Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

KIỄM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC HKI 2011-2012


KIỄM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012
 TP. HÀ NỘI
Câu 1: Trong quá trình giảm phân một cơ thể có kiểu gen ABD/Abd đã xẩy ra hoán vị giữa gen D và d với tần số là 20%. Cho rằng không xẩy ra đột biến. Tỷ lệ giao tử Abd
A. 40%                           B. 15%                           C. 20%                            D. 10%
Câu 2: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; BB hoa đỏ, Bb- hoa hồng, bb- hoa trắng. Các gen di truyền độc lập. P thuần chủng: cây cao, hoa trắng x cây thấp, hoa đỏ tỉ lệ kiểu hình ở F2
A. 3 cao đỏ: 6 cao hồng: 3 cao trắng: 1 thấp đỏ: 2 thấp hồng: 1 thấp trắng.
B. 1 cao đỏ: 2 cao hồng: 1 cao trắng: 3 thấp đỏ: 6 thấp hồng: 3 thấp trắng.
C. 1 cao đỏ: 2 cao hồng: 1 cao trắng: 1 thấp đỏ: 2 thấp hồng: 1 thấp trắng.
D. 6 cao đỏ: 3 cao hồng: 3 cao trắng: 1 thấp đỏ: 2 thấp hồng: 1 thấp trắng.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
A. Năng suất là kết quả tác động của giống và kỹ thuật.
B. Giống tốt, kỹ thuật sản xuất tốt tạo năng suất kém.
C. Kỹ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của giống.
D. Kiểu gen qui định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng.
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập
A. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng
B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do
C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp
Câu 5: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ                                               (2) Dung hợp tế bào trần.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là
A. (1), (2)                        B. (2), (3)                        C. (1), (4)                        D. (1), (3)
Câu 6: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền ?
A. 0,5Aa : 0,5aa.                                                     B. 0,5AA : 0,5Aa.
C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.                                   D. 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa.
Câu 7: Bệnh bạch tạng di truyền do một đột biến gen lặn (a) nằm trên NST thường. Trong một cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, tần số người bị bạch tạng là 1/104. Tần số tương đối của các alen A, a là:
A. A : a = 0.01 : 0,99     B. A : a = 0,04 : 0,96     C. A : a = 0,75 : 0,25     D. A : a = 0,99 : 0,01 -------
Câu 8: Trong chọn giống thực vật, phép lai giữa dạng hoang dại và cây trồng là nhằm mục đích
A. đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của dạng hoang dại.
B. thay thế dần kiểu gen của dạng hoang bằng kiểu gen của cây trồng.
C. cải tạo hệ gen của dạng hoang dại.
D. đưa vào cơ thể lai các gen quý về khả năng chống chịu của dạng hoang dại.
Câu 9: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn: 1 vàng-nhăn. Thế hệ P có kiểu gen
A. AaBb  x  AABb.         B. AaBb  x  AABB.        C. AaBB  x  aaBb.          D. AaBb  x  Aabb.
Câu 10: Trong sự di truyền qua tế bào chất thì vai trò của bố, mẹ như thế nào?
A. Vai trò của bố và mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng.
B. Tùy từng trường hợp vai trò của bố và mẹ có thể khác nhau đối với sự di truyền tính trạng.
C. Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng.
D. Vai trò của mẹ lớn hơn hẳn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
Câu 11: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là
A. 0,3 và 0,7.                   B. 0,6 và 0,4.                   C. 0,5 và 0,5.                   D. 0,4 và 0,6.
Câu 12: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là
A. 75%.                          B. 25%                           C. 12,5%.                        D. 50%.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
A. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
C. Tần số hoán vị gen luôn bằng50%.
D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.
Câu 14: Ở động vật, để  nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. có kiểu gen khác nhau                                        B. có cùng kiểu gen
C. có kiểu hình khác nhau.                                      D. có kiểu hình giống nhau
Câu 15: Restrictara và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kỹ thuật cấy gen?
A. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 16: Điều nào sau đây không phải là ý nghĩa Định luật Hacđi-Vanbec?
A. Giải thích sự diệt vong của các loài trong lịch sử tiến hóa.
B. Giải thích được sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên.
C. Biết được tần số các alen có thể xác định được tần số kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
D. Từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tần số tương đối của các alen.
Câu 17: Trong một quần thể giao phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra
A. 3 tổ hợp kiểu gen         B. 4 tổ hợp kiểu gen         C. 6 tổ hợp kiểu gen         D. 8 tổ hợp kiểu gen
Câu 18: Để nhân nhiều động vật quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta làm như thế nào?
A. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm.
B. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi phát triển.
C. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi mới phát triển.
D. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt.
Câu 19: Ở ruồi giấm hoán vị gen xảy ra có liên quan gì đến giới tính?
A. Chỉ xảy ra ở giới cái                                           B. Chỉ xảy ra ở giới đực
C. Chủ yếu xảy ra ở giới đực                                  D. Xảy ra ở cả 2 giới đực và cái với tỉ lệ như nhau
Câu 20: Cho phép lai P:  AB/ab X Ab/aB. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB/aB ở F1 sẽ là
A. 1/8.                             B. 1/16.                           C. 1/4.                             D. 1/2.
Câu 21: Để phát hiện một tính trạng do gen trong ti thể qui định, người ta dùng phương pháp nào?
A. Lai phân tích.                                                     B. Lai xa.
C. Lai thuận nghịch.                                                D. Cho tự thụ phấn hay lai thân thuộc.
Câu 22: Tính chất nào sau đây chỉ có ở thường biến, không có ở đột biến và biến dị tổ hợp.
A. Không xác định.          B. Không định hướng.      C. Kiểu gen bị biến đổi.    D. Không di truyền.
Câu 23: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là
A. cà chua.                      B. đậu Hà Lan.               C. ruồi giấm.                    D. bí ngô.
Câu 24: Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp
A. gây đột biến.               B. chuyển gen.                C. nhân bản vô tính          D. lai khác loài.
Câu 25: Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng
A. phương pháp lai xa và đa bội hóa.                       B. phương pháp cấy truyền phôi
C. phương pháp nhân bản vô tính.                            D. công nghệ gen.
Câu 26: Trong chăn nuôi và trồng trọt người ta tiến hành phép lai nào để tạo dòng thuần đồng hợp về gen quý cần củng cố ở đời sau?
A. Lai khác dòng.            B. Lai khác giống.            C. Lai gần.                      D. Lai xa.
Câu 27: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định trong quần thể số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:
A.  60 và 180                   B. 30 và 60                      C. 120 và 180                  D. 60 và 90
Câu 28: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là
A. ưu thế lai.                    B. thoái hóa giống.           C. di truyền ngoài nhân.               D. đột biến.
Câu 29: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
A. Bệnh máu khó đông                                 B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người
C. Bệnh mù màu ở người                              D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét.
Câu 30: Với 2 alen B và b của một gen, trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau:
A. BB, bb.                       B. BBbb, BBBB, bbbb                     C. Bb.                        D. BB, Bb, bb.
Câu 31: Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?
A. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống                                                     B. Tạo ra giống mới
C. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất
D. Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 32: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
B. tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
C. tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.
D. tổng tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen.
Câu 33: Mục đích của kĩ thuật di truyền là:
A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.                      B. Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, gen lai.
C. Gây đột biến gen.                                     D. Gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 34: Mét quÇn thÓ thùc vËt cã tØ lÖ c¸c kiÓu gen ë thÕ hÖ xuÊt ph¸t (P) lµ 0,25 AA : 0,40 Aa : 0,35 aa. TÝnh theo lÝ thuyÕt, tØ lÖ c¸c kiÓu gen cña quÇn thÓ sau 3 thÕ hÖ tù thô phÊn b¾t buéc (F3) lµ:
A. 0,425 AA : 0,050 Aa : 0,525 aa.                      B. 0,25 AA : 0,40 Aa : 0,35 aa.
C. 0,375 AA : 0,100 Aa : 0,525 aa.                      D. 0,35 AA : 0,20 Aa : 0,45 aa.
Câu 35: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô
A. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.          B. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
C. di truyền theo quy luật liên kết gen.                      D. do một cặp gen quy định
Câu 36: Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli, người ta đã sử dụng thể truyền là
A. tế bào động vật.          B. nấm                            C. tế bào thực vật.           D. plasmit.
Câu 37: Đặc điểm nào là của quần thể giao phối?
A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái.                                     B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.
C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.               D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen thay đổi
Câu 38: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Câu 39: Kĩ thuật chuyển gen ứng dụng loại đột biến nào sau đây?
A. Đột biến đa bội.         B. Đột biến chuyển đoạn nhỏ.          C. Đột biến dị bội.         D. Đột biến gen.
Câu 40: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa x Aa.                    B. AA x Aa.                   C. Aa x aa.                      D. AA x aa.

ĐÁP ÁN
ma de
132
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
A
B
D
C
C
D
D
A
D
B
B
B
B
B
A
C
D
A
C
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
C
D
C
C
D
C
A
A
D
D
B
C
B
A
B
D
C
A
B
A

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét