Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

ĐỀ OLYMPIC MÔN SINH HỌC KHỐI 11


ĐỀ KIỄM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN OLYMPIC KHỐI 11
MÔN SINH HỌC
Gv: Nguyễn Kiến Huyên
Câu 1:
1. Trình bày thành phần cấu tạo của rễ thích nghi với việc hấp thu khoáng và nước?
2. Vì sao hô hấp có vai trò quan trọng trong việc hấp thu khoáng của rễ cây?
3. Tại sao năng suất quang hợp của cây C4 cao hơn nhiều lần cây C3? Hãy nêu rõ nguyên nhân làm giảm năng suất của cây C3?
Câu 2:
1. Tỉ lệ S/V của sinh vật có ý nghĩa như thế nào với hoạt động tuần hoàn và hô hấp của sinh vật?
2. Trình bày các đặc điểm của bề mặt hô hấp và nêu các ý nghĩa của từng đặc điểm đó?
3. Mọi sinh vật có kích thước nhỏ đều có hệ tuần hoàn hở là đúng hay sai? Giải thích tại sao?
4. Phân biệt huyết áp và áp suất thẩm thấu của máu?
Câu 3:
1. Nêu những khác biệt giữa đặc điểm sinh trưởng và phát triển thực vật và động vật?
2. Nêu khác biệt trong tác động của Juvenil và Ecdison lên sự sinh trưởng và phát triển của các loại côn trùng.
Câu 4:
1. Phân biệt ứng động tiếp xúc và hướng động tiếp xúc. Hãy cho biết cây tóc tiên, cây bìm bìm và cây khổ qua là loại cảm ứng tiếp xúc nào?
2. Hình thức cảm ứng nào hao tốn nhiều năng lượng nhất và hình thức nào ít hao tốn năng lượng nhất trong hoạt động thần kinh của động vật? Giải thích tại sao?
3. Nêu vai trò của bao mielin. Tại sao luồng thân kinh chỉ truyền theo một chiều trong cung phản xạ?
Câu 5:
Cho phân tử mARN được sao mã từ gen có tỉ lệ A,G,U,X là 1:2:3:4. Đoạn mARN này dài 0,51 micromet.
1. Hãy tính số nucleotit từng loại của gen sao mã tạo đoạn mARN trên.
2. Nếu gen đó tự sao 5 lần thì số nucleotit môi trường cung cấp để tạo ra các ADN con hoàn toàn mới là bao nhiêu?
3. Số liên kết hidro được hình thành trong lần tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu?

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP SINH HỌC 12


nguồn vnexpress.net
I. Những kiến thức cơ bản
Chú ý- Học sinh học theo bộ sách giáo khoa nào thì ôn tập theo bộ sách giáo khoa đó.
- Thi trắc nghiệm khách quan nên cần ôn tập toàn bộ nội dung có trong chương trình và sách giáo khoa.
Phần V. Di truyền học
Chương 1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị - Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp ARN; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hòa hoạt động của gen; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể; Đột biến nhiễm sắc thể; Bài tập về đột biến gen và đột biến NST.
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen); Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập.
Chương 3. Di truyền học quần thể - Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật; Bài tập.
Chương 4. Ứng dụng di truyền học- Kĩ thuật di truyền (các bước tiến hành, ứng dụng trong tạo giống vi sinh vật); Các nguồn vật liệu và các phương pháp chọn giống; Chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật bằng đột biến, lai tạo và kỹ thuật di truyền.
Chương 5. Di truyền học người - Phương pháp nghiên cứu di truyền người (phả hệ, đồng sinh, tế bào).
- Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể); Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội; Bài tập.
Phần VI. Tiến hóa
Chương 1. Bằng chứng tiến hóa - Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lÝ sinh vật học; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
Chương 2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa- Thuyết tiến hóa cổ điển: - Học thuyết của Lamác J.B, Học thuyết của Đacuyn S.R; Thuyết tiến hóa hiện đại: thuyết tiến hóa tổng hợp, Sơ lược về thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính; Quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa: Các nhân tố tiến hóa cơ bản; Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; Loài sinh học; Quá trình hình thành loài; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới.
Chương 3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất - Sự phát sinh sự sống trên trái đất; Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người.
Phần VII. Sinh thái học
Chương 1. Cá thể và môi trường - Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
Chương 2. Quần thể - Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể; Cấu trúc dân số của quần thể; Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể. Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể. Sự biến động số lượng và cơ chế điều hòa số lượng cá thể của quần thể.
Chương 3. Quần xã - Khái niệm về quần xã. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã.
Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài - Sự phân hóa ổ sinh thái. Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã.
Chương 4. Hệ sinh thái - sinh quyển và sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên
Khái niệm về hệ sinh thái - Cấu trúc hệ sinh thái - Các kiểu hệ sinh thái. Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái; Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái; Sinh quyển; Sinh thái học và việc quản lÝ nguồn lợi thiên nhiên: quan niệm về quản lÝ nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Những kỹ năng cơ bản
1. Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học.
2. Kỹ năng thực hành sinh học.
3. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn
4. Kỹ năng học tập: HS thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo).
 III. Những điểm cần lưu ý
- Tăng cường tổng kết, hệ thống hóa các kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh các kiến thức quan trọng mà học sinh hay quên hoặc hay nhầm lẫn.
- Hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập (đặc biệt là câu hỏi trắc nghiệm khách quan).
- Khai thác một số hiện tượng trong các thí nghiệm thực hành và yêu cầu học sinh giải thích.
- Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK Sinh học 12 đồng thời tổng kết các cách giải để giúp cho học sinh nhanh chóng có cách giải đúng khi làm bài trắc nghiệm khách quan.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

TUYỂN SINH 2012: ĐIỂM CHUẨN Y DƯỢC 2011


Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam: 18.5

Trường ĐH Y dược TP.HCM
Điểm chuẩn
Các ngành đào tạo đại học:

- Y đa khoa (học 6 năm)
24,5
- Răng hàm mặt (học 6 năm)
23,5
- Dược học (học 5 năm)
25
- Y học cổ truyền (học 6 năm)
20
- Y học dự phòng (học 6 năm)
19,5
Các ngành đào tạo cử nhân (học 4 năm)

- Điều dưỡng
18
- Y tế công cộng
17
- Xét nghiệm
20
- Vật lý trị liệu
19
- Kỹ thuật hình ảnh
20
- Kỹ thuật phục hình răng
21
- Hộ sinh (chỉ tuyển nữ)
18,5
- Gây mê hồi sức
19,5

KHOA Y – ĐH QG TPHCM 22,5 (2011)

HỌC VIỆN QUÂN Y hệ ds– BẮC 24.5, NAM 24.00
HỌC VIỆN QUÂN Y hệ Qs– BẮC 23.5 BOY/26.5GIRL, NAM 21BOY/23GIRL

ĐH KĨ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
1
C68
CĐ Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm
B
12

2
C67
CĐ VLTL/PHCN
B
12.5
(Hệ ngoài ngân sách: 11.5)
3
C74
CĐ Hộ sinh
B
13.5

4
C73
CĐ Điều dưỡng Gây mê
B
13.5
(Hệ ngoài ngân sách: 11.5)
5
C66
CĐ Kỹ thuật Hình ảnh
B
13.5
(Hệ ngoài ngân sách: 12)
6
C72
CĐ Điều dưỡng Nha khoa
B
13.5
(Hệ ngoài ngân sách: 12.5 )
7
301
Kỹ thuật Xét nghiệm y học
B
20
(Hệ ngoài ngân sách: 17.5 )
8
302
Kỹ thuật Hình ảnh y học
B
19
(Hệ ngoài ngân sách: 17 )
9
310
Điều dưỡng
B
18.5
(Hệ ngoài ngân sách: 16.5 )
10
303
Kỹ thuật VLTL/PHCN
B
17.5
(Hệ ngoài ngân sách: 17 )
11
C65
CĐ Xét nghiệm Đa khoa
B
14
(Hệ ngoài ngân sách: 13 )
12
C71
CĐ Điều dưỡng Đa khoa
B
13.5
(Hệ ngoài ngân sách: 12.5 )
ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG 18.0

ĐH Y HẢI PHÒNG
1
306
Kĩ thuật Y học (4 năm) chuyên ngành xét nghiệm
B
19
2
305
Điều dưỡng (học 4 năm)
B
18.5
3
304
Y học dự phòng (học 6 năm)
B
18
4
303
Răng Hàm Mặt (học 6 năm)
B
21
5
301
Y đa khoa (học 6 năm)
B
22.5

ĐH ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 16.0
ĐH Y THÁI NGUYÊN
1
C61
Y tế học đường
B
11

2
C62
Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm
B
11

3
324
Bác sĩ răng hàm mặt ( 6 năm )
B
21.5

4
323
Bác sĩ y học dự phòng ( 6 năm )
B
19

5
321
Bác sĩ đa khoa ( 6 năm )
B
22.5

6
322
Cử nhân điều dưỡng ( 4 năm )
B
18.5

7
202
Dược sĩ đại học ( 5 năm )
A
20.5


ĐH Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH y khoa 22, điều dưỡng 18

ĐH Y HÀ NỘI
1
304
Răng Hàm Mặt
B
25.5

2
303
Y học cổ truyền
B
23

3
305
Y học dự phòng
B
22

4
306
Điều dưỡng
B
20.5

5
307
Kĩ thuật Y học
B
22

6
308
Y tế công cộng
B
20

7
301
Y đa khoa
B
25.5


ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH
1
19
Kỹ thuật y sinh:
B
11

3
18
Điều dưỡng
B
11


ĐH TÂY NGUYÊN
17
307
Y đa khoa
B
23.5

19
309
Điều dưỡng
B
18.5


ĐH Y DƯỢC CẦN THƠ


Y đa khoa
B
23

2

Răng hàm mặt
B
23

3

Dược học
B
23

4

Y học dự phòng
B
18

5

Điều dưỡng đa khoa
B
17

6

Y tế công cộng
B
15.5

7

Kỹ thuật y học
B
18.5


ĐH Y THÁI BÌNH
1

Bác sĩ đa khoa
B
24

2

Bác sĩ y học cổ truyền
B
20

3

Bác sĩ y học dự phòng
B
19.5

4

điều dưỡng
B
19.5

5

Dược học
A
22.5


ĐH Y HUẾ
1
308
 Y học cổ truyền
B
19.5

2
303
 Dược học
A
22

3
304
 Điều dưỡng
B
20

4
305
 Kĩ thuật Y học
B
20

5
306
 Y tế công cộng
B
18

6
307
 Y học dự phòng
B
18

7
302
 Răng - Hàm - Mặt
B
23

8
301
 Y đa khoa
B
23


ĐH QUỐC TẾ - ĐHQG TPHCM

10
185
Kĩ thuật Y Sinh
A.B
17










CĐ Y TẾ PHÚ THỌ
1

Xét nghiệm y học
B
11

2

Vật lý trị liệu - PHCN
B
11

3

Kỹ thuật y học
B
11

4

Điều dưỡng
B
11


CĐ Y TẾ THÁI BÌNH 16
CĐ Y TẾ NGHỆ AN
1

Ngành điều dưỡng đa khoa
B
12.5
Điểm đối với khu vực 3 các khu vực kế tiếp giảm đi 0.5 ,Các mức ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm
2

Ngành điều dưỡng chuyên ngành phụ sản
B
11

3

Ngành kỹ thuật xét nghiệm
B
13

4

Ngành kỹ thuật y học
B
12

CĐ Y TẾ QUẢNG NAM xét nghiệm 14.0, điều dưỡng 12.5

CĐ KỸ THUẬT Y TẾ II
1

Điều dưỡng GMHS
B
17

2

Điều dưỡng nha
B
16.5

3

Kỹ thuật xét nghiệm
B
18

4

KT hình ảnh y học
B
16

5

Phục hồi chức năng
B
15.5

6

Hộ sinh
B
15.5

7

Dược
B
20

8

Điều dưỡng đa khoa
B
15


CĐ Y TẾ ĐỒNG NAI 11.0
CĐ Y TẾ HUẾ
2
1
Cao đẳng Điều dưỡng
B
13

3
2
Cao đẳng Hộ sinh
B
11

4
3
Cao đẳng KTXN Y học
B
13.5