Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

10 bài tập ôn thi CASIO 2011 (hơi dễ)

Bài 1. Ở lúa bộ NST 2n = 24. Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ. Quá trình phân bào nói trên môi trường tế bào phải cung cấp1488 NST đơn mới hoàn toàn. Thời gian cần thiết cho kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối trong một chu kỳ phân bào tương ứng với tỷ lệ 1: 3: 2: 4


a. Xác định thời gian cần thiết cho mỗi chu kỳ ?

b. Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; 23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất):

- Tế bào đang phân bào ở đợt thứ mấy? Thuộc kỳ nào?

- Đặc điểm hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên?

Bài 2. Hợp tử A, B thuộc hai loài khác nhau phân bào với số lần không bằng nhau trong cùng một thời gian.

Tổng số NST đơn huy động của môi trường cho cả hai hợp tử phân bào là 1624. Trong đó số NST đơn cung cấp cho hợp tử B nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho hợp tử A là 1400.

Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính quá trình phân bào của hợp tử A là 16.

Số NST đơn trong một tế bào con sinh sinh ra từ hợp tử B nhiều hơn số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử A là 8.

a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử.

b. So sánh tốc độ phân bào của 2 hợp tử?

c. Nếu hợp tử B tiến hành số đợt phân bào nói trên trong khoảng thời gian 30 giờ và thời gian cần thiết cho đợt phân bào cuối cùng là 6 giờ thì thời gian cần thiết cho đợt phân bào đầu tiên là bao nhiêu? Biết rằng tốc độ phân bào của hợp tử B là giảm dần đều.

Bài 3. Một gen sao mã 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 441 Am 1359 Um. Tổng số liên kết hydro bị phá vở trong quá trình sao mã là 3900. Các phan tử mARN lần lượt được 1 riboxom đến giải mã . Thời gian giải mã cho một axitamin mất 0,2 giây. Thời gia tính từ lúc riboxom bắt đầu tiếp xúc với bộ ba mã sao mở đầu mARN thứ nhất đến khi riboxom trượt qua bộ ba mã sao kết thúc của riboxom cuối cùng là 5 phút 8 giây.

a) Tính vận tốc trượt của riboxom

b) Tính thời gian giải mã của riboxom trên một phân tử mARN. Kể từ khi axitamin mở đầu được giải mã.

c) Xác đinh tời gian chuyển tiếp của riboxom giữa 2 phân tử mARN liên tiếp? Biết các phân tử mARN cách đều nhau.

Bài 4. Một phân tử protein hoàn chỉnh chứa 347 liên kết peptit được 1 riboxom giải mã trong 38 giây

a) Tính vận tốc giải mã của riboxom?

b) Tính thời gian riboxom trượt qua hết chiều dài phân tử mARN?

c) Tính số axitamin mà môi trương phải huy động cho qua trình giải mã của riboxom ở thời điểm 4,5 giây, 36,5 giây, 87,25 giây tính từ lúc bắt đầu giải mã

Bài 5. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC tiến hành sao mã một lần tạo ra phân tử mARN có thành phần các loại rNu như sau: 1Am = 2Um=3Gm=4Xm.

Trên phân tử mARN có 5 riboxom trượt qua không trở lại , vận tốc trượt của các riboxom đều bằng nhau . Ở một thời điểm quan sát người ta nhận thấy : Riboxom thứ nhất tổng hợp nhiều hơn riboxom thứ hai là 12 axitamin và đến lúc đó đã có 90 lượt phân tử tARN vào các riboxom để tham gia quá trình giải mã.

a) Tính số lượng và tỷ lệ % mỗi loại Nu của gen?

b) Tính vận tốc trượt của riboxom và khoảng cách giữa 2 riboxom liên tiếp khi trượt trên mARN . Biết rằng các riboxom cách đều nhau và thời gian để gắn 1 axitamin vào chuổi polypeptit là 0.5 giây.

c) Tính từ thời điểm nói trên, mỗi riboxom cần môi trường cung cấp bao nhiêu axitamin để hoàn tất quá trình giải mã ? Thời gian cần thiết để riboxom trượt nốt đoạn mARN còn lại là bao nhiêu giây?

Bài 6. Một gen giải mã đã cần môi trường nội bào chung cấp 1840 axitamin . Phân tử protein hoàn chỉnh do gen tổng hợp có số liên kết peptit 197 đến 497.

a) Tính số liên rN mỗi loại trong phân tử mARN tương ứng ? Biết rằng tỷ lệ các loại rNu môi trương nội bào cung cấp cho quá trình sao mã của gen là Am: Um: Gm: Xm =1:2:3:4

b) Tổng số liên kết hydro bị phá vỡ khi gen sao mã?

c) Trên phân tử mARN do gen tổng hợp, có một số riboxom trược qua không lặp lại. Giả sử khoảng cách thời gian giữa riboxom thứ nhất và roboxom cuối cùng là 8.4 giây. Hãy tính:

- Số riboxom đến giải mã ?

- Khoảng cách giữa 2 riboxom liên tiếp?

- Thời gian tiếp xúc của các riboxom với phân tử mARN

Bài 7. Một gen nằm trên NST thường. Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể giao phối trong các trừơng hợp sau đây:

a) Gen có 4 alen?

b) Một gen trong quần thể giao phối tạo ra 55 kiểu gen khác nhau. Hỏi gen đó có bao nhiêu alen khác nhau?

Bài 8. Một gen nằm trên NST giới tính X. Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể giao phối trong các trừơng hợp sau đây:

a) Gen có 4 alen?

b) Gen có n alen?

Bài 9. Hiệu suất sử dụng năng lượng của chu trình Hatch-Slack để tổng hợp 1 phân tử glucoz là bao nhiêu? Biết rằng một phân tử glucoz dự trữ năng lượng 674 kcal, lực khử NADPH do ánh sáng cung cấp tương đương với 52,5 kcal và 1 ATP tương đương với 7,3 kcal.

Bài 10. QT ban đầu 0,49AA :0,42Aa :0,09aa. Do một yếu tố ngẫu nhiên các cá thể aa đều bất thụ. Qua 3 thế hệ cấu trúc QT sẽ như thế nào ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét