Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Ôn thi THPT quốc gia 2018: Trắc nghiệm sinh lý động vật 2016-2017

1
Tiêu hoá là quá trình:
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ     
B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng
C. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo năng lượng
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
2
Ở động vật ăn thực vật, thức ăn được hấp thu bớt nước tại:
A. dạ cỏ           B. dạ tổ ong                 C. dạ lá sách                D. dạ múi khế
3
Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng:
A. nghèo dinh dưỡng                    C. dễ tiêu hoá hơn      
B. có đầy đủ chất dinh dưỡng      D. dễ hấp thụ
4
Ở trâu, bò thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở:
A. dạ cỏ                         B. dạ tổ ong                  C. dạ lá sách             D. dạ múi khế
5
Ở thỏ thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở:      
A. dạ dày                      B. ruột non                   C. manh tràng           D. ruột già
6
Ở người, chất được biến đổi hoá học ngay từ miệng là:    
A. prôtêin                    B. tinh bột                   C. lipit                         D. xenlulôzơ
7
Ở động vật ăn thực vật, thức ăn chịu sự biến đổi:
A. cơ học và hoá học             C. hoá học và sinh học                       
B. cơ học và sinh học             D. cơ học, hoá học và sinh học
8
Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá của người là:
A. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già     
B. thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cổ họng
C. thực quản, cổ họng, dạ dày, ruột non, ruột già      
D. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non
9
Giai đoạn nào là quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn?
A. Giai đoạn tiêu hoá ở ruột                     C. Giai đoạn biến đổi thức ăn ở khoang miệng
B. Giai đoạn tiêu hoá ở dạ dày                 D. Giai đoạn biến đổi thức ăn ở thực quản
10
Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.                                    B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.        
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào
11
Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.                                    B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.        
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
12
.  Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.
13
Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
C. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
14
Ở động vật cBhưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hoá nội bào                 B.  Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào.            D. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
15
Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?       
A. Tiêu hoá nội bào à Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá ngoại bào.
B. Tiêu hoá ngoại bào à Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá nội  bào.
C. Tiêu hoá nội bào à tiêu hoá ngoại bàoà Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à Tiêu hoá nội bào à tiêu hoá ngoại bào.
16
Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?
A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.     B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.           
D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
17
Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
18
Ở dạ dày của thú có pH thấp là do sự có mặt chủ yếu  của
A. axit clohidric (HCl)            B. axit axetic               C. axit nitric                D. axit lactic
19
Trong 4 ngăn dạ dày của trâu (bò), dạ nào sau đây được gọi là dạ dày chính thức?
A. Dạ tổ ong               B. Dạ múi khế             C. Dạ cỏ                      D. Dạ lá sách
20
Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của
A. dạ dày                    B. thực quản                C. ruột non                  D. ruột già
21
Đặc điểm nào sau đây không có ở thú ăn thực vật?
A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn        B. Manh tràng phát triển    C. Ruột dài          D. Ruột ngắn
22
Ở sâu bướm ăn lá, ống tiêu hóa có chứa:
A. saccaraza                                B. enzim tiêu hóa protein,lipit và cacbohydrat
C. enzim tiêu hóa protein            D. enzim tiêu hóa lipit
23
 bướm trưởng thành, ống tiêu hóa có chứa :
A. enzim saccaraza tiêu hóa đường saccarozo           
B. enzim lactaza tiêu hóa đường saccarozo
C. enzim mantaza tiêu hóa đường mantozo                
D. enzim lactaza tiêu hóa đường lactozo
24
Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
A. Tiêu hoá hoá và cơ học.                          
B. Tiêu hoá hoá học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
C. Chỉ tiêu hoá cơ học.                     D. Chỉ tiêu hoá hoá học.
25
Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?
A. Tiêu hoá hoá.                                                          B. Chỉ tiêu hoá cơ học.
B. Chỉ tiêu hoá và nhờ vi sinh vật cộng sinh              D. Tiêu hoá hoá học và cơ học.
26
Đặc điểm nào dưới đây không  có ở thú ăn thịt.
A. Dạ dày đơn.                                                          B. Ruột ngắn.
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.          
D. Manh tràng phát triển.
27
Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.            
B. Diều được hình thành từ khoang miệng.
C. Diều được hình thành từ dạ dày.                         
D. Diều được hình thành từ thực quản.
28
Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào không có 4 ngăn?
A. Trâu, bò.      B. Cừu.                  C. Dê.               D. Thỏ.
29
Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.           B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về chức năng.
D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.
30
Ở động vật đa bào bậc thấp:
A. khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào  
B. khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể
C. khí O2 và CO2 tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với tế bào
D. khí O2 và CO2 tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với cơ thể
31
Trong hình thức trao đổi khí bằng phổi (chim, thú, … ) khí O2 và CO2 được trao đổi qua thành phần nào sau đây?
A. Bề mặt phế nang       B. Bề mặt phế quản           C. Bề mặt khí quản   D. Bề mặt túi khí
32
Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO­2 dễ dàng khuếch tán qua.
D. Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
33
Côn trùng có hình thức hô hấp nào?
A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.         B. Hô hấp bằng mang.
C. Hô hấp bằng phổi.              D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
34
Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.        
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể  (s/v) khá lớn.
35
Hô hấp là:
A. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để khử các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.
B. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để ô xy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O2 ra bên ngoài.
C. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ô xy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.
D. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để đồng hóa các chất hữu cơ trong tế bào và tích lũy năng lượng trong chất hữu cơ đó, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.
36
Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:
A. sự co dãn của phần bụng.               B. sự di chuyển của chân.
C. sự nhu động của hệ tiêu hoá.          D. vận động của cánh.
37
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi của bò sát.                   B. Phổi của chim.         
C. Phổi và da của ếch nhái.     D. Da của giun đất.
38
Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn?
A. Vì có nhiều cung mang.        
B. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.
C. Vì mang có kích thước lớn.           D. Vì mang có khả năng mở rộng.
39
Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?
A. Phế quản phân nhánh nhiều.                    B. Có nhiều phế nang.
C. Khí quản dài.                                          D. Có nhiều ống khí.
40
Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư?
A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.             B. Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.
C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.     
D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét