Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Trắc nghiệm sinh lí thực vật 11 phần 1


Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?
         a/ Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.                                 b/ Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.
         c/ Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.                                             d/ Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
Câu 2: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
         a/ Tế bào lông hút               b/ Tế bào nội bì                          c/ Tế bào biểu bì     d/ Tế bào vỏ.
Câu 3: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?
         a/ Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.
         b/ Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.
         c/ Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.
Câu 4:  Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?
a/ Tham gia vào quá trình trao đổi chất.                                         b/ Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
c/ Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.      d/ Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.
Câu 5: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
         a/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
         b/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.
         c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
         d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 6: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam nước?
         a/ Từ 100 gam đến 400 gam.                           b/ Từ 600 gam đến 1000 gam.
         c/ Từ 200 gam đến 600 gam.                           d/ Từ 400 gam đến 800 gam.
Câu 7: Cứ hấp thụ 1000 gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể:
         a/ 60 gam nước.                 b/ 90 gam nước.                             c/ 10 gam nước.       d/ 30 gam nước.
Câu 8: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:
         a/ Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.
         b/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.
         c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.
         d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:
         a/ Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
         b/ Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
         c/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
         d/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
Câu 10: Nước liên kết có vai trò:
         a/ Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.                       b/ Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.
         c/ Làm tăng độ nhớt của chất nguyên  sinh.    d/ Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
Câu 11: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
         a/ Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.                           b/ Từ mạch gỗ sang mạch rây.
         c/ Từ mạch rây sang mạch gỗ.                                                d/ Qua mạch gỗ.
Câu 12: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
         a/ Khi cây ở ngoài ánh sáng                                          b/ Khi cây thiếu nước.
         c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.                     d/ Khi cây ở trong bóng râm.
Câu 13: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
         a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).                    b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
         c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước.                                   d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 14: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
         a/ Mép (Vách)trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.       b/ Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.
         c/ Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.   d/ Mép (Vách)trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
Câu 15: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
         a/ Khi cây ở ngoài sáng.                                b/ Khi cây ở trong tối.
         c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.                                   d/ Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.
Câu 16: Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra:
         a/ Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng.                      b/ Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng.
         c/ Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối.                          d/ Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.
Câu 17: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:
         a/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
         b/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
         c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.                               d/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 18: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
         a/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
         b/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
         c/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.             d/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 19: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là:
         a/ Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.      b/ Thành phần của prôtêin, a xít nuclêic.
         c/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và Ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
         d/ Thành phần của axit nuclêôtic, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
Câu 20: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?
         a/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.
         b/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.
         c/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng.
         d/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng.
Câu 21: Nhiệt độ có ảnh hưởng:
         a/ Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.                                 b/ Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.
         c/ Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.                               d/ Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.
Câu 22: Nguyên nhân làm cho khí khổng mở là:
         a/ Các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu.                 b/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.
         c/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quan hợp.
         d/ Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng Ion.
Câu 23: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:
         a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.                      b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.
         c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.                    d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 24: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
         a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
         b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
         c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
         d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 25: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
         a/ Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ  nước càng lớn.     b/ Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
         c/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.              d/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 26: Lông hút có vai trò chủ yếu là:
         a/ Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.       b/ Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
         c/ Lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.
         d/ Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
Câu 27: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
         a/ Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
         b/ Các ion khoáng là độc hại đối với cây.
         c/ Thế năng nước của đất là quá thấp.                                  d/ Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Câu 28: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
         a/ Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây.            b/ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
         c/ Chóp rễ che chở cho rễ.                                                       d/ Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.
Câu 29: Nguyên nhân làm cho khí khổng đóng là:
         a/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.                b/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp.
         c/ Các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu.                 d/ Hoạt động của
Câu 30: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:
         a/ Độ ẩm đất và không khí.             b/ Nhiệt độ.           c/ Anh sáng.     d/ Dinh dưỡng khoáng.

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Bài tập sinh học tế bào luyện HSG

Bài 1. Theo dõi 3 nhóm tế bào sinh dục sơ khai đang nguyên phân, sau cùng một thời gian người ta nhận thấy: nhóm A gồm 1/4 số tế bào đã nguyên phân 3 lần; nhóm B gồm 1/3 số tế bào số tế bào đã nguyên phân 4 lần; nhóm C gồm các tế bào còn lại đã nguyên phân 5 lần; tất cả tạo thành 2480 tế bào con.
1.    Hãy xác định số tế bào đã tham gia nguyên phân?
2.    Nhuộm màu các tế bào con của nhóm A đang ở lần nguyên phân thứ 3 đếm được 1920 nhiễm sắc thể đơn đang di chuyển về các cực tế bào. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài?
3.    Giả sử đây là 1 loài động vật đơn tính, các cặp nhiễm sắc thể đều có nguồn gốc và cấu trúc khác nhau. Hãy kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của 1 tế bào lưỡng bội này. Khi các tế bào nói trên chuyển sang giảm phân thì sẽ tạo nên số loại giao tử bình thường của loài là bao nhiêu? Xác định tỉ lệ và thành phần nhiễm sắc thể của mỗi loại giao tử.
4.    Số laọi giao tử không mang nhiễm sắc thể nào của ông nội là bao nhiêu? Khả năng xuất hiện 1 hợp tử mang 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông nội và 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bà ngoại là bao nhiêu?

Chuyên đề vi sinh vật I


I. Đặc điểm chung của VSV:
1.Kích thước nhỏ bé:
                     Vi sinh vật thường được đo kích thứoc bằng đơn vị µm (1 µm =1/103mm hay 1/106 m).Virut được đo kích thước bằng đơn vị nn(1nn=1/106mm hay 1/10 9 m)
                     Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì tổng diện tích bề mặt của các vi sinh vật trong 1 đơn vị thể tích càng lớn.Chẳng hạn,đường kính của 1 cầu khuẩn (Coccus) chỉ có 1 mm ,nhưng nếu xếp đầy chúng thành một khối lập phương có thể tích  là 1 cm3 thì chúng có diện tích bề mặt rộng tới 6 cm2.
2.Hấp thụ nhiều,chuyển hóa nhanh
                    Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nhưng chúng lại có năng lực hấp thụ và chuyển hóa vượt xa các sinh vật khác.
                    Chẳng hạn,1 vi khuẩn lactic (Lactobacillus ) trong 1 giờ có thể phân giải được latôzơ lớn hơn 100-10.000 lần so với khối lượng của chúng.Tốc độ tổng hợp prôtêin của nấm men cao gấp 1000 lần so với đậu tương và sấp 10.000 lần so với trâu,bò.
3.Sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh
                    Chẳng hạn,1 trực khuẩn đại tràng ( Escherchia coli ) trong điều kiện thích hợp chỉ sau 12-20 phút lại phân cắt 1 lần. Nếu lấy thời gian thế hệ là 20 phút thì mỗi giờ phân cắt 3 lần,sau 24 giờ phân cắt72 lần và tạo ra 4.722.366×1017 tế bào, tương đương với 4722 tấn.Tất nhiên,trong tự nhiên không có được các điều kiện tối ưu như vậy ( vì thiếu thức ăn, thiếu ôxi, dư thừa các sản phẩm chuyển hóa vật chất có hại…).Trong nồi lên men,với các điều kiện nuôi cấy thích hợp, sau 24 giờ,từ 1 tế bào có thể tạo ra khoảng 108-109 tế bào.
                   Thời gian thế hệ của nấm men dài hơn,ví dụ với men rượu (Saccharomyces cereviside) là 120 phút .Nhiều vi sinh vật khác có thế hệ dài hơn nữa,ví dụ với tảo tiểu cầu (Chloralla)là 7 giờ, với vi khuẩn lam Nostoc là 23 giờ.Có thể nói,vi sinh vật có tốc độ sinh sôi nảy nở  nhanh nhất trong các loài sinh vật.
4.Có năng lực thích ứng mạnh à dễ dàng phát sinh biến dị
                    Trong quá trình tiến hóa  lâu dài, vi sinh vật đã tạo cho mình những cơ chế điều hòa vật chất để thích ứng đựoc với những điều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác thường không thể tồn tại được. Có vi sinh vật sống được ở môi trường nóng đến 130oC, lạnh đến 0 -  5oC , mặn đến nồng độ 32% muối ăn,ngọt đến nồng độ mật ong,pH thấp đến 0,5 hoặc cao đến 10,7,áp suất cao đến trên 1103 at hay có độ phóng xạ cao đến 750.000rad .nhiều vi sinh vật có thể phát triển tốt trong điều kiện tuyệt đối kị khí, có loài nấm sợi có thể phát triển dày đặc trong bể ngâm tử thi với nồng độ formôn rất cao
                 Vì vi sinh vật đa số là đơn bào,đơn bội,sinh sản nhanh, số lượng nhiều,tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống …nên rất dễ phát sinh biến dị.Tần số biến dị thường ở mức 10-5-10-10.Chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể tạo ra một số lượng rất lớn các cá thể biến dị. Những biến dị có ích sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất.khi mới phát hiện ra pênixilin, hoạt tính chỉ đạt 20 đơn vị/ml dịch lên sản xuất. Khi mới phát hiện ra pênixilin,  hoạt tính chỉ đạt 20 đơn vị/ml dịch lên men (năm 1943 ) đến nay đã có thể đạt trên 100.000 đơn vị/ ml. Khi mới phát hiện ra axit glutamic,hoạt tính hỉ đạt 1-2g/l thì nay đã đạt dến 150g/ml dịch lên men
5.Phân bố rộng,chủng loại nhiều:
               Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất:trong không khí,trong đất,trên núi cao,dứoi biển sâu,trên cơ thể ( người,động vật,thực vật ), trong thực phẩm,trên mọi đồ vật…
                Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc thực hiện cácvòng tuần hoàn sinh-địa-hóa học như vòng tuần hoàn C,vòng tuần hoàn N, vòng tuần hoàn P, vòng tuần hoàn S, vòng tuần hoàn Fe…
               Trong nước, vi sinh vật có nhiều ở vùng duyên hải, vùng nước nông và ngay cả ở vùng nước sâu,vùng đáy ao hồ.
             Trong không khí,càng lên cao số lượng vi sinh vật càng ít. số lượng vi sinh vật trong không khí ở các khu dân cư đông đúc cao hơn rất nhiều so với không khí trên mặt biển và nhất là trong không khí ở Bắc Cực, Nam Cực…
            Hầu như không có hợp chất cacbon nào( trừ kim cương,đá graphit…) mà không là thức ăn của những nhóm vi sinh vật nào đó (kể cả dầu mỏ , khí thiên nhiên , formôn , điôxin… ).Vi sinh vật có nhiều kiểu dinh dưỡng khác nhau:quang tự dưỡng,quang dị dưỡng,hóa tự dưỡng,hóa dị dưỡng,hóa tự dưỡng,tự dưỡng chất sinh trưởng, dị dưỡng chất sinh trưởng
6.Xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất
               Trái Đất hình thành cách đây 4,6 tỉ năm nhưng cho đến nay mới chỉ tìm thấy dấu vết của sự sống từ cách đây 3,5 tỉ năm.Vi sinh vật hóa thạch cổ xưa nhất đã được phát hiện là những dạng rất giống với vi khuẩn lam ngày nay.Chúng được J.William Schopf tìm thấy tại các tầng đá cổ ở miền Tây Ôtrâylia. Chúng có dạng đa bào đơn giản, nối thành sợi dài đến vài chục mm với đường kính khoảng 1-2mm và có thành tế bào khá dày. Trước đó,các nhà khoa học cũng đã tìm thấy vết tích của chi gloaodiniopsis có niên đại cách đây 1,5 tỉ năm và vết tích của chi Palaoeolybya có niên đại cách đây 950 triệu năm. 

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 ÔN TẬP HỌC KÌ I

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì I



Câu1. Tế bào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì:

A. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.               

B. Tế bào có 3 bộ phận quan trọnglà: Màng, tế bào chất và nhân.   

C. Tế bào có các đặc điểm đặc trưng của sự sống.

 D. Cả a và c đều đúng.

Câu 2. Giới Khởi sinh gồm các loài:

A. vi khuẩn kí sinh, vi khuẩn cổ, vi khuẩn lam.                                 

B. vi khuẩn lam, trùng amip.                                                                

C. vi khuẩn lam, vi khuẩn kí sinh, trùng roi.

 D. trùng bào tử, vi khuẩn tự dưỡng.

Câu 3. Giới nguyên sinh gồm các loài:

A. amip, tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu.                                                      

B. tảo lục đơn bào, vi khuẩn lam, amip.                                               

C. vi khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng.

D. nấm nhầy, amip, trùng roi, vi khuẩn đơn bào.

4. Nấm rơm sống bằng hình thức:

A. kí sinh vào rơm.                  C. hoại sinh rơm.

B. cộng sinh với rơm.              D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 5. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì:

A.     Có các liên kết phôtphat cao năng.   

B.     Các liên kết phôtphat cao năng của nó rất dễ hình thành nhưng không dễ phá vỡ.             

C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài của cơ thể.

D. Nó vô cùng bền vững.

Câu 6. Nước rất quan trọng với sự sống vì:

A.   Chiếm tỉ lệ lớn từ 50% - 90%.         

B.    Là dung môi hòa tan các chất, môi trường khuếch tán và các phản ứng sinh hóa…    

C. Làm tăng trọng lượng cơ thể.

D. Thoát hơi nước để tỏa nhiệt.

Câu 7. Hợp chất nào trong các chất sau có đơn vị cấu trúc là glucôzơ.

A. Tinh bột và saccarôzơ.                                                                    

B. Glicôgen và saccarôzơ.                                                                    

C. Saccarôzơ và xenlulôzơ, lipit đơn giản.

 D. Tinh bột và glicôgen.

Câu 8. Năng lượng là:

A.     Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.       

B.     Sản phẩm các hoạt động trong tự nhiên ( gió, nước chảy...).          

C. Sản phẩm của sự chiếu sáng từ các nguồn sáng( Mặt trời, lửa...)

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9.  Thế giới sống được sắp xếp theo thứ bậc là:

A.     Từ thấp đến cao.            

B.     Cấp cao hơn phân bố rộng hơn cấp thấp.                                       

C. Cấp cao hơn có tất cả các đặc tính của cấp thấp hơn và có đặc tính nổi trội mà cấp thấp không có.

D. Cả A và C đúng.

Câu 10. Tập hợp các giới gồm toàn sinh vật nhân thực là:

A.     Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.

B.     Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

C.     Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

D.     Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

Câu 11. Điểm khác nhau cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật là:

A.     Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng có khả năng quang hợp, giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng.

B.      Giới Thực vật gồm những sinh vật phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm. Giới Động vật gồm những sinh vật phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.

C.     Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, giới Động vật gồm 7 ngành chính.                

D.     Cả A và B đúng.

Câu 12. Đơn vị phân loại cao nhất trong sinh giới là:

A.     Loài                       B. Ngành                     C. Bộ                           D. Giới

Câu 13.Phương thức tồn tại của nấm là:

A. Hoại sinh                B. Kí sinh                     C. Cộng sinh                D. Cả A, B, C đúng.

Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản giữa nấm và thực vật là:

A.      Thực vật có nhiều lục lạp, nấm không có lục lạp.                        

B.     Nấm có thành tế bào bằng kitin,  thực vật có thành tế bào bằng xenlulôzơ.          

C. Thực vật là sinh vật đa bào nhân thực.

 D. Cả A và B đúng.

Câu 15.Trong cơ thể, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là:

 A.Tế bào bạch cầu                  B. Tế bào hồng cầu                C. Tế bào cơ                D.  Tế bào biểu bì.

Câu16. Đặc tính của Prôtêin là:

A. Có khả năng tự nhân đôi                                                                                          

B. Bị biến tính ở nhiệt độ cao                                                 

C. Tan trong nước     

D. Tham gia vào nhiều chất xúc tác sinh học

Câu17.  Điểm khác nhau giữa các đơn phân của ADN là:

A. Số nhóm - OH trong đường đêôxiribôzơ                                        

B.Nhóm phôtphat

C. Bazơ nitơ                                                                       

D. Đường đêôxiribôzơ

Câu 18. Nhóm chất gồm toàn đường đơn là:

A. Saccarôzơ, glucôzơ, mantôzơ, lactôzơ                               

B. Saccarôzơ, glucôzơ, xenlulôzơ, tinh bột                               

C. Glicôgen,  glucôzơ, xenlulôzơ, tinh bột

D. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.

Câu 19. Cácbonhiđrat có chức năng chính là:

A. Chất dự trữ và sinh ra năng lượng                                       

B. Chất cấu tạo và sinh ra năng lượng                                      

C. Chất tạo hình và chất xúc tác

 D. Cả A, B và C đều  đúng

Câu 20. Các bậc phân loại được xếp từ thấp đến cao là:

A. Cá thể  " Quần thể  " Chi" Loài.

B. Loài" Chi   " Họ "  Bộ  "  Lớp "  Ngành"  Giới.

C. Loài "  Chi " Bộ "  Họ "  Lớp"  Ngành " Giới.

D. Chi "Loài " Họ   --> Bộ "  Lớp "  Ngành  "  Giới.

Câu 21. Hầu  hết các tính chất khác thường của nước được gây ra bởi:

A. Phân cực: mang điện tích dương ở hiđrô và âm ở ôxi                        

B. Các phân tử nước liên kết với nhau tạo thành dòng nước                 

C.1 ôxy liên kết với 2 hiđrô

 D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22. Người sẽ bị bướu cổ khi thiếu nguyên tố:

A. Nguyên tố đại lượng iôt                                         C. Nguyên tố sắt.

B. Nguyên tố vi lượng iôt                                            D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 23. Mỗi phân tử mỡ được hình thành là do:

A. 1 loại rượu 3 cacbon và 2axit béo               C. 1 phân tử glixêron và 3 axit béo     

B. 1 loại rượu 3 cacbon và 5axit béo               D. 1 phân tử glixêron và 4 axit béo

Câu 24. Chỉ có 4 loại nuclêôtit mà sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú là:

A. Do ADN của chúng khác nhau   

B. Do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN khác nhau         

C. Do ARN của chúng khác nhau

 D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 25. Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là:

 A.Tế bào bạch cầu                  B. Tế bào biểu bì.                  

C. Tế bào cơ                D.  Tế bào hồng cầu.

Câu 26. Đơn phân cấu tạo nên Prôtêin là:

 A. Axit amin           B. Nuclêôtit               

C. Glucôzơ                D. Ribôxôm

Câu 27. Các axit amin trong chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau bằng:

A. Liên kết hiđrô                     B. Liên kết peptit                    

C.Liên kết cộng hóa trị            D.Liên kết đôi

Câu 28. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:

  A. Tham gia vào quá trình phân bào                                     

  B. Thực hiện quá trình hô hấp                                                

C. Bảo vệ và giữ hình dạng tế bào ổn định      

 D. Tham gia duy trì áp suất thẩm thấu.

Câu 29.Tế bào chứa nhiều ti thể là:

A. Tế bào cơ    tim                  B. Tế bào da và cơ                   

 C.  Tế bào hồng cầu                D. Tế bàoxương

Câu 30.  Điểm khác nhau giữa các đơn phân của ARN là:

A. Số nhóm –OH trong đường ribôzơ   C. Đường ribôzơ         

B.Phôtphat                     D. Bazơ nitơ               

Câu 31. Đơn phân cấu tạo nên ARN là:

 A. Nuclêôtit                         B. Axit amin                   C. Glucôzơ                D. Ribôxôm

Câu 32. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch:

A.     Saccarôzơ ưu trương.           C. Urê ưu trương.        

B.     Saccarôzơ nhược trương. D. Urê nhược trương.                                                        

Câu 33. Đường được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ các nguyên tố:

A.   Cacbon, ôxi, natri.       C. Cacbon, hiđro, kali.

B.  Cacbon, kali, nitơ.       D. Cacbon, ôxi, hiđrô.

Câu 34. Những loại nào sau đây là đường đôi?

A. Mantôzơ, lactôzơ, saccarôzơ.   

B. Glicôgen, lactôzơ.

C. Xenlulôzơ, saccarôzơ, glicôgen.     

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 35. Mỡ là dung môi hòa tan các chất:

A. Vitamin E, A, K và D    

B. Vitamin E, B1, B12,và PP, D.

C. Vitamin K,C,B1 và B12, A.      

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 36. Các chất nào sau đây là một dạng lipit?

A. Vitamin C, A, B, E, K, oestrôgen.  

B. Colesterol, Vitamin A, B, D, K, C

C. Testosterôn, vitamin A, D, E, K                               

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 37. Đường tiêu hóa chậm là đường:

A. Glucôzơ, fructôzơ.                                                   

B. Lactôzơ, galactôzơ.

C. Saccarôzơ, glucôzơ.                                                             

D. Bánh mì, cơm.

Câu 38. ở tế bào nhân sơ ADN thường có cấu trúc:

A.   Dạng mạch kép thẳng.       C. Dạng mạch kép vòng.

B.    Mạch đơn vòng.      D. Mạch đơn xoắn.

Câu 39.  Diệp lục tồn tại trong bộ phận:

A.   Tilacôit                  B. Chất nền.                  

C. Trên màng lục lạp.        D. Cả A và B đúng.

Câu 40. Cấu trúc của lục lạp là:

A.   Có màng kép và thường có hình bầu dục.                                  

B.    Giữa màng và chất nền có hệ thống mạng lưới dẫn truyền các chất.

C.    Khối cơ chất không màu( chất nền- strôma) và các hạt nhỏ( grana).

D.   Cả A và C  đúng.          E. Cả A, B  và C  đúng.

Câu 41.  Số lượng lớn ribôxôm  có trong tế bào chuyên sản xuất:

A.   Lipit                       B. Pôlisaccarit.                                    

C. Prôtêin.                               D. Glucôzơ.

Câu 42: Chức năng của nhân tế bào là:

A.   Lưu giữ vật chất di truyền.                                     

B.    Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.                       

C.Tham gia vào cấu trúc của các bào quan quan trọng

 D.Cả A và B đúng.

Câu 43. Trung thể có chức năng:

A.   Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.                       

B.    Tham gia hình thành thoi vô sắc.                                        

C. Tham gia vào cấu trúc của các bào quan quan trọng

 D. Cả B và C đúng.

Câu 44. Trung thể là bào quan có ở:

A.   Tế bào thực vật.    C. Tế bào động vật.

B.    Tế bào nhân sơ.       D. Tế bào nhân thực.

Câu 45. Khi nghiền nát một mẩu mô thực vật, sau đó đem li tâm thu được một số bào quan. Các bào quan này hấp thụ C02  và giải phóng 02 . Vậy chúng là:

A.   Ti thể                     B. Lục lạp.                                            

C. Mạng lưới nội chất.             D. Ribôxôm.

Câu 46. Cấu trúc của ti thể gồm:

A.   Prôtêin, lipit, axitnuclêic và ribôxôm.                                

B.    Có cấu trúc màng kép.                                                        

C. Có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn.

 D. Cả A , B và C đều đúng.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

Câu 47. Các dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào sinh vật là:

A.   Điện năng, hóa năng, nhiệt năng.                          

B.    Các dạng năng lượng được tạo ra do mối quan hệ của sinh vật với môi trường.                

C. Các dạng năng lượng được tạo ra trong sự tổng hợp chất hữu cơ.

  D. Cả A và B đều đúng.

Câu 48. Chuyển hóa năng lượng là:

A.   Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống.

B.    Sự biến đổi từ động năng – thế năng – cơ năng – nhiệt năng.

C.    Sự biến đổi năng lượng trong chuõi thức ăn và lưới thức ăn.

D.   Cả A, B và C đúng.

Câu 49. Trong cơ thể sinh vật, quá trình thường xuyên cần năng lượng là:

A.   Các phản ứng sinh tổng hợp các chất.                               

B.    Sự tái sinh các tổ chức( phân bào, sinh sản ...).                  

C. Sự thực hiện công cơ học và công điện học.

D. Cả A, B và C đúng.

Câu 50. Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:

A.   Chúng sống trong những môi trường giống nhau.             

B.    Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.                                     

C. Chúng đều có chung tổ tiên.

D. Cả A, B và C đúng.