Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BAN KHTN


KIỄM TRA 15 PHÚT 12 BAN KHTN
Họ tên: ............................................. Lớp ..........
Câu 1: Quần thể nào sau đây không ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. P: 100% AA.                                      B. P: 100% Aa.
C. P: 100% aa.                                       D. P: 25% AA : 50% Aa : 25% aa.
Câu 2: Biết gen A: hạt nảy mầm được trên đất bị nhiễm mặn, alen a: hạt không có khả năng này. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên đất bị nhiễm mặn thì thấy có 3600 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tính theo lí thuyết là
A. 0,48.                   B. 0,89.                   C. 0,32.                   D. 0,5.
Câu 3: Một quần thể ngẫu phối ban đầu gồm toàn kiểu gen dị hợp (Aa). Nếu không có đột biến và chọn lọc tự nhiên xảy ra, tính theo lí thuyết, sau 4 thế hệ ngẫu phối (F4), cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0 AA : 1 Aa : 0 aa.                              B. 0,46875AA : 0,0625Aa : 0,46875aa.
C. 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa.          D. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
Câu 4: Cà chua, gen A: quả đỏ, trội hoàn toàn so với a: quả vàng. Một quần thể có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội, cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 11 quả đỏ : 1 quả vàng ở đời con là
A. AAaa x aa và AAaa x Aaaa.                B. AAaa x Aa và AAaa x aaaa.
C. AAaa x Aa và AAaa x AAaa.              D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
Câu 5: Một gen cấu trúc của vi khuẩn E. Coli dài 2040 Ao. Số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đó là
A. 198.                    B. 199.                    C. 200.                    D. 98.
Câu 6: Gen B có 390 G và tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế 1 cặp Nu này bằng 1 cặp Nu khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen b là
A. A = T = 249 ; G = X = 391.               B. A = T = 391 ; G = X = 249.
C. A = T = 251 ; G = X = 389.               D. A = T = 250 ; G = X = 390.
Câu 7: Một gen cấu trúc ở thực vật có vùng mã hóa gồm 9 đoạn Intron dài bằng nhau. Các đoạn Exon dài bằng nhau và dài gấp đôi các đoạn Intron. Gen trên phiên mã ra một phân tử mARN trưởng thành có 1500 ribônucleotit. Hỏi vùng mã hóa của gen trên dài bao nhiêu?
A. 7395Ao.              B. 9690Ao.              C. 14790Ao.             D. 19380Ao.
Câu 8: Một phân tử mARN của vi khuẩn E. Coli dài 0,408μm và có tỉ lệ các loại Nu A : U : G : X lần lượt là 30% : 10% : 20% : 40%. Người ta sử dụng mARN này làm khuôn tổng hợp nhân tạo 1 đoạn ADN dài bằng chiều dài mARN trên. Tính theo lí thuyết, số Nu mỗi loại cung cấp cho tổng hợp 1 đoạn ADN trên là
A. A = T = 720 ; G = X = 480.               B. A = T = 240 ; G = X = 360.
C. A = T = 480 ; G = X = 720.               D. A = T = 360 ; G = X = 240.
Câu 9: Một loài thực vật, 2n = 24. Số loại thể một kép có thể có ở loài này là
A. 8.                        B. 22.                      C. 12.                      D. 66.
Câu 10: Một quần thể thực vật ban đầu có tỉ lệ kiểu gen: P: 0,25AA : 0,35aa : 0,4Aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của quần thể này sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là
A. 0,403125AA : 0,04375Aa : 0,553125aa. B. 0,25AA : 0,4Aa : 0,35aa.
C. 0,375AA : 0,1Aa : 0,525aa.                 D. 0,425AA : 0,05Aa : 0,525aa.
Câu 11: Trong một quần thể ngẫu phối, thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
D. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
Câu 12: Một quần thể thực vật tự thụ phấn ban đầu gồm toàn kiểu gen dị hợp (Bb). Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp của quần thể này sau 4 thế hệ tự thụ phấn (F4) là
A. 0,3750                B. 0,9375                C. 0,0625                D. 0,46875
Câu 13: Ở một loài, NST số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do đột biến đảo đoạn NST là: (1) ABCDEFG; (2) ABCFEDG; (3) ABFCEDG; (4) ABFCDEG. Biết NST số (3) là dạng gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) ← (3) → (4) →  (2).                     B. (1) ← (2) ← (3) →  (4).
C. (3) → (1) → (4) →  (2).                     D. (4) ← (3) → (1) →  (2).
Câu 14: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại Nu là A+G/T+X= 1/2. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là
A. 2,0 .                    B. 0,2.                     C. 0,25.                   D. 0,5.
Câu 15: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Bố và mẹ đều bình thường, sinh một con trai bị bệnh máu khó đông và một con gái bình thường. Người con gái lớn lên lấy chồng bình thường thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra đứa con bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
A. 37,5%.                B. 12,5%.                C. 50%.                   D. 25%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét