Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Lí thuyết sinh học 12 OTTN là LTĐH 2011 (phần 2)

II. THUYẾT TIẾN HÓA HIỆN ĐẠI
A. SỰ HÌNH THÀNH THUYẾT TIẾN HÓA HIỆN ĐẠI
-  Trong nửa sau của thế kỷ XIX sự tích lũy nhiều tài liệu trong các ngành Sinh học, đặc biệt là cổ sinh vật học, địa lí sinh vật học, phôi sinh học đã củng cố quan điểm tiến hóa.                                                         
-  Tuy nhiên, cũng trong kì này sinh học đã trải qua một sự khủng hoảng về lí luận. Những đặc tính thu được trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh và của tập quán hoạt động có di truyền hay không ? Trong quá trình tiến hóa, ngoại cảnh hay tính di truyền của cơ thể có vai trò quan trọng hơn ? Cuộc tranh luận về các vấn đề đó kéo dài sang cả đầu thế kỷ XX.                                                       
 - Các nhà di truyền học ở đầu thế kỷ này, khi phát hiện tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể ở từng loài đã quan niệm tính di truyền độc lập với ngoại cảnh, khi nghiên cứu tính vô hướng của đột biến đã cô lập biến dị với tác dụng của ngoại cảnh và khi nghiên cứu tác dụng của chọn lọc trong dòng thuần đã phủ nhận tác dụng sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.                                                        
- Chỉ từ những năm 30 trở đi di truyền học mới dần dần trở thành một cơ sở vững chắc của thuyết tiến hóa hiện đại, làm sáng tỏ cơ chế di truyền học của quá trình tiến hóa. Việc phân biệt biến dị di truyền được và biến dị không di truyền, việc tìm hiểu sâu hơn vào nguyên nhân và cơ chế phát sinh biến dị, cơ chế di truyền các biến dị đã đem lại câu trả lời cho các vấn đề tranh luận nêu trên.
B. THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP
 - Trong các thập niên 30 đến 50 của thế kỷ XX đã hình thành thuyết tiến hóa tổng hợp. Đây là sự tổng hợp các thành tựu lí thuyết trong nhiều lĩnh vực như phân loại học, cổ sinh vật học, di truyền học quần thể, sinh thái học quần thể, học thuyết về sinh quyển.                                                         
-  Ngày nay người ta phân biệt tiến hóa nhỏ với tiến hóa lớn. Tiến hóa nhỏ (tiến hóa vi mô) là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc, kết quả là sự hình thành loài mới. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Tiến hóa lớn (tiến hóa vĩ mô) là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. Quá trình này diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài.                                                        
-   Cùng với sự phát triển của di truyền học quần thể và sinh học phân tử, vấn đề tiến hóa nhỏ đã phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ gần đây và đang chiếm vị trí trung tâm trong thuyết tiến hóa hiện đại. Trước đây người ta xem tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ, cả hai đều theo một cơ chế chung. Chỉ sau khi việc nghiên cứu tiến hóa nhỏ đã đạt đỉnh cao, gần đây người ta mới bắt đầu tập trung vào vấn đề tiến hóa lớn, làm sáng tỏ những nét riêng của nó.
C. THUYẾT TIẾN HÓA BẰNG CÁC ĐỘT BIẾN TRUNG TÍNH
-   M.Kimura (1971) dựa trên các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử prôtêin đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân độ phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại. Chẳng hạn khi phân tích 59 mẫu hêmôglôbin ở người, trong đó có sự thay thế 1 axit amin nào đó, người ta thấy 43 mẫu đột biến không gây ảnh hưởng gì rõ rệt về mặt sinh lí đối với cơ thể, ít ra là ở thể dị hợp.                                                        
-   Kimura đề ra thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính nghĩa là sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Tác giả cho rằng đó là một nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử. Loại đột biến trung tính đã được di truyền học phân tử xác nhận. Sự đa dạng trong cấu trúc của các đại phân tử prôtêin, được xác minh bằng phương pháp điện di, có liên quan với sự củng cố các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, khó có thể giải thích bằng tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Sự đa hình cân bằng trong quần thể, ví  dụ tỉ lệ các nhóm máu  A, B, AB, O trong quần thể  người, cũng chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu nhiên trung tính.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    -   Thuyết của Kimura không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại.
III. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
1. Quá trình đột biến : gây ra những biến đổi trong VCDT tạo nên các ĐB là nguồn NL sơ cấp cho tiến hóa.
 - Quá trình đột biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hoá sinh, tập tính sinh học, theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn trên kiểu hình của cơ thể.
 - Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là 10-6 đến 10-4 . Tuy tần số ĐBG rất nhỏ nhưng số lượng gen trong một cá thể rất lớn và số cá thể trong 1 quần thể rất nhiều do đó mỗi thế hệ có thể tạo ra nhiều alen ĐB, là nguồn BD di truyền cho QT.
 - Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên lâu đời.
 - Tính lợi hại của đột biến chỉ có tính tương đối, khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.
 - Tuy đột biến thường có hại nhưng phần lớn gen đột biến là gen lặn. Qua giao phối, gen lặn có thể đi vào thể đồng hợp va` được biểu hiện. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen. Một đột biến nằm trong tổ hợp này là có hại nhưng đặt trong sự tương tác với các gen trong một tổ hợp khác nó có thể trở nên có lợi.
 - Đột biến tự nhiên có thể được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì so với đột biến NST thì chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
 - Các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ các nòi, các loài phân biệt nhau thường không phải bằng một vài đột biến lớn mà bằng sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ.
2. Di nhập gen:
- Là lan truyền gen giữa các quần thể do sự trao đổi cá thể hoặc các giao tử.
- Di nhập gen làm biến đổi tần số alen, thành phần KG, củng có thể xuất hiện alen mới làm phong phú thêm vốn gen của QT.
3. Giao phối không ngẫu nhiên:
- Bao gồm tự thụ, GP gần, GP chọn lọc.
- Không làm biến đổi tần số alen nhưng làm thay đổi TPKG theo hướng tăng dần KG đồng hợp, giảm KG dị hợp đồng thời làm nghèo vốn gen, giảm đa dạng của QT.
* Giao phối ngẫu nhiên:  không là nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò qua trọng trong tiến hóa.
- Quá trình giao phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN.
 - Ngoài ra, giao phối còn làm trung hoà tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
4. Quá trình chọn lọc tự nhiên
- Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể (kết đôi giao phối, khả năng đẻ con, độ mắn đẻ).
- CLTN sàng lọc những BD có sãn trong QT, đào thải những BD không thích nghi mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi.
- CLTN tác động trực tiếp lên KH, gián tiếp làm biến đổi TPKG, tần số alen à CLTN quy định chiều hướng TH à Là nhân tố TH có hướng.
- Dưới tác dụng của CLTN các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.
Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về các mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản, đảm bảo sự tồn tại phát triển của những quần thể thích nghi nhất, qui định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể. Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể song song diễn ra.
- Tốc độ thay đổi tần số alen tùy thuộc vào alen trội hay lặn, áp lực của CLTN. Kết quả của CLTN là hình thành các QT có nhiều cá thể mang KG thích nghi.
   Tóm lại, chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ ma` đối với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ ma` đối với cả quần thể. CLTN là nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá.
*Các hình thức CLTN:
CL ổn định
CL vận động (thường gặp)
CL phân hóa
- Xảy ra trong mt sống không thay đổi

- Bảo tồn những cá thể mang tt trung bình => Kiên định KG củ.
- VD: Những con chim sẻ sau cơn bão còn sống sót chủ yếu có sải cánh trung bình.
- Xảy ra trong mt sống thay đổi theo 1 hướng xác định
- Đặc điểm TN củ dần được thay bằng đặc điểm TN mới.
- VD: Đảo Madero (gió thổi ra biển mạnh) có 7/8 loài ruồi ko có cánh.
- Xảy ra ở mt sống thay đổi nhiều và không đồng nhất
- CL diễn ra theo 1 số hướng, làm QT ban đầu phân hóa thành nhiều KH
- VD: Cá hồi đực có kích thước lớn hoặc nhỏ có cơ hội trong thụ tinh với cá cái lớn hơn cá có kích thước trung bình.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên:
- Sự biến đổi TPKG, tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên được gọi là biến động DT hay phiêu bạt DT. Hiện tượng này thường xảy ra ở những QT có kích thước nhỏ
- Yếu tố ngẫu nhiên gây nên biến đổi tần số alen không theo 1 chiều hướng nhất định, alen lợi củng có thể bị loại bỏ hoàn toàn, alen hại củng có thể trở nên phổ biến.
- Sau thiên tai hay các yếu tố ngẫu nhiên các cá thể còn tồn tại có thể có vốn gen khác hẵn QT ban đầu. Nhưng thường làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng của QT.
+ Hiệu ứng sang lập: một nhóm cá thể di cư sang nơi mới
+ Hiệu ứng thắt cổ chai: số lượng cá thể giảm chỉ còn một số ít cá thể tồn tại.

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp 2011: SINH THÁI 1

Câu 1: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?
A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học.           B. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
C. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.             D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học?
A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường.
B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi.
C. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường.
D. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.
Câu 3: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?
A. Các con cá chép sống trong một cái hồ.                   B. Các con chim sống trong một khu rừng.
C. Các cây cọ sống trên một quả đồi.               D. Các con voi sống  trong rừng Tây Nguyên.
Câu 4: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
B. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
Câu 6: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Mối quan hệ giữa các cá thể.            B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.             C. Kiểu phân bố.          D. Tỷ lệ đực cái.
Câu 7: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự
A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.        D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
Câu 8: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là
A. không khí.    B. nước.                       C. ánh sáng.                 D. gió.
Câu 9: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ
A. hội sinh.                   B. ký sinh.                    C. cộng sinh.                D. cạnh tranh.
Câu 10: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng?
A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối.           
B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể.
C. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...).
D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...).
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?
A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.
B. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
C. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.
Câu 12: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
A. sinh vật tiêu thụ cấp II.         B. sinh vật sản xuất.      C. sinh vật phân hủy.                 D. sinh vật tiêu thụ cấp I.
Câu 13: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.  B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.          D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ.
Câu 14: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
A. cạnh tranh.  B. ký sinh.        C. vật ăn thịt – con mồi.            D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 15: Hiệu suất sinh thái là
A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
B. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.
D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.
Câu 16: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A. ức chế - cảm nhiễm.  B. động vật ăn thịt và con mồi.             C. hội sinh.       D. cạnh tranh khác loài.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.
B. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
C. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
D. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
Câu 18: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 5oC, thời gian một vòng đời ở 30oC là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 25oC thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là
A. 30 ngày.  B. 15 ngày.  C. 25 ngày.  D. 20 ngày.
Câu 19: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Lúa  à  diều hâu   à  chuột  à  rắn.                      B. Lúa   à  chuột   à    rắn   à  diều hâu. 
C. Lúa   à   rắn    à  chuột  à    diều hâu.                 D. Lúa   à    chuột     à  diều hâu   à    rắn. 
Câu 20: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cá trong Hồ Tây.                                                    B. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
C. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.              D. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp 2011: Tiến Hóa 2

Câu 51: Theo Kimura, sự tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến
 A. có hại.                    B. trung tính.                 C. nhiễm sắc thể.                      D. có lợi.
Câu 52: Thể song nhị bội
 A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính
 B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.       C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào
 D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ
Câu 53: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là
 A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
 B. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
 C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.            D. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
Câu 54: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT.
A. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
C. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
Câu 55: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là :
 A. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.
 B. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học.
 C. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.
 D. Chọn lọc tự nhiên không tác  động ở những giai  đoạn  đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.
Câu 56: Nói về bằng chứng phôi sinh học (phôi sinh học so sánh), phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đđ khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. 
B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đđ giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đđ giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. 
D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài.
Câu 57: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.    B. sự phát triển và sinh sản của những kiểu gen thích nghi hơn.
C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. củng cố ngẫu nhiên những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại.
Câu 58: Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến.                         B. biến dị cá thể.                       C. đột biến.                  D. biến dị tổ hợp.
Câu 59: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên.           B. Các yếu tố ngẫu nhiên.                C. Chọn lọc tự nhiên.         D. Đột biến.
Câu 60: Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình phát sinh sự sống (tiến hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức tạp.
Câu 61: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.
B. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau.
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
D. Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
Câu 62: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh vật?
A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể.
B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.
C. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
D. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.
Câu 64: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên?
A. CLTN đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
B. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
C. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
D. CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
Câu 65: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?
A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.
B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.
C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.
Câu 66: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì
A. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.
B. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
D. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.
Câu 67: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của CLTN có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.
F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.
F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.
F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1.
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
Câu 68: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ
A. Pecmi.         B. Cacbon (than đá)     C. Silua.                       D. Cambri.
Câu 69: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
B. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
C. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
D. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
Câu 70: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một
trong những bằng chứng chứng tỏ
A. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hóa.          B. sự tiến hóa không ngừng của sinh giới.
C. nguồn gốc thống nhất của các loài.                D. quá trình tiền hóa đồng quy của sinh giới (tiến hóa hội tụ).
Câu 71: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài  mới
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 72: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này.Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng
A.   Tần số alen A và alen a đều giảm đi                                    B.   Tần số alen A và alen a đều không thay đổi
C.   Tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên                       D.   Tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi
Câu 73: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới
B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến
D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 74: Tần số kiểu gen của quần thể biến đổi theo một hướng thích nghi với tác động của nhận tố chọn lọc định hướng là kết quả của
A. Chọn lọc ổn định                  B. Chọn lọc phân hoá     C. Chọn lọc vận động       D. Sự biến đổi ngẫu nhiên
Câu 75: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.                B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.        D. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
Câu 76: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
A. làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định. B. không làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
C. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
D. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 77: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
Câu 78: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.
Câu 79: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
C. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
D. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 80: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. N2, NH3, H2 và hơi nước.                          B. CH4, CO2, H2 và hơi nước.
C. CH4, NH3, H2 và hơi nước.                        D. CH4, CO, H2 và hơi nước.
Câu 81: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.                       B. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử.               D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
Câu 82: Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi
A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể. B. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể.
C. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể.   D. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của QT.
Câu 83: Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.          B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.
C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.          D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
Câu 84: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi
A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.             B. chọn lọc chống lại alen lặn.
C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.                       D. chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 85: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:
A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau.
C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
Câu 86: Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng
A. có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn, làm cho quần thể có vốn gen đồng nhất.
B. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.
C. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể đồng hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.
D. có sự thay thế hoàn toàn một alen lặn bằng một alen trội, làm cho quần thể đồng nhất về kiểu hình.
Câu 87: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản.
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 88: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.                     B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.  D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 89: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. 
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3).                   B. (1), (4).                    C. (3), (4).                   D. (1), (2).
Câu 90: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a.
Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
B. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.
C. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
D. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

Manchester United: Ngày đấy - bây giờ


(BongDa.com.vn) - Đêm Nou Camp 26 tháng 5. MU đối đầu Bayern, để hoàn tất cú ăn 3 lịch sử. Việc thiếu vắng cả Scholes, Keane nơi tuyến giữa khiến người ta cảm thấy bất an. Và nỗi sợ mơ hồ đó trở thành hiện thực khi Basler thực hiện cú sút hàng rào đưa Bayern Munich vượt lên. MU lao lên tìm bàn gỡ, nhưng bất lực trước những người Đức lạnh lùng. Trận đấu trôi dần về phút cuối... 

>> Rooney: Số 10 hoàn hảo
>> M.U lại có một thế hệ thành công: “Những đứa trẻ của Sir Alex”
>> Chuyện M.U: Vâng, anh giỏi!
>> Quỷ đỏ và lệnh phải… sống!
>> Manchester United: 8 năm, 1 ngày và... con số 0


31 năm đợi chờ, cả một mùa khắc khoải, 90 phút bóp nghẹn trái tim, để rồi tất cả chợt vỡ òa trong niềm vui sướng. 2 phút bù giờ, 2 bàn thắng. Lịch sử thay tên nhà vô địch chỉ trong vỏn vẹn 2 phút ngắn ngủi. Hạnh phúc đó, khi chờ đợi thì quá lâu, mà đến thì quá nhanh, quá bất ngờ, khiến người ta bàng hoàng, thảng thốt. Niềm vui đó, không bút nào tả nổi, chỉ biết rằng, sau tiếng cười là tiếng khóc, sau làn nước mắt là giây phút thăng hoa. Đêm Nou Camp ngập tràn cảm xúc, Matthaus thẫn thờ, Kuffour gục đầu trên thảm cỏ. 

Thời gian như ngừng trôi, vạn vật như bất động, để ghi, để khắc mãi phút giây này. 

Đội hình MU vô địch Champions League 1999. Ảnh: Internet.

MU ngày đấy là đội bóng bách chiến bách thắng, MU ngày đấy hào hoa bậc nhất châu Âu. MU ngày đấy có Giggs với những pha dốc bóng lao nhanh như một mũi tên, có P.Scholes, với những cú sút búa bổ, những pha đảo người làm thế trận đổi thay. MU ngày ấy có cặp Cole-Yorke huyền thoại, với những pha phối hợp 1-2 đẹp như trong truyện tranh Nhật Bản. Và trên tất cả, MU ngày ấy có Becks, người vẽ nên những đường cong tuyệt mỹ, như thể những chiếc cầu vồng. Những đường cong đó, lặp đi lặp lại, đưa MU đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác. Lặp lại mà không nhàm chán, bởi mỗi lần đường cong ấy được vẽ lên lại khiến người ta ngất ngây, khiến người ta đắm say, chỉ muốn được chiêm ngưỡng thêm lần nữa, một lần nữa và một lần nữa.....

Sau thành công vang dội năm 99, người ta dự đoán về kỉ nguyên mới của MU tại đấu trường châu Âu, nhưng tất cả đã nhầm. MU sau ngày đó vẫn tung hoành ở giải Premier League nhưng lại không thể tìm được tiếng nói ở đấu trường Champions League. 4 năm, không một lần vào bán kết, thường vấp ngã trước những đối thủ ngang cơ. 4 năm đủ để ngài Ferguson nhận ra rằng MU của năm 99 đã chiến thắng dựa vào quá nhiều may mắn, rằng MU của ông, muốn bước lên đỉnh vinh quang lần nữa, cần phải đổi thay. Đã đến lúc đổi thay! 

Năm 2003 đánh dấu sự thay đổi lớn của MU. Becks ra đi như 1 đứa trẻ dỗi hờn, người cha già ở lại, bắt đầu một guồng quay mới. Năm 2003 còn chứng kiến một sự kiện khác: Tỷ phú Abrahamovic đến Chelsea. Cùng với nụ cười Liên Xô là những đồng rúp Nga được quăng ra không tiếc tay. Những bản hợp đồng lớn lần lượt cập bến sân Stamford Bridge. Và một năm sau nữa là sự xuất hiện của một người, Mourinho. Người đàn ông Bồ Đào Nha đến, như cơn gió khô thổi qua vườn địa đàng, cả Premier League nhuốm màu xanh nhàm chán. Mou đến, đội quân lê dương trở thành những chiến binh quả cảm, lần lượt đánh bại những kẻ ngáng đường. Chiến thắng nối tiếp chiến thắng, những chiếc cúp lần lượt theo về, và những trái tim Manucian bắt đầu run sợ.

Nhưng Mourinho đến, không chỉ đe dọa vị thế của MU, mà còn vô tình mang theo lời giải cho bài toán đấu trường châu Âu. Để rồi từ đó MU bắt đầu thay đổi. Lặng lẽ thay đổi! 

2006-2007: Bán kết 
2007-2008: Vô địch
2008-2009: Chung kết
2009-2010: Tứ kết
2010-2011: Bán kết, cơ hội lớn vào chung kết lần thứ 3 trong vòng 5 năm.

Những con số nói lên tất cả, có CLB nào làm được nhiều hơn. 

MU ngày đấy mang lối chơi cống hiến, hoa mỹ, nhưng lại thường xuyên thất bại trước những kẻ dưới cơ. MU bây giờ, thu mình, giấu vuốt, để mặc đối thủ nhởn nhơ, rồi bất thần lao vào cắn xé. MU ngày đấy mang đến những chiến thắng khiến người ta ngây ngất, MU bây giờ thực dụng, toan tính nhưng niềm vui chiến thắng đến ngày một nhiều hơn, mỗi lần lại ngọt ngào hơn! 

Và chiếc cúp tiếp theo năm 2008. Ảnh: Internet.

06/02/1958, thảm họa Munich cướp đi sinh mạng 8 cầu thủ của một MU đang trong thời kì thăng hoa nhất. 2 trong số những người sống sót, Matt Busby và Bobby Charlton, cùng nhau bắt tay tái thiết lại MU. Sau 10 năm, họ đã đem về chiếc cúp C1 đầu tiên trong lịch sử CLB.

1986, Alex Ferguson tiếp quản MU trong thời kì đổ nát, suốt 20 năm núp bóng đội bóng cảng Liverpool. Alex, đã cống hiến 25 năm sự nghiệp để biến MU thành đội bóng hàng đầu thế giời, mang về phòng truyền thống biết bao chiếc cúp, đào tạo nên bao thế hệ cầu thủ lẫy lừng. 

Lịch sử MU, không bắt đầu từ năm 1998, cũng chẳng kết thúc ngày Becks cất bước ra đi. Biểu tượng của MU không phải một Beckam hào hoa lãng tử. Biểu tượng của MU là Matt Busby, là Bobby Charlton, là Alex Ferguson - những người đưa MU hồi sinh từ đống tro tàn. Nên nếu ai đó nói rằng MU đã đánh mất mình từ 8 năm về trước, thì đơn giản, họ đã nhầm. 

Năm tháng qua đi, vật đổi sao dời, thời gian tưởng như bào mòn tất cả, nhưng lại chẳng thể nào bào mòn một thứ. Thứ đó, giống như loài chim phượng hoàng bất tử, khi bừng lên rực rỡ, lúc lặng lẽ hồi sinh. Thứ đó, được nuôi dưỡng bởi triệu triệu trái tim. Thứ đó, dù trong mưa gian bão khó, dù qua bao biến cố cuộc đời, vẫn vượt qua tất cả, vươn lên trên tất cả, để rồi cất tiếng cười ngạo nghễ: Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi.... 

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Lí thuyết sinh học 12 OTTN là LTĐH 2011

I. THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN
- Cho đến thế kỷ XVII người ta quan niệm tất cả các loài sinh vật đã được thượng đế sáng tạo cùng một lần, mang những đặc điểm thích nghi hợp lí từ đầu và không hề biến đổi.
- Những tài liệu phân loại học, hình thái học so sánh giãi phẫu học so sánh tích lũy trong thế kỷ XVII và XVIII đã hình thành quan niệm về sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.                                                        
A. THUYẾT TIẾN HÓA CỦA LAMAC
-   Là người đầu tiên đã xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới: Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp .                                                        
- Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục. Những biến đổi nhỏ được tích lũy qua thời gian dài đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật.
- Lamac cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ.
- Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
- Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
- Lamac quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
B. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA ĐACUYN
- Nguyên nhân tiến hóa: do các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
1. Biến dị
- Biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản có thể di truyền là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- Biến dị xác định là những biển đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định phát sinh trong đời sống dưới tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật ít có ý nghĩa trong chọn giống và trong tiến hoá.
2. Chọn lọc nhân tạo
- Bao gồm 2 mặt song song: vừa đa`o thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
- Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng. Nó giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.
     Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo những hướng khác nhau. Trong mỗi hướng, con người đi sâu khai thác một đặc điểm có lợi ở sinh vật, giữ lại những dạng tốt nổi bật, loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý. Kết quả là từ một dạng ban đầu đã dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên. Đó là quá trình phân li tính trạng, giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài, xuất phát từ 1 hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại
3. Chọn lọc tự nhiên
- Tác nhân gây ra sự chọn lọc là những điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn thức ăn, kẻ thù tiêu diệt, đối thủ cạnh tranh về thức ăn, chỗ ở.
- Những cá thể nào mang biến dị có lợi cho bản thân chúng sẽ được sống sót và  phát triển ưu thế. Những cá thể nào mang biến dị ít có lợi hoặc có hại cho bản thân chúng thì ít có khả năng tồn tại, phát triển. Kết quả là chỉ những sinh vật nào thích nghi với điều kiện sống thì mới sống sót và phát triển được.
- VD: Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với sâu bọ ở quần đảo Mađerơ. Ở đó thường xuyên gió thổi rất mạnh. Tất cả những sâu bọ nào không có cánh to khoẻ đủ chống với gió mạnh đều bị cuốn xuống biển. Trong điều kiện như vậy, không có cánh hoặc cánh tiêu giảm, bắt buộc sâu bọ chỉ bò hoặc bay sát mặt đất là những biến dị có lợi. Kết quả là 550 loài cánh cứng ở Mađerơ đã có 200 loài không bay được
- Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đã là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
- Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
4. Phân li tính trạng:
- Trong chọn lọc tự nhiên, trên qui mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài, quá trình phân li tính trạng dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu.
Với thuyết chọn lọc tự nhiên, Đacuyn đã giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Nếu Lamac xem thích nghi là kết quả sự biến đổi của cơ thể sinh vật tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh thì Đacuyn coi đấy là quá trình chọn lọc các biến dị, đa`o thải các dạng kém thích nghi. Đacuyn cũng đã thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài, chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ 1 nguồn gốc chung.
   Tuy nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời, Đacuyn chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp 2011: Tiến Hóa 1

Câu 1: Theo Lamác, sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật là do
A. sự tác động của các  nhân tố: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
B. ngoại cảnh thay đổi nên sinh vật phát sinh đột biến.
C. quá trình tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi kịp thời để thích nghi, do đó không có dạng nào bị đào thải.
Câu 2: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là
A. các yếu tố ngẫu nhiên.  B. quá trình đột biến.            C. quá trình chọn lọc tự nhiên.  D. quá trình giao phối.
Câu 3: Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở
A. động vật, không gặp ở thực vật.                   B. tất cả các loài sinh vật.
C. thực vật và động vật ít di động.                     D. thực vật, không gặp ở động vật.
Câu 4: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng
A. con đường tự đa bội hóa.  B. con đường sinh thái. C. phương pháp lai tế bào.  D. con đường lai xa và đa bội hóa.
Câu 5: Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là
A. cơ chế cách ly.         B. quá trình giao phối.   C. quá trình đột biến.  D. quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 6: Sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể  là mặt chủ yếu của
A. các cơ chế cách li.  B. quá trình chọn lọc tự nhiên. C. quá trình đột biến.  D. quá trình giao phối.
Câu 7: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
A. lai xa và đa bội hoá.             B. sinh thái.       C. địa lí.           D. lai khác dòng.
Câu 8: Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất.
B. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung.
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người.
D. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người.
Câu 9: Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự
A. hình thành lớp màng.  B. xuất hiện các enzim. C. xuất hiện cơ chế tự sao chép.  D. hình thành các đại phân tử.
Câu 10: Để phân biệt hai loài vi khuẩn, người ta vận dụng tiêu chuẩn nào sau đây là chủ yếu?
A. Tiêu chuẩn di truyền.  B. Tiêu chuẩn hoá sinh.           C. Tiêu chuẩn hình thái.  D. Tiêu chuẩn địa lý.
Câu 11: Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách ly sinh thái.                                                      B. Cách ly địa lý.
C. Cách ly sinh sản và cách ly di truyền.                        D. Cách ly địa lý và cách ly sinh thái.
Câu 12: Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do
A. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau.
B. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
C. sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục.
D. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục.
Câu 13: Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở
A. trong lòng đất.  B. trong nước đại dương nguyên thuỷ. C. khí quyển nguyên thuỷ.  D. trong ao, hồ nước ngọt.
Câu 14: Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Quả đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng:
A. hoạt động núi lửa, bức xạ mặt trời.               B. phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.
C. tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.                                  D. tia tử ngoại và năng lượng sinh học.
Câu 15: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. axit nuclêic và lipit.  B. saccarit và phôtpholipit.        C. prôtêin và axit nuclêic.  D. prôtêin và lipit.
Câu 16: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.      B. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.      D. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 17: Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do
A. sự xuất hiện các đột biến cổ dài.                   B. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên.
C. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao.                      D. sự chọn lọc các đột biến cổ dài.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hoá nhỏ?
A. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
B. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
C. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
D. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
Câu 19: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là
A. tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
B. tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.
D. tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố mẹ.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí?
A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
D. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
Câu 21: Nhân tố làm biến đổi thành phần KG và tần số tương đối các alen của quần thể theo một hướng xác định là
A. chọn lọc tự nhiên.                 B. giao phối.                 C. đột biến.                  D. cách li.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá?
A. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.       B. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.
C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.     D. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho CLTN.
Câu 23: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò
A. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
B. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
C. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li.
D. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc.
Câu 24: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm
A. đột biến trung tính.  B. biến dị tổ hợp.          C. biến dị cá thể.          D. đột biến.
Câu 25: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là
A. tinh tinh.                               B. đười ươi.                  C. gôrila.                      D. vượn.
Câu 26: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là
A. giao phối.                 B. đột biến.                  C. các cơ chế cách li.                D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 27: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, trong đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ
A. phân tử và tế bào.                B. quần xã và hệ sinh thái.         C. quần thể và quần xã.  D. cá thể và quần thể.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
D. Loài mới hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng CLTN theo con đường phân li tính trạng.
Câu 29: Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.             B. Tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách li sinh sản).
C. Tiêu chuẩn hình thái.                         D. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.
Câu 30: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thuỷ của Quả Đất?
A. Hơi nước (H2O).                 B. Ôxi (O2).                 C. Mêtan (CH4).                      D. Xianôgen (C2N2).
Câu 31: Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính của Kimura được đề xuất dựa trên những nghiên cứu về sự biến đổi
A. trong cấu trúc nhiễm sắc thể.                                    B. kiểu hình của cùng một kiểu gen.
C. trong cấu trúc các phân tử prôtêin.               D. số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 32: Theo Thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình
A. củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể.       B. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 33: Theo Kimura, tiến hoá diễn ra bằng sự
A. củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. tích luỹ những đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. củng cố ngẫu nhiên những đột biến có lợi, không liên quan tới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. tích luỹ những đột biến trung tính dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Câu 34: Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi có đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường, khi phun DDT thì thể đột biến kháng DDT lại tỏ ra có ưu thế hơn và chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Kết luận có thể được rút ra là:        
A. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.
B. Đột biến gen kháng thuốc DDT là không có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.
C. Đột biến gen kháng thuốc DDT là trung tính cho thể  đột biến trong  điều kiện môi trường  không có DDT.
D. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có DDT.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không có trong học thuyết tiến hoá của Lamac?
A. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng CLTN 
B. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
C. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
D. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ.
Câu 36: Một trong những vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hoá là
A. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
C. tạo alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.                    D. phát tán các đột biến trong quần thể.
Câu 37: Lai loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ nhiễm sắc thể n + n = 14 (kí hiệu hệ gen là AB) bị bất thụ. Tiến hành đa bội hoá tạo được loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n + 2n = 28 (kí hiệu hệ gen là AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con đường
A. sinh thái.      B. địa lí.                        C. lai xa và đa bội hoá.                         D. đa bội hoá.
Câu 38: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất, mầm mống những cơ thể sống đầu tiên được hình thành ở
A. trong không khí.                   B. trong lòng đất.                      C. trên mặt đất.            D. trong nước đại dương.
Câu 39: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển phôi, ... ).
B. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng.
C. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú
D. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ, ...).
Câu 40: Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói đã phát triển?
A. Góc quai hàm nhỏ.  B. Có lồi cằm rõ.        C. Răng nanh ít phát triển.  D. Xương hàm bé.
Câu 41: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
 A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên.
 B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
 C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy bằng con đường tổng hợp sinh học.
 D. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.
Câu 42: Hình thành loài mới
 A. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
 B. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
 C. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
 D. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Câu 43: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:
 A. Chữ viết và tư duy trừu tượng.         B. Các cơ quan thoái hóa (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt).
 C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.
 D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.
Câu 44: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
 A. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
 B. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
 C. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định
 D. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 45: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
 A. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
 B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
 C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
 D. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
Câu 46: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
 A. kiểu gen.                 B. kiểu hình.                             C. nhiễm sắc thể.                      D. alen.
Câu 47: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen của quần thể gốc là
 A. cách li địa lí.            B. cách li sinh thái.        C. tập quán họat động.                         D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 48: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
 B. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
 C. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
 D. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 49: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
 A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.                                B. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
 C. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.                D. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.
Câu 50: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
 A. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
 B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
 C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
 D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.