Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

SINH HỌC 12: KIEM TRA 10 PHÚT


Câu 1: Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát chủ yếu của :
A. gen ức chế                       B. gen điều hoà.                   C.gen sản xuất.     D. gen khởi động
Câu 2:  Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực :
A. Nhân.                B. Tế bào chất.                     C. Màng tế bào.                    D. Thể Gongi.
Câu 3: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây:
A. Khi tế bào đang còn non.      B. Khi NST đang đóng xoắn.   
C. Khi ADN tái bản.                    D. Khi ADN phân li cùng với NST trong quá trình phân bào.
Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc NST ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là:
A. chuyển đoạn.        B. đảo đoạn.                  C. mất đoạn.                D. lặp đoạn
Câu 5: Một gen dài 0,51 μm, sau ĐB gen chỉ huy tổng hợp nên chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 498 aa. Đây là dạng đột biến
A.Thay thế một cặp nu.                      B. thêm một cặp nu.      
C. Mất một cặp nu                               D. mất 3 cặp nu
Câu 6: Việc sử dụng acridin gây ra dạng đột biến mất hay thêm 1 cặp nu có ý nghĩa gì?
A. Biết được hoá chất có gây ra đột biến.                                      
B. Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba
C. Chứng minh độ nghiêm trọng của 2 dạng ĐB này.                   
D. Cho thấy quá trình tái của ADN có thể không đúng mẫu
Câu 7: Câu nào d­ới đây là không đúng?
A. ở tế bào nhân sơ, sau khi đ­ợc tổng hợp, foocmin Mêtiônin đ­ợc cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
C. trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Met đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. prôtêin sau dịch mã đều đ­ợc cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
Câu 8: Một gen có M= 450000 đvC; Hiệu số giữa A với loại nu không bổ sung với nó bằng 30% tổng số nu của gen.Nếu gen này bị đột biến mất 1 cặp nu A- T, thì số liên kết hiđrô của gen là sau ĐB sẽ thay đổi so với gen bình thường (Hđb/ H) là:
A. 1648/ 1650.                       B. 1548/ 1650.                        C. 1548/ 1750.        D. 1648/ 1750.
Câu 9: Các thành phần sau đây : ADN plimeraza, ARN polimeraza, mạch khuôn, đoạn mồi... giúp ta nhớ đến cơ chế nào ?
A. Phiên mã.                          B.Dịch mã.                            
C. Tái bản.                             D. Nhân đôi NST.
Câu 10: Số bộ mã di truyền có 2 nu loại A mã hóa axit amin là
A. 8.                                        B. 6.                                        C. 9.                                        D. 17.



HSG 12: ĐỀ LUYỆN TẬP 1

CÂU 1:SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm)
a) Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho biết chức năng màng sinh chất .
b) Trong tế bào 2n của người chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit.
b1) Cho biết số đôi nuclêôtit có trong mỗi tế bào ở các giai đoạn sau :
- Pha G1
- Pha G2
- Kỳ sau của nguyên phân
- Kỳ sau của giảm phân II.
b2) Quá trình nào xảy ra ở cơ thể người, có sự tham gia của 2 tế bào cùng 1 lúc, mỗi tế bào có 46 crômatit?
CÂU 2: SINH HỌC VI SINH VẬT :( 2 điểm)
Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của những sinh vật sau đây : Tảo, Khuẩn lam, Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía màu lục, Nầm men, Vi khuẩn lactic, vi khuẩn nitrat hoá, Vi khuẩn lục và vi khuẩn tía không có lưu huỳnh.
CÂU 3: SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT :( 2 điểm)
a) Tại sao nói chim hô hấp kép?
b) Tại sao thiếu Iod, trẻ em ngừng hoặc chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, thường bị lạnh?
CÂU 4: SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT :( 2 điểm)
a) Phân biệt các con đường thoát hơi nước ở lá.
Ý nghĩa sự thoát hơi nước .
b) Vì sao bảo quản nông sản cần khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu ?
CÂU 5: DI TRUYỀN HỌC :( 6 điểm)
a) Theo dõi quá trình tự nhân đôi của 1ADN , người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi.
Bằng kiến thức di truyền đã học hãy biện luận để xác định ADN trên thuộc dạng nào? Có ở đâu?
b) - Cho biết dạng đột biến gây hội chứng Đao ở người
- Phân biệt bộ NST của người bình thường với người mắc hội chứng Đao.
c) Trong phép lai 1 cặp ruồi giấm, F1 thu được 600 con, trong đó có 200 con ruồi đực
+ Hãy giải thích kết quả phép lai trên bằng bằng kiến thức di truyền đã học .
+ Nếu cho F1 giao phối với nhau thì F2 thế nào ?
CÂU 6: BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ: ( 2 điểm)
a) Mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc ADN và prôtêin giữa các loài được giải thích thế nào?
b) Dựa vào trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gôc của đoạn gen mã hoá enzim đehydrogenaza ở những loài sinh vật dưới đây:
+ Người: - XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –
+ Tinh tinh: - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –
+ Gôrola: - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT –
+ Đười ươi: - TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT –
Hãy xác định mối quan hệ từ gần đến xa giữa người với các loài vượn người ? Tại sao?
CÂU 7: SINH THÁI HỌC :( 2 điểm)
a) Màu sắc trên thân động vật có ý nghĩa sinh học gì?
b) Ở một loài khi môi trường có nhiệt độ 260C thì thời gian 1 chu kỳ sống là 20 ngày, ở môi trường có nhiệt độ 19,50C thì chu kỳ sống có thời gian 42 ngày.
b1) Xác định ngưỡng nhiệt phát triển và tổng nhiệt hữu hiệu của loài đó.
b2) Tính tổng số thế hệ trong 1 năm của loài đó trong điều kiện nhiệt độ bình quân của môi trường là 22,50C.
----- Hết -------

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Trắc nghiệm sinh học KT HKI 12

TSĐH 2004: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN MÔN TOÁN - KHỐI D

De_Toan_D 2004

DA_Toan_B 2004

GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 12: ÔN TẬP CHƯƠNG II

II. Bài tập chương II
Bài 1. Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. hãy tìm xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng, ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.

Bài giải
Đây là bệnh do gen lặn quy định nên cả người vợ lẫn người chồng đều có xác suất mang gen bệnh (dị hợp tử) là 2/3. Xác suất để cả hai vợ chồng đều là dị hợp tử và sinh con bị bệnh là: 2/3 x 2/3 x ¼ = 1/9

Bài 2. Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau
Bố AaBbCcDdEe x Mẹ aaBbccDdee
Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết:
a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?
b. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là bao nhiêu?
c. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là bao nhiêu?

Bài giải
a. Tỉ lệ kiểu hình trội về gen A là ½, về gen B là ¾, về gen C là ½, về gen D là ¾ và về gen E là ½. Do vậy tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng sẽ bằng
½ x ¾ x ½ x ¾ x ½
b. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ sẽ bằng ½ x ¾ x ½ x ¾ x ½
c. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố sẽ bằng ½ x ½ x ½ x ½ x ½

Bài 3. Bệnh mù màu đỏ và xanh lục ở người do một gen lặn liên kết với NST X. Một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu lấy mọt người chồng bình thường.
a. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu?
b. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con gái bị bệnh mù màu là bao nhiêu?

Bài giải
a. Xác suất để mẹ truyền NST X mang gen bệnh cho con là ½. Xác suất sinh con trai là ½ nên xác suất để sinh con trai mang NST X có gen gây bệnh sẽ là ½ x ½ = ¼.
b. Vì bố không bị bệnh nên con gái chắc chắn sẽ nhận gen X không mang gen gây bệnh. Do vậy, xác suất để sinh con gái bị bệnh cũng sẽ bằng 0.

Bài 4. Người ta lai một con ruồi cái mắt nâu, cánh ngắn, lấy từ dòng ruồi thuần chủng, với một con ruồi đực thuần chủng có mắt đỏ, cánh dài. Đời F1 có các kiểu hình như sau: toàn bộ ruồi cái có mắt đỏ, cánh dài còn toàn bộ ruồi đực có mắt đỏ, cánh ngắn.
Cho các con ruồi đực và cái F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình ở cả 2 giới như sau:
- 3/8 mắt đỏ, cánh dài
- 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn
- 1/8 mắt nâu, cánh dài
- 1/8 mát nâu, cánh ngắn
Từ kết quả lai trên hãy xác định kiểu gen của ruồi bố, mẹ, F1 và các con ruồi F2.
Biết rằng mỗi tính trạng được quy định bởi một gen.

Bài giải

Bài 5. Nếu có hai dòng ruồi giấm thuần chủng, một dòng có kiểu hình mắt nâu và một dòng có kiểu hình mắt đỏ son. Làm thế nào có thể biết được lôcut gen quy định tính trạng màu mắt này là nằm trên NST thường, NST giới tính X hay trong ti thể?
Biết rằng tính trạng màu mắt do một gen quy định.

Bài giải
Dùng phép lai thuận và lai nghịch. Nếu kết quả phép lai thuận nghịch giống nhau thì gen nằm trên NST thường. Nếu kết quả phép lai luôn cho kiểu hình giống mẹ thì gen nằm trong ti thể. Nếu kết quả lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới khác nhau thì gen nằm trên NST X.

Bài 6. Lai hai dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng với nhau, người ta thu được thế hệ sau 100% số cây con có hoa màu đỏ. Từ kết quả lai này ta có thể rút ra kêt luận gì?
A. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là alen với nhau.
B. Màu hoa đỏ xuất hiện là do kết quả của sự tương tác cộng gộp.
C. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là không alen với nhau.
D. Chúng ta chưa thể rút ra được kết luận gì.

Câu 7. Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con
A. tính trạng. B. kiểu gen. C. kiểu hình. D. alen.

TỰ KIỄM TRA TỔNG HỢP DI TRUYỀN 1 (15P)

Giải bài tập sách giáo khoa chương II (bài 8 đến bài 13): Qui luật di truyền

Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8. Quy luật MenĐen: Quy luật phân li

Câu 1. Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng. B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
C. Alen trội phải trộ hoàn toàn so với alen lặn.
D. Quá trình nguyên phân phải xảy ra bình thường
E. Tất cả các điều kiện nên trên.
Trả lời Đáp án E
Câu 2. Nêu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội – lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không? Tại sao?
Trả lời
Vẫn đúng. Vì quy luật phân li của Menđen chỉ sự phân li của các alen mà không nói về sự phân li tính trạng mặc dù qua sự phân li tính trạng, Menđen phát hiện ra quy luật phân li của alen.
Câu 3. Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện gì?
Trả lời
Cả bố lẫn mẹ đều phải dị hợp tử về một cặp alen, số lượng con lai phải đủ lớn, có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn, các cá thể có kiếu gen khác nhau phải có csc sống như nhau.
Câu 4. Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội?
Trả lời Cần sử dụng phép lai phân tích.


Bài 9. Quy luật MenĐen: Quy luật phân li độc lập
Câu 1. Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen.
Trả lời Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Câu 2. Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1.
Trả lời
Để có tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen: có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn, số lượng cá thể con lai phải lớn, các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau.
Câu 3. Làm thế nào để biết được hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai?
Trả lời
Dựa vào kết quả phép lai phân tích hoặc ở đời F2. Nếu kết quả phép lai phân tích 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở F2 là 9 : 3 : 3 : 1
Câu 4. Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng.
Trả lời
Vì số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn (223 x 223 = 246 kiểu hợp tử khá nhau)
Câu 5. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
A. sự phân li độc lập của các tính trạng.
B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Trả lời Đáp án D


Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Câu 1. Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết quan hệ nào là chính xác hơn:
- Một gen quy định một tính trạng.
- Một gen quy định một enzim/prôtêin.
- Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
Trả lời. Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit chính xác hợp vì một prôtêin có thể gồm nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau cùng quy định. Một tính trạng lại có thể được quy định bởi nhiều loại prôtêin khác nhau.
Câu 2. Trong một thí nghiệm, người ta cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng và thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình là 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Hãy giải thích kết quả lai và viết sơ đồ lai từ thế hệ P tới F1 và F2.
Trả lời Tỉ lệ 9 : 7 vì thế đây là kiểu tương tác bổ sung.
Lập sơ đồ lai
Câu 3. Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau hay không? Giải thích.
Trả lời Có thể tương tác với nhau theo kiểu tương tác với nhau theo kiểu trội lặn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn hoặc đồng trội.
Câu 4. Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen hay không? Tại sao?
Trả lời
Sự tương tác giữa các gen không mâu thuẫn gì với các quy luật của Menđen vì tương tác gen là sự tác động qua lại giữa sản phẩm của các gen chứ không phải bản thân của các gen.
Câu 5. Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Trả lời Đáp án C


Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
Câu 1. Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
Trả lời
Dùng phép lai phân tích ta có thể xác định được 2 gen nào đó là phân li độc lập nhau hay liên kết với nhau. Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1:1:1 thì 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau còn nếu tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau. Trường hợp kết quả lai phân tích cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau trong đó 2 loại kiểu hình chiếm đa số (trên 50%) thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST và đã có hoán vị gen xảy ra.
Câu 2. Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
Trả lời
Dùng phép lai phân tích.
Câu 3. Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen liên kết?
Trả lời
4 nhóm gen liên kết.
Câu 4. Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?
Trả lời
Ta chỉ có thể biết được 2 gen nào đó có tần số hoán vị gen bằng 50% thực sự nằm trên cùng một NST khi biết được một gen thứ ba nằm giữa hai gen mà ta quan tâm. Ví dụ: Tần số hoán vị gen giữa A và B là 50%, giữa A và C là 30% và giữa B và C là 20% suy ra A và B nằm trên một NST.


Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Câu 1. Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định.
Trả lời
- Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới khác nhau.
- Có hiện tượng di truyền chéo.
Câu 2. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người là do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác suất để người con trai đó bị bệnh mù màu là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh.
Trả lời
Người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu, do vậy mẹ của cô ta chắc chắn là dị hợp tử về gen gây bệnh mù màu. Vậy xác suất để cô ta có gen bệnh từ mẹ sẽ là 0,5. Người chồng không bị bệnh nên không mang gen gây bệnh. Như vậy, nếu cặp vợ chồng này đã sinh ra được một người con trai thì xác suất để người đó bị bệnh mù màu bằng 0,5 x 0,5 = 0,25. Vì xác suất để mẹ là dị hợp tử về gen gây bệnh là 0,5 và nếu đã là dị hợp tử thì xác suất để người con trai nhận được gen gây bệnh từ mẹ là 0,5. Hai sự kiện này là độc lập nhau nên tổng hợp lại, xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai bị bệnh sẽ là: 0,5 x 0,5 = 0,25.
Câu 3. Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định?
Trả lời
Có thể theo dõi phả hệ để biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường hay trên NST X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính.
Câu 4. Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thế nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?
Trả lời
Dùng phép lai thuận nghịch có thể xác định được tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ngoài nhân quy định.
Câu 5. Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.
B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.
D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.
Trả lời Đáp án: D

Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Câu 1. Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen?
Trả lời
Là tập hợp các kiểu hình của kiểu gen đó tương ứng với các môi trường khác nhau.
Câu 2. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật, ta cần phải làm gì?
Trả lời
Người ta cần phải tạo ra một loạt các con vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trường khác nhau. Việc tạo ra các con vật có cùng kiểu gen có thể được tiến hành bằng cách nhân bản vô tính hoặc chia một phôi thành nhiều phôi nhỏ rồi cho vào tử cung của các con mẹ khác nhau để tạo ra các con.
Câu 3. Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?
Trả lời
Không hoàn toàn chính xác. Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng “má lúm đồng tiền” dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định (alen) mà không truyền cho con tính trạng đã có sẵn.
Câu 4. Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử công ti giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên.
Trả lời
Mỗi giống cây đều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp. Việc giống ngô lai không cho thu hoạch hoặc năng suất quá thấp so với yêu cầu có thể là do chúng được gieo trồng trong điều kiện thời tiết không thích hợp.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Dạy tại chức làm xói mòn nhân cách giảng viên?

 - Là một giảng viên có thâm niên 10 năm dạy đại học ở các hệ ở nhiều tỉnh, thành, trung tâm khác nhau, mặc dù thu nhập có tăng lên, cuộc sống có “dễ thở” hơn nhưng tôi cứ luôn “canh cánh” trong lòng, tự hỏi mình: liệu nhân cách nhà giáo của tôi đã bị hệ này làm “xói mòn”? - Theo dõi những 'phản ứng tự nhiên' của dư luận xã hội về hệ đào tạo tại chức những ngày qua, giảng viên Hoàng Mai ở TP.HCM gửi tới diễn đàn giáo dục những trăn trở của anh.

Dạy cắt xén: 45 tiết còn 12 tiết!


Theo chương trình đào tạo, tôi phụ trách giảng dạy một môn học 45 tiết nhưng thực dạy (vì được yêu cầu dạy) ở hệ tại chức chỉ 12 tiết trong một ngày rưỡi.

Với khoảng thời gian như vậy, nhiệm vụ của giảng viên được gọi với cụm từ hoa mỹ là “ôn tập những nội dung chính” nhưng bản chất thực của nó là giải đề thi cho học viên. Vì nếu làm khác thì cũng “được” những “lão học viên” yêu cầu đi thẳng vào vấn đề cho thi. Hay xa hơn nữa là không bao giờ được trung tâm mời dạy nữa, mà với cơ chế lương bổng cho giảng viên hiện nay: "không mày thầy lấy gì thầy sống".

Thế là đành nhắm mắt đi thật “tinh” vấn đề mà chút đạo đức nghề nghiệp còn sót lại mach bảo.

Vui vẻ với học viên là chính


Thường thì đi dạy hệ tại chức ở các tỉnh, ngoài việc có thêm thu nhập, giảng viên không phải lo việc ăn ở đi lại vì tất cả đã có các “lão thần” trong lớp lo.

Mặc dù theo hợp đồng, các trung tâm lo chỗ nghỉ cho giảng viên, nhưng lệ thường thì khi giảng viên chưa đến cửa trung tâm, đã có các học viên đưa đón và bố trí trong một khách sạn lịch sự ‘có sao” của tỉnh hoặc thị trấn; tắm rửa xong là họ lịch sự mời giảng viên đi giao lưu (đúng ra phải  là giao ly: bia, rượu),.

Thú thật khó có ai từ chối được tấm “thịnh tình” này vì người Việt mình luôn trọng tình cảm, "cá ăn mồi rồi cá phải mắc câu" là lẽ thường.

Nếu giảng viên là người miền Nam thì không có hoặc ít có phong bì kèm theo khi kết thúc môn học chứ là người miền Bắc thì “mười mươi không thoát một” - một “lão học viên” có kinh nghiệm ở Đồng Tháp đã khẳng định chắc nịch như đinh đóng cột với tôi; còn các giảng viên là nữ thì có ‘chiêu” gội đầu, mua sắm, tặng quà là các đặc sãn địa phương…

Chấm  điểm vu vi… đường ai nấy bước

Không ai dám nói ra nhưng ai cũng biết rằng đề thi, đáp án của các lớp hệ tại chức luôn dễ và thoáng hơn những đề chính quy cùng loại, nên học tại chức mà rớt thì cũng có vẽ lạ, số rớt này thường rơi vào trường hợp các “cụ” không đi học hoặc không biết đường chép theo trọng tâm của đề, hoặc là lâu quá không cầm viết (vì đã có đệ tử viết) run tay…

Dạy xong rồi, bảng điểm lên xong rồi thì “đường thầy thầy đi, đường tôi tôi bước” xem như hợp  đồng kết thúc có khi cả đời thầy trò chẳng gặp lại nhau mà có gặp chắc gì họ đã nhớ và chào thầy?

Phút nhìn lại lương tâm…

Nhiều khi, một mình bên ly cà phê và điếu thuốc, nhìn lại mình, nhìn lại những việc mà mình đã làm, tôi tự hỏi rằng: liệu nhân cách và đạo đức nhà giáo của tôi đã bị “xói mòn” khi dạy hệ tại chức? vì cuộc mưu sinh mà tôi đã thỏa hiệp với cách dạy và cách nghĩ như vậy?

Lúc đó, tôi nghĩ giá như đồng lương của ngành trả cho giảng viên đủ sống như lời hứa, giá như Bộ GD - ĐT  quản lý tốt hơn loại hình này, giá như các trường không xem đây là “nồi cơm” mà là một nơi tạo điều kiện tốt nhất cho những người có nhu cầu chân chính là chuẩn hóa kiến thức, nâng cao kiến thức chứ không phải là nơi “kiếm bằng đề kiếm chức, tiến chức” thì có lẽ loại hình đào tạo này không bị xã hội nhìn bằng con mắt thiếu thiện cảm.

Và ít ra, tôi đã không phải khỏi dằn vặt lương tâm vì mình đã từng dạy hệ đào tạo này.

  • Hoàng Mai

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

SINH HỌC 10


SINH HỌC 10: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ADN


Câu 1: Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 nuclêôtit tự do, trong đó riêng loại ađênin nhận của môi trường bằng 1575 nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?
A. A = T = 27,5%; G = X = 22,5%   B. A = T = 20%; G = X = 30%     C. A = T = 15%; G = X = 35% D. A = T = 32,5%; G = X = 17,5%
Câu 2: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet .Số liên kết hoá trị giữa các đơn phân của gen là:
A. 798 liên kết                       B. 898 liên kết                       C. 1598 liên kết                     D. 1798 liên kết
Câu 3: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet .Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 360; G = X = 540 B. A = T = 540; G = X = 360 C. A = T = 270; G = X = 630 D. A = T = 630; G = X = 270
Câu 4 : Một gen có chiều dài 2142 ăngstron. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Gen chứa 1260 nuclêôtit                 B. Số liên kết hoá trị của gen bằng 2418    C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn    D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Một gen có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau và có khối lượng 540000 đơn vị cacbon. Số liên kết hiđrô của gen bằng:
A. 2340 liên kết                     B. 2250 liên kết                     C. 3120 liên kết                     D. 4230 liên kết
Câu 6 : Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit phôtphoric bằng 4798. Khối lượng của gen và số liên kết hiđrô của gen lần lượt bằng:
A. 720000 đơn vị cacbon và 3120 liên kết                         B. 720000 đơn vị cacbon và 2880 liên kết
C. 900000 đơn vị cacbon và 3600 liên kết                         D. 900000 đơn vị cacbon và 3750 liên kết
Câu 7: Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit phôtphoric bằng 4798. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = G = X = 600                        B. A = T = G = X = 750        C. A = T = 720; G = X = 480                D. A = T = 480; G = X = 720
Câu 8 : Trên mạch thứ nhất của gen có chứa A, T, G, X lần lượt có tỉ lệ là 20% : 40% : 15% : 25%. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:
A. A = T = 35%; G = X = 15%            B. A = T = 30%; G = X = 20%            C. A = T = 60%; G = X = 40%   D. A = T = 70%; G = X = 30%
Câu 9: Một gen có chứa 1198 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit thì có khối lượng bằng bao nhiêu?
A. 720000 đơn vị cacbon                     B. 621000 đơn vị cacbon      C. 480000 đơn vị cacbon                   D. 360000 đơn vị cacbon
Câu 10: Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 250; G = X = 340                B. A = T = 340; G = X = 250                C. A = T = 350; G = X = 220      D. A = T = 220; G = X = 350
Câu 11: Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số liên kết hiđrô của gen nói trên là:
A. 990 liên kết       B. 1020 liên kết                     C. 1080 liên kết                     D. 1120 liên kết
Câu 12: Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 180; G = X =270                 B. A = T = 270; G = X = 180        C. A = T = 360; G = X = 540         D. A = T = 540; G = X = 360
Câu 13: Một gen có chứa 132 vòng xoắn thì có chiều dài là baonhiêu?
A. 2244 ăngstron                                  B. 4488 ăngstron                  C. 6732 ăngstron                  D. 8976 ăngstron