Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG 12

SỞ GD ĐT ĐĂK NÔNG       ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG 12 CẤP TRƯỜNG 
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN                                    NĂM HỌC 2012 - 2013
 
          ĐỀ THI CHÍNH THỨC                                     MÔN: SINH HỌC
             (Đề thi gồm 02 trang)                   (180 phút, không kể thời gian giao đề )  

PHẦN VI SINH VẬT
Câu 1: (2,0 điểm)
            1. Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật có trường hợp xảy ra hiện tượng sinh trưởng kép. Cho biết đặc điểm của hiện tượng này?
            2. Loài vi sinh vật nào không cần sắc tố quang hợp mà vẫn tổng hợp được chất hữu cơ từ CO2 trong không khí? Cho ví dụ cụ thể.
PHẦN TẾ BÀO HỌC
Câu 2: (2,0 điểm)
            1. Trình bày chức năng của loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật.
            2. Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ty thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
Câu 3: (2,0 điểm)
            Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Tỉ lệ trứng được thụ tinh chiếm 6,25% trên tổng số trứng được tạo thành.
      1. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái nói trên?
      2. Các hợp tử được tạo thành đều nguyên phân bình thường với số lần như nhau, môi trường đã cung cấp 31744 nhiễm sắc thể. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của của loài? (Cho biết 2 <  n  < 100)
PHẦN SINH LÝ THỰC VẬT
Câu 4: (2,5 điểm)
            Nêu những điểm khác nhau giữa:
            1. Hô hấp hiếu khí và quang hợp.
            2. Hai dạng phosphoril hóa quang hợp.
Câu 5: (1,5 điểm)
            1. Trình bày khái niệm áp suất rễ? Giải thích vì sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp. 
            2. Vì sao bảo quản nông sản cần khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
PHẦN SINH LÝ ĐỘNG VẬT
Câu 6: (2,5 điểm)
1. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.
2. Cấu tạo phế nang của phổi người và thú có ý nghĩa gì trong quá trình hô hấp?
PHẦN DI TRUYỀN HỌC
Câu 7: (1,5 điểm)
            1. Khi không có tác nhân gây đột biến (tác nhân vật lý, hoá học, sinh học) đột biến gen có thể xảy ra hay không?
            2. Nêu các đặc điểm khác nhau cơ bản trong phiên mã ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân thực.
Câu 8: (2,0 điểm)
            1. Phân biệt nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
            2. Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội?
Câu 9: (2,0 điểm)
            Một loài thực vật, gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp, gen B quy định thân cây màu xanh, gen b quy định thân cây màu đỏ. Kết quả theo dõi một thí nghiệm lai 2 cơ thể có kiểu gen dị hợp thu được thế hệ con có 4 kiểu hình khác nhau với số lượng là 750 cây, trong đó có 30 cây thấp, thân đỏ.
            Hãy cho biết số lượng cây cao, thân xanh đồng hợp về các gen trội (thuần chủng) là bao nhiêu?
PHẦN THỰC HÀNH
Câu 10:  (2,0 điểm)
          Người ta nuôi vi khuẩn vi khuẩn giấm (Acetobacter suboxydans) trên môi trường lỏng chứa các chất dinh dưỡng phù hợp. Ở từng thời điểm người ta tính sự sinh trưởng của vi khuẩn giấm theo lnN = f(t), kết quả ghi trong bảng sau:
t (giờ)
lnN
t (giờ)
lnN
0
11,50
9
15,75
1
11,50
10
16,55
2
11,50
11
17,05
3
11,50
12
17,40
4
11,85
13
17,55
5
12,45
14
17,65
6
13,25
15
17,70
7
14,10
16
17,75
8
14,90
17
17,75
1. Hãy kẻ đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn theo hàm số lnN = f(t).
2. Xác định các pha sinh trưởng và ý nghĩa sinh lí của từng pha.
3. Hãy tính hằng số tốc độ sinh trưởng riêng và thời gian một thế hệ của vi khuẩn này (lấy ln2= 0,7).


ĐỀ KIỄM TRA HỌC KÌ I - SINH HỌC 12

Câu 1: Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là:
A. A = T = 899; G = X = 301.
B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901; G = X = 299.
D. A = T = 301; G = X = 899.
Câu 2: Một gen cấu trúc mã hóa cho một protein có 200 axit amin, khi xảy ra đột biến khả năng gây hậu quả lớn nhất trên phân tử protein tương ứng do gen đó mã hóa là :
A. Mất 3 cặp nucleotit kế nhau ở bộ ba mã hóa cho axit amin thứ 200
B. Mất 1 trong 3 cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa cho axit amin thứ 1
C. Thay thế 1 cặp nu ở bộ ba mã hóa cho axit amin thứ 1 và mất 1 cặp nu ở bộ ba mã hóa cho axit amin thứ 200
D. Thêm 1 cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa cho axit amin thứ 199
Câu 3: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến: 
A. Chuyển đoạn tương hổ  
B. Lặp đoạn và mất đoạn   
C. Đảo đoạn và lặp đoạn 
D. Chuyển đoạn và mất đoạn 
Câu 4: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli?
A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
Câu 5: Một tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen Aa  khi giảm phân có xảy ra hoán vị gen có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử ?
A. 2                
B. 4                            
C. 8                            
D.16 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin ở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là foocmin metiônin
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X
C. Một bộ ba mã di truyền chỉ có thể mã hóa cho một axit amin
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép 
Câu 7: Tế bào thể một nhiễm ở cà độc dược (2n=24) có số nhiễm sắc thể là  
A. 2n+1 =25      
B. 2n+2=26    
C. 2n-2=22    
D. 2n-1=23 
Câu 8: Điểm khác nhau giữa thể đa bội và lệch bội là: 
A. Thể đa bội được dùng để khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa, cơ thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu tốt, sinh trưởng nhanh. Thể lệch bội thì không có đặc điểm này
B. Thể đa bội phát sinh trong nguyên phân. Thể lệch bội phát sinh trong giảm phân
C. Thể đa bội phổ biến ở thực vật. Thể lệch bội phổ biến ở động vật
D. Thể đa bội là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Thể lệch bội làm sinh vật mất khả năng sinh sản nên thường có hại, không phải là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa 
Câu 9: Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các NST số 1 hoặc số 2, những NST có kích thước lớn nhất trong bộ NST của người?
A. Vì mất cân bằng gen nghiêm trọng dẫn đến chết từ giai đoạn phôi thai         
B. Vì những NST này lớn nhất nên bên bền vững nhất, hiếm bị đột biến
C. Vì các giao tử đột biến thừa các NST này  không sống được        
D. Vì mất cân bằng gen nghiêm trọng dẫn đến chết ngay sau khi sinh        
Câu 10: Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng đối với những loại cây nào sau đây?
A. Điều, đậu tương.
B. Cà phê, ngô.
C. Nho, dưa hấu.
D. Lúa, lạc.
Câu 11: Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng
A. chuyển đoạn.
B. lặp đoạn.
C. mất đoạn nhỏ.
D. đảo đoạn.
Câu 12: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
A.  ×                    
B.  × .                  
C.  × .                  
D.  × .
Câu 13: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?
A. Aa × aa và AA × Aa.
B. AA × aa và AA × Aa.
C. Aa × Aa và Aa × aa.
D. Aa × Aa và AA × Aa.
Câu 14: Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
B. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
Câu 15: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ
A. 25%.
B. 6,25%.
C. 50%.
D. 12,5%.
Câu 16: Lai ruồi giấm thuần chủng thân xám - cánh dài với thân đen - cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám cánh dài. Tạp giao F1 thu được F2 : 70,5% thân xám-cánh dài; 4,5% thân xám-cánh cụt; 4,5% thân đen cánhdài; 20,5% thân đen-cánh cụt. Tìm kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen nếu có? 
A. AaBb, các gen phân ly độc lập                                         
B. AB/ab, các gen hoán vị với tần số 18% 
C. Ab/aB, các gen hoán vị với tần số 18%                            
D. AB/ab, các gen hoán vị với tần số 9% 
Câu 17 : Hai chị em sinh đôi cùng trứng, chồng người chị có nhóm máu A sinh được một con trai có nhóm máu B và một con gái có nhóm máu A. Người em lấy chồng có nhóm máu B sinh được con trai có nhóm máu A.Tìm kiểu gen của hai chị em, chồng người chị và chồng người em? 
A. IAIB, IAIA,IBIO        
B. IAIO, IAIA,IBIO                           
C. IAIB, IAIO,IBIO           
D. IAIA, IAIO,IBIO
Câu 18: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDD cho đời con có tối đa:
A. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
B. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình.
C. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
D. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
Câu 19: Ở người, gen a nằm trên NST giới tính X quy định bệnh mù màu, gen A quy định nhìn rõ màu; gen B quy định da bình thường, b quy định da bạch tạng. Cặp bố mẹ nào sau đây không thể sinh con trai nhìn rõ màu đồng thời bị bệnh bạch tạng ?
A. XAXABb x XaYbb             
B. XAXABb x XaYBb            
C. XAXaBb x XAYbb             
D. XaXaBB x XAYbb
Câu 20: Làm thế nào để có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM cùng nằm trên một NST?
A. Lai thuận nghịch              
B. Chỉ có thể biết khi chứng minh được gen thứ 3 nằm ở ngoài 2 gen đó
C. Lai phân tích nhiều lần     
D. Chỉ có thể biết khi chứng minh được gen thứ 3 nằm giữa 2 gen mà ta đang xét
Câu 21: Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi
A. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng.
B. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp.
C. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
Câu 22: Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây hoa màu đỏ thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35oC cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa màu trắng này trồng ở 20oC thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ 35oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình
A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen.                                 
B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ.
C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng.
Câu 23: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen
A. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).     
B. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.            
D. trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 24: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa.
B. 0,49AA : 0,50Aa : 0,01aa.
C. 0,25AA : 0,59Aa : 0,16aa.
D. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.
Câu 25: Một quần thể thực vật lưỡng bội, ở thế hệ xuất phát (P) gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Nếu tự thụ phấn bắt buộc thì theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F3
A. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
B. 0,75AA : 0,25aa.
C. 0,25AA : 0,75aa.
D. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.
Câu 26: Để tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt giúp vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng, cần áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai hữu tính.
B. Gây đột biến nhân tạo.
C. Công nghệ gen.
D. Công nghệ tế bào.
Câu 27: Ở thực vật, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp: 
A. Lai luân phiên, F1 được đem lai với cơ thể bố hoặc mẹ               
B. Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng      
C. Cho F1 tự thụ phấn                                                                                   
D. Vừa cho tự thụ phấn vừa lai luân phiên 
Câu 28: Quy trình nhân bản vô tính ở động vật gồm: 
A. Tách nhân từ tế bào trứng - chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào cho - nuôi tế bào trong ống nghiệm - cấy phôi vào tử cung cho sinh sản bình thường 
B. Tách nhân từ tế bào cho - chuyển nhân vào tế bào trứng đã hủy nhân - nuôi tế bào trong ống nghiệm - cấy phôi vào tử cung cho sinh sản bình thường  
C. Hủy nhân từ tế bào cho - chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào cho - nuôi tế bào trong ống nghiệm - cấy phôi vào tử cung cho sinh sản bình thường
D. Tách phôi - nuôi phôi trong ống nghiệm - chuyển phôi vào tử cung cho sinh sản bình thường 
Câu 29: Người mắc bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây là một dạng thể ba?
A. Hội chứng Đao.
B. Bệnh ung thư vú.
C. Hội chứng Tơcnơ.
D. Bệnh phêninkêto niệu.
Câu 30: Trong tương lai, một số gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người có thể được thay thế bằng các gen lành nhờ ứng dụng của phương pháp nào sau đây?
A. Gây đột biến bằng tác nhân vật lí.
B. Liệu pháp gen.
C. Gây đột biến bằng tác nhân hoá học.

D. Công nghệ tế bào.