Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN-GIA NGHĨA-ĐĂK NÔNG

GIẢI BÀI TẬP SGK 12: bài 12-13 DT LIÊN KẾT GIỚI TÍNH DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Câu 1. Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định.
Trả lời
- Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới khác nhau.
- Có hiện tượng di truyền chéo.
Câu 2. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người là do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác suất để người con trai đó bị bệnh mù màu là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh.
Trả lời
Người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu, do vậy mẹ của cô ta chắc chắn là dị hợp tử về gen gây bệnh mù màu. Vậy xác suất để cô ta có gen bệnh từ mẹ sẽ là 0,5. Người chồng không bị bệnh nên không mang gen gây bệnh. Như vậy, nếu cặp vợ chồng này đã sinh ra được một người con trai thì xác suất để người đó bị bệnh mù màu bằng 0,5 x 0,5 = 0,25. Vì xác suất để mẹ là dị hợp tử về gen gây bệnh là 0,5 và nếu đã là dị hợp tử thì xác suất để người con trai nhận được gen gây bệnh từ mẹ là 0,5. Hai sự kiện này là độc lập nhau nên tổng hợp lại, xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai bị bệnh sẽ là: 0,5 x 0,5 = 0,25.
Câu 3. Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định?
Trả lời
Có thể theo dõi phả hệ để biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường hay trên NST X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính.
Câu 4. Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thế nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?
Trả lời
Dùng phép lai thuận nghịch có thể xác định được tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ngoài nhân quy định.
Câu 5. Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.
B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.
D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.
Trả lời Đáp án: D

Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Câu 1. Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen?
Trả lời
Là tập hợp các kiểu hình của kiểu gen đó tương ứng với các môi trường khác nhau.
Câu 2. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật, ta cần phải làm gì?
Trả lời
Người ta cần phải tạo ra một loạt các con vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trường khác nhau. Việc tạo ra các con vật có cùng kiểu gen có thể được tiến hành bằng cách nhân bản vô tính hoặc chia một phôi thành nhiều phôi nhỏ rồi cho vào tử cung của các con mẹ khác nhau để tạo ra các con.
Câu 3. Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?
Trả lời
Không hoàn toàn chính xác. Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng “má lúm đồng tiền” dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định (alen) mà không truyền cho con tính trạng đã có sẵn.
Câu 4. Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử công ti giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên.
Trả lời
Mỗi giống cây đều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp. Việc giống ngô lai không cho thu hoạch hoặc năng suất quá thấp so với yêu cầu có thể là do chúng được gieo trồng trong điều kiện thời tiết không thích hợp.

GIẢI BÀI TẬP SGK 12: bài 11 LIÊN KẾT GEN HOÁN VỊ GEN

Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
Câu 1. Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
Trả lời
Dùng phép lai phân tích ta có thể xác định được 2 gen nào đó là phân li độc lập nhau hay liên kết với nhau. Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1:1:1 thì 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau còn nếu tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau. Trường hợp kết quả lai phân tích cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau trong đó 2 loại kiểu hình chiếm đa số (trên 50%) thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST và đã có hoán vị gen xảy ra.
Câu 2. Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
Trả lời
Dùng phép lai phân tích.
Câu 3. Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen liên kết?
Trả lời
4 nhóm gen liên kết.
Câu 4. Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?
Trả lời
Ta chỉ có thể biết được 2 gen nào đó có tần số hoán vị gen bằng 50% thực sự nằm trên cùng một NST khi biết được một gen thứ ba nằm giữa hai gen mà ta quan tâm. Ví dụ: Tần số hoán vị gen giữa A và B là 50%, giữa A và C là 30% và giữa B và C là 20% suy ra A và B nằm trên một NST.

GIẢI BÀI TẬP SGK 12 BÀI 10 tương tác gen

Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Câu 1. Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết quan hệ nào là chính xác hơn:
- Một gen quy định một tính trạng.
- Một gen quy định một enzim/prôtêin.
- Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
Trả lời. Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit chính xác hợp vì một prôtêin có thể gồm nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau cùng quy định. Một tính trạng lại có thể được quy định bởi nhiều loại prôtêin khác nhau.
Câu 2. Trong một thí nghiệm, người ta cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng và thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình là 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Hãy giải thích kết quả lai và viết sơ đồ lai từ thế hệ P tới F1 và F2.
Trả lời Tỉ lệ 9 : 7 vì thế đây là kiểu tương tác bổ sung.
Lập sơ đồ lai
Câu 3. Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau hay không? Giải thích.
Trả lời Có thể tương tác với nhau theo kiểu tương tác với nhau theo kiểu trội lặn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn hoặc đồng trội.
Câu 4. Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen hay không? Tại sao?
Trả lời
Sự tương tác giữa các gen không mâu thuẫn gì với các quy luật của Menđen vì tương tác gen là sự tác động qua lại giữa sản phẩm của các gen chứ không phải bản thân của các gen.
Câu 5. Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Trả lời Đáp án C

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

LTĐH 2012: Kiễm tra phần đột biến số lượng NST

Giải bài tập SGK SINH 12 Bài 9. Quy luật MenĐen: Quy luật phân li độc lập

Bài 9. Quy luật MenĐen: Quy luật phân li độc lập
Câu 1. Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen.
Trả lời  Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Câu 2. Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1.
Trả lời
Để có tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen: có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn, số lượng cá thể con lai phải lớn, các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau.
Câu 3. Làm thế nào để biết được hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai?
Trả lời
Dựa vào kết quả phép lai phân tích hoặc ở đời F2. Nếu kết quả phép lai phân tích 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở  F2 là 9 : 3 : 3 : 1
Câu 4. Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng.
Trả lời
Vì số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn (223 x 223 = 246 kiểu hợp tử khá nhau)
Câu 5. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
  1. sự phân li độc lập của các tính trạng.
  2. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
  3. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
  4. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Trả lời  Đáp án D

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO P1


THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO.
1. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?
A. 25
B. 35
C. 45
D. 55
2. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C, Na, Mg, N
C. H, Na, P, Cl
B. C, H, O, N
D. C, H, Mg, Na
3. Tỷ lệ của nguyên tố các bon (C) có trong cơ thể người là khoảng
A. 65%
B. 9, 5%
C. 18, 5%
D. 1, 5%
4. Trong các nguyên tố hoá học sau đây, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người?
A. Cacbon
C. Nitơ
B. Hidrô
D. Ô xi
5. Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là:
A. Các hợp chất vô cơ
B. Các hợp chất hữu cơ
C. Các nguyên tố đại lượng
D. Các nguyên tố vi lượng
6. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng?
A. Mangan
C. Kẽm
B. Đồng
D. Photpho
7. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố vi lượng?
A. Canxi
C. Lưu huỳnh
B. Sắt
D. Photpho
8. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là:
A. Cacbon
C. Hidrô
B. Ô xi
D. Nitơ
9. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:
A. C, H, O, N
C. Ca, Na, C, N
B. C, K, Na, P
D. Cu, P, H, N
10. Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây?
A. Không khí
C. Biển
B. Trong đất
D. Không khí và đất
11. Trong các cơ thể sống, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N chiếm vào khoảng
A. 65%
B. 70%
C. 85%
D. 96%
12. Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây?
A. Hê môglôbin trong hồng cầu của động vật
B. Diệp lục tố trong lá cây
C. Sắc tố mêlanin trong lớp da
D. Săc tố của hoa, quả ở thực vật
13. Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng?
A. Lớp biếu bì của da động vật
B. Enzim
C. Các dịch tiêu hoá thức ăn
D. Cả a, b, c đều sai
14. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là :
A. Chất hữu cơ
C. Nước
B. Chất vô cơ
D. Vitamin
15. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào
B. Chất nguyên sinh
C. Nhân tế bào
D. Nhiễm sắc thể
16. Nước có vai trò sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
D. Cả 3 vai trò nêu trên
17. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
A. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử
B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nướC.
C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước
D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nướC.
18. Nước có đặc tính nào sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
c Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
D. Cả 3 vai trò nêu trên
19. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
C. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường
D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể
20. Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đường
C. Đạm
B. Mỡ
D. Chất hữu cơ 

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11: CHƯƠNG I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG P2


ĐÁP ÁN KÌ TRƯỚC: 
Câu 1: b                   Câu 2: c                  Câu 3: c                  Câu 4:  b                 Câu 5: d                 
Câu 6: c                   Câu 7: c                  Câu 8: a                  Câu 9: d                                  Câu 10: d
Câu 11: d               Câu 12: a             Câu 13: b              Câu 14: a                            Câu 15: d
Câu 16: a               Câu 17: c             Câu 18: a              Câu 19: d                            Câu 20: d


Câu 21: Nhiệt độ có ảnh hưởng:
         a/ Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.                                 b/ Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.
         c/ Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.                               d/ Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.
Câu 22: Nguyên nhân làm cho khí khổng mở là:
         a/ Các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu.                 b/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.
         c/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quan hợp.
         d/ Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng Ion.
Câu 23: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:
         a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.                      b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.
         c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.                    d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 24: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
         a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
         b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
         c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
         d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 25: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
         a/ Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ  nước càng lớn.     b/ Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
         c/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.              d/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 26: Lông hút có vai trò chủ yếu là:
         a/ Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.       b/ Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
         c/ Lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.
         d/ Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
Câu 27: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
         a/ Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
         b/ Các ion khoáng là độc hại đối với cây.
         c/ Thế năng nước của đất là quá thấp.                                  d/ Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Câu 28: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
         a/ Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây.            b/ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
         c/ Chóp rễ che chở cho rễ.                                                       d/ Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.
Câu 29: Nguyên nhân làm cho khí khổng đóng là:
         a/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.                b/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp.
         c/ Các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu.                 d/ Hoạt động của
Câu 30: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:
         a/ Độ ẩm đất và không khí.             b/ Nhiệt độ.           c/ Anh sáng.     d/ Dinh dưỡng khoáng.
Câu 31: Tác dụng chính của kỹ thuật nhỗ cây con đem cấy là gì?
         a/ Bố trí thời gian thích hợp để cấy.                                          b/ Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
         c/ Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
         d/ Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước va muối khoáng cho cây.
Câu 32: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:
         a/ Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
         b/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
         c/ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.          d/ Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
Câu 33: Kết quả nào sau đây không đúng khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp?
         a/ Làm tăng hàm lượng đường.                  b/ Làm thay đổi nồng độ CO2 và pH.
         c/ Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở.        d/ Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.
Câu 34: Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng:
         a/ Tạo cho các ion đi vào khí khổng.                                        b/ Kích thích cac bơm ion hoạt động.
         c/ Làm tăng sức trương nước trong tế bào khí khổng.        d/ Làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất. Thẩm thấu.
Câu 35: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?
         a/ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
         b/ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
         c/ Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
         d/ Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
Câu 36: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?
         a/ Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.                                                    b/ Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
         c/ Vun gốc và xới xáo cho cây.                                                   d/ Tất cả các biện pháp trên.
Câu 37: Vì sao sau kho bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
         a/ Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.                                       b/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
         c/ Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.                                        d/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
Câu 38: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
         a/ Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất llà trong những ngày nắng nóng.
         b/ Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
         c/ Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
         d/ Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 39: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn?
         a/ Sự phóng điên trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.
         b/ Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng vớ quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
         c/ Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
         d/ Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.
Câu 40: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là:
         a/ Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
         b/ Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
         c/ Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.            d/ Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Giải bài tập SGK bài 8 Quy luật MenĐen - Quy luật phân li

Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8. Quy luật MenĐen: Quy luật phân li

Câu 1. Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
  1. Bố mẹ phải thuần chủng.                                   B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
  1. Alen trội phải trộ hoàn toàn so với alen lặn.
  2. Quá trình nguyên phân phải xảy ra bình thường
  3. Tất cả các điều kiện nên trên.
Trả lời  Đáp án E
Câu 2. Nêu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội – lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không? Tại sao?
Trả lời
Vẫn đúng. Vì quy luật phân li của Menđen chỉ sự phân li của các alen mà không nói về sự phân li tính trạng mặc dù qua sự phân li tính trạng, Menđen phát hiện ra quy luật phân li của alen.
Câu 3. Trong phép lai một tính trạng, để cho đời  sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện gì?
Trả lời
Cả bố lẫn mẹ đều phải dị hợp tử về một cặp alen, số lượng con lai phải đủ lớn, có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn, các cá thể có kiếu gen khác nhau phải có csc sống như nhau.
Câu 4. Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội?
Trả lời   Cần sử dụng phép lai phân tích.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

SỐNG MỚI: LUÔN GÁC MÁY SAU


Ngày ấy, khi cô gái và chàng trai đang yêu nhau thắm thiết. Mỗi lần gọi điện thoại, hai người chuyện trò tưởng chừng không bao giờ dứt. Cuối cuộc gọi, luôn là cô gái gác máy trước, sau khi đã cố nấn ná, không muốn nói lời tạm biệt, chàng trai lại từ từ cảm nhận hơi ấm còn vương lại của giọng nói trong không trung, và một nỗi buồn man mác, vấn vương, lưu luyến.
Sau đó, hai người chia tay. Cô gái nhanh chóng có người yêu mới, một anh chàng đẹp trai, hào nhoáng. Cô gái thấy rất mãn nguyện, và cũng rất đắc ý. Nhưng rồi về sau, cô dần dần cảm thấy giữa hai người dường như thiêu thiếu một điều gì đó, sự bất an đó khiến cho cô thấy như có một sự mất mát mơ hồ. Là điều gì vậy nhỉ? Cô cũng không rõ nữa. Chỉ là khi hai người kết thúc cuộc gọi, cô gái cảm thấy khi mình chưa kịp nói xong một nửa câu "Hẹn gặp lại", thì đầu dây bên kia đã vang lên tiếng "cạch" cúp máy. Mỗi lúc như vậy, cô luôn thấy cái âm thanh chói tai đó như đóng băng lại trong không trung, rồi xuyên vào trong màng nhĩ. Cô cảm thấy dường như người bạn trai mới giống như một cánh diều đứt dây, đôi tay yếu ớt của mình sẽ không thể níu giữ được sợi dây vô vọng đó.
Rồi cũng đến một ngày, hai người cãi nhau. Anh chàng đó chán nản, quay người bỏ đi. Cô gái không khóc, mà cảm thấy như là được giải thoát.
Một hôm, cô gái chợt nhớ đến người yêu đầu tiên, bỗng thấy bùi ngùi: Chàng "ngốc" đợi nghe cô nói xong câu "Tạm biệt". Cảm xúc đó khiến cô nhấc máy. Giọng của chàng trai vẫn chân chất, bình thản như xưa. Cô gái thì chẳng thốt lên lời, luống cuống nói "Tạm biệt"
Lần này cô không gác máy, một xúc cảm khó gọi thành tên khiến cô im lặng lắng nghe sự tĩnh lặng của đầu dây bên kia.
Chẳng biết bao lâu sau đó, đầu dây bên kia vọng đến tiếng của chàng trai, "Sao em không cúp máy?" Tiếng của cô gái như khản lại, " Tại sao lại muốn em cúp máy trước?". "Quen rồi". Chàng trai bình tĩnh nói, "Anh muốn em cúp máy trước, như vậy anh mới yên tâm".
"Nhưng người cúp máy sau, thường cảm thấy nuối tiếc, như vừa để tuột mất một điều gì." Cô gái hơi run run giọng. "Vì vậy, anh thà nhận sự mất mát đó, chỉ cần em vui là đủ." Cô gái không kìm nổi mình, bật khóc, những giọt nước mắt nóng hổi thấm đẫm cả vùng kí ức tình yêu thuở nào. Cuối cùng, cô cũng hiểu ra rằng, người không đủ kiên nhẫn để nghe cô nói hết câu cuối cùng, không phải là người mà cả đời này cô mong đợi.
Hoá ra, tình yêu đôi khi thật giản đơn, chỉ một chút đợi chờ, đã có thể nói lên tất cả.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10: PHẦN CÁC GIỚI SINH VẬT


C©u1. TÕ bµo ®­îc xem lµ ®¬n vÞ tæ chøc c¬ b¶n cña sù sèng v×:
A. Mäi c¬ thÓ sèng ®Òu ®­îc cÊu t¹o tõ tÕ bµo.                                  C. TÕ bµo cã c¸c ®Æc ®iÓm ®Æc tr­ng cña sù sèng.
B. TÕ bµo cã 3 bé phËn quan tränglµ: Mµng, tÕ bµo chÊt vµ nh©n.      D. C¶ a c ®Òu ®óng.
C©u 2. Giíi Khëi sinh gåm c¸c loµi:
A. vi khuÈn kÝ sinh, vi khuÈn cæ, vi khuÈn lam.                                   C. vi khuÈn lam, vi khuÈn kÝ sinh, trïng roi.
B. vi khuÈn lam, trïng amip.                                                               D. trïng bµo tö, vi khuÈn tù d­ìng.
C©u 3. Giíi nguyªn sinh gåm c¸c loµi:
A. amip, t¶o lôc, t¶o ®á, t¶o n©u.                                                         C. vi khuÈn tù d­ìng, vi khuÈn dÞ d­ìng.
B. t¶o lôc ®¬n bµo, vi khuÈn lam, amip.                                              D. nÊm nhÇy, amip, trïng roi, vi khuÈn ®¬n bµo.
4. NÊm r¬m sèng b»ng h×nh thøc:
A. kÝ sinh vµo r¬m.                                                                              C. ho¹i sinh r¬m.
B. céng sinh víi r¬m.                                                                          D. C¶ A,B,C ®Òu ®óng.
C©u 5. ATP lµ mét ph©n tö quan träng trong trao ®æi chÊt v×:
A.    Cã c¸c liªn kÕt ph«tphat cao n¨ng.                                    C. Nã dÔ dµng thu ®­îc tõ m«i tr­êng ngoµi cña c¬ thÓ.
B.     C¸c liªn kÕt ph«tphat cao n¨ng cña nã rÊt dÔ h×nh thµnh nh­ng kh«ng dÔ ph¸ vì.            D. Nã v« cïng bÒn v÷ng.
C©u 6. N­íc rÊt quan träng víi sù sèng v×:
A.   ChiÕm tØ lÖ lín tõ 50% - 90%.                                                       C. Lµm t¨ng träng l­îng c¬ thÓ.
B.    Lµ dung m«i hßa tan c¸c chÊt, m«i tr­êng khuÕch t¸n vµ c¸c ph¶n øng sinh hãa   D. Tho¸t h¬i n­íc ®Ó táa nhiÖt.
C©u 7. Hîp chÊt nµo trong c¸c chÊt sau cã ®¬n vÞ cÊu tróc lµ gluc«z¬.
A. Tinh bét vµ saccar«z¬.                                                                    C. Saccar«z¬ vµ xenlul«z¬, lipit ®¬n gi¶n.
B. Glic«gen vµ saccar«z¬.                                                                   D. Tinh bét vµ glic«gen.
C©u 8. N¨ng l­îng lµ:
A.    §¹i l­îng ®Æc tr­ng cho kh¶ n¨ng sinh c«ng.       C. S¶n phÈm cña sù chiÕu s¸ng tõ c¸c nguån s¸ng( MÆt trêi, löa...)
B.     S¶n phÈm c¸c ho¹t ®éng trong tù nhiªn ( giã, n­íc ch¶y...).         D. C¶ A, B vµ C ®Òu ®óng.
C©u 9.  ThÕ giíi sèng ®­îc s¾p xÕp theo thø bËc lµ:
A.     Tõ thÊp ®Õn cao.            C. CÊp cao h¬n cã tÊt c¶ c¸c ®Æc tÝnh cña cÊp thÊp h¬n vµ cã ®Æc tÝnh næi tréi mµ cÊp thÊp kh«ng cã.
B.     CÊp cao h¬n ph©n bè réng h¬n cÊp thÊp.                                      D. C¶ A vµ C ®óng.
C©u 10. TËp hîp c¸c giíi gåm toµn sinh vËt nh©n thùc lµ:
A.    Giíi Khëi sinh, giíi Nguyªn sinh, giíi Thùc vËt, giíi §éng vËt.
B.     Giíi Nguyªn sinh, giíi NÊm, giíi Thùc vËt, giíi §éng vËt.
C.     Giíi Khëi sinh, giíi NÊm, giíi Thùc vËt, giíi §éng vËt.
D.     Giíi Khëi sinh, giíi Nguyªn sinh, giíi NÊm, giíi Thùc vËt, giíi §éng vËt.
C©u 11. §iÓm kh¸c nhau c¬ b¶n gi÷a giíi Thùc vËt vµ giíi §éng vËt lµ:
A.    Giíi Thùc vËt gåm nh÷ng sinh vËt tù d­ìng cã kh¶ n¨ng quang hîp, giíi §éng vËt gåm nh÷ng sinh vËt dÞ d­ìng.
B.      Giíi Thùc vËt gåm nh÷ng sinh vËt phÇn lín sèng cè ®Þnh, c¶m øng chËm. Giíi §éng vËt gåm nh÷ng sinh vËt ph¶n øng nhanh vµ cã kh¶ n¨ng di chuyÓn.
C.     Giíi Thùc vËt gåm 4 ngµnh chÝnh, giíi §éng vËt gåm 7 ngµnh chÝnh.                
D.     C¶ A vµ B ®óng.
C©u 12. §¬n vÞ ph©n lo¹i cao nhÊt trong sinh giíi lµ:
A.    Loµi                       B. Ngµnh                     C. Bé                           D. Giíi
C©u 13.Ph­¬ng thøc tån t¹i cña nÊm lµ:
A. Ho¹i sinh                B. KÝ sinh                    C. Céng sinh                D. C¶ A, B, C ®óng.
C©u 14. §iÓm kh¸c nhau c¬ b¶n gi÷a nÊm vµ thùc vËt lµ:
A.     Thùc vËt cã nhiÒu lôc l¹p, nÊm kh«ng cã lôc l¹p.                         C. Thùc vËt lµ sinh vËt ®a bµo nh©n thùc.
B.     NÊm cã thµnh tÕ bµo b»ng kitin,  thùc vËt cã thµnh tÕ bµo b»ng xenlul«z¬.          D. C¶ A vµ B ®óng.