Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI SINH HỌC 12 NĂM 2016-2017 BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN



BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH VÀ
DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

1.      Nhiễm sắc thể giới tính là:
A.     Nhiễm sắc thể quy định tính trạng không thuộc tính đực, cái.
B.     Nhiễm sắc thể mang các gen quy định tính đực hay cái.
C.     Nhiễm sắc thể chỉ mang các gen quy định tính đực, cái.
D.     Nhiễm sắc thể có gen biểu hiện cùng giới tính.
2.      Cặp nhiễm sắc thể giới tính của cá thể đực là XY và của cá thể cái là XX gặp ở:
A.     Người, thú, ruồi giấm.           B. Chim, bướm.        C. Châu chấu, cào cào.      D. Ong, kiến, tò vò.
3.      Cặp nhiễm sắc thể giới tính của cá thể đực là XX và của cá thể cái là XY gặp ở:
A.     Người, thú, ruồi giấm.           B. Chim, bướm.        C. Châu chấu, cào cào.      D. Ong, kiến, tò vò.
4.      Cơ chế tế bào học xác định giới tính ở phần lớn sinh vật giao phối là:
A.     Cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính.               C. Tác động của môi trường.
B.     Sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính Y hay X.    D. Thường do cá thể mẹ.
5.      Khi nói về giới tính thì câu sai là:
A.     Hiểu biết về cơ chế hình thành giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực/cái.
B.     Do tác động của hoocmôn sinh dục, gà mái có thể mọc cựa, có mào, biết gáy như gà trống.
C.     Ở người, việc sinh con trai hay gái hoàn toàn do người mẹ.
D.     Nhiễm sắc thể giới tính của bò sát đực chỉ có 1 nhiễm sắc thể X, nên kiểu gen giới tính của nó là XO.
6.      Tỉ lệ đực/cái ở phần lớn các loài thường xấp xỉ 1 : 1 vì:
A.     Tỉ lệ giao tử đực và giao tử cái luôn xấp xỉ nhau.
B.     Số giao tử mang X bằng giao tử mang Y.
C.     Số cá thể đực và cái vốn xấp xỉ nhau ở quần thể.
D.     Mỗi giới đều có 2 loại giao tử với tần số bằng nhau và bằng 0,5.
7.      Có thể nói 1 tính trạng di truyền liên kết với giới tính khi thấy hiện tượng:
A.     Nó thuộc giới tính, chỉ ở giống này mà không thấy giống kia.
B.     Nó là tính trạng thường, hay gặp ở giống này mà ít gặp ở giống kia.
C.     Nó là tính trạng thường, lúc biểu hiện ở giống này lúc có ở giống kia.
D.     Nó là tính trạng thường, biểu hiện phụ thuộc vào giới tính.
8.      Gen qui định màu mắt ruồi giấm ở thí nghiệm của Moocgan nằm ở:
A.     Nhiễm sắc thể Y.                                                   C. Đoạn tương đồng của X và Y.
B.     Đoạn không tương đồng của X.                             D. Đoạn không tương đồng của Y.
9.      Ở người, tính trạng có một túm lông trên vành tai là do loại gen nào quy định?
A.     Gen lặn ở nhiễm sắc thể X.                                   C. Gen ở nhiễm sắc thể Y.
B.     Gen trội ở nhiễm sắc thể X.                                   D. Gen ở đoạn không tương đồng của X.
10.  Cơ sở vật chất của di truyền liên kết với giới tính do gen quy định tính trạng thường nằm ở
A.     nhiễm sắc thể thường. C. nhiễm sắc thể X.
B.     nhiễm sắc thể Y.                                                    D. nhiễm sắc thể giới tính.
11.  Di truyền chéo là hiện tượng tính trạng lặn của “ông ngoại” truyền qua “mẹ” và biểu hiện ở “con trai” được gây ra bởi:
A.     Gen lặn ở trên nhiễm sắc thể X.                            C. Gen lặn ở trên nhiễm sắc thể Y.
B.     Gen trội ở trên nhiễm sắc thể Y.                            D. Gen trội ở trên nhiễm sắc thể X.
12.  Di truyền thẳng là hiện tượng tính trạng của “bố” truyền cho 100% “con trai” do:
A.     Gen lặn ở X, còn Y không alen tương ứng.            C. Gen trội ở X, còn Y không alen tương ứng.
B.     Gen lặn hay trội ở Y, còn X không có alen.          D. Gen trội ở Y, còn X không alen tương ứng.
13.  Người ta còn gọi bệnh mù màu ở người là bệnh của nam giới vì biểu hiện là:
A.     Bệnh thường thấy ở nam giới, còn nữ hiếm gặp.
B.     Bệnh chỉ có ở nam giới, còn ở nữ không thể có.
C.     Bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể Y của nam giới gây ra.
D.     Bệnh do gen trội trên X gây ra.
14.  Ở người, bệnh nào sau đây do gen ở nhiễm sắc thể Y gây ra?
A.     Máu khó đông.            B. Phêninkêtô niệu.            C. Dính ngón tay 2 và 3.             D. Bạch tạng.
15.  Tính trạng do gen trội hoặc lặn ở đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y có đặc điểm di truyền là:
A.     Chỉ biểu hiện ở giống đực.                                     C. Di truyền chéo khi gen là trội.
B.     Chỉ biểu hiện ở cơ thể có Y.                                  D. Di truyền thẳng từ “bố” sang “con trai”.
16.  Ý nghĩa thực tiễn chủ yếu của việc nghiên cứu di truyền liên kết với giới tính hiện nay là:
A.     Giúp phân biệt sớm giới tính nhất là ở gia cầm.
B.     Điều chỉnh tỉ lệ đực cái vật nuôi, cây trồng phù hợp mục tiêu sản xuất.
C.     Góp phần kế hoạch hoá gia đình ở người.
D.     Giúp sinh con theo ý muốn.
17.  Người ta gọi di truyền ngoài nhân (hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể) là hiện tượng:
A.     Di truyền tính trạng tế bào chất.
B.     Di truyền do gen không ở nhiễm sắc thể.
C.     Di truyền chịu ảnh hưởng của tế bào chất.
D.     Di truyền tính trạng hình thành ngoài nhiễm sắc thể.
18.  Coren tiến hành lai thuận và lai nghịch 2 thứ hoa bốn giờ (Mirabilis jalapa) được kết quả:
- Lai thuận: ♀ lá đốm × ♂ lá xanh → F1 = 100% lá đốm.
- Lai nghịch: ♀ lá xanh
× ♂ lá đốm → F1 = 100% lá xanh.
Từ thí nghiệm này, ta rút ra nhận xét:
  1. Màu lá cây này di truyền thất thường.                   C. Máu lá cây phụ thuộc vào cây “bố”.
  2. Màu lá phụ thuộc vào cây “mẹ”.                           D. Màu lá có thể phụ thuộc vào môi trường.
19.  Khi cho 2 thứ cây lai thuận và lai nghịch như sau:
- Lai thuận: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh → F1 = 100% lá đốm.
- Lai nghịch: ♀ lá xanh x ♂ lá đốm → F1 = 100% lá xanh.
Nếu cho F1 ở 2 phép lai giao phấn, thì thu được F2 gồm:
A. 3 xanh : 1 đốm.            B. 3 đốm : 1 xanh.             C. 1 đốm : 1 xanh.      D. Kiểu hình giống “mẹ”.
20.  Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ngoài nhân là:
A.     Lượng tế bào chất ở giao tử cái thường lớn.
B.     Giao tử cái có nhiều nhiễm sắc thể hơn giao tử đực.
C.     Các ADN ngoài nhân (gen ở lạp thể, ti thể).
D.     Prôtêin và ARN luôn hoạt động ngoài nhân.
21.  Vai trò của tế bào chất  đối với hệ di truyền tế bào là:
A.     Nhân có môi trường là tế bào chất, nên di truyền nhiễm sắc thể bị ảnh hưởng.
B.     Tế bào chất cũng có gen riêng, đó là gen ngoài nhiễm sắc thể.
C.     Tế bào chất quy định cả hệ thống di truyền qua nhân.
D.     Tế bào mang hầu hết hệ gen của tế bào.
22.  Khi tế bào có gen ngoài nhiễm sắc thể bị đột biến mà phân chia thì:
A.     Mọi tế bào con cháu của nó đều mang đột biến đó.
B.     Mọi tế bào con cháu của nó không có đột biến đó.
C.     Gen đột biến không chia đều cho các tế bào con.
D.     Gen đột biến đã nhân đôi sẽ được chia đều.
23.  Khi kết quả lai thuận nghịch khác nhau, mà con lai luôn giống mẹ thì có thể nhận định:
A.     Đó là di truyền ngoài nhân.                                   C. Đó là di truyền do gen ở X.
B.     Đó là hoán vị chỉ ở giống cái.                                D. Đó là di truyền do gen ở nhân con.
24.  Làm thế nào để biết 1 bệnh ở người do gen lặn ở nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính quy định?
A.     Quan sát nhiễm sắc thể bệnh nhân.                                   C. Tiến hành lai phân tích bệnh nhân.
B.     Xem bệnh có phân bố đều ở 2 giới hay không.     D. Quan sát tế bào bệnh nhân.
25.  Làm sao để phân biệt 1 tính trạng do gen ở nhiễm sắc thể hay gen ngoài nhân quy định?
A.     Tính trạng di truyền ngoài nhân thường giống mẹ.                                  C. Dùng lai thuận nghịch.
B.     Tính trạng do gen ở nhiễm sắc thể phân li theo xác suất.                        D. Tiến hành lai phân tích.
26.  Điều nào dưới đây là sai?
A.     Di truyền tế bào chất là di truyền theo dòng mẹ.
B.     Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
C.     Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
D.     Di truyền tế bào chất không phân tính ở đời sau.
27.  Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân?
A.     Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ.           C. Bố mẹ truyền tính trạng cho con trai.
B.     Bố di truyền tính trạng cho con trai.                 D. Tính trạng biểu hiện ở nam, ít biểu hiện ở nữ.
28.  Phương pháp lai nào giúp khẳng định một gen quy định một tính trạng bất kì nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính?
A.     Phân tích kết quả lai dựa trên xác xuất thông kê.   C. Lai thuận nghịch.
B.     Lai trởi lại đời con với các cá thể thế hệ bố mẹ.    D. Lai phân tích.
29.  Phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A.     Plasmit ở vi khuẩn chứa gen ngoài nhiễm sắc thể.
B.     Đột biến gen có thể xảy ra ở cả gen trong nhân và gen trong tế bào chất.
C.     Di truyền qua nhiễm sắc thể do gen trong nhân quy định.
D.     Gen trong tế bào chất có vai trò chính trong sự di truyền.
30.  Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau : (TN 2013)
Phép lai thuận
Phép lai nghịch
P : Mẹ cây lá đốm x Bố cây lá xanh
P : Mẹ cây lá xanh  x Bố cây lá đốm
F1 : 100% số cây lá đốm
F1 : 100% số cây lá xanh
Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thì theo lí thuyết, thu được F2 gồm:
A. 75% số cây lá đốm : 25% số cây lá xanh.              B. 100% số cây lá xanh.
C. 100% số cây lá đốm.    D. 50% số cây lá đốm : 50% số cây lá xanh.
31.  Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn ruồi mắt đỏ? (TN 2014)
A. XAXa × XaY.                 B. XAXA × XaY.                  C. XaXa × XAY.                D. XAXa × XAY.