Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

SINH HỌC 11: Trắc nghiệm phần NITO - KHOÁNG

1.        Nước ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước thông qua
A.      khả năng trương nước của tế bào khí khổng.
B.       việc điều khiển sự đóng mở của khí khổng.
C.       sự co giãn của thành tế bào khí khổng.
D.      độ dày mỏng của lớp cutin, cutin càng dày hơi nước thoát càng nhanh.
2.        Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
A.      Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.
B.       Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C.       Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.
D.      Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
3.        Cần phải cung cấp nguyên tố khoáng nào sau đây cho cây khi lá cây có màu vàng?
A.      Photpho
B.       Magiê.
C.       Kali.
D.      Canxi.
4.        Nguyên tố Magiê là thành phần cấu tạo của
A.      Axit nuclêic.
B.       Màng của lục lạp.
C.       Diệp lục.
D.      Prôtêin.
5.        Câu nào sau đây là sai?
A.      Cây chỉ hấp thụđược muối khoáng ở dạng hoà tan trong nước.
B.       Muối khoáng tồn tại trong đất đều ở dạng hoà tan nên cây hấp thu được.
C.       Bón phân dư thừa sẽ gây độc hại cho cây, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông phẩm.
D.      Dư lượng phân bón làm xấu tính lí hoá của đất, giết chết vi sinh vật có lợi trong đất.
6.        Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A.      Cacbon.
B.       Kali.
C.       Photpho.
D.      Sắt.
7.        Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở
A.      sự thay đổi kích thước của cây.
B.       sự thay đổi số lượng lá trên cây.
C.       sự thay đổi số lượng quả trên cây.
D.      sự thay đổi màu sắc lá cây.
8.        Vai trò của nguyên tố sắt trong cây là
A.      thành phần của prôtêin, axit nuclêic.
B.       thành phần của thành tế bào và màng tế bào.
C.       thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
D.      thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục.
9.        Dạng nitơ nào cây có thể hấp thu được?
A.      NO2- và NO3-
B.       NO2- và HH4+
C.       NO3- và NH4+
D.      NO2- và N2
10.     Vai trò chính của nitơ là cấu tạo nên
A.      prôtêin, axit nuclêic.
B.       diệp lục, côenzim.
C.       photpholipit, màng tế bào.
D.      thành tế bào, prôtêin.
11.     Quá trình nào được xem như là một cách khử độc cho tế bào?
A.      Khử nitrát.
B.       Hình thành nitrit.
C.       Tạo amit.
D.      Tạo NH3.
12.     Quá trình khử nitrát là quá trình
A.      chuyển  hoá NH4+ thành NO3-
B.       chuyển  hoá NO3-  thành NH4+
C.       chuyển  hoá NO2-  thành NH3
D.      chuyển  hoá NO3-  thành N2
13.     Quá trình đồng hoá NH3 trong mô thực vật không có con đường nào sau đây?
A.      Amin hoá trực tiếp các axit xêtô.
B.       Chuyển hoá NO3- thành NH4+.
C.       Chuyển vị amin.
D.      Hình thành amit.
14.     Phản ứng nào là phản ứng chuyển vị amin?
A.      Axit glutamit + NH3      glutamin.
B.       Axit amin đicacbôxilic + NH3  amit.
C.       Axit xêtô + NH3   axit amin.
D.      Axit amin + axit xêtô   Axit amin mới + axit xêtô mới.
15.     Quá trình khử nitrát xảy ra theo các bước nào sau đây?
A.      N2   NH3   NH4+.
B.       NH3  NO3-  NH4+.
C.       NO3-   NO2-  NH4+.
D.      NO2-   NO3-   NH4+.
16.     Cây không hấp thụ trực tiếp dạng nitơ nào sau đây?
A.      Đạm amoni.
B.       Đạm nitrat.
C.       Nitơ tự do trong không khí.
D.      Đạm tan trong nước.
17.     Hoạt động nào sau đây của vi sinh vật làm giảm sút nguồn nitơ trong đất?
A.      Khử nitrat.
B.       Chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử.
C.       Cố định nitơ.
D.      Liên kết N2 và H2 tạo ra NH3.
18.     Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim
A.      amilaza.
B.       nuclêaza.
C.       caboxilaza.
D.      nitrôgenaza.
19.     Cây có thể hấp thụ ion khoáng qua cơ quan nào?
A.      Rễ và lá.
B.       Chỉ hấp thụ qua rễ.
C.       Thân và lá.
D.      Rễ và thân.
20.     Câu nào là sai?
A.      NO2, NO là chất độc hại cho cây.
B.       N2 tồn tại chủ yếu trong đất và trong không khí.
C.       Phân bón cho cây chỉ có thể bón qua rễ
D.      Bón phân hợp lí là phải đúng loại, vừa đủ, đúng nhu cầu của cây.
21.     Loại vi khuẩn nào chuyển đạm nitrát thành N2?
A.      Vi khuẩn nitrat hoá.
B.       Vi khuẩn amôn hoá.
C.       Vi khuẩn phản nitrát hoá.
D.      Vi khuẩn cố định nitơ.
22.     Nitơ trong xác thực vật động vật là dạng
A.      nitơ không tan cây không hấp thu được.
B.       nitơ muối khoáng cây hấp thu được.
C.       nitơ độc hại cho cây.
D.      nitơ tự do nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được.




ĐÁP ÁN:

1. D
8. B
15. D
22. C
2. A
9. B
16. C
3. A
10. B
17.A
4. C
11. C
18. C
5. B
12. B
19. B
6. D
13. D
20. B
7. C
14. D
21. D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét