Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Đề luyện tập ôn thi HSG khối 12 - 2012

ĐỀ 5
I. TẾ BÀO (2 điểm)
Câu 1:(1 điểm) Một cá thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử, trong số giao tử được sinh ra số loại giao tử mang hai nhiểm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ là 6. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không xảy ra trao đổi chéo.
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài bằng bao nhiêu? Tên loài?
b. Tại vùng sinh sản của cá thể trên có hai tế bào sinh dục sơ khai là A và B phân bào trong cùng một thời gian. Tốc độ phân bào của tế bào B gấp hai lần tế bào A. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào con của hai tế bào đã cho là 576. Sau nguyên phân tất cả các tế bào con đều bước vào giảm phân tạo giao tử và đã hình thành 288 giao tử.
+ Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào A và B.
+ Giới tính của cá thể?
Câu 2 :( 1 điểm) Hiện nay, các nhà sinh vật học cho rằng ti thể và lục lạp là hai bào quan chỉ có trong tế bào nhân thật có nguồn gốc từ những sinh vật nhân sơ sống nội sinh trong tế bào sinh vật chủ. Hãy đưa ra các bằng chứng về thuyết nội cộng sinh đó.
              II. SINH LÝ ĐỘNG VẬT (3 điểm)
Câu 1:(1,5 điểm) Trên một động vật có xương, người ta thực hiện thí nghiệm tiêm 20 ml dung dịch NaCl 15 0/00  vào động mạch cổ. Theo dõi lượng nước tiểu bài tiết trong khi làm thí nghiệm, người ta nhận thấy vài phút sau lượng nước tiểu giảm nhanh và sau đó trở lại bình thường. Hãy giải thích cho hiện tượng  trên?
Câu 2:(1,5 điểm)
 Cấu tạo và hoạt động của cơ quan hô hấp ở lớp chim có gì đặc biệt so với lớp thú?
  III.SINH LÝ THỰC VẬT (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)  Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, chu trình Krebs có vai trò như thế nào? Nếu chu trình này dừng lại thì điều gì sẽ xảy ra?
Câu 2: (1,5 điểm) Nhận định các câu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích?
a. Khi đưa cây vào trong tối thì sự thoát hơi nước của cây ngừng lại.
b. Ánh sáng sau khi chiếu qua tán cây sẽ có tỉ lệ tia đỏ / tia lục thấp hơn lúc ban đầu.
c. Cây mọc dưới tán cây khác sẽ có lóng dài hơn các cây cùng loài mọc nơi trống.
d. Quang hợp ở thực vật C4 diễn  ra ở nồng độ C2 thấp hơn so với quang hợp của thực vật C3.
IV. BIẾN DỊ - DI TRUYỀN (5 điểm)
Câu 1:(1,5điểm) Xét  cặp alen A và a, hãy phân tích các cơ chế để tạo thành kiểu gen AAa. Những cơ chế nói trên tuân theo qui luật biến dị gì? Đặc điểm các qui luật biến dị đó?
Câu 2:(1,5điểm) Khi lai giữa lúa đại mạch mầm lục với lúa đại mạch mầm trắng (mang toàn gen lặn) người ta thu được thế hệ F1 toàn cây mầm lục. Tiếp tục cho F1 lai trở lại với cây trắng ở thế hệ ban đầu thì tạo ra thế hệ F2 với tỉ lệ phân ly kiểu hình gồm 46 % cây mầm lục : 50 % cây mầm trắng : 4 % cây mầm vàng.
  Hãy giải thích và viết sơ đồ lai minh họa cho kết quả trên.
Câu 3:(2điểm) 
       + Sự tổng hợp ADN ở sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ (E.coli) khác nhau thế nào?
          + Một gen ở sinh vật nhân chuẩn khi tổng hợp 1mARN cần cung cấp tới 2100 ribonucleotit, trên ARN chưa trưởng thành có ba đoạn intron, đoạn 1 có 170 ribonucleotit, đoạn 2 có 180 ribonucleotit, đoạn 3 có 250 ribonucleotit.
a. Tìm chiều dài của gen cấu trúc tạo nên mARN (không tính tới đoạn khởi đầu và kết thúc trên gen).
b. Chiều dài của mARN thành thục.
c. Nếu các intron không phải là những đoạn đầu tiên và cuối cùng của mARN chưa trưởng thành thì trên mARN trưởng thành gồm có bao nhiêu đoạn exon?
d. Để loại bỏ một đoạn intron cần tới 2 enzym cắt ghép. Vậy có bao nhiêu enzym cắt ghép tham gia vào việc hình thành mARN trưởng thành?
e. Nếu gen tự sao liên tiếp 4 lần và mỗi gen con đều phiên mã 2 lần, trên mỗi mARN có 5 ribosom trượt qua 1 lần để tổng hợp protein. Tính số acid amin cần cung cấp cho quá trình giải mà?
VII. VI SINH 
Câu 1:(1,0điểm)    Công nghệ làm bánh mì, bia và rượu vang đều có sử dụng một loài vi sinh vật, đó là sinh vật nào?                Nêu đặc điểm chung của 3 quá trình trên .
Câu 2 :(1,0điểm)
           a)Người ta cấy vào 1 ml môi trường 2.105 chủng Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Sau 6 giờ nuôi ủ thu được 8.108. Thời gian mỗi lứa là bao nhiêu?
           b) Nếu người để dịch nuôi cấy của chủng vi khuẩn trên ở cuối pha cân bằng động thêm 15 ngày (dịch A), dịch nuôi cấy vi khuẩn này ở pha cấp số ( dịch B), đun cả 2 ống dịch A và B ở 800C trong 20 phút, sau đó cấy cùng một lượng 0,1 ml dịch mỗi loại lên môi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp pêtri, rồi đặt vào tủ ấm 350 C trong 24 giờ. Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có khác không ? giải thích.

----------Hết---------


Đề kiễm tra 1 tiết 2010 lớp 12 CB


1. Cho biết một gen quy định một  tính  trạng và gen  trội  là  trội hoàn  toàn. Theo lí thuyết, phép lai Bb x Bb cho ra đời con có 
A. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình                                  B. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình
C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình                                  D. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình
2. Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
D. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
3. Một cặp vợ chồng đều tóc quăn, sinh con gái đầu tóc thẳng. Khả năng để cặp vợ chồng trên sinh con thứ hai là con gái, tóc thẳng là bao nhiêu?
A. ½                        B. ¼                                        C. 1/8                                     D. ¾       
4. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền độc lập của các cặp tính trạng là:
A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể mang gen kết hợp với sự trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
B. Sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân kết hợp với sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể mang gen trong giảm phân và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể mang gen trong giảm phân kết hợp với tương tác gen không alen.
5. Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và trội – lặn hoàn toàn. Kết quả thu được gồm:
A. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình.                                 B. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.
C. 9 kiểu gen, 3 kiểu hình.                                 D. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình.
6. Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. AAaBb và AaaBb.                                         B. Aaabb và AaaBB. 
C. AaaBb và AAAbb.                                         D. AAaBb và AAAbb.
7. Cho cây hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng cùng loài được F1 toàn cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng P thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa vàng. Kết quả phép lai bị chi phối bởi qui luật di truyền
A. tương tác gen.                                                  B. phân li độc lập.
C. phân li.                                                              D. trội không hoàn toàn.
8. Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là
A. 70 cm.                               B. 85 cm.                               C. 75 cm.                               D. 80 cm.
9. Lai hai thứ bí quả tròn thuần chủng, ở F1 thu được toàn quả dẹt, cho F1 giao phấn ở F2 xuất hiện ba loại kiểu hình theo tỉ lệ: 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Kết quả này có thể giải thích là do:
A. tác động bổ trợ của hai gen alen. Sự có mặt của cả hai gen alen trong cùng kiểu gen sẽ làm xuất hiện kiểu hình quả dẹt.  
B. tác động át chế của 2 gen không alen. Gen trội này sẽ át chế gen trội không alen trong cùng kiểu gen làm xuất hiện kiểu hình quả dẹt, khi chỉ có một loại gen trội sẽ cho kiểu hình quả dài.  
C. tác động cộng gộp của hai gen không alen. Sự có mặt của số lượng gen trội không alen trong cùng kiểu gen sẽ làm xuất hiện kiểu hình biến đổi dần từ quả dài thành quả tròn và quả dẹt.  
D. tác động bổ trợ của hai gen không alen. Sự có mặt của cả hai gen trội không alen trong cùng kiểu gen sẽ làm xuất hiện kiểu hình quả dẹt. 
10. Lai ruồi giấm thân xám, cánh dài với ruồi thân đen, cánh cụt thu được F1 toàn ruồi thân xám cánh dài. Lai phân tích ruồi đực F1, kết quả lai thu được:
A. 50 % thân xám, cánh dài: 50 % thân đen, cánh cụt.
B. 41 % thân xám, cánh dài: 41 % thân đen, cánh cụt: 9 % thân xám, cánh cụt: 9 % thân đen, cánh dài.
C. 75 % thân xám, cánh dài: 25 % thân đen, cánh cụt.
D. 25 % thân xám, cánh dài: 75 % thân đen, cánh cụt.
11. Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 721 ; G = X = 479.                                            B. A = T = 419 ; G = X = 721.
C. A = T = 719 ; G = X = 481.                                            D. A = T = 720 ; G = X = 480.
12. Một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là ABoCDEFG. Sau đột biến, trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABoCFEDG. Đây là dạng đột biến
A. đảo đoạn nhiễm sắc thể                                B. mất đoạn nhiễm sắc thể
C. lặp đoạn nhiễm sắc thể                                 D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể
13. Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:
A. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
B. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit → nhiễm sắc thể.
C. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể.
D. Crômatit → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
14. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là
A. lặp đoạn.                          B. đảo đoạn.         C. chuyển đoạn.                                  D. mất đoạn.
15. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình phân bào.
B. cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
C. quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
D. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
16. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?
A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.
C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.
D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
17. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba sẽ có số nhiễm sắc thể  là
A. 21.                                     B. 17.                                     C. 13.                                     D. 15
18. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một.                            B. thể bốn.            C. thể ba.                               D. thể không.
19. Lai  dưa  hấu  tứ  bội  (4n)  với  dưa  hấu  lưỡng bội  (2n). Cho  biết  quá  trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Cây lai tạo ra từ phép lai trên được gọi là:
A. thể tam bội                      B. thể tứ bội          C. thể ba                                D. thể lục bội
20. Trong tế bào sinh dưỡng của người phụ nữ mắc hội chứng Tơcnơ có
A. hai nhiễm sắc thể giới tính X                        B. ba nhiễm sắc thể giới tính X
C. một nhiễm sắc thể giới tính X                      D. bốn nhiễm sắc thể giới tính X
21. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
C. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau
D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
22. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hoá.                   B. Mã di truyền là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.    D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
23. Tính thoái hóa của mã di truyền được hiểu là
A. một loại bộ ba có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.
B. nhiều loại bộ ba không tham gia mã hóa axit amin.
C. nhiều loại bộ ba cùng mã hóa cho một loại axit amin.
D. một loại bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
24. Một gen dài 5100Ao và có 3900 liên kết hiđrô nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do mỗi loại cần môi trường nội bào cung cấp là:
A. A=T= 5600; G=X= 1600                               B. A=T= 4200; G=X= 6300
C. A=T= 2100; G=X= 600                                 D. A=T= 4200; G=X= 1200
25. Một  đoạn  gen  có  đoạn  mạch  bổ  sung  là  5’AGXTTAGXA 3’.  Trình  tự  các nuclêôtit được phiên mã từ đoạn gen trên là
A. 5’ AGXUUAGXA 3’                                       B. 5’ UXGAAUXGU 3’
C. 3’ TXGAATXGT 5’                                        D. 5’ AGXTTAGXA 3’
26. Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. mARN được tổng hợp từ  gen này có 150 ađênin và 120 uraxin. Số liên kết hiđrô của gen là:
A. 1120.                                 B. 1080.                                 C. 990.                   D. 1020.
27. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?
A. 500                    B. 499                                    C. 498                                    D. 750
28. Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến điểm dạng
A. thêm một cặp G – X                                      B. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X 
C. mất một cặp A – T                                         D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T 
29. Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.             B. mất một cặp nuclêôtit.
C. thêm một cặp nuclêôtit.                                D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. 
30. Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
B. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
C. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
D. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.

ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC SINH GIỎI 12


Đ 10
PHAÀN I : VI SINH VAÄT HOÏC (2ñieåm)
Caâu 1: (1ñieåm) Giaûi thích cô cheá cuûa quaù trình coá ñònh nitô ôû vi khuaån Rhizobium. Neâu caùc bieän phaùp taêng cöôøng hoaït ñoäng cuûa vi khuaån naøy trong ñaát?
Caâu 2: (1 ñieåm) Ñieåm khaùc nhau veà cô cheá xaâm nhaäp cuûa Phage vaø virus HIV. Vì sao beänh AIDS giai ñoaïn ñaàu khoù phaùt hieän?
PHAÀN II : TEÁ BAØO HOÏC. SINH HOÏC VI SINH (2ñieåm)
Caâu 1: (1ñieåm) Ñieåm khaùc nhau giöõa tröïc phaân cuûa vi khuaån vaø nguyeân phaân cuûa teá baøo nhaân chuaån?
Caâu 2: (1ñieåm) Haõy cho bieát caùc chaát sau ñaây: O2, CO2, H2O, CH4, K+, Ca2+, protein ñöôïc vaän chuyeån chuû yeáu qua maøng teá baøo baèng caùch naøo?
PHAÀN III : SINH LYÙ HOÏC THÖÏC VAÄT (3ñieåm)
Caâu 1: (1ñieåm) Taïi sao ñeå taêng cöôøng khaû naêng huùt nöôùc, khoaùng cuûa caây caàn phaûi taïi ñieàu kieän cho reã hoâ haáp toát?
Caâu 2: (1ñieåm) Theá naøo laø hoâ haáp saùng? Vì sao thöïc vaät C4 khoâng coù hoâ haáp saùng?
Caâu 3: (1ñieåm) Döïa vaøo ñaëc ñieåm cuûa phaûn öùng quang chu kì, ngöôøi ta chia thöïc vaät thaønh nhöõng nhoùm naøo? Caùc ñaïi dieän sau ñaây thuoäc nhoùm naøo: ñaäu töông, raâm buït, caø chua, mía, thuoác laù, döa chuoät, caø pheâ, thanh long.
PHAÀN IV : SINH LYÙ HOÏC ÑOÄNG VAÄT. (3ñieåm)
Caâu 1: (1ñieåm)
a) Haõy cho bieát toác ñoä daãn truyeàn xung thaàn kinh trong sôïi truïc phuï thuoäc vaøo nhöõng yeáu toá naøo?
b) Taïi sao xung thaàn kinh daãn truyeàn trong sôïi truïc coù bao myelin tieâu toán ít naêng löôïng hôn trong sôïi khoâng coù bao myelin?
Caâu 2 : (1ñieåm)Haõy giaûi thích caùc hieän töôïng sau:
a) Treû em ngaøy nay hay bò beùo phì.
b) Thieáu  iod, treû em chaäm lôùn hoaëc ngöøng lôùn, chòu laïnh keùm, trí tueä thaáp.
Caâu 3: (1ñieåm)
a) Sô ñoà ñöôùi ñaây trình baøy cô cheá ñieàu hoaø quaù trình taïo tröùng. Haõy cho bieát caùc soá 1, 2, 3, 4 laø nhöõng hormone naøo?
b) Giaûi thích taïi sao söï ñieàu hoøa quaù trình taïo tröùng ñöôïc thöïc hieän theo cô cheá ngöôïc?
PHAÀN V : DI TRUYEÀN HOÏC (5ñieåm)
Caâu 1: (1ñieåm)Plasmit laø gì? Vì sao trong kyõ thuaät caáy gen laïi duøng Plasmit laøm theå truyeàn ?
Caâu 2: (1ñieåm)Caëp gen dò hôïp laø gì? Vai troø cuûa caëp cuûa caëp gen dò hôïp trong tieán hoaù vaø choïn gioáng?
Caâu 3: (1ñieåm)
Moät quaàn theå thöïc vaät coù thaønh phaàn kieåu gen nhö sau: 0,6AA:0,4Aa
a) Sau 3 theá heä töï thuï phaán thì thaønh phaàn kieåu gen cuûa quaàn theå seõ nhö theá naøo?
b) Nhaän xeùt veà ñaëc ñieåm thaønh phaàn kieåu gen cuûa quaàn theå sau 3 theá heä töï thuï phaán?
Caâu 4: (2ñieåm)Lai 2 noøi thuù loâng xaùm vaø loâng traéng ñöôïc F1 toaøn loâng traéng.
a) Cho caù theå ñöïc F1 lai vôùi caù theå caùi loâng xaùm ñöôïc F2 phaân ly kieåu hình: 1 caùi loâng traéng :1          ñöïc loâng traéng: 1 ñöïc loâng xaùm: 1 caùi loâng ñen.
b) Cho caù theå caùi F1 lai vôùi caù theå ñöïc loâng ñen ñöôïc F2 phaân ly kieåu hình: 4 loâng traéng: 3 loâng ñen: 1 loâng xaùm.
Giaûi thích keát quaû vaø vieát sô ñoà lai cho moãi tröôøng hôïp.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Thi thử học kì I - lần 2 Môn sinh học


Câu 1: Nếu đột biến làm xuất hiện gen lặn thì trong thời kì đầu sẽ ở trạng thái ….., gen lặn đột biến ….. nên kiểu hình đột biến …...
 Em hãy chọn tổ hợp từ thích hợp lần lượt vào các chỗ trống
A. Đồng hợp; sẽ bị gen trội át chế; không được biểu hiện.
B. Dị hợp; sẽ bị gen trội át chế; không được biểu hiện.
C. Đồng hợp; không bị gen trội át chế; không được biểu hiện.
D. Dị hợp; không bị alen trội át chế; không được biểu hiện.
Câu 2: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen A và  gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:




Chất không màu 1 ------(enzim A) ---> Chất không màu 2 --------(enzim B)----> Màu đỏ
Lai 2 cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu được ở F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2, chọn ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Tính theo lý thuyết, xác suất xuất hiện cây hoa trắng đồng hợp lặn cả 2 cặp gen ở F3
A. 16/81.                             B. 27/128.                            C. 4/9.                               D. 1/81.
Câu 3: Đột biến mất một cặp Nu trên gen có thể do
A. acridin chèn vào mạch khuân của gen ban đầu.
B. do chất 5-BU trong qúa trình nhân đôi
C. acridin chèn vào  mạch mới đang tổng hợp ARN.
D. acridin chèn vào  mạch mới đâng tổng hợp AND.
Câu 4: Ruồi cái A  thích ruồi đực B biểu diễn vũ điệu rung cánh phát ra bài “tình ca”, nhưng rồi đực B lại phun tín hiệu hoá học lên mình con cái nên ruồi cái A không cho ruồi đực B giao phối. Dạng cách li ở ví dụ trên là cách li
A. Nơi ở (sinh cảnh)     B. Tập tính                     C. Cơ học.                      D. thời gian (mùa vụ)
Câu 5: Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm  2000 cá thể  người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm:
A. 2067                           B. 2132                           C. 2130                          D. 2097
Câu 6: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì
A. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng ,cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội
B. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ
C. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kem hơn cây lưỡng bội
D. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng ,phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội
Câu 7: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen là
A. di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên
D. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen
Câu 8: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N14 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N15 thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN  chứa  hoàn toànN15?
A. Có 2 phân tử ADN.                                          B. Có 14 phân tử ADN.
C. Có 4 phân tử ADN.                                          D. Có 16 phân tử ADN.
Câu 9: Bệnh phêninkêtô niệu là do
A. đột biến cấu trúc NST thường.
B. đột biến gen trên NST giới tính.
C. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin.
D. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin.
Câu 10: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
A. . Kí sinh.                                                            B. Vật ăn thịt – con mồi.
C. Cộng sinh.                                                         D. Hợp tác.
Câu 11: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là
A. 1- (1/2)4.                    B. (1/2)4.                         C. 1/4.                             D. 1/8.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?
A. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
B. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
C. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
D. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Câu 13: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về
A. nơi chốn.                   B. nguồn gốc.                 C. dinh dưỡng.               D. sinh sản.
Câu 14: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X (Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng Tơcno và mù màu. Kiểu gen của người con này là
A. XmXmXm.                   B. XmXmY.                     C. XmY.                          D. 0Xm.
Câu 15: Loài cây có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo ra giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao là
A. Cây lúa.                     B. Cây đậu tương.         C. Cây củ cải đường.    D. Cây ngô.
Câu 16: Con đường hình thành loài mới nhanh nhất là
A. Lai xa kèm đa bội hoá.                                    B. Cách li tập tính.
C. Cách li sinh thái.                                              D. Cách li địa lí.
Câu 17: Ví dụ về cơ quan tương đồng
A. gai xương rồng và gai hoa hồng.
B. tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật.
C. mang tôm và mang cá.
D. chân chuột chũi và chân dế dũi.
Câu 18: Diễn thế nguyên sinh khác với diễn thế thứ sinh ở đặc điểm
A. diễn thế nguyên sinh có giai đoạn khởi đầu và có giai đoạn cuối.
B. điều kiện sống thuận lợi của diễn thế nguyên sinh khác với điều kiện sống của diễn thế thứ sinh.
C. nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong là khác nhau.
D. diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, còn diễn thế thứ sinh xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
Câu 19: Điều nào đúng khi nói về biến dị cá thể?
A. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống.
B. Biến dị xảy ra đồng loạt trên các cá thể cùng loài.
C. Biến dị không di truyền.
D. Xuất hiện do tập quán hoạt động ở động vật.
Câu 20: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?
A. Tảo đơn bào  động vật phù du  cá   người.
B. Tảo đơn bào  động vật phù du  giáp xác  cá  chim  người.
C. Tảo đơn bào  cá  người.
D. Tảo đơn bào  thân mềm  cá  người.
Câu 21: Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc.
D. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 22: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 9600 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỷ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lý thuyết là
A. .                             B. .                                C. .                             D. .
Câu 23: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là
A. 1800.                                                                  B. 8100.
C. 9900.                                                                  D. 900.
Câu 24: Ở người, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, dẫn đến aa thứ 6 trong chuỗi pôlipeptit là axit glutamic bị thay thế bằng
    A. Sêrin.
B. Glyxin.
C. Valin.
D. Alanin.
Câu 25: Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, i quy định:
- Nhóm máu  A được quy định bởi  các kiểu gen IA IA, IAi.
- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IB IB, IBi.
- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen ii.
       - Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IA IB.
Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người bố?
A. Nhóm máu B.            B. Nhóm máu A.            C. Nhóm máu AB.        D. Nhóm máu O.
Câu 26: Nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy ra hiện tượng hoán vị gen thì tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu?
A. 30%                            B. 20%                            C. 40%                           D. 10%
Câu 27: Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là
A. 1 hoặc một số axit amin.                                 B. 1 hoặc một số nuclêôxôm.
C. 1 hoặc 1 số nu.                                                 D. Một cặp nuclêôtit.
Câu 28: Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là:
A. 127/128                     B. 27/128                       C. 1/128                         D. 27/64
Câu 29: Ở người, D: da bình thường; d: da bạch tạng. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M: nhìn màu bình thường, m: mù màu các gen này nằm trên NST X không có alen tuơng ứng trên Y. Mẹ bình thuờng với cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thuờng và da bạch tạng, con trai vừa bị bạch tạng và mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ và bố là:
A. ddXM Xm   x  DdX MY.                                     B. DdX M Xm x  ddXM Y.
C. DdXM Xm   x  DdXMY.                                     D. DdXM XM   x  DdXM Y.
Câu 30: Trong bảng mã di truyền của mARN có: mã kết thúc: UAA, UAG, UGA; mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5’- 3’) của mARN dưới đây: 5’- GXU AUG XGX UAX GAU AGX UAG GAA GX- 3’. Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin)
A. 9.                                B. 4.                                 C. 8.                                D. 5.
Câu 31: Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ ?
A. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại
B. Ổ sinh thái của bướm sẽ thu hẹp
C. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng
D. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm
Câu 32: Pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua, đây là kết quả của quá trình
A. Nuôi cấy tế bào thực vật.                                B. Công nghệ gen.
C. Nuôi cấy hạt phấn thực vật.                           D. Dung hợp tế bào thực vật
Câu 33: Tài nguyên nào không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
A. Dầu lửa.                                                             B. Năng lượng thuỷ triều.
C. Bức xạ mặt trời.                                                D. Năng lượng gió.
Câu 34: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:
A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do
B. Tỷ lệ giao tử không đồng đều
C. Xuất hiện biến dị tổ hợp
D. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST
Câu 35: Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất được F1 có chiều cao trung bình, sau đó cho F1 giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2 :
A. 180 cm và  126/256                                         B. 185 cm và 121/256
C. 185 cm và  108/256                                         D. 185 cm và 63/256
Câu 36: Ngày nay sự sống không xuất hiện theo con đường hoá học nữa vì
A. Quá trình tiến hoá của sinh giới theo hướng ngày càng phức tạp.
B. Các chất hữu cơ được tổng hợp theo phương thức sinh học.
C. Thiếu điều kiện lịch sử, chất hữu cơ tổng hợp ngoài cơ thể sống bị vi khuẩn phân huỷ.
D. Các loài sinh vật đã rất đa dạng phong phú.
Câu 37: Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 A và 250 T. Gen đó bị đột biến mất một cặp G - X thì số liên kết hydrô của gen đột biến sẽ bằng
A. 2348.                          B. 2347.                          C. 2345.                          D. 2346.
Câu 38: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa kép trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đơn; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. 
Tính theo lí thuyết, phép lai:      (P) AB/ab DE/de   x  AB/ab DE/de 
         Trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 10%, giữa các alen E và e có tần số 20%, cho F1 có kiểu hình hoa đỏ , kép , quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ:
A. 38,945%                    B. 30,255%                    C. 18,755%                    D. 46,365 %
Câu 39: Ở người, nhóm máu được quy định bởi các alen iA, iB, io (iA, iB là trội so với io,  iA và  iB đồng trội) thì số kiểu gen và kiểu hình về nhóm máu trong quần thể người là
A. 6 kiểu gen ; 4 kiểu hình.                                 B. 6 kiểu gen ; 6 kiểu hình.
C. 4 kiểu gen ; 6 kiểu hình.                                 D. 3 kiểu gen ; 3 kiểu hình.
Câu 40: Loài ngưới xuất hiện vào kỉ
A. Thứ 3.                        B. Phấn trắng.                C. Thứ 4.                        D. Jura.
Câu 41: Tinh trùng bình thường của 1 loài lưỡng bội có 10 NST thì đột biến thể một nhiễm có số lượng NST là
A. 11.                              B. 21.                              C. 19.                              D. 9.
Câu 42: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:
       1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
       2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
       3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
       4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
       5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 5  1  4.              B. 4  3 1.               C. 3  1  4.              D. 1  3  4.
Câu 43: Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Vùng khởi động (P)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
B. Gen điều hoà (R) vùng khởi động (P)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc.
C. Vùng vận hành (O)  vùng khởi động (P)  các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
D. Gen điều hoà (R)  vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
Câu 44: Enzim cắt (restrictaza) được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng
A. Nhận biết và cắt đứt ADN ở những điểm xác định.
B. Phân loại được các gen cần chuyển.
C. Đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen.
D. Nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
Câu 45: Gen của sinh vật nào dưới đây có vùng mã hoá không phân mảnh
A. Đậu Hà lan.               B. ruồi Giấm.                 C. Vi khuẩn Lam.          D. Thỏ.
Câu 46: Một gen đột biến đã mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 198 aa. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đột biến nói trên có tỉ lệ A:U:G:X lần lượt là 1:2:3:4, số lượng nucleotit trên phân tử mARN này là bao nhiêu?
A. 60A; 180U; 120G; 260X.                               B. 180G; 240X; 120U; 60A.
C. 240A; 180U; 120G; 60X.                               D. 40A; 80U; 120G; 260X.
Câu 47: Thực hiện phép lai P. AABbddEe   x  aaBbDDee. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-E- ở F1 là bao nhiêu?
A. 5/8.                             B. 81/256                       C. 3/8                              D. 0%.
Câu 48: Một loài thú, locut quy định màu lông gồm 3 alen theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > a1 > a trong đó  alen A quy định lông đen, a1- lông xám, a - lông trắng. Quá trình ngẫu phối ở một quần thể có tỷ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen: 0,24 lông xám: 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của 3 alen là:
A. A = 0,3 ; a1= 0,2 ; a = 0,5                                B. A = 0, 5 ; a1 = 0,2 ; a = 0,3
C. A = 0, 4 ; a1= 0,1 ; a = 0,5                               D. A = 0,7 ; a1= 0,2 ; a = 0, 1
Câu 49: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:
A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.
B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường.
C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn.
D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
Câu 50
Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
       A. đột biến cấu trúc NST.                            B. đột biến số lượng NST.
       C. biến dị tổ hợp.                                          D. đột biến gen.

Mã đề: 357


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A




















B




















C




















D






















21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A




















B




















C




















D






















41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
A










B










C










D











(Nguồn: Việt trì - Phú Thọ)