Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

ÔN THI HKI: GIẢI ĐỀ BÀI TẬP 100% MỨC ĐỘ CAO ĐẲNG


Câu 1. Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu gen Aaaa; các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là
A. 36.                          B. 12.               C. 16.                          D. 6.
Câu 2. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là
A. 1- (1/2)4                  B. 1/4.                          C. (1/2)4                  D. 1/8.
Câu 3. Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen BB qui định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là
A. B = 0,2; b = 0,8.                 B. B = 0,6; b = 0,4.                  C. B = 0,8; b = 0,2.                 D. B = 0,4; b = 0,6.
CâuKiến Huyên - CVA - Đăk Nông4. Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là
A. Aaaa x Aaaa.                       B. AAaa x AAaa.                     C. AAAa x aaaa.                      D. AAaa x Aaaa.
Câu 5. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.                       B. 0,64 AA : 0,04Aa : 0,32 aa.
C. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.                       D. 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04 aa.
Câu 6. Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây?
A. AaBbCcDd  x aabbccDD.               B. AaBbCcDd  x aaBBccDD.
C. AaBbCcDd  x AaBbCcDd.                         D. AABBCCDD  x aabbccdd.
Câu 7. Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 alen (A và a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm ở trên
A. nhiễm sắc thể X và Y.          B. nhiễm sắc thể Y.       C. nhiễm sắc thể thường.                       D. nhiễm sắc thể X.
Câu 8. Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen qui định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 3 : 1 là
A.  X              B.   X                        C.  X              D.  X
Câu 9. Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, không nằm trên nhiễm sắc thể Y. Cho ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, F1 thu được tỉ lệ: 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng : 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng. Kiểu gen của ruồi bố mẹ là
A. XAY,   XaO.                        B. XAY,   XaXa.            C. XaY,  XAXa.                         D. XaY,  XAXA.
Câu 10. Phép lai hai cặp tính trạng phân ly độc lập, F1 thu được: cặp tính trạng thứ nhất có tỷ lệ kiểu hình là 3 : 1, cặp tính trạng thứ hai là 1 : 2 : 1, thì tỷ lệ phân ly kiểu hình chung của F1 là
A. 3 : 6 : 3 : 1.                          B. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1.                 C. 3 : 3 : 1 : 1.                          D. 1 : 2 : 1.
Câu 11. Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do là
A. 4500.                       B. 3000.                      C. 1500.                      D. 6000.
Câu 12. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định quả tròn, gen b qui định quả dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 : 35% cây thân cao, quả dài; 35% cây thân thấp, quả tròn; 15% cây thân cao, quả tròn; 15% cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là
A. (AB/ab), 30%.                     B. (Ab/aB),  30%.                    C. (Ab/aB),  15%.                    D. (AB/ab),  15%.
Câu 13. Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là  0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,73; a = 0,27.  B. A =0,53; a =0,47.  C. A = 0,27; a = 0,73.  D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 14. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.                          B. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA.
C. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA.                         D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA.
Câu 15. Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 721 ; G = X = 479.  B. A = T = 419 ; G = X = 721.
C. A = T = 719 ; G = X = 481.  D. A = T = 720 ; G = X = 480.
Câu 16. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
B. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
D. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
Câu 17. Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình thường. Kiểu gen của F1 là
A. Aaaa x Aaaa.  B. AAAa x Aaaa.  C. AAAa x AAAa.  D. AAaa x AAaa.
CâuKiến Huyên - CVA - Đăk Nông 18. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể 
A. 21.                          B. 17.                                       C. 13.                                      D. 15.
Câu 19. Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:
A. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.  B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.
C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa.  D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa.
Câu 20. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một nhiễm.  B. thể bốn nhiễm.  C. thể ba nhiễm.  D. thể khuyết nhiễm.
Câu 21. Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit.                                 B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.                     D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
Câu 22. Ở người, gen D qui định tính trạng da bình thường, alen d qui định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M qui định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m qui định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là
A. DdXMXM  x  DdXMY.  B. DdXMXm  x  ddXMY.           C. ddXMXm x DdXMY.  D. DdXMXm x  DdXMY.
Câu 23. Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là
A. 37,5000%.                          B. 43,7500%.              C. 48,4375%.              D. 46,8750%.
Câu 24. Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lông trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ những con lông đốm trong quần thể này là
A. 16%.                       B. 64%.           C. 32%.                       D. 4%.
Câu 25. Một gen cấu trúc thực hiện quá trình sao mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin là
A. 15.                                      B. 5.                 C. 25.                                      D. 10.
Câu 26. Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 trong phép lai này là
A. 18%.                       B. 4,5%.                      C. 9 %.                        D. 20,5%.
Câu 27. Xét tổ hợp gen , nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là
A. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%.                          B. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%.
C. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%.                          D. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%.
Câu 28. Trường hợp không có hoán vị gen, một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1?
A. Ab/aB x Ab/aB.                   B. AB/ab  x   AB/ab.                C. AB/ab  x  AB/AB .  D. Ab/ab  x  aB/ab .
Câu 29: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16?
A. Aabb  x  AaBB.       B. AaBB  x  aaBb.       C. AaBb  x  Aabb.                   D. AaBb  x  AaBb.
Câu 30. Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 109 cặp nuclêôtit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. 24 × 109 cặp nuclêôtit.  B. 6 ×109 cặp nuclêôtit. C. 18 × 109 cặp nuclêôtit.  D. 12 × 109  cặp nuclêôtit.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét