Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

kiễm tra HKII sinh học 10NC (tự luyện)

Câu 1: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
A. Nhiệt độ thấp có thể kìm hãm vi sinh vật có hại.
B. Gây sốc nhiệt để phá vỡ tế bào vi sinh vật.
C. Tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi hoạt động.
D. Nhiệt độ thấp có thể tiêu diệt vi sinh vật có hại.
Câu 2: Trong môi trường nuôi cấy không liên lục VSV có tốc độ sinh trưởng lớn nhất ở
A. pha lũy thừa. B. pha suy vong. C. pha cân bằng động. D. pha tiềm phát. Câu 3: Nội bào tử vi khuẩn có chức năng:
A. Sống còn. B. Tích trữ chất hữu cơ.
C. Sinh sản duy trì nòi giống. D. Tổng hợp prôtêin.
Câu 4: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ gồm các giai đoạn theo trình tự:
A. Xâm nhập, sinh tổng hợp, hấp phụ, lắp ráp, giải phóng.
B. Xâm nhập, hấp phụ, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
C. Hấp phụ, lắp ráp, sinh tổng hợp, xâm nhập, giải phóng.
D. Hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích. Câu 5: Thế nào là nhân tố sinh trưởng?
A. Chất cần với hàm lượng cao nhưng vi sinh vật tổng hợp quá ít.
B. Chất rất cần cho sinh trưởng của vi sinh vật và vi sinh vật tổng hợp được 1 ít.
C. Chất không quan trọng đối với sinh trưởng và vi sinh vật tự tổng hợp được
D. Chất rất cần cho sinh trưởng của vi sinh vật nhưng vi sinh vật không tổng hợp được. Câu 6: Nhóm chất nào sau đây là chất dinh dưỡng?
A. C, H, O, N, P, S, K, Ca,....
B. Nước, C, H, O, N, P, S, nguyên tố vi lượng, axit amin, vitamin, baze nitơ.
C. Prôtêin, lipit, cacbohidrat , vitamin.
D. Vitamin, axit amin, baze purin và pirimidin.
Câu 7: Người ta thường phơi khô hạt giống để chống nấm mốc. Đó là ứng dụng hiểu biết về ảnh
hưởng của ...................... đến sinh trưởng của vi sinh vật.

A. nhiệt độ. B. độ pH
C. độ ẩm. D. ánh sáng. Câu 8: Đặc điểm sinh sản của vi sinh vật là những ý nào sau đây?
1. Hình thức đa dạng.
2. Thực hiện đơn giản.
3. Chỉ là hình thức vô tính.
4. Tạo ra nhiều cá thể mới trong thời gian tương đối ngắn.
Đáp án đúng là:
A. 2, 3, 4
B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4 Câu 9: Virut và thể ăn khuẩn được dùng làm đối tượng để nghiên cứu sự sống (di truyền, sinh tổng
hợp protein, lai ghép gen…) nhờ chúng có

A. kích thước tương đối bé.
B. đời sống kí sinh.
C. cơ sở vật chất di truyền tương đối ít và khả năng sinh sản rất nhanh.
D. khả năng gây bệnh cho người và gia súc.
Câu 10: Nấm mốc có thể có loại bào tử nào sau đây?
A. Bào tử đảm – bào tử túi. B. Bào tử đỉnh – bào tử áo.
C. Bào tử tiếp hợp - bào tử noãn.
D. Bào tử vô tính và bào tử hữu tính. Câu 11: Loại vi sinh vật nào sau đây có hình thức sinh sản bằng cách nảy chồi?
A. Xạ khuẩn. B. Các loại nấm sợi.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Nấm men. Câu 12: Những con đường nào sau đây có thể lây nhiễm HIV?
1. Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích ma tuý...
2. Mẹ truyền sang con.
3. Quan hệ tình dục không an toàn
4. Hô hấp và tiếp xúc bên ngoài.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 13: Trong giai đoạn sinh tổng hợp, virut tổng hợp những thành phần nào sau đây?
A. Prôtêin vỏ và axit nuclêic. B. Vỏ ngoài, vỏ prôtêin, enzym.
C. Enzym, vỏ prôtêin, axit nuclêic. D. ADN qua sự sao mã ngược. Câu 14: Nguyên tắc của môi trường nuôi cấy liên tục là:
A. bổ sung thêm chất dinh dưỡng và vitamin thường xuyên.
B. bổ sung các chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải.
C. lấy ra các chất phế thải kèm theo sinh khối vi sinh vật.
D. môi trường chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Câu 15: Ai là người đầu tiên phát hiện ra virut và đối tượng nhiễm virut đó là gì?
A. Đêrem- cây thuốc lá. B. Twort – vi khuẩn.
C. Ivanoski- cây thuốc lá. D. Enders- tụ cầu khuẩn Câu 16: Loại virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?
A. Virut của E coli. B. Virut đậu mùa. C. Virut bại liệt.
D. Virut đốm thuốc lá. Câu 17: Vì sao vi khuẩn gây bệnh than rất nguy hiểm?
1. Có khả năng tạo nội bào tử chống lại kháng sinh.
2. Có thể hình thành ngoại bào tử và kháng sinh.
3. Tạo ra chất độc hại rất cao cho con người.
4. Dễ lây lan, nhất là qua hô hấp.
Đáp án đúng là:
A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 4 Câu 18: Đặc điểm của bào tử túi hữu tính ở nấm men rượu là:
A. hình thành bên trong túi, không qua giảm phân.
B. tạo thành chuỗi trên đỉnh của các sợi nấm khí sinh.
C. hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
D. hình thành bên trong túi, qua giảm phân. Câu 19: Loại bào tử nào sau đây có chứa canxiđipicôlinat?
A. Bào tử đốt.
B. Nội bào tử. C. Ngoại bào tử. D. Bào tử hữu tính. Câu 20: HIV xâm nhiễm loại tế bào nào trong cơ thể người?
A. Tế bào T độc. B. Tế bào limpho B.
C. Tế bào limphoT. D. Tế bào hồng cầu. Câu 21: Thế nào là vi sinh vật nguyên dưỡng?
A. Vi sinh vật có thể tổng hợp tất cả các chất cần thiết cho sinh trưởng từ các chất vô cơ.
B. Vi sinh vật sử dụng các nhân tố sinh trưởng để lớn lên.
C. Vi sinh vật không thể tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng từ các chất vô cơ.
D. Vi sinh vật không sinh trưởng trong môi trường khoáng tối thiểu.
Câu 22: Thời gian thế hệ là thời gian
A. khi tế bào vi sinh vật sinh ra đến lúc chết đi.
B. cần thiết để số lượng tế bào vi sinh vật tăng gấp đôi.
C. tế bào vi sinh vật sinh ra đến khi bắt đầu phân chia.
D. tính trong 10 lần phân chia đầu tiên của tế bào vi sinh vật.
Câu 23: Phòng chống HIV /AIDS bằng cách nào?
1. Xây dựng tình yêu trong sáng, không sử dụng ma túy.
2. Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn.
3. Vệ sinh y tế.
4. Không xa lánh những người nhiễm HIV.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, C. 1, 2, 4
D. 1, 2, 3, 4 Câu 24: Có 104 vi khuẩn E.coli trong quần thể, cứ 30 phút thì vi khuẩn này phân chia 1 lần. Sau 2 giờ
thì số lượng E.coli trong quần thể là bao nhiêu?

A. 60.000. B. 600.000.
C. 160.000. D. 16.000. Câu 25: Khi virut nhân lên làm tan tế bào vật chủ thì gọi là:
A. Virut độc với chu trình tan. B. Virut ôn hòa với chu trình tan.
C. Virut độc với chu trình tiềm tan. D. Virut ôn hòa với chu trình tiềm tan.
Câu 26: Hình thức sinh sản nào sau đây có ở vi sinh vật dinh dưỡng mêtan?
A. Nội bào tử. B. Bào tử đốt. C. Bào tử hữu tính.
D. Ngoại bào tử. Câu 27: Virut có những đặc điểm cơ bản nào sau đây?
1. Có kích thước siêu nhỏ.
2. Có cấu tạo tế bào.
3. Chỉ được nhân lên trong tế bào chủ.
4. Kí sinh nội bào bắt buộc.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 28: Ý nghĩa thực tiễn của phương pháp nuôi cấy không liên tục là gì?
A. Thu được nhiều kháng sinh, hoocmon.
B. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các loại vi sinh vật.
C. Thu đuợc nhiều sinh khối.
D. Giữ giống vi sinh vật được trong một thời gian lâu dài.
Câu 29: Pha sinh trưởng đầu tiên trong nuôi cấy không liên tục là:
A. pha cân bằng. B. pha lũy thừa.
C. pha tiềm phát. D. pha suy vong. Câu 30: Thành phần cấu trúc nào đóng vai trò quan trọng trong chu trình nhân lên của virut?
A. Nuclêôcapsit. B. Capsit.
C. Axit nuclêic. D. Prôtêin. Câu 31: Quần thể một loài vi khuẩn sau 3 giờ nuôi cấy có 80.000 tế bào. Và thấy rằng 45 phút thì vi
khuẩn này phân chia 1 lần. Hỏi số lượng vi khuẩn trong quần thể ban đầu là bao nhiêu?

A. 5. 10^4
B. 5. 10^3 C. 3. 10^3 D. 3. 10^4 Câu 32: Phát biểu nào sau đây là sai về virut?
A. Lõi chứa ADN hoặc ARN. B. Virut có thể có hoặc không có bao ngoài.
C. Chưa có cấu tạo tế bào.
D. Sinh sản độc lập. Câu 33: Ngâm 1 tế bào vi sinh vật vào môi trường ưu trương sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Tế bào bị mất nước.
B. Tế bào bị co nguyên sinh, sinh trưởng bị kìm hãm.
C. Tế bào không bị ảnh hưởng vì có thành tế bào.
D. Tế bào rút nước từ bên ngoài vào và vở ra.
Câu 34: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên
dừng ở

A. cuối pha tiềm phát đầu pha luỹ thừa.
B. cuối pha luỹ thừa đầu pha cân bằng.
C. pha tiềm phát. D. cuối pha cân bằng đầu pha suy vong.
Câu 35: Người ta dùng vi sinh vật khuyết dưỡng để kiểm tra thực phẩm vì khi chủng khuyết dưỡng
đối với một chất nào đó thì tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật

A. tăng thuận với nồng độ của nhân tố sinh trưởng.
B. tăng nhanh khi không có nhân tố sinh trưởng.
C. giảm với tăng nồng độ của nhân tố sinh trưởng.
D. tăng chậm khi tăng nồng độ chất sinh trưởng.
Câu 36: Chất dùng diệt khuẩn có chọn lọc là :
A. chất kháng sinh. B. javen. C. cồn iot. D. xà phòng. Câu 37: Loại bào tử nào có khả năng chống chịu tốt nhất với nhiệt độ cao, hóa chất...?
A. Bào tử đốt ở xạ khuẩn. B. Bào tử trần của nấm pênicillium.
C. Bào tử của nấm rơm.
D. Nội bào tử của vi khuẩn. Câu 38: Cấu tạo một virut trần gồm những thành phần nào?
A. Lõi ADN và vỏ capsome. B. Lõi prôtêin và vỏ axit nuclêic.
C. Lõi axit nuclêic và vỏ capsit. D. Lõi ADN hoặc ARN và vỏ ngoài. Câu 39: Trong pha suy vong, số lượng vi khuẩn giảm dần là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Cạn kiệt chất dinh dưỡng và chất độc hại.
B. Một số vi sinh vật sinh nội bào tử.
C. Số vi sinh vật sinh ra ít hơn số vi sinh vậy chết.
D. Tăng chất độc hại, cạn kiệt chất dinh dưỡng. Câu 40: Ánh sáng mặt trời tác động như thế nào đến vi sinh vật?
1. Ánh sáng tác động đến chuyển động hướng sáng.
2. Ánh sáng tác dụng đến sự hình thành bào tử.
3. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp.
4. Tia Gamma làm ion hóa các prôtêin và axit nuclêic.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2,3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét