Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Trình bày những cống hiến của Menđen. hạn chế và bổ sung


1. Những cống hiến của Menđen cho di truyền học :
- Međen đã đề ra 2 phương pháp nghiên cứu di truyền và về sau đã được ứng dụng rộng rãi là phương pháp phân phân tích di truyền giống lai và phương pháp lai phân tích. Nội dung của các phương pháp như sau :
v Phương pháp phân tích di truyền giống lai. Phương pháp nghiên cứu này có các nội dung cơ bản sau :
· Chọn đối tượng thí nghiệm : thường Menđen chọn nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan do tính chất tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó.
· Kiểm tra, chọn lọc để có được dòng thuần chủng trước khi đem lai giống. Trong nội dung này, Menđen kết hợp sử dụng phương pháp lai phân tích.
· Phân tích các đặc điểm di truyền phức tạp ở cơ thể sinh vật thành từng cặp tính trạng riêng lẽ. Tiến hành lai từ đơn giản đến phức tạp. Lúc đầu là thí nghiệm lai 1 tính, rồi chuyển dần đến lai 2 tính, 3 tính v.v...
· Mỗi một thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần trên nhiều đối tượng khác nhau nhằm kiểm tra các kết quả thu được.
· Rút ra định luật : dùng thống kê toán học rút ra các định luật mang tính chất định lượng.
v Phương pháp lai phân tích : Là phép lai nhằm kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang tính trội là thuần chủng hay không. Cách làm là cho cơ thể cần kiểm tra lai với cơ thể mang tính lặn. Sau đó dựa vào kiểu hình ở con lai để kết luận.
· Nếu con lai đồng tính, chứng tỏ cơ thể đang kiểm tra là thuần chủng.
· Nếu con lai phân tính, chứng tỏ cơ thể đang kiểm tra là không thuần chủng.
q Sơ đồ lai minh họa :
§ P : AA (thuần chủng) aa
GP : A a
F1 : 100% Aa (F1 đồng tính)
§ P : Aa (không thuần chủng) aa
GP : A, a a
F1 : 50% Aa : 50% aa (F1 phân tính)
- Trên cơ sở thực nghiệm, Menđen đã phát hiện 3 định luật di truyền ở sinh vật. Nội dung của mỗi định luật như sau :
v Định luật đồng tính (còn gọi là định luật tính trội) : Khi lai 2 cá thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì các cá thể lai F1 đồng tính, mang tính trạng 1 bên của bố hoặc mẹ, là tính trạng trội.
v Định luật phân tính (còn gọi là định luật phân li) : Khi lai 1 cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì thế hệ F2 có hiện tượng phân tính theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
v Định luật phân li độc lập : Khi lai 1 cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
2. Bổ sung của di truyền học hiện đại cho các hạn chế của Menđen : Tuy có những cống hiến quan trọng trong lĩnh vực di truyền học. Song, chủ yếu do trình độ phát triển của khoa học đương thời, Menđen cũng có những hạn chế nhất định và những hạn chế đó đã được di truyền học hiện đại bổ sung như sau :
Các hạn chế của Menđen
· Chỉ phát hiện hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn alen với nó.
· Chỉ mới đề cập đến mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể qui định một tính trạng.
· Chỉ nghiên cứu gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường trong nhân tế bào.

Bổ sung của di truyền học hiện đại
· Còn có hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn gọi là hiện tượng di truyền trung gian.
· Một gen có thể qui định nhiều tính trạng cho cơ thể gọi là tính đa hiệu của gen.
· Nhiều gen không alen có thể tương tác qui định một tính trạng cho cơ thể theo qui luật tương tác gen.
· Nhiều gen còn phân bố trên một nhiễm sắc thể di truyền theo qui luật liên kết gen hoàn toàn và qui luật hoán vị gen.
· Gen còn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính và theo qui tắc di truyền có liên kết với giới tính.
· Gen không chỉ nằm trên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào mà còn nằm trong một số bào quan (ADN dạng vòng). Các gen này qui định sự phát triển tính trạng con theo dòng mẹ, gọi là qui luật di truyền qua tế bào chất.

Một số vấn đề lí thuyết sinh học tế bào

1. Cấu tạo chức năng của NST






Giao tử là gì? Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. So sánh giao tử đực và giao tử cái.


1. Giao tử :
- Giao tử là tế bào sinh dục có chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) được hình thành từ quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử (2n) có khả năng thụ tinh tạo ra hợp tử.
- Có 2 loại giao tử : giao tử đực còn được gọi là tinh trùng và giao tử cái còn được gọi là trứng.
Thí dụ :
Người : 2n = 46 giao tử : n = 23
Ruồi giấm : 2n = 8 giao tử : n = 4
Lợn : 2n = 38 giao tử : n = 19
Gà : 2n = 78 giao tử : n = 39
2. Quá trình phát sinh giao tử ở động vật :
Ở động vật, giao tử được tạo thành ở tinh hoàn (đối với cá thể đực) hoặc ở buồng trứng (đối với cá thể cái). Về cấu tạo, tinh hoàn và buồng trứng được tập hợp từ nhiều ống dẫn sinh dục, mỗi ống dẫn sinh dục được chia thành 3 vùng : vùng sinh sản, vùng sinh trưởng và vùng chín.
a. Tại vùng sinh sản :
Các tế bào sinh dục sơ khai đực hoặc cái (đều có 2n nhiễm sắc thể) nguyên phân nhiều lần liên tiếp làm tăng số lượng tế bào sinh dục sơ khai đực hoặc cái (2n).
b. Tại vùng sinh trưởng :
Sau quá trình nguyên phân ở vùng sinh sản, nhiều tế bào sinh dục sơ khai tạo ra và được chuyển vào vùng sinh trưởng. Tại đây, các tế bào sinh dục sơ khai hoặc cái ngừng sinh sản, tiếp tục tích lũy chất dinh dưỡng và trở thành tế bào sinh giao tử đực hoặc cái (đều có 2n nhiễm sắc thể). Trong cùng một loài, tế bào sinh giao tử cái lớn hơn tế bào sinh giao tử đực do phải tích lũy nhiều chất dinh dưỡng hơn, chuẩn bị nuôn dưỡng phôi ở giai đoạn đầu nếu xảy ra quá trình thụ tinh.
c. Tại vùng chín :
- Các tế bào sinh giao tử đực hoặc cái và vùng chín, thực hiện giảm phân qua 2 lần phân bào. Kết quả mỗi tế bào sinh giao tử tạo 4 tế bào con, đều có chứa n nhiễm sắc thể.
- Ở cá thể đực, cả 4 tế bào con nói trên đều trở thành 4 giao tử đực và đều có kích thước bằng nhau.
- Ở cá thể cái, trong 4 tế bào con nói trên thì có 1 tế bào có kích thước lớn trở thành trứng, có khả năng thụ tinh, 3 tế bào còn lại có kích thước nhỏ hơn trở thành thể định hướng, không có khả năng thụ tinh và sau đó bị tiêu biến đi.
3. So sánh giao tử đực và giao tử cái :
a. Những điểm giống nhau :
- Đều được hình thành từ quá trình giảm phân của các tế bào sinh giao tử ở vùng chín của ống dẫn sinh dục.
- Đều chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Đều có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.
b. Những điểm khác nhau :
- Giao tử đực được tạo ra từ tế bào sinh tinh trong tinh hoàn, còn giao tử cái được tạo ra từ tế bào sinh trứng trong buồng trứng.
- Giao tử cái có kích thước lớn hơn giao tử đực cùng loài do giao tử cái tích lũy nhiều chất dinh dưỡng hơn để chuẩn bị nuôi dưỡng phôi ở giai đoạn đầu, nếu xảy ra quá trình thụ tinh.
- Thời gian sống của giao tử cái dài hơn so với thời gian sống của giao tử đực cùng loài.
- Số lượng giao tử đực phát sinh nhiều hơn số lượng giao tử cái phát sinh trong cùng 1 loài. Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo 4 tinh trùng, trong khi một tế bào sinh trứng giảm phân chỉ tạo ra 1 trứng.
- Nhiễm sắc thể giới tính trong giao tử đực và trong giao tử cái có thể khác nhau.

Sự liên quan giữa nguyên phân và giảm phân trong quá trình phát sinh giao tử ở động vật?


Sự liên qua giữa nguyên phân và giảm phân trong quá trình phát sinh giao tử ở động vật :
- Ơ vùng sinh sản : Tế bào sinh dục sơ khai (2n) nguyên phân nhiều lần liên tiếp làm tăng số lượng tế bào sinh dục sơ khai.
- Ơ vùng sinh trứng : Các tế bào sinh dục sơ khai biến đổi thành các tế bào sinh dục chín (2n).
- Ơ vùng chín : Các tế bào sinh dục chín giảm phân để cho ra giao tử (n).

Câu 29 : So sánh nguyên phân và giảm phân.
Trả lời :
1. Những điểm giống nhau :
- Đều diễn biến qua các kỳ tương tự : kỳ trung gian, kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối.
- Nhiễm sắc thể xảy ra những biến đổi mang tính chu kỳ tương tự nhau như : tự nhân đôi, đóng xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
- Sự biến đổi các thành phần khác của tế bào như : màng nhân, nhân con, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất, vách ngăn tế bào tương tự nhau.
- Đều là những cơ chế có tác dụng góp phần tạo ra sự ổn định của bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ của loài.
2. Những điểm khác nhau :
Nguyên phân
a Xảy ra ở hầu hết các tế bào của cơ thể, trừ các tế bào sinh giao tử (tế bào sinh dục ở vùng chín).
b Chỉ có 1 lần phân bào.
c Chỉ có 1 lần nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li về 2 cực của tế bào.
d Vào kỳ trước : không xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể.
e Vào kỳ giữa : bộ nhiễm sắc thể 2n trong tế bào xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
f Vào kỳ sau : có hiện tượng tách tâm động, nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào của trạng thái đơn, hình thành ở mỗi cực tế bào bộ nhiễm sắc thể đơn, lưỡng bội.
g Vào kỳ cuối : bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con duỗi ra dạng sợi mảnh.
h Kết quả : 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra 2 tế bào con đều có 2n nhiễm sắc thể. § Xảy ra ở các tế bào sinh giao tử.

Giảm phân
a Xảy ra 2 lần phân bào.
b Có 2 lần nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li về 2 cực của tế bào.
c Vào kỳ trước I : xảy ra tiếp hợp và đôi lúc dẫn đến trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong từng cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.
d Vào kỳ giữa I : bộ nhiễm sắc thể kép 2n trong tế bào xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
e Vào kỳ sau I : không có hiện tượng tách tâm động, nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào ở trạng thái kép, hình thành ở mỗi cực tế bào bộ nhiễm sắc thể kép, đơn bội.
f Vào kỳ cuối I : bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con vẫn co xoắn cực đại.
h Kết quả : 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra 4 tế bào con đều có chứa n nhiễm sắc thể.

NST là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền.


1. Những đặc tính chứng tỏ nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền :
a. Những đặc tính về cấu trúc :
Nhiễm sắc thể gồm 2 thành phần hóa học tương đương nhau là prôtêin và ADN. Phân tử ADN tạo nên phần lồi lõm của nhiễm sắc thể. Trên phân tử ADN chứa gen mang thông tin di truyền dưới dạng trình tự các bộ ba nuclêôtit trên mạch pôlinuclêôtit, từ đó qui định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin, hình thành tính trạng của cơ thể.
Do cấu trúc như vậy, nên nhiễm sắc thể được xem có chức năng chứa đựng và bảo quản thông tin di truyền.
b. Những đặc điểm hoạt động sinh học :
Nhiễm sắc thể có vai trò truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể khác nhau thông qua sự kết hợp giữa các cơ chế nhân đôi, phân li và tái tổ hợp của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Trong nguyên phân : cơ chế nhân đôi kết hợp với phân li đồng đều của nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào giúp cho sự giống nhau về thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể.
- Trong giảm phân : cơ chế nhân đôi một lần kết hợp 2 lần phân li của nhiễm sắc thể dẫn đến tạo ra các giao tử đơn bội.
- Trong thụ tinh : cơ chế tái tổ hợp giữa 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 2 giao tử khác giới cùng loài giúp tái tạo bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đặc trưng của loài. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể của loài.
2. Nhiễm sắc thể chứa đựng phân tử ADN dài hơn nó :
Do cấu trúc xoắn đặc biệt của nhiễm sắc thể :
- Đơn vị cấu tạo của nhiễm sắc thể là các nuclêôxôm liên kết thành chuỗi. Mỗi nuclêôxôm có cấu trúc dạng khối cầu gồm 8 phân tử hixtôn liên kết nhau. Các nuclêôxôm được quấn và nối nhau bởi các đoạn phân tử ADN hình thành sợi cơ bản có đường kính khoảng 100 A0.
- Sợi cơ bản xoắn lại hình thành sợi nhiễm sắc thể có đường kính khoảng 250 A0.
- Sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn và lấy thêm chất nền prôtêin hình thành cấu trúc crômatit, có đường kính khoảng 7000 A0.

Tính đặc trưng và tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể.


1. Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể :
Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng và cấu trúc.
a. Về số lượng :
Ở mỗi loài sinh vật, số lượng của bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có tính đặc trưng.
Thí dụ : Người : 2n = 46 Ruồi giấm : 2n = 8
Đậu Hà Lan : 2n = 14 Gà : 2n = 78
Lợn : 2n = 38
b. Về hình dạng :
Trong tế bào của mỗi loài sinh vật, các nhiễm sắc thể xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng. Hình dạng của các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào ở mỗi loài cũng mang tính đặc trưng.
Thí dụ : Ở ruồi giấm, trong tế bào sinh dưỡng có 4 cặp nhiễm sắc thể gồm 3 cặp nhiễm sắc thể thường (2 cặp có hình chữ V, 1 cặp có hình hạt) và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở cá thể cái có 2 chiếc hình que, ở cá thể đực có 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc).
c. Về cấu trúc :
Cấu trúc của nhiễm sắc thể thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự của các gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài cũng mang tính đặc trưng.
2. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể :
Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được ổn định về số lượng, hình dạng và cấu trúc qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể và qua các thế hệ cơ thể khác nhau của loài.
3. Cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể :
a. Ở các loài sinh sản vô tính :
Sự nhân đôi kết hợp với phân li đồng đều của nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào trong quá trình nguyên phân là cơ chế giúp bộ nhiễm sắc đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
b. Ở các loài sinh sản hữu tính :
Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế : nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Qua giảm phân : bộ nhiễm sắc thể phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
- Trong thụ tinh : sự kết hợp giữa các giao tử khác giới cùng loài dẫn đến tái tổ hợp nhiễm sắc thể và hình thành bộ nhiễm sắc thể 2n trong các hợp tử.
- Qua nguyên phân : hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong nguyên phân có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể sắc về 2 cực tế bào giúp cho bộ nhiễm sắc thể 2n được duy trì ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cơ thể.

Cấu tạo chức năng của NST

1. Cấu tạo của nhiễm sắc thể :
Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính.
a. Hình thái của nhiễm sắc thể :
- Nhiễm sắc thể được nhìn thấy rõ nhất ở kỳ giữa của quá trình phân bào, lúc này các nhiễm sắc thể đang ở trạng thái co xoắn cực đại và có dạng đặc trưng.
- Ở trạng thái co xoắn cực đại, nhiễm sắc thể có thể có nhiều hình dạng khác nhau : hình hạt, hình que hay hình chữ V, chiều dài từ 0,2 – 50 micrômet, đường kính từ 0,2 – 2 micrômet.
b. Cấu tạo của nhiễm sắc thể :
v Cấu tạo hiển vi :
- Mỗi nhiễm sắc thể thường gồm có 2 cánh nằm ở hai bên. Giữa hai cánh có một eo thắt lại gọi là eo sơ cấp. Tại eo sơ cấp có tâm động. Tâm động là trung tâm vận động, là điểm trượt của nhiễm sắc thể trên dây thoi vô sắc giúp nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
- Ở một số nhiễm sắc thể, trên một cánh còn có eo thứ hai, gọi là eo thứ cấp. Có người cho rằng, eo thứ cấp là nơi tổng hợp rARN, trước khi đi ra tế bào chất để góp phần tạo ra ribôxôm, chúng tạm thời tích tụ ở eo này và tạo thành nhân con.
v Cấu tạo siêu hiển vi :
- Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc với chủ yếu gồm 2 thành phần là axit đêôxiribônuclêic và một loại prôtêin có tên là hixtôn.
- Đơn vị cơ bản cấu tạo nhiễm sắc thể là chuỗi nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm là một khối dạng cầu, bên trong chứa 8 phần tử hixtôn, bên ngoài được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit. Giữa 2 nuclêôxôm kế tiếp là một đoạn ADN nối dài 15 đến 100 cặp nuclêôtit và một phân tử hixtôn.
- Tổ hợp ADN với hixtôn trong chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính khoảng 100 A0. Sợi cơ bản xoắn lại một lần nữa tạo nên sợi nhiễm sắc có đường kính 25 A0, sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn hình thành cấu trúc crômatit có đường kính khoảng 7000 A0.
2. Chức năng của nhiễm sắc thể :
Nhiễm sắc thể có 2 chức năng cơ bản sau :
- Nhiễm sắc thể chứa ADN mang gen nên được xem là nơi bảo quản thông tin di truyền.
- Nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ :
· Thông qua các cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, thông tin di truyền của nhiễm sắc thể được truyền tử tế bào này sang tế bào khác và từ cơ thể này sang cơ thể khác của loài.
· ADN trên nhiễm sắc thể còn thực hiện sao mã tổng hợp ARN, thông qua đó điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng hợp sẽ tương tác với môi trường biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Chức năng của các bộ phận trong quá trình tổng hợp prôtêin

a. ADN :
Chứa gen mang thông tin về cấu tạo của phân tử prôtêin. Gen trên ADN điều khiển quá trình tổng hợp prôtêin thông qua sao mã tổng hợp ARN.
b. ARN :
Được sao mã từ gen trên ADN sau đó rời ADN ra tế bào chất. Có 3 loại ARN đều có vai trò trong tổng hợp prôtêin.
- mARN : là bản mã sao, trực tiếp truyền thông tin về cấu tạo của phân tử prôtêin từ gen trên ADN đến ribôxôm của tế bào chất.
- tARN : liên kết với axit amin thành phức hệ axit amin – tARN. tARN đóng vai trò vận chuyển axit amin từ môi trường tế bào chất đến ribôxôm để giải mã.
- rARN : tham gia vào cấu tạo của ribôxôm, như vậy rARN cũng có vai trò gián tiếp trong tổng hợp prôtêin.
c. Axit amin :
Là nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp prôtêin.
d. Ribôxôm :
Là nơi xảy ra tổng hợp prôtêin. Ribôxôm trượt qua mARN để tiếp nhận thông tin về trình tự các axit amin gắn vào chuỗi pôlipeptit.
e. ATP (ađênôzintriphotphat) :
Cung cấp năng lượng để hoạt hóa axit amin, và giúp hình thành liên kết peptit giữa các axit amin để hình thành chuỗi pôlipeptit.
f. Enzim :
Xúc tác cho axit amin hoạt hóa liên kết với tARN tạo thành phức hệ axit amin – tARN.
g. Hệ thống lưới nội chất của tế bào :
Tham gia vận chuyển prôtêin sau quá trình tổng hợp.

Mã di truyền là gì? Nêu đặc điểm của mã di truyền. Phân biệt bộ ba mã hóa với mã hóa bộ ba.

1. Mã di truyền :

- Thông tin di truyền được ghi trên ADN dưới dạng mã bộ ba gồm 3 nuclêôtit kế tiếp nhau. Mỗi bộ ba mã hóa, mã hóa cho một loại axit amin. Người ta gọi các bộ ba mã hóa đó là mã di truyền.


2. Đặc điểm của mã di truyền :

- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều trên phân tử ARNm (5’ 3’)


- Mã di truyền được đọc liên tục, không gối lên nhau.


- Mã di truyền mang tính đặc hiệu : Mỗi loại bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.


- Mã di truyền mang tính thái hóa : Đó là trường hợp 1 số axit amin có thể đồng thời do một số bộ ba mã hóa (Ví dụ : Alanin có thể được mã hóa bởi 4 bộ ba khác nhau).


- Mã di truyền có tính phổ biến : Ở tất cả các loài sinh vật, thông tin di truyền đều được mã hóa theo nguyên tắc chung là mã bộ ba.


3. Phân biệt bộ ba mã hóa và mã hóa bộ ba :

- Bộ ba mã hóa : Là tổ hợp gồm 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau tạo thành một đơn vị mã di truyền.


- Mã hóa bộ ba : Mỗi axit amin trong phân tử prôtêin được mã hóa trên ADN bằng ba nuclêôtit đứng kế tiếp nhau. Người ta gọi đó là sự mã hóa theo nguyên tắc mã hóa bộ ba.

Khái niệm về nhiễm sắc thể, axit nuclêic và gen. Mối quan hệ giữa 3 loại cấu trúc trên được biểu hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền.

1. Khái niệm :

a. Nhiễm sắc thể :


Là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm màu kiềm tính. Nhiễm sắc thể tồn tại trong tế bào thành từng cặp, được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào, có những biến đổi hình thái và hoạt động mang tính chu kỳ trong quá trình phân bào.


b. Axit nuclêic :


Là những đại phân tử, có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit hợp lại. Axit nuclêic được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào.


Có 2 loại axit nuclêic là : axit đêôxiribônuclêic (ADN) và axit ribônuclêic (ARN).


c. Gen :


- Gen là một đoạn của ADN chứa thông tin qui định cấu tạo của một loại prôtêin nào đó. Thông tin di truyền của gen được đặc trưng bởi trình tự của các bộ ba nuclêôtit kế tiếp nhau trên mạch pôlinuclêôtit của gen, mỗi bộ ba mã hóa một axit amin của phân tử prôtêin. Vì vậy, trình tự các bộ ba trong mạch gen qui định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin tương ứng được tổng hợp.


- Mỗi gen bình thường có số lượng trung bình từ 1200 đến 3000 nuclêôtit.


- Gen còn được xem là bản mã gốc, có khả năng sao mã và điều khiển quá trình giải mã.


2. Liên quan giữa nhiễm sắc thể, axit nuclêic và gen trong các cơ chế di truyền :

- Ở kỳ trung gian, giai đoạn chuẩn bị giữa 2 lần phân bào, sự duỗi mạch và nhân đôi của ADN và gen là cơ sở cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.


- Trong quá trình giảm phân, vào kỳ trước của lần phân bào thứ nhất, nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo tạo điều kiện để các gen trên ADN của nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen.


- Trong giảm phân, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho gen nằm trên ADN của nhiễm sắc cũng phân li độc lập và tổ hợp tự do.


- Trong thụ tinh, sự tái tổ hợp giữa các nhiễm sắc thể trong các giao tử tạo điều kiện cho gen và ADN trong nhiễm sắc thể tái tổ hợp góp phần tạo ra tính ổn định về thông tin di truyền qua các thế hệ.


- Thông qua quá trình sao mã, gen trên ADN tạo ra ARN và qua đó điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tạo ra liên kết với ADN hình thành nên cấu trúc nhiễm sắc thể.



Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Suy ngẫm về một cái nghề "cao quý" có còn ai theo

Lại “chuột chạy cùng sào...”!

Ngành sư phạm đã giảm sự thu hút thí sinh so với những năm trước đây

Ghi nhận tình hình đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2010 cho thấy thí sinh ngày càng quay lưng với ngành sư phạm. Điều này cũng có nghĩa là sẽ khó thu hút được sinh viên giỏi và khó có được thầy giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.


Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2010 tại Sở GD-ĐT TPHCM. Ảnh: MINH TÂM

Sự lựa chọn cuối cùng


Xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh năm nay vẫn là “nhất kinh tế, nhì công nghệ...”, ngoài ra mới là sư phạm. Thống kê từ nhiều trường THPT đã cho thấy xu hướng này. Ví dụ Trường THPT Trưng Vương - TPHCM nhận được 1.600 hồ sơ của học sinh thì đa số chọn thi nhóm ngành kinh tế, chỉ có 17 hồ sơ nộp vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM, vài hồ sơ vào ngành sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn. Riêng Trường CĐ Mẫu giáo Trung ương TPHCM thì không có học sinh nào nộp vào. Còn Trường THPT Marie Curie – TPHCM nhận được hơn 2.400 hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh thì chỉ có khoảng 40 hồ sơ đăng ký vào ngành sư phạm của các trường ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn và CĐ Mẫu giáo Trung ương TPHCM.


Thống kê từ hơn 20.000 hồ sơ đăng ký dự thi gửi về Văn phòng Tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM cũng cho thấy nhóm ngành sư phạm đứng cuối cùng trong các ngành nghề, sau cả nhóm ngành xã hội (chiếm 5% hồ sơ). Trong khi nhóm ngành kinh tế - tài chính dẫn đầu (chiếm 60% hồ sơ), kế đến là nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ (khoảng 30% hồ sơ).


Trong khi đó, số hồ sơ nhận trực tiếp tại các trường ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn, đa phần nộp vào các ngành ngoài sư phạm. Nhiều nhà giáo dục đang lo sự trở lại của việc chọn ngành theo kiểu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” tồn tại cả một thời gian dài trước khi có chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.


Lo lắng chất lượng người thầy


Khi sự thu hút giảm thường đồng nghĩa với việc khó thu hút được học sinh giỏi thi vào. GS Văn Như Cương lo lắng: “Một hiện tượng cần lưu ý là điểm tuyển sinh ở các trường sư phạm có xu hướng ngày càng giảm. Trong khi đã có thời kỳ các trường này tuyển được nhiều học sinh khá giỏi”.


Phía Bắc, Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn nhiều ngành giảm dần trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể điểm chuẩn các ngành trong 3 năm 2007, 2008, 2009 giảm như sau: Sư phạm toán học: 23 – 18 - 20; sư phạm vật lý: 21,5 – 21 – 17; sư phạm hóa học: 23,5 – 18,5 – 20; sư phạm sinh học: khối A: 20 – 18,5 – 17, khối B: 23 – 23 – 20. Còn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2009 nhiều ngành như hóa học, sinh học có điểm chuẩn chỉ 16; tin học 16,5.


Phía Nam, nhiều ngành sư phạm của Trường ĐH Sư phạm TPHCM cũng có điểm chuẩn giảm dần trong 3 năm 2007, 2008, 2009, như sư phạm toán học: 22,5 - 20,5 – 21; sư phạm vật lý: 22 – 16,5 – 18,5; sư phạm tin học: 17 – 16- 15,5; sư phạm hóa học: 22,5 – 20,5 – 21; sư phạm sinh học: 22 – 20,5 – 18. Đáng chú ý là nhiều trường sư phạm trong cả nước phải tuyển cả nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mới đủ chỉ tiêu tuyển sinh.


Theo phân tích của các trường sư phạm, lý do được miễn học phí xem ra vẫn chưa đủ thu hút học sinh giỏi khi lương giáo viên hiện nay vẫn chưa hấp dẫn, ra trường lại khó tìm việc...


“Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông cần phải có thầy giỏi, muốn vậy các trường sư phạm phải thu hút được nhiều học sinh khá giỏi. Chúng ta cần có nhiều chính sách cụ thể và hiệu quả hơn nữa để làm được điều đó” - GS Văn Như Cương đề nghị.

Câu trả lời cho tình yêu với màu áo "QUỶ ĐỎ"

Điểm 10 cho tinh thần của “Man đỏ”

TT - Đêm thứ bảy 24-4, xem trận Manchester United (M.U) thắng Tottenham 3-1 ở vòng 36 Giải ngoại hạng Anh mới hiểu tại sao đội bóng này lại có nhiều CĐV hâm mộ trên khắp thế giới như thế.

Sau khi trung vệ Ledley King đánh đầu gỡ hòa 1-1 cho đội khách Tottenham ở phút 70, “Man đỏ” đã có những phút thật sự lúng túng. Ống kính truyền hình cận cảnh cho thấy gương mặt lo âu của HLV người Scotland Alex Ferguson lẫn sự bồn chồn trên khán đài của tiền đạo Wayne Rooney.

Hậu vệ cánh trái của M.U Evra ói trên sân vì hoạt động quá sức - Ảnh: Reuters

Nhưng mười phút cuối trận, sân Old Trafford đang chùng xuống bỗng vỡ òa với hai pha ghi bàn liên tiếp của tiền vệ người Bồ Đào Nha Nani và lão tướng Ryan Giggs. Vừa mới vào sân thay hậu vệ cánh phải Rafael da Silva, tiền đạo 18 tuổi người Ý Federico Macheda đã thực hiện đường chuyền quyết định cho Nani thoát xuống bấm bóng qua đầu thủ môn Gomes phá vỡ thế bế tắc ở phút 81, tạo nên trận thắng lớn cho M.U.

Như vậy, hai trận đấu liên tục gần nhất ở Giải ngoại hạng, M.U đã kiếm được sáu điểm tuyệt đối nhờ những pha ghi bàn cuối trận. Ở trận gặp Manchester City vòng trước đó trên sân khách, lão tướng Paul Scholes đã ghi bàn ở giây thứ 40 của phút bù giờ cuối cùng. Đến trận gặp Tottenham, bàn thắng cũng diễn ra muộn với M.U. Cả hai trận thắng đã thể hiện bản lĩnh và ý chí quật cường của “Man đỏ” trong hoàn cảnh họ buộc không được mất điểm để đuổi bám Chelsea.

Có một hình ảnh khiến người hâm mộ không thể quên là cảnh hậu vệ cánh trái của M.U Evra ói trên sân. Lý do là khi bước vào trận đấu với Tottenham, Evra vẫn còn bệnh. Vừa bệnh, đồng thời phải vận động quá sức trong 67 phút có mặt trên sân nên Evra đã kiệt lực. HLV Ferguson còn tiết lộ với truyền thông Anh là cả Nani cũng bị ốm. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đội nhà mất quá nhiều trụ cột do chấn thương gồm Rooney, trung vệ Rio Ferdinand, hậu vệ phải Gary Neville, Nani vẫn quyết tâm vào sân.

Điểm 10 cho tinh thần của tập thể M.U còn là hình ảnh xông xáo của những lão tướng Scholes, Giggs và Van der Sar. Tất cả đã khiến những trận thắng của M.U càng trở nên lấp lánh...

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

3 điểm trong túi cho MAN UTD


Tottenham theo thống kê có lẽ là đối thủ ưa thích của MAN UTD: cụ thể 6 trận tiếp Tottenham gần nhất M.U thắng cả 6, ghi được tới 14 bàn thắng và chỉ để lọt lưới đúng 4 bàn. Riêng ở Premiership, M.U bất bại trước Tottenham trên sân nhà (thắng 14, hòa 3 trận).
Mùa bóng năm ngoái, cũng tại OLD TRAFFORD Tottenham bất ngờ vượt lên dẫn trước bằng hai bàn thắng của Darren Bent và Luka Modric để kết thúc hiệp đấu thứ nhất với tỷ số 2-0. Nhưng khi trận đấu kết thúc bảng tỉ số hiện lên MU 5-2 TOT. Đó có thể là một trong những cuộc lội ngược dòng đáng nhớ nhất và giàu cảm xúc nhất trong lịch sử của M.U.
M.U (áo đỏ) luôn tự tin trước Tottenham - Ảnh: AFP
Còn năm nay, cả hai đội đều đang khát điểm. Đặc biệt TOT cần điểm hơn bao giờ hết vì TOP 4. Nhưng khác biệt của 2 đội là quá rõ ràng đó là ĐẲNG CẤP. 3 ĐIỂM XEM NHƯ ĐANG Ở TRONG TÚI RỒI! Chỉ chờ xem R10 trở lại và ghi bao nhiêu bàn để phá kỉ lục của R7 để lại thôi?!
MU vô địch!

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Một số vấn đề lí thuyết sinh học phân tử

1. Cấu tạo của ADN











PROTEIN


1. Cấu tạo của prôtêin :
a. Cấu tạo hóa học :
- Prôtêin là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân là các axit amin liên kết lại.
- Mỗi axit amin có khối lượng trung bình là 110 đơn vị cacbon, gồm 3 thành phần hóa học là :
· Một nhóm amin (– NH2).
· Một nhóm cacbôxil (– COOH).
· Một nhóm gốc (– R).
Công thức chung của axit amin là :

NH2
R – C
COOH
Các loại axit amin chỉ khác nhau ở nhóm gốc.
- Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit hình thành chuỗi Pôlipeptit. Liên kết peptit được hình thành theo nguyên tắc : nhóm amin của axit amin này liên kết với nhóm cacbôxil của axit amin kế tiếp và giải phóng ra môi trường 1 phân tử nước. Số phân tử nước giải phóng ra môi trường luôn luôn bằng với số liên kết peptit hình thành trong quá trình tổng hợp phân tử prôtêin.
- Phân tử prôtêin có thể gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit liên kết lại với nhau.
- Hiện nay, người ta đã phát hiện có 20 loại axit amin trong cơ thể sinh vật. Với 20 loại axit amin đã biết liên kết nhau với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau, tạo cho prôtêin vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc trưng.
· Tính đa dạng của prôtêin : với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau của 20 loại axit amin đã hình thành rất nhiều loại prôtêin khác nhau ở cơ thể sinh vật. Trong các cơ thể động, thực vật, người ta ước tính có khoảng 1014 đến 1015 loại prôtêin.
· Tính đặc trưng của prôtêin : mỗi loại prôtêin được đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trật tự xác định của các axit amin.
b. Cấu tạo không gian :
Prôtêin có cấu trúc 4 bậc cơ bản :
- Prôtêin bậc 1 : cấu tạo 1 chuỗi pôlipeptit với trình tự xác định các axit amin.
- Prôtêin bậc 2 : cấu tạo 1 chuỗi pôlipeptit có dạng xoắn.
- Prôtêin bậc 3 : cấu tạo 1 chuỗi pôlipeptit dạng xoắn cuộc hình khối cầu đặc trưng.
- Prôtêin bậc 4 : cấu tạo từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit bậc 3 liên kết lại.
2. Chức năng của prôtêin :
Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong tế bào và cơ thể :
- Prôtêin tham gia cấu tạo các thành phần của tế bào như : màng tế bào, chất nguyên sinh, các bào quan, nhân ...
- Prôtêin tham gia cấu tạo nên các enzim, đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
- Prôtêin tham gia cấu tạo nên hoomôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
- Prôtêin tạo ra kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
- Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
- Về mặt di truyền :
· Prôtêin tham gia cấu tạo nên vật chất di truyền là nhiễm sắc thể, nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các sợi cơ bản với 2 thành phần prôtêin và ADN. Trong quá trình xoắn cuộn, sợi cơ bản lấy thêm chất nền là prôtêin để hình thành sợi nhiễm sắc thể và cấu trúc crômatit.
· Prôtêin tham gia cấu tạo nên các men xúc tác các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử như : men ADN – pôlimeraza xúc tác cho ADN nhân đôi, hay men ARN – pôlimeraza xúc tác cho ADN sao mã.

Quá trình tổng hợp ARN



- Xảy ra dựa trên khuôn mẫu của ADN trên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào, ngoại trừ đối với các ADN dạng vòng thì xảy ra trong 1 số bào quan của tế bào chất.

- Tổng hợp ARN tiến hành vào lúc ADN duỗi ra nhằm chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào.

- Diễn biến quá trình xảy ra như sau :

§ Enzim ARN – pôlimeraza tác dụng lên một hay một số đoạn của ADN tương ứng với một hay một số gen và tách các liên kết hyđrô giữa 2 mạch pôlinuclêôtit của gen.

§ Cùng lúc đó, các ribônuclêôtit tự do của môi trường nội bào lần lượt vào tiếp xúc với các nuclêôtit nằm trên 1 mạch pôlinuclêôtit của gen (gọi là mạch gốc) theo đúng nguyên tắc bổ sung :

· A mạch gốc với U của môi trường.

· T mạch gốc với A của môi trường.

· G mạch gốc với X của môi trường.

· X mạch gốc với G của môi trường.

§ Diễn biến xảy ra trên suốt chiều dài mạch pôlinuclêôtit của gen dẫn đến kết quả các ribônuclêôtit sau khi tiếp xúc với mạch gốc, tự liên kết lại với nhau bằng các liên kết hóa trị, trở thành phân tử ARN và rời ADN, di chuyển ra ngoài, 2 mạch của gen xoắn lại như lúc đầu.


Qúa trình nhân đôi của ADN


1. Tự nhân đôi ADN :
- Xảy ra trong nhân của tế bào, ngoại trừ các ADN dạng vòng xảy ra trong một số bào quan của tế bào chất.
- Nhân đôi ADN tiến hành vào kỳ trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc ADN và nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi.
- Diễn biến của quá trình xảy ra như sau :
§ Enzim ADN – pôlimeraza tác dụng lên một đầu của phân tử ADN và tách dần các liên kết hyđrô giữa 2 mạch pôlinuclêôtit.
§ Đồng thời với hiện tượng trên, các nuclêôtit của môi trường nội bào lần lượt vào tiếp xúc và liên kết với các nuclêôtit trên 2 mạch pôlinuclêôtit gốc theo đúng nguyên tắc bổ sung :
· A mạch gốc liên kết với T môi trường bằng 2 liên kết hyđrô.
· T mạch gốc liên kết với A môi trường bằng 2 liên kết hyđrô.
· G mạch gốc liên kết với X môi trường bằng 3 liên kết hyđrô.
· X mạch gốc liên kết với G môi trường bằng 3 liên kết hyđrô.
§ Diễn biến xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN mẹ. Kết quả có 2 phân tử ADN con được tạo thành giống hệt nhau và giống với phân tử ADN mẹ. Trong mỗi phân tử ADN con có 1 mạch pôlinuclêôtit được nhận từ ADN mẹ và 1 mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit của môi trường. Có một nửa nguyên liệu di truyền của ADN mẹ được giữ lại trong ADN con, nên quá trình được gọi là tự nhân đôi bán bảo toàn.
2. Nhân đôi ADN còn được gọi là tự sao :
Qua nhân đôi, thông tin di truyền của ADN mẹ dưới dạng trật tự các bộ ba nuclêôtit nằm trên 2 mạch pôlinuclêôtit được sao chép nguyên vẹn thành 2 mạch đơn của ADN con nhờ nguyên tắc bổ sung. Vì vậy tự nhân đôi ADN còn được gọi là tự sao.
3. Ý nghĩa của tự nhân đôi ADN :
- Nhân đôi ADN làm cho thông tin di truyền của ADN nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
- Nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể kết hợp với cơ chế phân li của chúng trong nguyên phân giúp tạo ra sự ổn định của ADN và nhiễm sắc thể qua các thể hệ tế bào.
- Nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể cùng sự phân li của chúng trong giảm phân kết hợp với sự tái tổ hợp của ADN và nhiễm sắc thể trong thụ tinh, tạo ra sự ổn định của ADN và nhiễm sắc thể qua các thế hệ cơ thể của loài.

Các loại ARN


1. Cấu tạo của ARN :

- Phân tử ARN (axit ribônuclêic) có cấu tạo đa phân, được tập hợp từ nhiều đơn phân là các ribônuclêôtit.

- Mỗi một ribônuclêôtit có khối lượng và kích thước trung bình lần lượt là 300 đơn vị cacbon và 3,4 A0 với 3 thành phần cấu tạo là :

· Một phân tử đường ribô (có công thức cấu tạo là C5H10O5).

· Một phân tử axit photphoric (H3PO4).

· Một trong 4 loại bazơ nitric là : ađênin (A), uraxin (U), guanin (G) và xitôzin (X).

- Các ribônuclêôtit chỉ phân biệt nhau ở thành phần bazơ nitric. Vì vậy tên gọi của ribônuclêôtit được xác định bằng tên của loại bazơ nitric có trong ribônuclêôtit đó.

- Phân tử ARN gồm một mạch pôliribônuclêôtit do các ribônuclêôtit liên kết lại với nhau bằng liên kết hóa trị hình thành giữa phân tử axit photphoric của ribônuclêôtit này với phân tử đường của ribônuclêôtit kế tiếp.

- Bốn loại ribônuclêôtit A, U, G, X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau hình thành nên tính đặc trưng và tính đa dạng của ARN.

2. Đặc điểm và chức năng của các loại ARN trong tế bào :

Căn cứ trên chức năng, người ta phân biệt 3 loại ARN :

a. ARN thông tin (mARN) :

- Chiếm khoảng 5 – 10% lượng ARN trong tế bào.

- Có cấu tạo 1 mạch thẳng không cuộn được xem là bản mã sao do được sao chép từ thông tin di truyền của 1 đoạn gen trên phân tử ADN.

- Chức năng của mARN là làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin về cấu trúc của phân tử prôtêin được tổng hợp từ ADN đến ribôxôm của tế bào chất.

b. ARN ribôxôm (rARN) :

- Chiếm khoảng 70 – 80% lượng ARN trong tế bào, cũng có cấu trúc một mạch pôliribônuclêôtit và có chức năng tham gia vào cấu tạo của ribôxôm trong tế bàopôlinuclêôtit.

c. ARN vận chuyển (tARN) :

- Chiếm khoảng 10 – 20% lượng ARN trong tế bào.

- ARN vận chuyển cũng có cấu tạo 1 mạch pôliribônuclêôtit nhưng cuộn lại ở một đầu. Trong mạch, có một số đoạn các cặp bazơ nitric liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A với U và G với X). Sự cuộn một đầu của tARN cùng với liên kết hyđrô bổ sung đã hình thành một số thùy tròn trên tARN, một trong các thùy tròn mang bộ ba đối mã gồm 3 ribônuclêôtit đặc hiệu với axit amin mà tARN phải vận chuyển. Đầu tự do của tARN có vị trí gắn axit amin đặc hiệu.

- tARN có chức năng vận chuyển axit amin từ môi trường tế bào chất vào ribôxôm để tổng hợp prôtêin.


Gen là gì? Vì sao gen được xem là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử.


1. Khái niệm về gen :

- Gen là một đoạn của ADN chứa thông tin qui định cấu tạo của một prôtêin nào đó. Thông tin di truyền được đặc trưng bởi trình tự các bộ ba nuclêôtit kế tiếp nhau trên mạch của gen, mỗi bộ ba mã hóa một axit amin của phân tử prôtêin. Vì vậy, trình tự các bộ ba trong mạch gen qui định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin tương ứng được tổng hợp.

- Mỗi một gen có số lượng trung bình là 1200 đến 3000 nuclêôtit.

- Gen còn được xem là bản mã sao gốc có khả năng sao mã và điều khiển quá trình giải mã.

2. Gen được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền :

- Gen là cấu trúc mang thông tin di truyền. Với 4 loại nuclêôtit sắp xếp theo thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo cho thông tin di truyền trên gen vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc trưng dẫn đến đặc điểm di truyền của sinh vật cũng vừa đa dạng vừa đặc trưng.

- Gen có khả năng tự nhân đôi. Sự nhân đôi của gen kết hợp với phân li giúp cho thông tin di truyền của gen được ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác.

- Sự phân li của gen trong giảm phân kết hợp với sự tổ hợp của gen trong trong thụ tinh góp phần tạo ra sự ổn định thông tin di truyền của gen từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác.

- Gen còn có khả năng sao mã và qua đó điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng hợp tương tác với môi trường biểu hiện tính trạng của cơ thể.

- Gen có thể bị biến đổi dưới tác dụng của các tác nhân gây đột biến bên ngoài và bên trong cơ thể. Những biến đổi xảy ra trên gen đều được di truyền sang thế hệ sau dẫn đến tạo ra tính đa dạng ở sinh vật.

- Do những đặc điểm về cấu trúc và hoạt động trên đây mà gen được xem là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử.


Ý nghĩa sinh học của NTBS

- Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho phân tử ADN vừa có tính ổn định để thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền, vừa dễ dàng tách rời 2 mạch đơn để thực hiện các chức năng tự sao và sao mã trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền.

- Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác để tạo ra các phân tử ADN mới giống hệt nó, từ đó đảm bảo cho sự ổn định ADN đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cơ thể và qua các thế hệ kế tiếp nhau.

- Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho sự truyền đạt thông tin di truyền từ ADN m-ARN trong quá trình tổng hợp m-ARN.

- Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho sự xác định đúng vị trí các axit amin trên chuỗi polypeptit trong quá trình giải mã tổng hợp prôtêin. Nhờ đó thông tin di truyền đã được truyền đạt chính xác từ ADN prôtêin.