Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

SINH HỌC 11: Trắc nghiệm phần NƯỚC


1.        Cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng của môi trường nhờ cấu trúc nào là chủ yếu?
A.      Tế bào biểu bì rễ.
B.       Tế bào lông hút.
C.       Tế bào ở miền sinh trưởng của rễ.
D.      Tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ.
2.        Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?
A.      Tế bào mạch gỗ ở rễ.
B.       Tế bào vỏ rễ.
C.       Tế bào nội bì.
D.      Tế bào biểu bì.
3.        Rễ cây phát triển thế nào để hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao?
A.      Phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút.
B.       Theo hướng tăng nhanh về số lượng lông hút.
C.       Phát triển nhanh về chiều sâu để tìm nguồn nước.
D.      Phát triển mạnh trong môi trường có nhiều nước.
4.        Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương hơn so với dung dịch đất do
A.      quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút thấp.
B.       nồng độ chất tan trong lông hút cao nồng độ các chất tan trong dịch đất.
C.       quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút cao.
D.      nồng độ chất tan trong lông hút cao hơn nồng độ chất tan trong dịch đất.
5.        Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?
A.      Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
B.       Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ.
C.       Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.
D.      Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ.
6.        Những yếu tố môi trường nào ảnh hưởng tới quá trình hút nước và ion khoáng của rễ cây?
A.      Độ pH, hàm lượng H2O trong dịch đất, nồng độ của dịch đất so với rễ cây.
B.       Áp suất thẩm thấu của dịch đất, hàm lượng CO2 trong đất
C.       Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ thoáng khí và pH của đất.
D.      Độ pH, hàm lượng CO2, độ thoáng khí trong đất.
7.        Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì
A.      nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.
B.       tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được.
C.       nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được.
D.      áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
8.        Câu nào là đúng khi nói về cấu tạo mạch gỗ?
A.      gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống.
B.       gồm các tế bào sống là  mạch ống và tế bào kèm.
C.       gồm các tế bào chết là  mạch ống và tế bào kèm.
D.      gồm các tế bào sống là quản bào và mạch ống.
9.        Nước từ đất vận chuyển vào mạch gỗ của rễ không đi qua con đường nào sau đây?
A.      Qua các khoảng gian bào.
B.       Qua mạch rây.
C.       Qua thành tế bào.
D.      Qua chất nguyên sinh.
10.     Thành phần dịch mạch gỗ gồm
A.      nước, ion khoáng và chất hữu cơ.
B.       nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
C.       nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
D.      nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
11.     Câu nào đúng khi nói về áp suất rễ
A.      Động lực của dòng mạch rây.
B.       Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao.
C.       Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
D.      Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao.
12.     Thành phần dịch mạch rây gồm
A.      chất hữu cơ  được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thu
B.       chỉ có chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng ở rễ.
C.       chất hữu cơ dược tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.
D.      chất hữu cơ và nhiều ion khoáng khác làm pH dịch mạch rây từ 8,0 – 8,5.
13.     Câu nào sau đây là không chính xác.
A.      Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
B.       Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển theo chiều từ dưới lên.
C.       Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá 1 phần được dự trữ ở rễ, củ, quả.
D.      Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
14.     Động lực của dòng mạch rây là
A.      cơ quan nguồn( lá ) có áp suất thẩm thấu thấp hơn cơ quan dự trữ.
B.       lực liên kết giữa các phân tử chất hữu cơ và thành mạch rây.
C.       chất hữu cơ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
D.      sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan chứa.
15.     Lá thoát hơi nước
A.      qua khí khổng và qua lớp cutin.
B.       qua khí khổng không qua lớp cutin.
C.       qua lớp cutin không qua khí khổng.
D.      qua toàn bộ tế bào của lá.
16.     Cơ chế đóng mở khí khổng là do
A.      sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng.
B.       sự thiếu hay thừa  nước của 2 tế bào hình hạt đậu
C.       áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn thay đổi.
D.      hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau, nên trương nước khác nhau.
17.     Sự mở khí khổng ngoài vai trò thoát hơi nước cho cây, còn có ý nghĩa
A.      giúp lá dễ hấp thu ion khoáng từ rễ đưa lên.
B.       Để khí oxi khuếch tán từ không khí vào lá.
C.       Giúp lá nhận CO2 để quang hợp.
D.      Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác.
18.     Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng để
A.      tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào bên trong lá.
B.       giảm sự thoát hơi nước.
C.       giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời.
D.      tăng số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá.
19.     Câu nào sau đây là không đúng?
A.      Khí khổng thường phân bố ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên của lá
B.       Lá non khí khổng thường ít hơn lá già.
C.       Lá già lớp cutin dày hơn lá non.
D.      Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn so với lá già.
20.     Hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây?
A.      Cây thoát hơi nước quá nhiều.
B.       Rễ cấy hút nước quá ít.
C.       Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước.
D.      Cây thoát nước ít hơn hút nước.





ĐÁP ÁN

1. A
8. B
15. A
2. B
9. D
16. B
3. D
10. A
17. D
4. D
11. C
18. B
5. C
12. A
19. C
6. B
13. C
20. B
7. A
14. C

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét