Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2011 MÔN SINH HỌC


THAM GIA GIẢI ĐỀ BẠN GỞI ĐÁP ÁN VỀ EMAIL: baitapsinhhoc2007@gmail.com KIENHUYEN sẽ gởi lại KẾT QUẢ cho bạn!

THI THỬ ĐẠI HỌC I
thời gian 75 phút

1.Ở cà chua gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này nằm trên một cặp NST thường. Khi cho lai 2 cơ thể F1 có kiểu gen AB/ab.Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, số loại kiểu gen ở F2 là:

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

2,Cơ chế phát sinh thể dị bội (lệch bội) NST là:
A. Các tác nhân gây đột biến ở ngoại cảnh hoặc trong tế bào đã ảnh hưởng tới sự phân li không bình thường của một cặp NST ở kì sau của quá trình giảm phân.
B. Các NST tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, các cặp NST không phân ly.
C.Tế bào sinh dưỡng đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc 1 hoặc thiếu hẳn NST.
D. Sự không phân ly NST trong nguyên phân.
3.Màu sắc báo hiệu thường gặp ở những loài sâu bọ:
A. Cánh cứng. B. Có kích thước nhỏ. C. Có cánh. D. Có nọc độc hoặc tiết ra mùi hăng.
4.Giả sử một gen ở vi khuẩn E.Coli mã hóa một phân tử prôtêin có trình tự các axit amin như sau: Ala – Pro – Ala - Thr – Ser – Glu – Lys – His – Glu –Cys    Một đột biến trên gen này làm cho prôtêin có trình tự axit amin như sau:
Ala – Pro – Ala - Thr – Arg – Glu – Lys – His – Glu –Cys   Đột biến này là dạng:

A. Đột biến mất cặp nuclêôtit. B. Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit trong cùng một bộ ba mã hoá.

C. Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit. D. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit bằng cặp nuclêôtit khác.

5,Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số cá thể sống sót thì khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất?
A. Hồi phục. B. Sinh sản với tốc độ nhanh. C. Diệt vong. D. Ổn định
6.Theo Lamac thì sự tiến hoá là:
A. Sự tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại.
B. Sự phát triển mang tính kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
C. Sự biến đổi làm nảy sinh cái mới. D. Quá trình cải biến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
7.  cỏ chế phát sinh thể đa bội chẵn là:
A. Tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong giảm phân ở cả hai bên bố mẹ tạo giao tử 2n; các giao tử này kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử 4n hoặc tất cả các cặp NST của hợp tử không phân li trong những lần phân bào đầu tiên của hợp tử.
B. Tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong nguyên phân.
C. Tất cả các cặp NST của hợp tử không phân li trong những lần phân bào đầu tiên của hợp tử.
D. Tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong giảm phân ở cả hai bên bố mẹ tạo giao tử 2n. Các giao tử này kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử 4n.
8.phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người:
A. Phương pháp lai hoặc phương pháp gây đột biến. B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Phương pháp phả hệ. D. Phương pháp di truyền tế bào.
9.   cho lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thu được F1, cho F1 tiếp tục giao phối với nhau. ở F2 thu được kết quả kiểu hình của các phép lai khác nhau như sau:
Phép lai 1 (I): 9 : 7Phép lai 2 (II): 9 : 6 : 1Phép lai 3 (III): 12 : 3 : 1Phép lai 4 (IV): 13 : 3
Phép lai 5 (V): 15 : 1Phép lai 6 (VI): 9 : 3 : 4Phép lai 7 (VII): 9 : 3 : 3 : 1
Khi cho F1 ở các phép lai trên lai phân tích. Kết quả sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 trong các trường hợp:
A. II, III, VI   B. I, II, III.  C III, IV, VI. D. I, IV, V.
 10.Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
  1. Nơi ở B. Dinh dưỡng  C. Cạnh tranh  D. Nguồn gốc
11.cà chua gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này nằm trên một cặp NST thường. Khi cho cơ thể F1 có kiểu gen AB/ab lai phân tích. Trong trường hợp xảy ra hoán vị với tần số 20%, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
  1. 3 : 1. B. 1 : 2 : 1. C. 4 : 4 : 1 : 1. D. 3 : 3 : 1 : 1.
12.Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là:
A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen.
B. Các gen nằm trên cùng 1 NST phân li cùng nhau hình thành nhóm gen liên kết.
C. Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử và sự kết hợp của các giao tử trong thụtinh.
D. Sự trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen.
13. Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen: 7 AA : 2 Aa : 1 aa.
Khi xảy ra giao phấn ngẫu nhiên và tự do thì sau bao nhiêu thế hệ quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacdi – Van bec.      A.1  B.2   C.3  D.4
14. Nhận định nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch?
A. Suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng. B. Dự báo tốc độ phát triển sinh vật ngày nay.
C. Từ tuổi của các hóa thạch có thể suy ra được tuổi của lớp đất chứa chúng. D. Tài liệu nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất.

15.Hướng tiến hoá cơ bản nhất và đặc trưng nhất của sinh giới là:
A. Tổ chức ngày càng cao  B. Ngày càng đa dạng, phong phú và tổ chức ngày càng cao.
C. Thích nghi ngày càng hợp lí D. Ngày càng đa dạng, phong phú
16.Trường hợp lai xa, con lai nếu có bộ NST tăng lên một số lần so với bộ NST đơn bội gọi là:
A. Thể song nhị bội. B. Thể đa nhiễm. C. Thể đa bội dị nguyên (đa bội khác nguồn) D. Thể dị bội
17.Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể dị bội là:
A. 2n. B. n+1. C. 2n+1. D. 3n.
18.Điền vào chỗ trống trong câu sau:
Năm 1927,...............đã sửa chữa tính bất thụ ở cây lai thu được trong lai xa bằng cách tứ bội hóa các tế bào sinh dục.
A. Cácpêsênkô. B. Lysenkô. C. Muller. D. Missurin.
19.Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:
A. Cải tiến giống. B. Tạo ưu thế lai. C. Tạo dòng thuần. D. Tạo giống mới.
20,Ở ruồi giấm bố mẹ đều bình thường sinh ra con có dạng mắt dẹt hơn là do
A. Đột biến lặp đoạn NST. B. Đột biến đảo đoạn NST. C. Đột biến chuyển đoạn. D. Đột biến mất đoạn NST.
21.Quần xã sinh vật nào trong các hệ sinh thái sau được coi là ổn định nhất?
A. Một khu rừng nguyên sinh B. Một đồng cỏ C. Một cái hồ  D. Một đầm lầy
22. đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối là vì:
A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi.
B. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh trong quần thể, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh xác định.
C. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh xác định.
D. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh trong quần thể, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động.
23.Nguyên nhân, cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là:
1. Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong phát sinh giao tử.2. Hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử.
3. Tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh
4. Sự tương tác giữa các gen trong hợp tử.5. Cấu trúc ADN, NST bị biến đổi.
A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 3 C. 1, 3. D. 1, 2, 3, 4
24.Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh:
A. Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới. 
B. Ảnh hưởng của môi trường sống.
C. Sự tiến hóa phân li.  
D. Phản ánh mức độ quan hệ nguồn gốc giữa
25.tồn tại chủ yếu trong học thuyết Lamac là
A. Cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải do ngoại cảnh thay đổi chậm.
B. Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
C. Cho rằng các biến dị đều di truyền được.
D. Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng vươn lên hoàn thiện về tổ chức.
26.Hiện tượng di truyền chéo liên quan đến trường hợp nào sau đây?
A. Gen lặn trên NST thường. B. Gen trên NST X. C. Gen lặn trên NST Y. D. Gen trội trên NST Y.
27.Theo Đacuyn, cơ chế của tiến hoá là:
A. Sự tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật.
C. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
D. Sự tích luỹ những biến dị xuất hiện trong sinh sản.
28.Những quá trình nào sau đây có thể xảy ra đột biến số lượng NST?
1. Phân bào.2. Phát triển của hợp tử.3. Lai xa.4. Thụ tinh.
A. 1, 2, 3 B. 1, 2 C. Cả 1, 2, 3, 4 D. 1, 4 
29.Sự biến động của quần xã là do
A. Môi trường biến đổi B. Sự phát triển quần xã C. Tác dụng của con người D. Đặc tính của quần xã  
30.Câu nào đúng nhất trong các câu sau?
A. Nhiều quần thể trong quần xã mới tạo thành lưới thức ăn. B. Nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn.
C. Quần xã phải đa dạng sinh học mới tạo thành lưới thức ăn. D. Các chuỗi thức ăn có mắt xích chung gọi là lưới.
31. Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:
A. Di truyền và sinh sản B. Cảm ứng. C. Sinh sản. D. Xúc tác và điều hoà các phản ứng.
32.Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi kiểu hình là:
A. Quá trìng đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên. B. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
C. Sự phản ứng của cùng một kiểu gen trước môi trường khác nhau. D. Ảnh hưởng trực tiếp của môi trường khác nhau
33. cây F1 dị hợp tử lai phân tích được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
7% cây quả tròn, hoa tím.18% cây quả tròn hoa trắng.43% cây quả dài, hoa tím.32% cây quả dài, hoa trắng.
Biết rằng hoa tím trội hơn so với hoa trắng.Các tính trạng này chịu tác động của quy luật di truyền:
A. Tương tác gen và hoán vị gen B. Tương tác gen. C. Hoán vị gen. C. Hoán vị gen.
34.Một tế bào có kiểu gen AB/ab Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại trứng:
A. 2 B. 8  C. 4  D. 1 
35.Sự hình thành các tính trạng giới tính trong đời cá thể chịu sự chi phối của yếu tố nào?
A. Do NST mang gen quy định tính trạng.
B. Sự tổ hợp của NST giới tính trong thụ tinh và ảnh hưởng của hoocmôn sinh dục cũng như các yếu tố môi trường.
C. Ảnh hưởng của môi trường và các hoocmon sinh dục. D. Sự tổ hợp của NST giới tính trong thụ tinh.
36.Di tryền y học phát triển, sử dụng phương pháp và kĩ thuật hiện đai cho phép chuẩn đoán chính xác một số tật, bệnh di truyền từ giai đoạn:
A. Sơ sinh. B. Thiếu niên. C. Trước sinh. D. Trước khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh ở 
37.Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã thường có số lượng loài phong phú là do:
A. Sự định cư của các quần thể tới vùng đệm B. Môi trường thuận lợi
C. Diện tích rộng D. Ngoài các loài vùng rìa còn có loà
38Để gây đột biến bằng các loại tia phóng xạ ở thực vật, người ta dùng cách:
A. Chiếu xạ lên hạt phấn, bầu nhụy. B. Chiếu xạ lên đỉnh sinh trưởng của thân cành.
C. Chiếu xạ lên hạt khô, hạt đang nảy mầm hoặc D. Chiếu xạ lên hạt khô, hạt nảy mầm.
39.Khi cho P dị hợp tử về 2 cặp gen không alen (mỗi gen một tính trạng) lai phân tích. Tần số hoán vị gen được tính bằng:
A. Phần trăm số cá thể có kiểu hình khác P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
B. Phần trăm số cá thể có kiểu hình trội.
C. Phần trăm số cá thể có hoán vị gen trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
D. Phần trăm số cá thể có kiểu hình giống P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
40.Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận nào của cây?
A. Hoa B. Cành C. Thân D. Lá
41. Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là:
A. Từ quần xã trẻ đến quần xã già. B. Từ quần xã già đến quần xã trẻ.
C. Từ chưa có đến có quần xã. D. Tùy giai đoạn mà diễn thế từ quần xã trẻ đến
42.Ở ruồi giấm 2n = 8, người ta làm tiêu bản và quan sát được bộ NST của các tế bào của các cơ thể ruồi giấm thấy TB 1 có 2 NST số 1, TB 2 có 3 NST số 1, TB 3 có 1 NST số 4, TB 4 thiếu 2 NST số 2. Tế bào của thể khuyết nhiễm là.A.Tế bào 3. B. Tế bào 1. C. Tế bào 2. D. Tế bào 4.
43. Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do:
A.     Quần thể khác điều chỉnh nó B. Có hiện tượng ăn lẫn nhau
C. Tự điều chỉnh  D. Sự thống nhất tỉ lệ sinh - tử
 44.Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể ?
A. Mật độ B. Tỉ lệ nhóm tuổi C. Tỉ lệ đực cái D. Độ đa dạng
45.Trong một quần thể giao phối có cơ cấu di truyền như sau: 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Tần số tương đối của alen A và alen a là:
A. A : a = 0,70 : 0,30 B. A : a = 0,80 : 0,20 C. A : a = 0,50 : 0,50 D. A : a = 0,60 : 0,40
 46.Cơ chế gây đột biến đa bội của Cônsixin là:
  1. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc. B. Ngăn cản không cho màng tế bào phân chia.
C. Đình chỉ hoạt động nhân đôi của các  D. Tách sớm tâm động của các NST kép.
47.Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả:
A. A/T = G/X   B. A+T= G+X  C. A=G; T=X   D. A=X, G=T
 48.Yếu tố quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN là
  1. Thành phần của các nuclêôtit B. Số lượng và thứ tự sắp xếp của các nuclêôtit
  2. C. Trình tự của các nuclêôtit D. Số lượng, thành phần và thứ tự sắp xếp của cáC NU
49.Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp di truyền tế bào được thực hiện với đối tượng khảo sát chủ yếu là:
  1. Tế bào niêm mạc nuôi cấy B. Tế bào chân tóc nuôi cấy
C. Tế bào da người nuôi cấy  C. Tế bào da người nuôi cấy
50.Quần thể giao phối được xem là đơn vị tổ chức, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên, vì:
A. Quần thể giao phối đa dạng về kiểu hình hơn so với quần thể tự phối.
B. Trong quần thể giao phối, các cá thể giao phối tự do với nhau và
được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc loài đó.
C. Trong quần thể giao phối có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
D. Quần thể giao phối đa dạng thành phần kiểu gen hơn so với quần thể tự phối













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét