A. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn so với kiểu hình trội                       B. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn
          C. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trội   D. Dựa vào tỉ lệ các kiểu hình
 Câu 4. Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra:
          A. Tần số tương đối của các alenvà các kiểu gen                                 B. Số loại kiểu gen tương ứng
          C. Vốn gen của Quần thể                                                                     D. Tính đa hình của Quần thể
 Câu 5. Điều kiện nào là chủ yếu đảm bảo quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?
          A. Các loại giao tử có sức sống ngang nhau                                         B. Không có đột biến và chọn lọc
          C. Sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên D. Các hợp tử có sức sống như nhau
 Câu 6. Bản chất của định luật Hacdi - van béc là:
          A. Có những điều kiện nhất định     B. Sự ngẫu phối diễn ra
          C. Tần số tương đối của các alen không đổi                                        D. Tần số tương đối của các kiểu gen không đổi
 Câu 7. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacđi - vanbec:
          A. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình
          B. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ône định qua thời gian dài
          C. Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lăn đột biến trong Quần thể
          D. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thíc cơ sở của sự tiến hóa
 Câu 8. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,1 AA + 0,8 Aa  +  0,1 aa = 1. sau 3 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào?
          A. 0,45 AA + 0,10 Aa + 0,45 Aa = 1                                                  B. 0,30 AA + 0,40 aa + 0,30 Aa = 1
          C. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 Aa = 1                                                 D. 0,45 AA + 0,10 Aa + 0,45 Aa = 1
 Câu 9. Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
          A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thểB. Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
          C. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đố trong quần thể                D. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể
 Câu 10. Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng?
          A. Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm qua các thế hệ           B. Thể hiện tính đa hình
          C. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
          D. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
 Câu 11. Tất cả các gen alen của các gen trong quần thể tạo nên:
          A. Kiểu hìnhg của quần thể              B. Kiểu gen của quần thể            C. Vốn gen của quần thể  D. Thành phần kiểu gen của quần thể
 Câu 12. Ý nào sau đây là quan trọng nhất trong khái niệm quần thể?
          A. Các cá thể tự do giao phối với nhau                                                B. Tồn tại qua nhiều thế hệ
          C. Số đông cá thể cùng loài                                                                  D. Chiếm một khoảng không gian xác định
 Câu 13. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối như thế nào?
          A. Đa dạng và phong phú về kiểu gen                                                 B. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
          C. Tăng thể dị hợp và giảm thể dồng hợp                                           D. Phân hóa thành dòng thuần có kiểu gen khác nhau
 Câu 14. Định luật hacđi - vanbec phản ánh
          A. Sự mất ổn định của tần số các alentrong Quần thể                         B. Sự cân bằng di truyền trong Quần thể
          C. Sự ổn đingj của tần số tương đói các alen trong Quần thể              D. Trạng thái động của Quần thể
 Câu 15. Điều nào sau đây nói về Quần thể ngẫu phối là không đúng?
          A. Đặc trưng về tần số tương đối của các alen
          B. Điểm đặc trưng của Quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giưuã các cá thể trong quần thể
          C. Các cá thể trong quần thể khác nhautrong cùng một loài không giao phối với nhau
          D. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình
 Câu 16. Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là:
          A. AA = aa = (1-(1/4)n/2; Aa = (1/4)n                                                 B. AA = aa = (1-(1/2)n/2; Aa = (1/2)n
          C. AA = aa = (1-(1/16)n/2; Aa = (1/16)n                                             D. AA = aa = (1-(1/8)n/2; Aa = (1/8)n
 Câu 17. Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen  Aa. Khi n tiến tới vô hạn, kết quả về sự phân bố kiểu gen trong quần thể sẽ là:
          A. AA = aa = ½                               B. Toàn kiểu gen Aa                   C. AA = Aa = aa = 1/3                D. AA = ¾ ; aa = ¼
 Câu 18. Một cá thể kiểu gen  AaBb sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là:
          A. 6                                                  B. 4                                             C. 2                                              D. 8
 Câu 19. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA: 11 aa. Sau năm thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
          A. 29AA: 13aa                                 B. 30AA: 12aa                            C. 31AA: 11aa                             D. 28AA: 14aa
 Câu 20. Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất:
          A. Không đặc trưng nhưng ổn định B. Không đặc trưng và không ổn định
          C. Đặc trưng và ổn định                                                                      D. Đặc trưng và không ổ định
 Câu 21. Phương pháp tính tần số alen trong quần thể với trường hợp trội không hoàn toàn là:
          A. Dựa vào tỉ lệ các kiểu hình                                                              B. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trung gian
          C. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trội   D. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn

1 nhận xét:

  1. Hi Dear, are you truly visiting this web page
    daily, if so then you will without doubt take fastidious know-how.

    Trả lờiXóa