Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

Công bố môn thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2009

TTO - Sáng nay 27-3-2009, Bộ GD-ĐT công bố các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2009. Theo đó, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh sẽ thi sáu môn gồm:
Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Địa lý.


Trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật; những thí sinh học môn ngoại ngữ không đủ 3 năm được thi thay thế bằng môn Lịch sử.

Riêng học sinh bổ túc THPT sẽ thi tốt nghiệp với sáu môn gồm: Toán, Văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý. Trong đó, các môn Hóa học, Sinh học, Vật lý thi theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 được tổ chức vào các ngày 2, 3 và 4-6-2009.

Thời gian thi - đối với cả THPT và bổ túc THPT - của hai môn Ngữ văn và Toán là 150 phút/môn, các môn thi trắc nghiệm có thời gian thi 60 phút/môn, các môn còn lại là 90 phút/môn.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009

Đề thi tốt nghiệp môn sinh học 2008 - chương trình phân ban

Câu 1: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất lần lượt là:

A. tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa sinh học.
B. tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.
C. tiến hóa hóa học - tiến hóa sinh học - tiến hóa tiền sinh học.
D. tiến hóa sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học.

Câu 2: Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hyđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng

A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
B. mất một cặp A - T.
C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
D. thêm một cặp A - T.

Câu 3: Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n+2.
B. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.
D. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ.

Câu 4: Về mặt di truyền, lai cải tiến giống

A. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể dị hợp.
B. làm tăng cả thể dị hợp và thể đồng hợp.
C. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
D. làm giảm cả thể dị hợp và thể đồng hợp.

Câu 5: Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bình thường là 2n. Trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm, bộ nhiễm sắc thể là:

A. 2n – 2.
B. 2n + 1.
C. 2n – 1.
D. 2n + 2.

Câu 6: Ở ruồi giấm, phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng mắt đỏ kém một axit amin và có hai axit amin mới. Những biến đổi xảy ra trong gen qui định mắt đỏ là:

A. mất 3 cặp nuclêôtit nằm gọn trong một bộ ba mã hóa.
B. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
C. mất 2 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
D. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong ba bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.

Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo

A. từ giai đoạn người cổ trở đi.
B. từ giai đoạn người tối cổ trở đi.
C. từ giai đoạn vượn người hóa thạch trở đi.
D. trong giai đoạn vượn người hóa thạch.

Câu 8: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A qui định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là

A. XaXa và XAY.
B. XAXA và XaY.
C. XAXa và XAY.
D. XaXa và XaY.

Câu 9: Một trong các cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại là:

A. kích thích và gây iôn hóa các nguyên tử.
B. không kích thích nhưng gây ion hóa các nguyên tử.
C. kích thích nhưng không gây iôn hóa các nguyên tử.
D. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm cho nhiễm sắc thể không phân li.

Câu 10: Trong lai tế bào sinh dưỡng, một trong các phương pháp để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai, người ta thả vào môi trường nuôi dưỡng.

A. các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính.
B. các enzim phù hợp.
C. dung dịch cônsixin.
D. các hoocmôn phù hợp.

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về các cơ chế cách li?

A. Cách li địa lí và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện của loài mới.
B. Có các dạng cách li: cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền.
C. Sự cách li ngăn ngừa giao phối tự do nhờ đó củng cố, tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.
D. Các cơ chế cách li là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.

Câu 12: Lai xa là phép lai giữa

A. các dạng bố mẹ thuộc hai loài khác nhau hoặc thuộc các chi, các họ khác nhau.
B. một giống cao sản với một giống địa phương có năng suất thấp thuộc cùng một loài.
C. hai hoặc nhiều thứ có nguồn gen khác nhau.
D. các dạng bố mẹ thuộc hai giống thuần chủng khác nhau.

Câu 13: Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là nhân tố

A. trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
B. chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
C. không có vai trò gì đối với quá trình chọn lọc kiểu gen.
D. tạo ra các biến dị tổ hợp.

Câu 14: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống thành các đại theo thứ tự:

A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
B. đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
C. đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
D. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh và đại Tân sinh.

Câu 15: Quan niệm nào sau đây có trong học thuyết của Lamac?

A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
B. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác định là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa.
C. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ.
D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Câu 16: Trường hợp nào sau đây là thích nghi kiểu hình?

A. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.
B. Một loài sâu ăn lá có màu xanh lục ngay từ khi mới sinh ra.
C. Con tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
D. Con bọ lá có cánh giống lá cây.

Câu 17: Phép lai nào sau đây là phép lai kinh tế?

A. Bò Hônsten Hà Lan giao phối với nhau.
B. Bò vàng Thanh Hóa giao phối với bò Hônsten Hà Lan.
C. Bò vàng Thanh Hóa giao phối với nhau.
D. Lợn Ỉ Móng Cái giao phối với nhau.

Câu 18: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Dự đoán số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của thể tứ bội (4n) ở loài này là

A. 24
B. 28
C. 18
D. 56

Câu 19: Tiến hóa lớn là quá trình hình thành

A. loài mới
B. các nhóm phân loại trên loài.
C. nòi mới.
D. các cá thể thích nghi nhất.

Câu 20: Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là

A. thường biến
B. đột biến và biến dị tổ hợp.
C. thường biến và biến dị xác định.
D. biến dị xác định.

Câu 21: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống trên Quả Đất, trong giai đoạn tiến hóa hóa học có sự

A. Tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. Hình thành các cơ thể sông đầu tiên từ các chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
C. Tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức sinh học.
D. Hình thành mầm sống đầu tiên từ chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.

Câu 22: Theo quan niệm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa?

A. Biến dị xác định
B. Đột biến gen
C. Biến dị tổ hợp
D. Thường biến

Câu 23: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố sinh hoc đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn

A. Người cổ
B. Người vượn
C. Vượn người hóa thạch
D. Người hiện đại

Câu 24: Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen thì tên gọi dạng đột biến đó là

A. Đột biến tiền phôi
B. Đột biến xôma
C. Đột biến xôma và đột biến tiền phôi
D. Đột biến giao tử

Câu 25: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là

A. 1 - (1/2)5
B. (1/2)5
C. (1/4)5
D. 1/5

Câu 26: Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F1 thu đươc toàn cây quả đỏ. (Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ và F1 xảy ra bình thường). Cho các cây F1 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

A. 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng
B. 3 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng
C. 1 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng
D. 11 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng

Câu 27: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen (đột biến không liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)?

A. Mất một cặp nuclêôtit
B. Mất một số cặp nuclêôtit
C. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit
D. Thêm một cặp nuclêôtit

Câu 28: Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ sinh là

A. Sự phát triển của cây hạt kín, chim và thú
B. Sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ
C. Sự phát triển của cây hạt trần và bò sát
D. Sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật

Câu 29: Trong kỹ thuật cấy gen, người ta thường sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận vì E.coli

A. Có rất nhiều trong tự nhiên
B. Chưa có nhân chính thức
C. Có cấu trúc đơn giản
D. Dễ nuôi cấy, sinh sản rất nhanh

Câu 30: Theo Kimura, nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử là

A. Sự đào thải các đột biến có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
C. Quá trình tích lũy các đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Câu 31: Trong chọn giống vật nuôi, để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó, người ta dùng phương pháp

A. Giao phối cận huyết
B. Lai khác thứ
C. Lai khác loài
D. Lai khác dòng

Câu 32: Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen?

A. Con bọ que có thân và các chi giống cái que
B. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nươc có thêm loại lá hình bản dài
C. Người lên núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên
D. Một số loài thú ở xứ lạnh mùa đông có bộ lông dày, màu trắng; mùa hè có bộ lông thưa hơn, màu xám

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về trẻ đồng sinh?

A. Trẻ đồng sinh cùng trứng luôn luôn cùng giới tính
B. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về kiểu gen
C. Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác giới tính hoặc cùng giới tính
D. Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ một hợp tử

Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến?

A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể
B. Thường biến là loại biến dị di truyền qua sinh sản hữu tính
C. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định
D. Thường biến là loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính

Câu 35: Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở

A. Thế hệ F3
B. Thế hệ F1
C. Tất cả các thế hệ
D. Thế hệ F2

Câu 36: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự chi phối của

A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và các cơ chế cách li
B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và sự phân li tính trạng
C. Biến dị, di truyền
D. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên

Câu 37: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích

A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật
B. Nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng
C. Nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
D. Nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật

Câu 38: Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể 23
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 23
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 20
D. Mất đoạn nhiễm sắc thể 21

Câu 39: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit
B. Thêm một cặp nuclêôtit
C. Mất một cặp nuclêôtit
D. Chuyển một đoạn nhiễm sắc thể

Câu 40: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là:

A. A = 0,2 ; a = 0,8
B. A = 0,3 ; a = 0,7
C. A = 0,4 ; a = 0,6
D. A = 0,8 ; a = 0,2

Trắc nghiệm sinh học ôn thi đại học 2009: tiến hóa và sinh thái

C©u 1 : Nguyên nhân chủ yếu của tiến bộ sinh học là
A. nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi B. Sinh sản nhanh
C. Phân hoá đa dạng D. phức tạp hoá tổ chức cơ thể
C©u 2 : tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là
A. Chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị
B. Chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
C. Chưa đi sâu vào các con đường hình thành loài mới
D. Chưa làm rỏ tổ chức của loài sinh học
C©u 3 : Côaxecva là
A. Các enzim kết hợp với các ion kim loại và liên kết với các pôlipeptit
B. Các hợp chất hữu cơ phân tử hoà tan trong nước dưới dạng dung dịch keo
C. hỗn hợp hai dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ
D. Các hợp chất có hai nguyên tố C và H
C©u 4 : Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào ngững yếu tố nào
A. quần thể phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài B. tốc độ sinh sản của loài
C. Áp lực chọn lọc tự nhiên D. tất cả đều đúng
C©u 5 : đóng góp quan trọng của thuyết Lamac
A. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp
B. Nêu ra xu hường tiệm tiến vốn có ở sinh vật
C. đề xuất quan điểm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn
D. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật
C©u 6 : quần thể sinh vật chỉ tiến hoá khi
A. Các cá thể của quần thể giao phối ngẩu nhiên với nhau
B. Thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể được biến đổiqua các thế hệ
C. tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
D. Có cấu trúc đa hình
C©u 7 : những nguyêntố phổ biến nhất trong cơ thể sống là
A. C, H, O, P B. C, H, O, S C. C, H, O, N D. C, H, O, N, S
C©u 8 : những điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh
A. người và vượn ngỳa nay tiến hoá theo hai hướng khác nhau
B. người và vượn có quan hệ thân thuộc gần gũi
C. Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống
D. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người
C©u 9 : Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài sống dưới thấp hình thành nên các ……….khác nhau
A. quần thể B. Sinh cảnh C. quần xã D. ổ sinh thái
C©u 10 : Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì
A. Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
B. Chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
C. Chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
D. Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay vẫn còn thực hiện chức năng
C©u 11 : Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là
A. quần thể B. Cá thể C. Nòi D. Loài
C©u 12 : tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn tiến hoá hình thành nên
A. Các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
B. Các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá
C. Các tế bào sơ khai, và sau đó là hình thành nên những tế bào sống đầu tiên
D. hợp chất vô cơ từ hợp chất hữu cơ
C©u 13 : Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. Prôtêin B. Axit nuclêic C. Prôtêin và axi nuclêic D. Cacbonhiđrat
C©u 14 : dấu hiệu chủ yếu của tiến hoá sinh học là
A. Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện B. Thích nghi ngày càng hợp lí
C. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp D. Phân hoá ngày càng đa dạng
C©u 15 : Theo Đacuyn, nguyên nhân của sự tiến hoá là do
A. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật
B. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và DT
C. sự củng cố ngẩu nhiên các biến dị trung tính không liên quan với tác dụng của CLTN
D. sự nâng cao dần trình độ của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp


C©u 16 :

động lực của chọn lọc tự nhiên là
A. Các tác nhân của các điều kiện sống trong tự nhiên
B. đấu tranh sinh tồn trong các cơ thể sống
C. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người
D. sự đào thải các biến dị không có lợi và tích luỹ các biến dị có lợi
C©u 17 : mật độ cá thể của quần thể là
A. khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của của quần thể
B. số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích của của quần thể
C. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích của của quần thể
D. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của của quần thể
C©u 18 : những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người
I.xương cùng, II. ruột thừa, III. Răng khôn, IV. những nếp nhăn ngang ở vòm miệng, V. tá tràng
A. I, II, III, IV B. II, III, IV, V C. I, II, III, V D. I, III, IV, V
C©u 19 : đại địa chất nào đôi khi còn gọi là kỉ nguyên của bò sát
A. đại cổ sinh B. đại tiền cambri C. đại trung sinh D. đại tân sinh
C©u 20 : Quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn
A. tiến hoá hoá học , tiến hoá tiền sinh học
B. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học
C. tiến hoá tiền sinh học, tiến sinh học
D. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học
C©u 21 : Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là
A. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
B. Quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể
C. Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau
D. Quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
C©u 22 : đối tượng của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá
A. quần thể B. Cá thể C. Nòi D. Loài
C©u 23 : Kích thước của quần thể, không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây
A. sức sinh sản B. mức độ tử vong
C. Cá thể nhập cư và xuất cư D. tỉ lệ đực cái
C©u 24 : Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu
A. Do nơi sinh sống B. Do nguồn thức ăn
C. Do nhiệt độ môi trường D. Theo lứa tuổi của các thể
C©u 25 : Cacbon 14 ( C14 ) có thời gian bán rã khoảng
A. 6730 năm B. 4730 năm C. 5730 năm D. 7000 năm
C©u 26 : Phôi người một tháng tuổi có đặc điểm
A. Não có 5 phần sắp xếp giống nõ cá B. Còn dấu vết khe mang ở phần cổ
C. Có một lớp lông mịn, rậm, phủ khắp cơ thể trừ môi, lòng bàn tay, gan bàn chân D. Tim hai ngăn
C©u 27 : Theo Đacuyn, cơ chế chính của sự tiến hoá là
A. sự tích luỹ các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở cá thể riêng rẻ và theo những hướng không xác định
B. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN
C. sự tích luỹ các đột biến trung tính một cách ngẩu nhiên không liên quan đến tác dụng của CLTN
D. sự DT các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
C©u 28 : mật độ các thể trong quần thể không có ảnh hưởng tới đặc trưng nào dưới đây
A. khả năng sinh sản B. tỉ lệ tử vong C. tỉ lệ sống sót D. tỉ lệ giới tính
C©u 29 : Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá : cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, cá trôi, cá chép….vì
A. tận dụng được nguồn thức ăn là ĐV đáy
B. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
C. tận dụng được nguồn thức ăn là ĐV nổi và tảo
D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắc với nhau
C©u 30 : điều nào dưới đây không đúng với môi trường không bị giới hạn tạo cho quần thể có
A. Mức sinh sản của quần thể tối đa B. Mức tử vong là tối thiểu
C. Mức tăng trưởng là tối đa D. Mức tử vong là tối đa

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009

Sinh học phân tử hay và khó !

Hai gen I và II có chiều dài bằng nhau. Mạch khuôn của gen I có T=1/3A; G=7/9X=7T. Gen II có 2160 liên kết hiđrô tổng hợp phân tử ARN có tỉ lệ A=2U; X=5/3G và U=4/3G. Quá trình sao mã của 2 gen cần môi trường cung cấp 1170 nuclêôtit loại A.
1. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen.
2. Số liên kết hiđrô bị huỷ qua quá trình sao mã của cả 2 gen trên
3. Trên 1 phân tử mARN, khoảng cách giữa các ribôxoom bằng nhau, khoảng cách giữa ribôxom đầu với ribôxom cuối là 240 A. Khi các chuỗi polipeptit mang 50 axit amin thì ribôxom cuối cùng đang ở vị trí nào trên mARN?

Đề thi thử đại học môn sinh học 2009

Bài 1
Thế nào là dòng thuần về một tính trạng?
Chọn một đáp án dưới đây

A. Con cháu giống hoàn toàn bố mẹ.
B. Các cá thể trong dòng được xét đồng hợp tử về gen quy định tính trạng;
C. Đời con không phân li;
D. Đời con cũng biểu hiện một trong 2 tính trạng của bố mẹ; E.
Bài 2
Các sự kiện di truyền của NST trong giảm phân có thể phân biệt với nguyên phân là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Có hai lần phân bào mà chỉ có một lần nhân đôi của NST;
B. Có sự tạo thành 4 tế bào con có bộ NST giảm đi 1/ 2;
C. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các crômatit khác nguồn trong cặp;
D. Có sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp NST tương đồng;
Bài 3
Chất nhận đầu tiên trong pha tối ở thực vật là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Ribuozơ-điphôtphat B. Axit photpho glixêric
C. Axit oxalôaxetic D. Photpho enol piruvat
Bài 4
Nguyên nhân của hiện tượng lặp đoạn NST là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. NST tái sinh không bình thường có một số đoạn;
B. Do trao đổi chéo không đều giữa các crômatit ở kì đầu I của giảm phân;
C. Do đứt gãy trong quá trình phân li của các NST đi về các cực tế bào con;
D. Do tác nhân gây đột biến làm đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên;
Bài 5
Hai alen trong cặp gen tương ứng khác nhau về trình tự phân bố các nuclêôtit được gọi là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Thể đồng hợp; B. Thể dị hợp;
C. Cơ thể lai; D. Cơ thể ;


Bài 6
Trùng roi Trichomonas sống trong ruột mối là quan hệ. Chọn câu trả lời đúng nhất
Chọn một đáp án dưới đây

A. Kí sinh B. Cộng sinh
C. Hợp tác D. Cạnh tranh
Bài 7
Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì
Chọn một đáp án dưới đây

A. giảm độ dày của lớp cutin ở lá
B. sử dụng con đường quang hợp
C. sử dụng con đường quang hợp CAM
D. vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành
Bài 8
Chất nào dưới đây là vật chất di truyền cấp độ tế bào:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Axit nuclêic; B. Nuclêôxôm;
C. Axit ribônuclêic; D. Nhiễm sắc thể;
Bài 9
Trong giảm phân sự kiện trao đổi chéo xảy ra ở:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Kì giữa I; B. Kì trước II;
C. Kì trước I; D. Kì sau II;
Bài 10
Hậu quả di truyền của lặp đoạn NST là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Tăng cường độ biểu hiện các tính trạng do có gen lặp lại;
B. Tăng cường sức sống cho toàn cơ thể sinh vật;
C. Làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng có gen lặp lại;
D. Cả A và C.
Bài 11
Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách
Chọn một đáp án dưới đây

A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể
B. Trung hoà tính có hại của đột biến
C. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi
D. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp
Bài 12
Khi phân tử ariđin chèn vào vị trí mạch ADN đang tổng hợp thì gây nên đột biến:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Mất 1 nuclêôtit; B. Thêm 1 nuclêôtit;
C. Thay thế 1 nuclêôtit; D. Đảo vị trí nuclêôtit;
Bài 13
Ở ruồi giấm 2n = 8 NST. Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn không cùng một lúc . Số giao tử là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. ;
B. ;

C. ;
D. ;

Bài 14
Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và cây trồng nhằm mục đích:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của loài dại;
B. Đưa vào cơ thể lai các gen quý giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường của loài dại;
C. Khắc phục tính bất thụ trong lai xa;
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản sinh dưỡng ở cơ thể lai xa;
Bài 15
Ánh sáng nào tốt nhất cho quá trình quang hợp của thực vật?
Chọn một đáp án dưới đây

A. Xanh tím B. Đỏ
C. Vàng D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 16
Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở bộ phận nào của tế bào?
Chọn một đáp án dưới đây

A. Nhân; B. Nhiễm sắc thể;
C. Nhân con; D. Eo thứ nhất;
Bài 17
Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST theo chiều dọc là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Sợi nhiễm sắc; B. Crômatit.
C. Ôctame; D. Nuclêôxôm;
Bài 18
Phương pháp dùng để xác định một tính trạng ở người phụ thuộc vào kiểu gen hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện của môi trường là phương pháp nào?
Chọn một đáp án dưới đây

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào.
D. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể.
Bài 19
Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Cơ thể dị hợp, gen lặn có hại bị gen trội bình thường át chế;

B. Tập trung các gen trội có lợi từ cả bố và mẹ làm tăng cường tác động cộng gộp của các gen trội;
C. Cơ thể dị hợp của các alen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp;
D. A, B và C đúng.
Bài 20
Alen là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Một trạng thái của 1 gen; B. Một trạng thái của 1 lôcut;
C. Hai trạng thái của 1 lôcut; D. Hai trạng thái của 2 lôcut;

Bài 21
Ở ngô có ba gen, mỗi gen có 2 alen (A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cho cây thấp đi 20 cm. Người ta giao phấn cây thấp nhất với cây cao nhất (210 cm).Chiều cao của cây cây là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. 160 cm. B. 110 cm.
C. 170 cm. D. 150 cm.
Bài 22
Với n cặp tính trạng do n cặp gen chi phối tồn tại trên n cặp NST thì số loại giao tử tối đa ở đời sau là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. ;
B. ;

C. ;
D. Cả A và B;
Bài 23
Để xác định được chất nhiễm sắc giới tính ở người, người ta thường lấy mẫu ở tế bào:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Nước ối; B. Tóc;
C. Niêm mạc miệng; D. Hồng cầu;
Bài 24
Nhược điểm nào dưới đây không phải là của chọn lọc hàng loạt:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Chỉ đạt hiệu quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao;
B. Việc tích luỹ các biến dị có lợi thường lâu có kết quả;
C. Mất nhiều thời gian;
D. Do căn cứ trên cả kiểu hình và kiểu gen nên phải theo dõi chặt chẽ và công phu;
Bài 25
Phương thức truyền đạt vật chất di truyền ở vi khuẩn được thực hiện qua:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh;
B. Sự tự nhân đôi và phân cắt đơn giản của vật chất di truyền;
C. 3 quá trình: Biến nạp, tải nạp, tiếp hợp;
D. Quá trình truyền nhân tố giới tính;
Bài 26
Trường hợp cơ thể sinh vật bị mất hẳn một cặp NST tương đồng nào đó, Di truyền học gọi là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Thể khuyết nhiễm; B. Thể không nhiễm;
C. Thể đơn nhiễm; D. Thể tứ nhiễm;
Bài 27
Tính trạng lặn là tính trạng:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Không được biểu hiện ở các thể lai;
B. Không được biểu hiện ở cơ thể ;

C. Không được biểu hiện ở cơ thể dị hợp;
D. Được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp;
Bài 28
Trong tế bào ADN và prôtêin có những mối quan hệ sau:

1. ADN kết hợp với prôtêin theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản;

2. Các sợi cơ bản lại kết hợp với prôtêin tạo thành sợi nhiễm sắc;

3. Gen(ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong prôtêin;

4. Prôtêin enzim (Poli III) có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN;

5. Prôtêin ( Represson) đóng vai trò chất ức chế hoặc kích thích gen khởi động;

6. Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN. Hãy chỉ ra đâu là những mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền:
Chọn một đáp án dưới đây

A. 1, 3, 4, 5; B. 2, 3, 4, 6;
C. 1, 4, 5, 6; D. 3, 4, 5, 6;
Bài 29
Oxi khuyếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bề mặt ẩm vào tế bào ,không nhờ máu vận chuyển có ở:
Chọn một đáp án dưới đây

A. con ruồi B. con cá voi
C. con kiến D. con giun đất
Bài 30
Việc chọn giống ở vi sinh vật được thực hiện theo hướng:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Chọn giống bậc thang;
B. Chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp prôtêin;
C. Tạo ưu thế lai;
D. A và B đúng;
Bài 31
Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẽ có:
Chọn một đáp án dưới đây

A. 4 kiểu hình : 9 kiểu gen; B. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen;
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen; D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen;
Bài 32
Bộ phận nào của NST là nơi tích tụ nhiều rARN (ARN ribôxôm):
Chọn một đáp án dưới đây

A. Tâm động; B. Eo sơ cấp;
C. Eo thứ cấp; D. Thể kèm;
Bài 33
Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Các gen nằm trên cùng 1 NST phân li cùng nhau hình thành nhóm gen liên kết.
B. Sự trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen.
C. Sự tiếp hợp quá chặt của NST trong giảm phân.
D. Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử và sự kết hợp của các giao tử trong thụ tinh.
Bài 34
Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn b chi phối, gen lành B, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một quần thể có tỷ lệ người mắc bệnh bạch tạng(bb) là 1/20000(*) Tần số gen của bệnh đột biến trong quần thể:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Khoảng 0.4% B. Khoảng 01.4%
C. Khoảng 7% D. Khoảng 93%
Bài 35
Hiệu quả của di truyền liên kết gen không hoàn toàn là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp;
B. Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp;
C. Hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ;
D. Khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ;
Bài 36
Nơi nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là
Chọn một đáp án dưới đây

A. Tế bào lông hút B. Tế bào nội bì
C. khí khổng D. tế bào nhu mô vỏ

Bài 37
Trong những nguyên phân hình thái NST nhìn thấy rõ nhất ở:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Cuối kì trung gian; B. Kì đầu;
C. Kì giữa; D. Kì sau
Bài 38
Nội dung chủ yếu của các nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Hai bazơ cùng loại không liên kết với nhau;
B. Purin chỉ liên kết với primiđin;
C. Một bazơ lớn (A, G) được bù với một bazơ bé (T, X) và ngược lại;
D. Lượng A + T luôn bằng lượng G + X;
Bài 39
Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. 64; B. 128;
C. 256; D. 32
Bài 40
Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục;
B. Các tế bào sôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng;
C. Các tế bào đã được xử lí hoá chất làm tan màng tế bào;
D. Các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai;
Bài 41
Quần thể giao phối là một tập hợp cá thể ..............(K: khác loài; C: cùng loài), trải qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống trong một khoảng không gian ............(X: xác định; Y: không xác định), trong đó các cá thể ...........(G: giao phối tự do; H: không giao phối) với nhau, được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cùng loài:
Chọn một đáp án dưới đây

A. C, Y, G B. K, X, H
C. K, Y, H D. C, X, G

Bài 42
Phát triển của ngành nào dưới đây có tác động sâu sắc, làm cơ sở đưa khoa học chọn giống lên một trình độ mới:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Di truyền học; B. Công nghệ sinh học;
C. Kĩ thuật di truyền; D. B và C đúng;
Bài 43
Yếu tố cần và đủ để quy định tính đặc trưng của ADN là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Số lượng nuclêôtit; B. Thành phần các loại nuclêôtit;
C. Trình tự phân bố các nuclêôtit; D. Cả A và B;
Bài 44
Có hai cá thể thuần chủng về một cặp tính trạng đối lập cho một cặp gen chi phối. Muốn phân biệt được cá thể nào mang tính trạng trội hay lặn, người ta dùng phương pháp:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Lai trở lại với dạng đồng hợp tử;
B. Cho lai phân tích hoặc tạp giao 2 cá thể đó;
C. Dùng phép lai thuận nghịch để kiểm tra sự di truyền;
D. Dùng phương pháp tế bào học để kiểm tra;
Bài 45
Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dấn đến hiện tượng thoái hoá giống do:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp;
B. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp;
C. Dẫn đến hiện tượng đột biến gen;
D. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai;
Bài 46
Để xác định một tính trạng nào đó do gen nhân hay gen chất tế bào người ta sử dụng phương pháp:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Lai gần; B. Lai xa;
C. Lai phân tích; D. Lai thuận nghịch;
Bài 47
NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào là vì:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Có chứa ADN là vật chất mang lại thông tin di truyền;
B. Có khả năng tự nhân đôi;
C. Có khả năng phân li tổ hợp trong giảm phân, thụ tinh đảm bảo sự ổn định bộ NST của loài;
D. Cả A, B, C
Bài 48
Hiệu quả của nhiều gen tác động lên một tính trạng là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ;
B. Làm cho tính trạng đã có không biểu hiện ở đời lai;
C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp;
D. Cả A và C;
Bài 49
Cây trồng ở vào giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ?
Chọn một đáp án dưới đây

A. Sau nở hoa B. Cây non
C. Nảy mầm D. Nở hoa
Bài 50
Căn cứ để phân đột biến thành đột biến trội - lặn là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Đối tượng xuất hiện đột biến;
B. Mức độ xuất hiện đột biến;
C. Hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến;
D. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau;
Bài 51
Một phân tử mARN gồm hai loại ribônuclêôtit A và U thì số loại bộ ba phiên bản mã trong mARN có thể là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. 8 loại; B. 6 loại;
C. 4 loại; D. 2 loại;
Bài 52
Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ NST tăng thêm 1 chiếc thì Di truyền học gọi là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Thể dị bội lệch; B. Thể đa bội lệch;
C. Thể tam nhiễm; D. Thể tam bội;
Bài 53
Loại đột biến nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong đột biến gen.Chọn đáp án đúng nhất trong những đáp án dưới đây:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Mất đoạn B. Chuyển đoạn
C. Đảo đoạn D. Thay thế
Bài 54
Màng sinh chất có cấu tạo
Chọn một đáp án dưới đây

A. Gồm 2 lớp , phía trên có lỗ nhỏ
B. Cấu tạo chính là lớp photpho lipit được xen kẽ bởi những phân tử protein, ngoài ra còn có 1 lượng nhỏ poliosaccarit
C. Gồm 3 lớp: 2 lớp protein và lớp lipit ở giữa
D. Các phân tử lipit xen kẽ các phân tử protein
Bài 55
Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Lai giống. B. Sử dụng thống kê toán học.
C. Tạo dòng thuần. D. Phân tích cơ thể lai.
Bài 56
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên ở cây mía là
Chọn một đáp án dưới đây

A. Chu trình Canvin B. Pha sáng
C. Chu trình CAM D. pha tối
Bài 57
Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Có thể sớm phân biệt được cá thể đực, cái nhờ các gen liên kết với giới tính.
B. Chủ động sinh con theo ý muốn.
C. Giải thích được một số bệnh, tật di truyền liên quan đến NST giới tính như bệnh mù màu, máu khó đông.
D. A và C đều đúng.
Bài 58
Để xác định cơ thể có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Lai xa; B. Tự thụ phấn hoặc lai gần:
C. Lai phân tích; D. Lai thuận nghịch;
Bài 59
Trong NST các phân tử histon liên kết với ADN bằng:
Chọn một đáp án dưới đây

A. Mối liên kết đồng hoá trị; B. Mối liên kết hiđrô;
C. Mối liên kết phôtphođieste; D. Mối liên kết tĩnh điện;
Bài 60
Câu nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục?
Chọn một đáp án dưới đây

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

100 CÂU HỎI NHANH SINH HỌC 3

201 Trong tế bào chất có rất nhiếu Riboxom nhưng chỉ có một số Riboxom tham gia vào quá trình tổng hợp Protêin, Đó là loại Riboxom gì? Riboxom’Hoạt Tính’
202 Bào quan nào có vai trò Tiêu hóa nội bào và tự tiêu?Vì sao? Là Lizoxom.Vì chứa nhiều Emzim thủy phân
203 Bộ khung xương của tế bào được cấu tạo như thế nào? Hệ thống các Vi sợi Vi ống
204 Bào quan nào trong tế bào được xem là trạm năng lượng? Ty thể
205 cấu trúc của 1 chuỗi AND có dạng như thế nào? Chuỗi xoắn kép
206 Chất nào góp phần ổn định cấu trúc của tế bào? Colestơrol
207 Các riboxom tự do trong tế bào chất có tham gia tổng hợp Protein hay không?Tổng hợp Prôtein loại gì? Có.Tổng hợp Protein Nội bào
208 Màng nhân và Nhân con du97ợc tái tạo lại ở kỳ nào của Giảm Phân? kỳ cuối
209 Hình thức phân bào nào làm cho số lượng NST của tế bào mẹ giảm đi một nửa? Giảm Phân
210 Một đoạn cấu rúc của phân tử AND có khả năng sao mã gọi là gì? Gen
211 Ở chim,Bướm giới tính cá thể đực thuộc dạng gì? Đồng gaio tử
212 Sự thay đổi hình dạng lá cây Rau mác khi đưa từ nước lên cạn được gọi là loại biến đổi gì? Thưởng biến
213 Trong phân tử Protein các axitamin đã lien kết với nhau nhờ lien kết gì? Liên kết Peptit
214 Cấu trúc gồm Protein loại Histon và AND gọi là gì? NST
215 Nguyên nhân gây ra bệnh Ung thư máu ở Người? Đột biến mất 1 cặp NST 21
216 Hãy nêu cấu tạo ngắn gọn của VIRUS? 1 lõi axit Nucleic và 1 vỏ bao bọc Protein
217 Riboxom có tên gọi khác là gì? hạt Palat,hạt Ribonucleoprotein
218 Cho 1 ví dụ chứng minh rằng Bạch Lạp biến đổi thành Lục Lạp? Sự hóa xanh của mần Khoai từ chỗ tối ra chỗ sáng
219 Nêu vai trò của Enzim Catalaze? Phân giải Peroxythidro(H202)biến thành H20
220 Nêu vai trò chủa Nâhn trong hoạt động sống của tế bào? trung tâm điều hòa và điều khiển quá trình sinh tổng hợpProtein xảy ra trong tế bào chất
221 cấu trúc của tế bào chất gồm những bộ phận nào? các Kênh,Không bào,bể chứa
222 Đột biến ở 3 NST 13-15 gây bệnh gì? sứt môi,thừa ngón,chết yểu
223 riboxom của Procaryote và Vikhuẩn Ecoli có hằng số lắng là bao nhiêu? 70s
224 Hình dạng của Ty thể có mấy dạng và là những dạng nào? 2 loại.Dạng hình Hạt và Hình Sợi
225 Phức Hệ Golgi có nguồn gốc từ đâu? Mạng lưới nội chất trơn
226 Vai trò của hệ thống Vi sợi ,Vi ống là gì? Nâng đở và Vận Động
227 Cấu tạo của Trung Thể gồm chất gì? trung tử và chất quanh trung thể
228 Người đầu tiên phát hiện ra Trung Thể? Hertwig
229 trong cơ thể người tế bào nào lớn nhất? tế bào Trứng
230 Động vật xương sống đầu tiên là loài nào? Lưỡng Tiêm
231 Chức năng của Không bào là gì? Dinh dưỡng và trao đổi chất
232 Trong thành phần hóa học của Nhân thì chất nào quan trọng nhất? Nucleoprotit
233 vai trò của Protein Màng? enzim,Bơm Ion,receptơ
234 Tế bàoProkaryote và tế bào Eukaryote có điểm giống nahu nào? Đều chứa AND và Riboxom
235 Hội Nghị Quốc Tế đầu tiên về Sinh Học Lý Thuyết được tổ chức vào năm nào? 1960
236 Thế kỉ mấy sẽ là kỉ Nguyên của Sinh Học? Thế kỉ XXI
237 Người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh Giới? T.B Lamac
238 Đột Biến ..có thể được nhân lên bằng ss sinh dưỡng nhưng không di truyền qua ss hữu tính là? xôma
239 Năm 1978,một công dân Người Anh đầu tiên được sinh ra bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm .tên là gì? Brown
240 Trong họn 100 nguyên tố hóa học đã biết thì các cơ thể sống có khoảng bao nhiêu nguyên tố? 60
241 Độ PH trong Lizoxom là bao nhiêu để enzim không thể hoạt động được? PH=4-5
242 Sắc Lạp được hình thành từ đâu? Lục Lạp hoặc Bạch Lạp
243 Các enzim trong Lizoxom được tổng hợp từ đâu? Riboxom
244 Phức Hệ Golgi được miêu tả lần đầu tiên vào năm nào? 1898
245 Kích thước của riboxom khoảng bao nhiêu nm? 20-30 nm
246 Mạng lưới nội chất được phát hiện vào khoảng thời gian nào? Những năm 50 của TK XX
247 Năm 1898 camiloggi mô tả phức hệ Golgi đầu tiên trong tế bào nào? Tế bào Purkinse của Tiểu não
248 Hội chứng Tơcnơ ở Nữ được phát hiện năm nào ?Do ai? 1931.H.Turner
249 Vì sao đuôi của Thằn Lằn khi bị đứt đuôi vẫn còn cử động? Trong đuôi có dây thần kinh
250 Lizoxom được ai phát hiện đầu tiên?Năm nào? TL.Deduve,năm1959
251 Nguyên nhân chung của dạng Đột biến là gì? Tác nhân lí hóa,và rối loạn quá trình sinh tổng hơp
252 Dơi thuộc Lớp nào? Lớp Thú
253 Quá trình trao đổi chất do hệ nào điều khiển? hệ Tuần Hoàn
254 Loại khí nào gây tác hại đến vật nuôi nhiều nhất? NH3 và H2S
255 Tuyến nội tiết nào trong cơ thể Người là quan trọng nhất? Tuyến Yên
256 Bệnh Bạch Tạng di truyền theo dạng Dột Biến nào? Dột Biến Gen Lặn
257 Động vật lên cạn đầu tiên là loài vật nào? Nhện
258 Đột Biến làm biến đổi Mắt Lồi thành Mắt dẹt ở ruồi dấm thuộc dạng nào? Dạng Lặp đoạn trên NST X
259 Năm 1986 Bác sĩ Người Nhật Xisura rihachi đã dung loại hóa chất gì làm môi trường đệm để phân li tinh trùng thành 2 loại x và Y Môi trường Đệm là Percol
260 Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi gì tạo thành? chuỗi thức ăn
261 Tổ tiên của thực vật là: tảo lam.
262 địa y là thể cộng sinh giữa : tảo và khuẩn nấm.
263 Lá cây lớn nhất : lá cỏ Naira thân lớn ở Chi Lê.
264 Lá cây dài nhất : lá dừa nhiệt đới ( 27m ).
265 Tế bào được xem là dài nhất: tế bào thần kinh
266 Hoa mệnh danh là quốc sắc thiên hương : hoa mẫu đơn
267 cha đẻ của sinh hoc di truyền: menden
268 cây có thân rỗng là do ?: trong thân thoái hóa mất đi tủy.
269 XXY thuộc kiểu đột biến : đột biến về số lượng
270 người đầu tiên đưa ra thuyết biến dị cá thể là : đacuyn
271 Cơ thể ĐV và cơ thể TV có cấu tạo chung từ đâu? Chúng có cấu tạo từ tế bào
272 Ai đưa ra mô hình bánh kẹp thịt? Davason và Daniell (1962).
273 Ai đưa ra mô hình khảm lỏng Singer và Nicolson (1972).
274 Các nguyên tố nào phổ biến nhất trong cơ thể sống? đó là C ,H,O,N.
275 Ty thể được xem là gì? Là nhà máy năng lượng của tế bào.
276 Nội dung sau đây là của định luật nào:”Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alenowr mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi. Định luật Hacdi-Vanbec
277 Giới hạn thường biến còn được gọi là gì? Mức phản ứng
278 Biến dị nào đã tác động đến sự thay đổi màu da của tắc kè hoa? Thường biến.
279 Học thuyết nào được Anghen đánh giá là một trong 3 phat kiến vĩ đại của khoa học tự nhiên thế kỉ XIX? Thuyết tế bào , thuyết tiến hóa , thuyết chuyển hóa năng lượng.
280 Đột biến nào được ứng dung nhiều trong việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi mà không được ứng dụng trong chọn giống ? Đa bội thể.
281 Vật chất cơ bản của sự sống là Protein và axit nucleit
282 Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là gì? Thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật.

283 ai là người đề xuất học thuyết tế bào “ tất cả vi sinh vật , thực vật , động vật đều có cấu tạo tế bào”? Shleiden và schwann
284 Ai là người có công phát hiện ra thế giới vi sinh vật và miêu tả hình thái nhiều loại vi sinh vật? Antoni van leeuwehoek
285 Ai được xem la ông tổ của vi sinh vật học? Robert hoek
286 Người có công đầu tiên trong việc chứng minh có sự tồn tại của vi sinh vật nhỏ bé hơn vi khuẩn nhiều lần?
Ivanovski
287 vacxin từ gốc LaTinh Vaccinoe có nghĩa là gì? Thần dược
288 Người đặt nền mong cho khoa ‘Miễn dịch học’là ai? Alexander fleming
289 Ai là người đầu tiên phát hiện ra chất kháng sinh ? Alexander fleming
290 Ông là người có công trong việc khám phá ra vi khuẩn lao? Robert Kock
291 Tế bao được nhà khoa ho người Anh Robert hoek phat hiện vào năm nào? 1685
292 Vào thời dậy thì, hoocmon nào tiết ra nhiều làm cơ thể trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lý? Ostrogen ở nữ và testosteron ở nam.

293 Bộ 3 nào xem là mã khởi đầu? AUG

294 Hội chứng “tiếng mèo kêu” do cặp nhiễm sắc thể nào gây ra? Mất 1 phần vai ngắn của nhiễm sắc thể số 5.

295 Thí nghiệm lại trên đậu Hà Lan của ai? G.J. Menden

296 Trong quang hợp, oxi được giải phóng trong pha nào? Pha sáng

297 Ở thực vật có một số con đường cố định CO2, con đường nào phổ biến nhất? Chu trình C3.

298 Chu kì tế bào bao gồm những giai đoạn nào? Gồm kì trung gian và các giai đoạn nguyên phân.

299 Giảm phân thường xảy ở cơ quan nào? Cơ quan sinh sản.

300 Tại sao hồng cầu lại không có nhân?; vì tế bào này đã bị chuyên hóa về chức năng vận chuyển Oxi trong máu.

100 CÂU HỎI ĐÁP NHANH SINH HỌC 2

101 Tại sao hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ? Vì có chứa độc tố NICÔTIN hàm lượng nhiều làm suy yếu cơ thể
102 Mỗi vòng xoắn của chuỗi xoắn kép AND dài bao nhiêu và gồm bao nhiêu cặp Nu? Dài 34 A0,10 cặp Nu
103 Mỗi axitamin có khối lượng trung bình là bao nhiêu? 110 đơn vị cacbon
104 Tế bào nào có tính thực bào mạnh đối với vi khuẩn? bạch cầu
105 độ PH trong Lyzoxom là bao nhiêu? thường là 4-5
106 Vì sao lá cây có màu xanh? chứa diệp lục
107 Loại NST nào ở đa số loài hầu như không mang gen? NST Y
108 Tế bào nào dài nhất là ? tế bào thần kinh
109 Màng sinh chất có độ dày khoảng bao nhiêu? 70-100 ăngstrong
110 Trong chăn nuôi người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưa thế lai? Lai kinh tế
111 Các Lyzoxom ban đầu (sơ cấp) được tạo ra ở nơi nào trong tế bào ? Bộ máy Golgi
112 Polypeptit có chức năng gì? Tham gia vào tất cả các dạng sống của tế bào
113 Vai trò quan trọng nhất của protêin và cơ thể sống là gì ? Xúc tác và điều hoà trao đổi chất
114 Mần mống của sự trao đổi chất xuất hiện ở giai đoạn nào? tiến hoá tiền sinh học
115 Nhà máy năng lượng của tế bào? Ty thể
116 Bộ NST trong tế bào ở kì giữa của quá trình Nguyên phân là gì ? 2n kép
117 Hoạt động quan trọng nhất của NST trong Nguyên phân là gì ? Sự tự nhân đôi và phân ly
118 Cơ chế sinh vật có số lượng NST tăng lên một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài ,di truyền học gọi là gì? Tự Đa Bội
119 Tính trạng lặn là tính trạng ? Không biểu hiện ở cơ thể dị hợp
120 Vi khuẩn có kích thước bao nhiêu ? chiều dài khoảng 2-3 micromet, đường kính 0,5-1 micromet
121 1 miligam vi khuẩn có khoảng bao nhiêu vi khuẩn? Khoảng 1 tỷ vi khuẩn
122 Hãy kể tên các hệ thống giới sinh vật? 5 giới:Khởi sinh,nguyên sinh, thực sinh, động vật, nấm
123 Vì sao Hươu cao cổ có cổ dài ? Ảnh hưởng của tập tính hoạt động thường vươieät nam cao để lấy thức ăn ở trên cành cây
124 Giới hạn thường biến của 1 kiểu gen được gọi là gì? mức phản ứng
125 Biến dị nào đã tác động đến sự thay đổi màu da của tắc kè hoa? thường biến
126 Tổ tiên của thực vật là gì? Tảo Lam
127 Địa Y là thể cộng sinh giữa những sinh vật nào? Tảo và Nấm
128 Lá cây lớn nhất? Lá cỏ Naira thân lớn ở Chilê
129 Lá cây dài nhất? Lá Dừa nhiệt đới(2,7m)
130 Người được tôn là cha đẻ của sinh học di truyền là? Menden
131 XXY là kiểu đột biến NST gì? NST về số lượng
132 Vì sao có những cây hoa nở trước ,lá mọc sau? chồi hoa ở nhiệt độ thấp là có thể sinh trưởng,còn chồi lá cần nhiệt độ cao hơn
133 Hãy kể tên các loại Xương? Xương dài,Xương ngắn, Xương dẹp
134 Hãy nêu tính chất chung của cơ? Tính đàn hồi,tính cảm ứng,tính co rút,cứng cơ
135 Protein có chuỗi polypeptit xuyên màng 1 lần liên quan đến riboxom? Ribôphrin
136 Trong cơ thể sống axít nucleic đóng vai trò quan trọng ở đâu? Sinh sản và Di truyền
137 Đặc điểm nổi bậc của đại phân tử sinh học là gì? Đa dạng và đặc thù
138 Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có khí gì? Oxi và nitơ
139 Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở kỉ nào? kỉ thứ 3
140 Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là? Quần thể
141 Sự đơn giản hoá cơ quan tiêu hoá và tuần hoàn của giun đũa là một ví dụ về hiện tượng gì ? hiện tượng đặc sinh
142 Trong Lyzoxom chứa enzim gì? Enzim thuỷ phân
143 Chức năng chủ yếu của hồng cầu là gì? Chuyên chở Oxi, CO2
144 Thành phần chính của Tinh bột là gì? Amilo và Amilo pectin
145 Phức hệ Golgi có nguồn gốc từ đâu? Từ lưới nội chất
150 Ở chim, bướm giới tính cá thể đực thuộc dạng nào? Đồng giao tử
151 Ai là người phát triển ra tế bào “mô bần” thực vật?vào năm mấy? Robert Hook (1665)
152 Vi khuẩn thuộc tế bào Eukaryote đúng không? Không , nó thuộc tế bào Prokaryote
153 Mô là gì? Mô là tập hợp những tế bào gần giống nhau có chức năng giống nhau
154 Màng tế bào sẽ biến đổi thành các vi mao nhằm mục đích gì? Tăng diện tích tiếp xúc giữa tế bào và môi trường
155 Trong màng tế bào các phân tử protein sẽ khảm vào lớp lipít kép theo mấy kiểu ,đó là những kiểu nào? Theo hai kiểu:
-Prôtêin xuyên qua màng tế bào
-Prôtêin bám màng(rìa màng)
156 Mêzôxôm là gì? Là phần lõm xuống của mánginh chất chứa nhiều enzim hô hấp, là nơi đính của ADN
157 Dựa vào vị trí của Ribôxôm người ta chia nó ra làm mấy loại? đó là những loại nào? Có hai loại:
-Ribôxôm tự do
-Ribôxôm lien kết
158 Vì sao ty thể có thời gian nửa sống 15-20 ngày Vì khi chết đi chúng không bị loại bỏ mà dược phân hủy thành chất dinh dưỡng tái sử dụng
159 Vì sao nói tế bào chất có cấu trúc dị thể? Vì tế bào chat gồm có các phần tử có cấu trúc(pha rắn) và khối chất nền (pha lỏng)
160 Có mấy loại lưới nội chất? Có hai loại:
-lưới nội chất trơn (SER)
-lưới nội chất hạt(RER)
161 Rùa thở dưới nước như thế nào? Rùa là loài bò sát thở bằng phổi vì thế chúng phải ngoi lên mặt nước để lấy không khí
162 Alen trội là gì? Là Alen ở trạng thái dị hợp tử cản trở biểu hiện của alen khác (alen lặn) trên cùng locut.
163 Tại sao có có lưng màu sẫm hơn bụng? Lưng cá có màu sẫm để kẻ thù từ phía trên nhì xuống sẽ dễ nhầm với màu của đáy, kẻ thù hoặc con mồi ở phía dưới sẽ nhầm với màu sang của tầng nước mặt để dễ bắt mối và tránh kẻ thhù
164 Alen giả là gì? Đột biến ở 1 gen gây ra hiệu quả giống với đột biến khác ở cùng locut với gen đó. Như vậy 2alen tác động như 1 gen đó nhưng không chiếm cùng vị trí. Điều ấy được chứng minh bằng tái tổ hợp hiếm xảy ra giữa chúng để hiệu ứng Cis-Trans.
165 Ấu trùng là gì? Pha phát triển của động vật có đốt, trứng nở ra có các hình thái, tập tính khác với sâu trưởng thành (sâu non của bướm, tằm dâu) qua nhiều lần lột xác, mỗi lần lột xác là một tuổi. Ấu trùng lớn lên và hóa nhộng, nhộng hóa sâu trưởng thành hoặc ấu trùng trực tiếp thành sâu trưởng thành.
166 Bạch tuộc là gì? Là chi động vật than mềm, lớp chân dài, bộ 8 tay. Có thể cuốn tròn, mai tiêu giảm hoàn toàn, cấu tạo cơ thể giống mực. Sống ở các vùng rạn đá dưới biển.
167 Vì sao là cây có màu xanh, khi gần rụng có màu vàng? Vì lục lạp trong lá biến đổi thành sắc lạp như vậy sắc lạp là sự thoái hóa của lục lạp.
168 Nguyên nhân của bệnh Down? Đột biến 3 nhiễm sắc thể 21 của người.
169 Loại enzim nào có nhiệm vụ tháo sợi ADN trong quá trình tự nhân đôi? Enzim Giraza
170 Trong kĩ thuật di truyền enzim cắt tách đoạn ADN? Restrictaza
171 Đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều ngang của nhiễm sắc thể là gì? Sợi nhiễm sắc
172 Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc ngiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyện là gì? Phân tích cơ thể lai
173 Trong các dấu hiệu của hiên tượng sống, dấu hiệu nào là độc đáo nhất,không có ở thể vô cơ? Sinh sản
174 Mô hình cấu trúc của AND được 2 nhà bác học Waton và Gick công bố vào năm nào? 1953
175 Quá trình nhân đôi của AND còn được gọi là gì? Quá trình tái sinh, tự sao.
176 Ai đề ra thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính? Kimura
177 Tổ tiên loài người xuất hiện ở kỷ nào của đại tân sinh? Kỉ thứ ba
178 Trong các giai đoạn tiêu hóa thức ăn thì giai đoạn có vai trò quan trọng nhất nằm ở bộ phận nào? Ruột non
179 Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm những gi? Protein và axit Nucleic
180 Tế bào nào có kích thước nhỏ nhất? Tế bào Mycoplasma (0,1µm)
181 Tế bào nào có kích thước lớn nhất? Trứng đà điểu (20cm)
182 Lục lạp có phải có nguồn gốc trực tiếp từ tảo lam phải không? Vì sao? : Không phải. vì chúng có nhóm những sắc tố cảm quang khác. Lục lạc có chứa các phân tử diệp lục A và diệp lục B còn tảo lam chỉ chứa diệp lục A với sự có mặt của các sắc tố phụ khác.
183 Mỗi axitamin có khối lượng trung bình là bao nhiêu? 110 đơn vị cacbon
184 Các vi mao có cấu taojvi ống theo kiểu gì? 9+2
185 Ai đã phát hiện ra tế bào đầu tiên? Robest Hooke (sau khi quan sát mẫu cây sồi bần)
186 Thuốc Penicillin do ai tìm ra? Khi nào? Alexander Fleming (1881-1955)
187 Ai đã phát hiện ra Vitamin? Nhà bác học người Hà Lan Ohristian Eifkerman(1896)
188 Ai là ông tổ của nghề lúa lai tạo của nước ta?(Ông được gọi là nhà bác học của đồng ruộng, là người tìm ra cách cấy ngửa tay, ông được tặng danh hiệu anh hùng lao động của nước ta) Lương Đình Của
189 Người đoạt giải Nobel y học đầ tiên là ai? Emil Aron Berhing (1854-1917), bác sĩ người Đức, ông đã bào chế và phổ biến cách sử dụng độc tố chống bệnh bạch hầu ở trẻ em năm 1901.
190 Người tìm ra cấu trúc AND-phát minh vĩ đại của ngành di truyền học và tạo ra bước ngoặc cho việc nghiên cứu sinh học? Nhà bác học James Watson người Mỹ và Francis Crick người Anh, nhận giải nobel năm 1926.
191 Sinh vật nổi tiếng nhất trong phòng thí nghiệm và được đưa lên vũ trụ để nghiên cứu? Ruồi giấm
192 Vi sinh vật nguyên thủy chứa chất diệp lục là vi sinh vật gì? vi khuẩn lam
193 Loài vi khuẩn nào có hóa thạch cổ xưa nhất trên thế giới? vi khuẩn lam
194 Rùa thở dưới nước như thế nào? Chúng phải ngoi lên mặt nước để lấy không khí
195 Loài sứa ngủ vào lúc nào? Buổi chiều.
196 Virus có được xem là một dạng của cơ thể sống hay không ?Vì sao Không.Vì chưa có cấu tạo tế bào
197 Trong các bào quan sau hãy cho biết bào quan nào có cấu trúc là màng kép?:Mạng lưới nội chất,Bộ máy Golgi,Ty thể,Lục lạp? Ty thể và Lục lạp
198 Trong các bào quan sau bào quan nào không có màng bao bọc?:Riboxom,Lizoxom,Mạng lưới nội chất trơn,Mạng lưới nội chất hạt? Riboxom
199 Cơ quan tử nào thực hiện chức năng: đóng gói,vận chuyển,biến đổi,và phân phối các sản phẩm tiết? Bộ máy Golgi
200 Tại sao Riboxom lại gắn được với Màng lưới nội chất có hạt? Nhờ có Prôtêin Ribophorin

100 CAU HOI DAP NHANH SINH HOC

1 Mô hình chuỗi xoắn kép AND cuả Watsơn, Crick ra đời năm? 1953
2 Những tác phẩm chủ yếu của Saclo Robert Đac-uyn(1809-1882)? Nguồn gốc các loài(1859)
Sự biến đổi của vật nuôi cây trồng(1868)
Nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính(1872)
3 Loui Pasteur nhận giải thưỏng đặc biệt của viện hàn lâm khoa học Pháp về việc phủ định học thuyết Tự Sinh vào năm nào?
Năm 1862

4 Loui Pasteur chứng minh vi khuẩn là nguồn gốc của bệnh than vào năm nào? Năm 1863
5 Loui Pasteur phát hiện ra nguyên nhân của bệnh bao tử trùng ở tằm và đề xuất được cá biện pháp phòng tránh vào năm nào? Năm 1865
6 Loui Pasteur phát hiện ra các phẩy khuẩn gây bệnh vào năm nào? Năm 1877
7 Loui Pasteur phát hiện các tụ cầu khuẩn gây bệnh vào năm nào? Năm 1880
8 Loui Pasteur phát hiện các liên cầu khuẩn vào năm nào? Năm 1880
9 Loui Pasteur tìm ra phát sinh chống bệnh dịch tả ở gà nhờ sử dụng vi khuẩn đã chuyển sang dạng mất động lực vào năm nào? Năm 1880
10 Loui Pasteur phát hiện não mô cầu khuẩn cùng với (chamberland,Roux và thuillier) vào năm nào? Năm 1880
11 Loui Pasteur tìm ra vắc xin chống bệnh than vào năm nào? Năm 1881
12 Loui Pasteur phát hiện tụ huyết khuẩn ở lợn (cùng với Thuillier) vào năm nào? Năm 1883
13 Loui Pasteur trở thành viện trưởng đầu tiên của viện Pasteur ở Paris vào năm nào? Năm 1888
14 Tim đập mỗi ngày bao nhiêu lần ? Tim chuyển tải bao nhiêu lít máu mỗi ngày ? 108000 lần mỗi ngày.chuyễn tải 8600 lít máu mỗi ngày(15 tấn)
15 Chúng ta tiết nước bọt ra trung bình mỗi ngày mấy lít? 1 lít
16 Lông mi chớp bao nhiêu lần mỗi ngày ? 11500 lần mỗi ngày
17 Đối với người trưởng thành thì cần bao nhiêu calori mỗi ngày ? 1800 calori
18 Thận lọc mỗi ngày bao nhiêu lít máu ? 1700 lít
19 Gan tạo ra bao nhiêu lít mật mỗi ngày? 1 lít
20 Bệnh viêm phổi của thợ than có liên quan đến bào quan nào? Bào quan Lyzoxom
21 Sự vận động của tế bào chất có liên quan đến trạng thái nào của tế bào chất? Trạng thái sol-gel thuận nghịch
22 Tế bào chất có độ nhớt bao nhiêu lần so với nước? 40 lần
23 Riboxom được tổng hợp ở đâu ? Nhân tế bào
24 Lyzoxom có nguồn gốc từ đâu? Lưới nội chất có hạt
25 Glioxixom có ở tế bào nào? Tế bào thực vật
26 Trung tử được cấu tạo theo kiểu nào? Kiểu 9x3(9 bộ 3 vi ống)
27 Tế bào nào không có trung tử? Thực vật
28 Hệ vi ống của lông và roi được xếp theo kiểu nào? kiểu 9+2
29 Bào quan nào phổ biến ở tế bào thực vật mà không phổ biến ở tế bào động vật? Không bào
30 Vi khuẩn Lam thuộc tế bào nào ? Prokaryote
31 Con cừu Dollly ra đời bằng kĩ thuật nhân bản vô tính với nhân lấy từ tế bào nàô của cơ thể mẹ? lấy từ tế bào tuyến vú
32 Em bé đầu tiên được sinh ra bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là ai? người nước nào? năm nào? Em Brown,người Anh, năm 1978
33 Có bao nhiêu loại emzim của Lyzoxom? Hơn 40 loại
34 Sự sống được bắt đầu từ vật chất nào? Coaxecva
35 Loài động vật to nhất ? Cá voi xanh
36 Loại tế bào có kích thước lớn nhất là ? Trứng đà điểu
37 Ở loài nhện sau khi giao phối thì chuyện gì xảy ra? Con cái ăn con đực
38 Quả dừa thực ra là gì ? hạt dừa
39 Thân cây chuối thực ra là bộ phận nào? củ chuối
40 Nhà bác học Dac-uyn là người nước nào? Nước Anh
41 Trong quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể kép được hình thành ở giai đoạn nào? Giai đoạn trung gian
42 Ở thực vật sản phẩm của chuỗi phản ứng tối là gì? C6H12O6
43 Emxim lipaza của dạ dày có tác dụng gì? biến đổi lipít thành axít béo và glixerin
44 Ở thực vật bào quan thực hiện chức năng quang hợp là gì? lục lạp
45 Tại sao ở động vật lại đẻ nhiều con trong 1 lần? Do nhiều trứng cùng chín và cùng rụng 1 lần và được thụ tinh tại 1 thời điểm.
46 Tại sao tim làm việc suốt đời mà không mỏi? Do thời gian làm việc của tim ít hơn thời gian nghỉ.
47 Ong mật sinh sản theo hình thức nào ? Trinh sinh kết hợp hữu tính
48 Ở bò thức ăn được tiêu hoá ở đâu? Dạ cỏ
49 Trùng roi sinh sản theo hình thức nào? Phân đôi theo chiều dọc cơ thể
50 Động vật có 2 vòng tuần hoàn nhưng không hoàn chỉnh là động vật nào? ếch và Cóc hú
51 Tại sao não nhận biết và nhận biết được thông tin? dựa vào tần số và biên độ của xung thần kinh
52 Thể ăn khuẩn được gọi là gì? Virus kí sinh vi khuẩn
53 Hội chứng tơc nơ được xác định bằng phương pháp nào? Phương pháp phân tích giao tử
54 Nghiên cứu phả hệ ít nhất phải qua mấy thế hệ? Ít nhất là 3 thế hệ
55 Con La là kết quả cảu phép lai giữa 2 con vật nào? Ngựa cái và Lừa Đực
56 Hai mặt tiêu biểu của quá trình trao đổi chất là gì ? Đồng hoá và Dị Hợp
57 Kết quả quan trọng nhất của quá trình tiến hoá hoá học là gì? sự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
58 Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi cây trồng là gì? chọn lọc tự nhiên
59 Thuyết tiến hoá hiện đại bao gồm những thuyết nào? Thuyết tiến hoá hiện đại và thuyết tiến hoá bằng cá đột biến trung tính
60 Bào quan nào có tính chất bán tự trị? Ty thể ,Lạp thể
61 Di truyền qua tế bào chất do ai phát hiện? Dùng phép lai gì? Do Bo và Coren nghiên cứu trên cây Hoa loa kèn, dùng phép lai thuận nghịch
62 Sự truyền thông tin di truyền ở sinh vật có mấy cấp độ? Đó là cấp độ gì? 2 cấp độ, phân tử và tế bào
63 Cây nào to nhất sống ở dưới nước? Cây Nông Tằm ở sông Amazon
64 Màu sắc nguỵ trang ở sâu bọ di truyền được không?Tại sao? Có, vì đó là thích nghi kiểu gen
65 Tầng số đột biến gen tự nhiên trung bình là bao nhiêu? 10-6 đến 10-4
66 Phép lai nào tạo loài mới nhanh nhất? Phép lai xa cộng đa bội hoá
67 Cấp độ tác dụng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là? Cấp độ cá thể và quần thể
68 Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì? Protêin và axit nucleic
69 Plasmic là cấu trúc mang AND dạng vòng nằm ở vị trí nào? tế bào chất của tế bào nhân sơ
70 Nguyên tố nào quan trọng nhất trong sự sống? H-C-N-O
71 Hiện tượng lại tổ là gì? Là sự phát triển không bình thường của phôi,tái hiện một số đặc điểm của động vật
72 Đường kính của tế bào động vật nhỏ nhất là bao nhiêu? 4 micromet
73 Tế bào có kích thước nhỏ nhất? Mycoplasma (0,1 micromet)
74 Động vật nào có số lượng tế bào xác định? Trùng bánh xe 400 tế bào
75 Ở người có bao nhiêu loại nhiễm sắc thể và số lượng là bao nhiêu? Có 2 loại ,22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp NST giới tính
76 Bệnh mù màu ở người di truyền theo qui luật nào? Di truyền chéo
77 Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống là gì? Tế bào
78 Tế bào động vật có lyzoxom không? Không
79 Ai đã phát hiện ra Nhân tế bào vào năm 1831? Robert Brown
80 Mỗi tế bào có mấy nhân? Tuỳ từng loại tế bào ,đa số chỉ có 1 nhân tuy nhiên loại có 2 hay nhiều nhân
81 Có phải Virus không có cấu tạo tế bào hay không? Đúng
82 yếu tố quan trọng nhất quyết định đặc thù của mỗi loại AND? Số lượng,thành phần và trật tự sắp xếp của càc nucleotit trên AND
83 Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã? dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học
84 Sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể là mặt chủ yếu của quá trính nào? Quá trình chọn lọc tự nhiên
85 Để phân biệt 2 loài vi khuẩn, người ta vận dụng tiêu chuẩn nào là chủ yếu? Tiêu chuẩn hoá sinh
86 Enzim cắt (restrictaza) được dùng trong kỉ thuật di truyền vì có khả năng gì? Nhận biết và cắt chính xác các prôtêin cần cắt
87 Mạch polynucleotit cấu trúc bậc 1 có chiều như thế nào? Bắt đầu bằng axit photphorit và kết thúc bằng đường deoxiribo,hoặc chiều 5-3
88 Bào quan được xem là phân xưởng tái chế ‘rác thải’ của tế bào? LYZOXOM
89 Protein nào cấu tạo nên tơ nhện ? Protein có tên là Spidrom II
90 Vi khuẩn nào lớn nhất ? Vi khuẩn Miomargaristy namibunsis
91 Tế bào nào có nhiều lyzoxom nhất ? Tế bào bạch cầu
92 Hợp chất nào được xem như đồng tiền năng lượng cảu tế bào ? ATP
93 Tế bào lần đầu tiên được phát hiện ra vào năm nào? do ai? Năm 1665, do Robert Hook
94 Loại tế bào chưa có nhân được gọi là gì? tế bào tiền nhân (Prokaryote)
95 Ai là người đầu tiên ứng dụng học thuyết tế bào vào nghiên cứu bệnh học ,vào năm nào? R.Virchow vào năm 1865
96 Công nghệ tế bào gốc được ứng dụng trong y học để làm gì ? Làm liệu pháp tế bào
97 Protein chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng khô của tế bào ? 50%
98 Tiểu cầu có màu gì? Không màu
99 Trong phân bào NST phân đôi ở kì nào? Kỳ trung gian
100 Hạch Nhân (nhân con) gắn liền với NST ở đâu? Eo thứ cấp

CHƯƠNG VII: DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG VII: DI TRUYỀN HỌC

I. Chu trình TB:
1. Khái niệm:
Nhiều TB của cơ thể đa bào phải trãi qua một trình tự gồm các giai đoạn nhất định và cuối cùng là phân chia tạo ra TB mới. Quá trình đó được gọi là chu trình TB.
2. Các giai đoạn của chu trình TB:
Một chu trình TB nhân chuẩn gồm 4 phase:
- G1: là phase dài nhất, trong đó TB chuẩn bị cho tái bản ADN.
- S: là phase duy nhất trong chu trình TB có sự tái bản ADN.
- G2: là một phase ngắn trước khi nguyên phân.
- M: ( Mitosis) là phase nguyên phân, gồm sự phân chia NST và phân chia TB.


II. Điều hoà chu trình TB:
- Thời gian và tỉ lệ của sự phân bào trong những phần khác nhau ở SV đa bàocó sự khác biệt, đó là kết quả của quá trình điều hoà chu trình TB ở mức phân tử.
VD: TB TK không có phân chia ở người trưởng thành.
TB gan chỉ phân chia khi cần thiết.
TB da phân chia thường xuyên.
- Hệ thống điều hoà chu trình TB gồm các checkpoint. Mộ checkpointtrong chu trình TB là nơi mà tín hiệu cho phép phân bào hay dừng tiến trình phân bào , có thể điều hoà chu trình TB.
- Có 3 checkpoint quan trọng là G1,G2, M phase
VD: cơ chế điều hoà checkpoint G2 của Cdk( Cyslin- dependent –kinase) một kinase phụ thuộc vào cylin
- Cdk tồn tại trong TB ở trạng thái bất hoạt
- Khi Cyslin tích luỹ trong TB ở phase G2 , nó sẽ kết hợp và hoạt hoá Cdk tạo cylin – Cdk (MPF) Cyclin được phát hiện đầu tiên là MPF, nó photphoryl hoá màng nhân , kích thích các kinase khác photphoryl hoá các protein khác của màng nhân… từ đó giúp TB vượt qua checkpoint G2 và tiến vào phase phân bào( M phase)
- Cuối phase M, enzim phân giải cyclin, như vậy làm bất hoạt Cdk. Cdk tồn tại trong TB cho tới khi kết hợp với Cyclin mới. Những enzim này cũng liên quan tới việc giúp cho chu trình TB vượt qua điểm checkpoint M. Có ít nhất 3 protein Cdk và nhiều Cyclin liên quan tới việc giúp cho TB vượt qua điểm checkpoint G1.
- Như vậy, việc hoạt động tăng giảm của các phức hợp Cyclin và Cdk có thể kiểm soát tất cả các giai đoạn của chu trình TB.

III. Phương thức lai TB:
- Được dùng để xác định vị trí của 1 gen trên 1 NST nhất định.
- Các TB lai trong quá trình nguyên phân sẽ mất dần một số NST của TB cha mẹ nên phân hoá thành các dòng TB lai ( khác nhau về số NST trong TB của mỗi dòng)
- Căn cứ vào sự biểu hiện của 1 gen và đối chiếu với sự hiện diện của 1 NST nào đó trong dòng TB lai có thể biết gen thuộc NST nào.
VD: M.C. Weiss và H. Green đã dùng kĩ thuật này để xác định gen mả hoá cho Thymindine kinase (TK) nằm trên NST 17.
+ Lai Tb chuột TK- với TB người TK+ trong môi trường bổ sung virut Sendai bị giảm hoạt tính .
+ Các dòng TB mới có TK- không mọc được trên môi trường aminoprotein do không có khả năng chuyển hoá Thimindine thành acid Thymydine do thiếu TK cần cho tổng hợp DNA. +Chỉ có dòng TB lai có NST 17 của người mới sống được. Như vậy , gen mã hoá TK nằm trên NST 17.
+ Nếu nuôi TB lai trong môi trường có Bromo-deoxy-uridine- riboside ( BUDR), TB có TK sẽ chết do TK chuyển hoá BUDR gắn vào DNA làm chết TB. Trong khi đó, dòng TB không có NST 17 (TK-) có thể mọc được.
IV. Gen và mã hoá di truyền:
1. Gen:
 Định nghĩa: Gen là đơn vị chức năng cơ sở của bộ máy di truyền, chiếm một locus nhất định trên NST. -Gen là những đoạn vật chất di truyền mã hoá cho 1 đại phân tử sinh họcnhư mARN hoặc polypeptit
2. Mã di truyền:
- AND có 4 loại nu, tổ hợp 3 nu kế tiếp nhau lập thành 1 bộ ba mã hoá cho 1 axit amin ( aa).
+ Nếu 1 nu mã hoá cho 1 aa thì 4 loại nu chỉ mã hoá được 4 loại nu thiếu.
+ Nếu 2 nu mã hoá cho 1 aa thì 4 loại nu mã hoá cho 42= 16 loại aa thiếu.
+ Nếu 3 nu mã hoá cho 1 aa thì 4 loại nu mã hoá cho 43= 64 bộ ba mã hoá( 20 loại aa)
- Bằng thực nghiệm, người thấy trong 64 bộ ba mã hoá chỉ có 61 bộ ba được sử dụng để mã hoá cho các loại aa. Vậy, nhiều bộ ba cùng mã hoá cho 1 aa mã di truyền có tính “ suy thoái” ( do có 64 bộ ba nhưng chỉ có 20 loại aa)
VD: Alanin: XGA, XGT, XGG, XGX
 Đặc điểm của mã di truyền :
- Mã di truyền là mã bộ ba, không gối lên nhau và được đọc một cách liên tục, không ngắt quãng.
- Mã di truyền có tính thoái hoá, nghĩa là nhiều codon cùng xác định 1 aa, trừ 2 ngoại lệ: AUG  methionin, UGG  trp( tryptophan)
- Mã di truyền có tính phổ biến, là chung cho toàn bộ sinh giới.

V. Di truyền người:
1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người:
a) Phương pháp phân tích phả hệ:
- Nghiên cứu sự di truyền các tính trạng ở người theo dòng họ, qua nhiều thế hệ.
- Cho phép xác định tính trạng đơn gen hay đa gen, trội hay lặn, liên kết với giới tính hay không.
b) Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh:
Nghiên cứu các cặp sinh đôi cùng trứng hay khác trứng.--> phát hiện riêng rẽ ảnh hưởng của từng yếu tố di truyền và của môi trường hoặc phát hiện ảnh hưởng tổng hợp của cả 2.
c) Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể:
Dựa vào phương trình Hacdi- Venbec.--> đánh giá tần số KH để tính tần số KG trong quần thể liên quan tớicác bệnh di truyền.
Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp sinh hoá, nuôi cấy mô, nhuộm màu NST.
2. Phân tích bộ gen người:
- Xây dựng bản đồ di truyền ở người.
- Phương pháp lai TB soma có thể xác định vị trí của 1 gen trên 1 NST nhất định .
- Giải trình tự bộ gen người.
+ Sử dụng CNTT trong việc lưu trữ và xử lí dữ liệu về trình tự của các nu, protein cũng như sự biểu hiện của chúng ở các mô khác nhau.
+ Xây dựng mô hình tương tác giữa các gen, gắn gen vào chuỗi phản ứng sinh hoá.
+ Sử dụng hệ thống mô hình động vật như chuột, ruồi giấm, nấm men….
3. Di truyền y học:
Phân tích NST:
+ Các TB thường được sử dụng để phân tích NST là: bạch cầu, TB cơ nguyên sinh, TB màng ối…
+ Các TB phải đang ở giai đoạn nguyên phân, được nhuộm màu Giemsa để xác định hình dạng và cấu trúc NST.
+ Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang để xác định các biến đổi của NST.

-

CHƯƠNG VI: HỆ THẦN KINH VÀ SỰ PHỐI HỢP CÁC CHỨC NĂNG

CHƯƠNG VI: HỆ THẦN KINH VÀ SỰ PHỐI
HỢP CÁC CHỨC NĂNG

I. Sự tiến hoá của hệ thần kinh: Hệ TK lưới hạch ống.
1. Hệ TK lưới:
- Là hệ TK đơn giản nhất, trong đó các nơron được nối với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên cấu trúc mạng lưới.
- Có ở thuỷ tức( ngành Ruột Khoang)
- Khi cơ thể bị kích thích  xung động TK lan truyền khắp cơ thể  co các TB biểu mô ở thành cơ thể.
2. TK hạch:
- Thân các nơron tập trung lại tạo hạch TK  rút ngắn khoảng cách giữa các nơron.
- Đây là cơ sở cho 2 xu hướng tiến hoá của hệ TK
- Sự hình thành các trung khu TK:
+ Sự tập trung các hạch TK hệ TK trung ương, liên lạc với các cơ quan cảm giác và phần còn lại của hệ thần kinh thông qua hệ TK ngoại biện ( các bó sợi TK)
+ Sự hình thành não bộ: Số lượng các hạch TK tăng lên và tập trung lại hình thành não bộ.
3. Hệ TK ống ( ĐVCXS):
- Ống TK được hình thành từ lá phôi ngoài.
- Lá phôi ngoài gấp nếp máng TK ống TK chạy dọc theo lưng cơ thể.
- Trong quá trình phát triển, các sợi TK mọc ra từ ống TK và thân nơron ở mào TK ( mào TK ở 2 bên ống TK).
- Đầu trước của ống TK hình thành não bộ và các dây TK sọ, phần còn lại hình thành tuỷ sống và dây TK tuỷ.

II. Phân loại nơron:
- Nơron là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ TK. Đó là những TB có cấu tạo đặc trưng, thích ứng với chức năng tiếp nhận, xử lí, và dẫn truyền xung động TK.
- Tuỳ vào vị trí, chức năng, TB tK có cấu tạo và hình dạng khác nhau.
- Dựa vào hình thái, cấu tạo, nơron được chia làm 4 nhóm:
+ Nơron đơn cực: có 1 sợi trục duy nhất.
+ Nơron lưỡng cực: có 1 sợi trục và 1 sợi nhánh.
+ Nơron đơn cực giả.
+ Nơron đa cực.
- Dựa vào chức năng: có Nơron vận động và nơron li tâm.

III. Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi trục không có bao myelin:
- Khi có điện thế động, tại điểm hưng phấn (A) có mặt ngoài màng mang điện âm, trong màng mang điện dương
- Phần kề liền vẫn ở trạng thái nghĩ, tại điểm yên tĨnh (B) có mặt ngoài màng mang điện dương, trong màng mang điện âm.
- Sự chênh lệch điện thế giữa điểm hưng phấn và điểm yên tĩnh làm phát sinh dòng điện cục bộ, làm phát sinh điện thế động ở điểm (B).
- Điện thế động ở điểm (B) sẽ là tác nhân kích thích gây ra điện thế động cho điểm (C) kế tiếp. Cứ thế hưng phấn được lan truyền trong sợi trục.
-Vùng nào hưng phấn vừa đi qua sẽ ở giai đoạn trơ.

IV. Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi trục có bao myelin:
- Myelin là chất cách điện. Chỉ có eo rangvier, màng sợi trục mới lộ ra. Do đó sự dẫn truyền hưng phấn vẫn xảy ra theo phương thức trên nhưng nhảy vọt từ eo Rangvier này sang eo Rangvier khác.
- Khoảng cách giữa các eo càng lớn , vận tốc dẫn truyền càng nhanh.
- Do tính chất nhảy vọt tốc độ dẫn truyền nhanh hơn (khoảng 50 lần) và tiết kiệm năng lượng.
Sợi trục có thể dẫn truyền theo 2 hướng. Nhưng trong cơ thể sống, xung TK chỉ dẫn truyền 1 chiều từ cúc tận cùng của nơron này sang nơron kia, chiều ngược lại khi đến thân nơron sẽ bị dừng lại.

V. Sự dẫn truyền hưng phấn qua synap:
1. Synap điện :
- Màng của TB trước và sau synap gần như dính liền nhau, nối với nhau bằng các kênh protein gọi là connecxon, dẫn truyền ion trực tiếp từ TB này sang TB khác. Chúng còn có thể cho phép AMP vòng, sucrose và các peptid nhỏ đi qua. Do đó, synap điện vừa là kênh dẫn truyền hưng phấn vừa cần cho sự chuyển hoá.
- Synap điện dẫn truyền xung rất nhanh và có thể dẫn truyền cả 2 chiều.
- Loại synap này có nhịều trong cơ trơn và cơ tim.
2. Synap hoá:
- Quá trình dẫn truyền qua synap hoá gồm có 4 giai đoạn:
+ Tổng hợp và dự trữ chất môi giới.
+ Phóng thích chất môi giới vào khe synap
+ Phản ứng giữa chất môi giới với thụ thể của màng sau synap.
+ Chấm dứt dẫn truyền qua synap
- Khi điện thế động truyền tới đầu tận cùng của nơron tiền synap, nó khử cực màng tế bào , làm mở kênh Ca2+ cho phép Ca2+ di chuyển vào trong đầu tận cùng.
- Ca2+ làm phóng thích chất môi giới chứa trong các túi synap bằng hiện tượng xuất bào.
- Vượt qua khe synap, các chất môi giới kết hợp với các thụ thể của màng sau synap làm mở các kênh ion liên kết với thụ thể, cho phép các ion chuyên biệt qua màng. Dòng ion này có thể có tác động kích thích hoặc kìm hãm đối với màng sau synap.

+ Tác động kích thích:
Mở các kênh Na+ cho phép Na+ vào trong TB , gây khử cực rồi đảo cực tạo điện thế động.
+Tác động kìm hãm:
Cho phép K+ ra ngoài hoặc chuyển vào trong TB khiến cho điện thế trong màng trở nên âm hơn (ưu phân cực) không tạo được điện thế động
- Chấm dứt truyền qua synap:
+ Chất môi giới được hấp thụ trở lại vào trong đầu tận cùng của nơron tiền synap.
+ Hoặc chất môi giới bị enzim tương ứng phân giải. Các chất chuyển hoá này được hấp thu vào đầu tận cùng của nơron tiền synap, sau đó chúng được tổng hợp trở ;lại thành chất môi giới, đóng gói và dự trữ trong các túi synap.
- Vì các chất môi giới chỉ có ở đầu tận cùng của nơron tiền synap nên sự dẫn truyền hưng phấn qua synap hoá chỉ theo 1 chiều.

VI. Phân biệt 2 loại phản xạ:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Bẩm sinh. Tập nhiễm.
Có tính chủng loại. Có tính cá nhân.
Di truyền. Không di truyền.
Bền vững, rất khó thay thế. Tạm thời, dễ mất đi nếu không được củng cố thường xuyên.
Tác nhân kích thích xác định trong mỗi phản xạ xác định. Tác nhân kích thích bất kì, tuỳ thuộc vào sự củng co.
Trung khu TK dưới vỏ não. Trung khu TK là vỏ não.


CHƯƠNG V: SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT VÀ TUẦN HOÀN

CHƯƠNG V: SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT
VÀ TUẦN HOÀN

I. Sự vận chuyển vật chất ở TV:
1. Cơ chế vận chuyển ở mức độ TB
- Tính thấm của lớp lipid kép:
+ Lớp lipid màng ngăn cản ion và các chất có trọng lượng lớn qua màng. Tuy nhiên, 1 số phân tử có trọng lượng nhỏ có thể thẩm thấu qua màng hay các phân tử tan trong lipid (hydrocacbon, CO2, O2).

- Protein vận chuyển
+ Các chất không tan trong lipid màng có thể vận chuyển qua màng nhờ protein vận chuyển.
+ Protein dùng như đường hầm xuyên màng.
+ Protein liên kết vứoi cơ chất " vận chuyển qua màng " các protein này chuyên biệt với 1 vài cơ chất.
- Cơ chế khuyếch tán: các chất chuyển từ nồng độ cao " thấp.
- Cơ chế thẩm thấu: Sự khuyếch tán nước qua màng bán thấm từ môi trường nhược trương sang ưu trương.
- Vận chuyển nước qua màng bán thấm: do sự chênh lệch về thế nước. Nước nguyên chất thế nước bằng 0, nước có chất hòa tan thế nước âm.
- Khuyếch tán được làm dễ: một số phân tử phân cực hoặc ion không thấm qua lớp lipit kép có thể được vận chuyển qua màng nhờ các protein vận chuyển ( trong nhiều trường hợp, protein thay đổi hình dạng để vận chuyển cơ chất)  không tốn năng lượng ( từ nồng độ cao nồng độ thấp).
- Vận chuyển nhờ kênh bơm: Vận chuyển ngược gradien nồng độ tốn năng lượng.
2. Cơ chế vận chuyển ở mức độ mô, cơ quan:
- Vật chất có thể vận chuyển ở hầu hết các mô TV qua 3 con đường:
• Vận chuyển xuyên màng: vật chất ra khỏi màng TB  TB kế tiếp.
• Vật chất được vận chuyển qua các phần sống của TB ( qua cầu liên bào).
• Vật chất được vận chuyển qua các phần không sống của TB ( vách TB, gian bào)
3. Sự vận chuyển vật chất ở mức toàn bộ cơ thể:
a) Sự vận chuyển nước và khoáng qua mạch gỗ:
- Động lực của quá trình vận chuyển nước là do áp suất bơm của rễ, sức kéo của quá trình thoát hơi nước, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực liên kết giữa các phân tử nước với vách TB.
- Ap suất của rễ: Hoạt động hô hấp của rễ tạo áp lực đẩy nước lên cao ( hiện tượng rỉ nhựa, ứ giọt)
- Sức kéo của thoát hơi nước: sự thoát hơi nước ở khí khổng làm cho các TB bề mặt thiếu nước hút nước của các TB lân cận bên dưới  tạo lực kéo nước( khoảng 10 atm)
- Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước và thành mạch dẫn: lực này có được do liên kết hidro giữa các phân tử nước với nhau và với phần ưa nước của vách TB mạch gỗ.
b) Sự chuyển vị dòng nhựa trong cây:
- Mạch rây vận chuyển các sản phẩm quang hợp đi đến các phần khác nhau của cây. Thành phần dòng nhựa chủ yếu là disaccarit, ngoài ra còn có acid, khoáng, hoocmon…
- Đường từ lá TB kèm  TB ống rây  đến các mô khác.
- Nồng độ đường trong TB kèm và ống rây của nhiều loài cây cao hơn TB thịt lá từ 2-3 lần . TB kèm và TB ống rây hấp thu chủ động đường từ TB nguồn.

II. Tuần hoàn ở người và động vật:
1. Sự cần thiết phải có hệ thống tuần hoàn :
- Diện tích bề mặt cơ thể nhỏ hơn thể tích cơ thể rất nhiều sự khuếch tán qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu.
- Bề mặt cơ thể không thấm nước  khoảng cách bên trong rất lớn gây khó khăn cho việc khuếch tán.
2. Đặc tính của hệ thống tuần hoàn :
- Dịch tuần hoàn (máu): vận chuyển O2, chất dinh dưỡng và các chất dư thừa.
- Bơm hay tim tạo ra sự chênh lệch áp suất giúp cho máu lưu thông.
- Mạch máu mang máu tới các cơ quan, từ các cơ quan máu chảy về tim.
- Các van : đảm bảo cho dòng máu chảy theo hướng nhất định.
3. Các dạng tuần hoàn:
a) Tuần hoàn hở:
Là hệ tuần hoàn trong đó máu tắm trực tiếp các cơ quan nội tạng, không có sự phân biệt giữa máu và dịch mô, dịch cơ thể gọi là huyết tương.
Tim bơm huyết tương với áp suất thấp vào xoang cơ thể trao đổi chất với TB, mô  trở về tim
VD: Hệ tuần hoàn hở của châu chấu.
b) Tuần hoàn kín :
Máu phân biệt với dịch mô và máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch kín.
Tim bơm máu ĐM  Mao mạch ( trao đổi với dịch mô)  TM  tim.
VD: ĐVCXS và người.
4. Hệ tuần hoàn ở người:
a) Điều hoà hoạt động của tim.
 Điều hoà hoạt động bằng thần kinh :
- Thần kinh nội tim:
+ Gồm nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất, bao gồm cả các bó His và các sợi purkine ở thành tâm thất.
+ Nút xoang nhĩ có thể tự hưng phấn, chúng co bóp theo nhịp mà không cần phải kích thích. Nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải, là nơi phát nhịp cho toàn bộ phần còn lại của tim, quyết định tim đập nhanh hay chậm.
+ Kích thích từ nút xoang nhĩ (tâm nhĩ co bóp)

Nút nhĩ thất hưng phấn

Bó His và các sợi purkine kích thích

Thành tâm thất co
- Dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm:
• Dây TK giao cảm( bắt đầu từ tuỷ sống ngực đốt thứ 1-5) : hưng phấn làm tim đập nhanh, tăng tốc độ dẫn truyền và hưng phấn của tim.
• Dây phó giao cảm( từ hành tuỷ) hưng phấn làm tim đập chậm và yếu.
 Điều hoà hoạt động bằng phản xạ:
- Ap suất ở quai ĐM chủ tăng  dây phó giao cảm kích thích  tim đập nhanh, giảm huyết áp.
- Phản xạ tăng nhịp tim khi nồng độ CO2 giảm trong máu.
- Phản xạ tim- tim: Máu dồn về tim nhiều ức chế dây TK phó giao cảm tim đập nhanh.
 Điều hoà bằng thể dịch:
- Adrenalin, no- adrenalin, thyroxin, Ca2+ trong máu cao tim đập nhanh, mạnh.
- Acetylcholin, Ca2+ trong máu giảm tim đập chậm và yếu.

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

I. Hô hấp ở TB và sự giải phóng năng lượng, ATP và vai trò của nó trong chu trình năng lượng tế bào:
1. Khái niệm:
Hô hấp là một hệ thống oxi hóa khử phức tạp, trong đó xảy ra các pứ oxi hóa khử, tách điện tử, và H từ nguyên liệu hô hấp, chuyển tới oxi không khí dưới tác dụng cảu hệ enzym. Năng lượng giải phóng từ hô hấp được cố định trong các mối liên kết giàu năng lượng.
2. Ý nghĩa của hô hấp:
- Chuyển năng lượng trong các nguyên liệu hô hấp sang dự trữ trong các ATP dể sử dụng hơn cần cho các hoạt động sống.
- Hô hấp tạo các sản phẩm trung gian làm ng.liệu cho quá trình sinh tổng hợp.
- Là nguồn cung cấp ATP, phục vụ cho quá trình sinh tổng hợp của TB.
3. Các giai đoạn của quá trình hô hấp: gồm 3 giai đoạn:
a) Đường phân: phân giải glucose " pyruvic acid.
b) Chu trình Crebs: oxi hóa khử pyruvate " tạo e-.
c) Quá trình phosphot oxi hóa: thông qua chuỗi vận chuyển điện tử " tạo ATP.
+ Đường phân tạo: 2ATP + 2NADH
+ Chu trình Crebs: 2ATP + 6NADH + 2FADH.
+ Chuỗi truyền điện tử: NADH và FADH tham gia chuỗi và tạo 32-34 ATP.
 Hiệu suất: chỉ có 40%-60% sử dụng, 1 phần mất dưới dạng nhiệt.
4. ATP và vai trò của nó trong chu trình năng lượng:
- ATP (adenozintriphosphat): baz adenin, đường ribozơ, 3 nhóm P. Ở liên kết thứ 2-3 tích lũy năng lượng.
- Chu trình chuyển hóa: ATP – ADP – ATP.
+ Khi TB sử dụng ATP như là chốt cung cấp năng lượng thì ATP bị ơhân giải nhờ enzym " ADP + Pi.
+ Nhóm Pi không bị mất mà sẽ liên kết với các chất thực hiện chức năng (protein hoạt tải, protein co cơ,..).
+ Khi hoạt động chức năng được hoàn thiện thì Pi lại liên kết ADP " ATP nhờ nguồn năng lượng tạo ra từ các pứ giải phóng năng lượng.
+ Một tính chất quang trọng ATP là dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hay tích lũy năng lượng.
ATP + H2O ADP + Pi + 7,3 Kcal/mol.
- ATP tham gia hầu hết các quá trình sinh học TB như sinh tổng hợp các chất, vận chuyển các chất qua màng, co cơ, dẫn truyền xung thần kinh,…

II. Quá trình đường phân: Glycolysis:
- Là giai đoạn thứ nhất trong sự phân giải glucose. 1 phân tử glucose bị oxi hóa " 2 acid pyruvic, 1 phần năng lượng được giải phóng được tích vào ATP.
- Qua đường phân tạo 4ATP nhưng sử dụng 2ATP " tích lũy 2ATP. Đồng thời giải phóng 2NADH.
- Quá trình đường phân: không sản sinh ra CO2 và xảy ra khi có hay không có O2.
- Khi có O2 thì acid pyruvic sẽ đi vào chu trình Crebs để tiếp tục phân giải.
- Khi không có O2 thì acid pyruvic phân giải theo con đường tạo rượu hay lactic.
- Đối với vi khuẩn, đường phân là quá trình duy nhất để giải phóng và tích lũy ATP.

III. Các quá trình lên men
- Qua đường phân 1 glucose " 2 acid pyruvic mà không cần O2. Vì chất nhận e- là NAD+.
- Nếu có O2, pyruvate sẽ tiếp tục oxi hóa trong ti thể.
- Sự lên men là trường hợp biến đổi của quá trình đường phân trong điều kiện thiếu O2 " pyruvate bị biến đổi thành ankol hay lactic.
1. Sự lên men rượu:
- Là sự lên men mà sản phẩm cuối là rượu etanol.
- Quá trình gồm:
+ Đường phân tạo pyruvate.
+ Pyruvate " acetoldehyt (2C) + giải phóng CO2.
+ Acetoldehyt bị khử bởi NADH để tạo thành etanol và tái sinh NAD+.
- Đa số VK, nấm men lên men rượu trong điều kiện kị khí tích lũy năng lượng vào ATP
2. Sự lên men lactic
- Là sự lên men mà sản phẩm cuối của nó là acid lactic.
- Pyruvate bị khử trực tiếp bởi NADH để tạo acid lactic + giải phóng CO2.
- Sự lên men lactic xảy ra ở 1 số VK, nấm " sản xuất phomat, sữa chua.
- Trong TB cơ thể người, khi thiếu O2 " đường phân " lên men lactic.
- Nhưng acid lactic là chất độc " tích lũy nhiều trong cơ thể gây mệt, mỏi, đau.
- Bình thường acid lactic " gan " chuyển hóa thành pyruvate để sử dụng.

IV. Chu trình Crebs và ý nghĩa của nó:
1. Chu trình Crebs:
- Trong trường hợp có O2, pyruvate sẽ xâm nhập vào chất nền ti thể. Nhờ hệ enzym, pyruvatesẽ bị oxi hóa khử " chuyển năng lượng vào ATP.
- Đầu tiên, 2 pyruvate " 2 axetyl coenzym A sản sinh 2NADH và 2 CO2.
- 2 axetyl coenzym A đi vào chu trình Crebs (chu trình acid citric). Vì sản phẩm đầu tiên từ sự oxi hóa axetyl coenzym A là acid citric.
- Chu trình Crebs gồm 8 giai đoạn (pứ) và được xúc tác bởi 8 enzym đặc thù.
- Kết quả: năng lượng giải phóng đuwọc tích lũy vào 2ATP, 8 e- được giải phóng khử 6 NAD+ và 2 FAD+ " 2 FADH đồng thời giải phóng 4 CO2.
2. Ý nghĩa chu trình Crebs:
- Là nguồn cung cấp ATP.
- Năng lượng ATP phục vụ cho quá trình sinh tổng hợp các chất cần cho TB.
- Các sản phẩm trong quá trình oxi glucose sẽ tham gia vào các quá trình sinh tổng hợp các chất SH khác (axetyl coenzym A " acid béo " lipid)

CHƯƠNG III: CÁC QUÁ TRÌNH DINH DƯỠNG

CHƯƠNG III: CÁC QUÁ TRÌNH DINH DƯỠNG

A) CÁC PHƯƠNG THỨC DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT:
I. Quang hợp:
1. Định nghĩa:
Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học ở các dạng liên kết phân tử.
2. Ý nghĩa của quang hợp:
- Đóng gói năng lượng dưới dạng năng lượng hóa học cần thiết cho sinh vật.
- Là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu trên trái đất cho hđ sống của sv và con người.
- Làm sạch không khí.
- Quang hợp và hô hấp diễn ra song song, đối lập nhau, nhưng là 2 nhân tố quan trọng duy trì ổn định sự sống trên trái đất.
3. Cấu trúc lá và hệ sắc tố:
a. Cấu trúc lá:
Có dạng bản mỏng => hững nhiều ánh sáng và giảm sự đốt nóng khi ánh sáng quá mạnh.
- Biểu bì: Bảo vệ lá, giảm thoát hơi nước, khí khổng điều hòa thoát hơi nước và trao đổi khí (CO2).
- Mô dậu: Nằm sát lớp biểu bì, các tb mô dậu xếp sít nhau nhằm hấp thu ánh sáng cao nhất.TB mô dậu có nhiều lục lạp => quang hợp.
- Mạch dẫn: Dẫn nước và khoáng phục vụ cho quang hợp và dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
- Lục lạp:
+ Với TV không bị ánh sáng chiếu trực tiếp, luc lạp, hình cốc, hình sao, hình bản…
+ TV trên cạn, lục lạp hình bầu dục => xoay bề mặt để điều chỉnh mức độ tiếp xúc với ánh sáng và sử dụng sánh sángd hiệu quả nhất => tiến hóa của TV.
b. Hệ sắc tố: Chlophyll, carrotenoid, phuycobilin và anthocyan.
• Cholorophyll:
Gồm Cholorophyll a, b (c,d,e có trong vi sinh , rong và tảo).
Công thức Cholorophyll a: C55H72C5N4Mg.
- Không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
- Hấp thu quang phổ ánh sáng khoảng 400 – 700 nm.
- Mg quyết định tính chất của diệp lục (nếu diệp lục mất Mg => không có khả năng huỳnh quang).
• Vai trò:
- Hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Di trú năng lượng vào trung tâm phản ứng.
- Tham gia biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tại trung tâm phản ứng.
4. Pha sáng:
- Thu nhận và tích trữ năng lượng ở dạng ATP và NADH.
- Ở đây xãy ra sự quang photphoryl hóa => sử dụng năng lượng ánh sáng để thêm P vào ADP để tạo ATP.
a. Giai đoạn quang lý:
- Cholorophyll hấp thụ năng lượng ánh sáng và trở thành dạng kích động, có vai trò quan trọng trong vận chuyển điện tử.
- Các sắc tố phụ cũng nhận năng lượng ánh sáng và truyền cho Cholorophyll.
Carrotenoid => chlorophyll b => Chl a670 => Chl a680 => Chl a700.
 trong giai đoạn quang lý, Chl hấp thu năng lượng ánh sáng vảtở thành dạng giàu năng lượng sẵn sàng tham gia vào các phản ứng sau này.
b. Quang hóa:
- Chl sử dụng năng lượng hấp thu vào các phản ứng quang hóa tạo chất dự trữ năng lượng và chất khử.
- Quá trình tạo ATP do tác động ánh sáng gọi là quá trình quang photphory hóa.
Có 2 kiểu quang photphory hóa:
+ Photphory hóa vòng: Đi kèm với con đường vận chuyển và vòng ( xãy ra ở TV khi gặp điều kiện bất lợi => tạo 1 – 2 ATP).
+ Photphory hóa không vòng: Đi kèm với quá trình vận chuyển điện tử không vòng. Các phản ứng tập hợp trong QH I và QH II:
 Quang hợp I:
- Ánh sáng kích thích Chlo làm mất 2 e => Ferdea => NADP+ khử thành NADPH.
- NADPH lập tức làm chất cho điện tử dể khử CO2 tạo Cacbonhydrate ( cố định cacbon).
 Quang hợp II: Xảy ra pứ quang phân nước do ánh sáng.

2H2O 4e- + 4H+ + O2


H2O  P680  chuỗi vận chuyển e-  P700 " chuỗi chuyển điện tử QH I  NADPH2 " Cacbonhydrate.




















Sự vận chuyển e- qua chuỗi vận chuyển điện tử giúp giải phóng H+ vào phía trong thylakoid " cùng với H+ do sự quang phân li nước làm nồng độ H+ tăng lên. H+ sẽ đi ra stroma theo građien qua ATP syuthase " tạo ATP ở stroma.
 Kết luận: pha sáng tạo ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối sử dụng.
5. Pha tối:
Có 2 cơ chế chính trong quá trình sử dụng cố định CO2 ở TV (chu trình C3 và C4). Sự khác nhau của 2 chu trình là sản phẩm đầu tiên và chất nhận CO2 đầu tiên.
 M.Calvin nuôi tảo Chlorella trong môi trường đồng vị phóng xạ (C14O2) để theo dõi sản phẩm của QH.
Chất nhận CO2 thường có sẵn trong TB lá là ribulose biphosphate có 5C (RuBP) " dưới xúc tác của enzym ribulose biphosphate cacbonxylase " tạo sản phẩm đầu tiên là phosphoglyxeric acid (PGA).
" 1.3 – biphosphate glyxerate " (bị khử bởi NADH) Glyxerađehit – 3 – phosphate (G3P) " 1 phân tử đi ra ngoài chu trình để tạo glucose (cứ 2 phân tử G3P tạo 1 fructose-1,6- diphosphate) phần còn lại tham gia tái tạo ribulose biphotphate.

3CO2 + 9ATP + 6NADPH + 6H2O " 3 G3P + 9ADP + 9Pi + 6NADP+.

 Chu trình C4 (Hatch – Slack 1965)
- CO2 từ TB mô giậu vào TB bao bó mạch để thực hiện pha tối ( “bơm” chủ động).
- CO2 xâm nhập vào TB thịt lá " gắn vào PEP (phosphoenolpyruvic acid) tạo oxalic acid 4C (AOA) nhờ enzym PEP cacboxylase.
- Trung tâm hoạt động của PEP cacboxylase không có ái lực với O2 " PEP cacboxylase có thể cố định CO2 một cách hiệu quả khi không có RuBP và lúc nồng độ CO2 rất thấp vào những ngày nóng khô.
- AOA " acid malic qua sợi liên bào vào TB bao mạch lá.
- Malic acid nhả CO2 vào chu trìng Calvin " malic biến thành pyruvic acid trở về TB thịt lá.
- Trên thực tế, các TB thịt lá bơm CO2 vào TB bao mạch lá " ngăn cản quang hô hấp và tăng cường tạo đường nhờ nồng độ CO2 được duy trì ở mức cao, thuận tiện cho quang hợp.
















 Con đường cố định CO2 ở TV CAM (Crassulacea Acid Metabolism).
- Mở khí khổng vào ban đêm, đóng lại vào ban ngày.
- Đêm, khí khổng mở nhận CO2 và gắn CO2 vào các acid hữu cơ. Các TB thịt lá dự trữ các acid hữu cơ trong không bào.
- Ngày, pứ sáng cung cấp ATP và NADPH cho chu trình Calvin, CO2 được phóng thích khỏi acid hữu cơ gắn vào các phân tử đường.













 So sánh các con đường cố định CO2 ở C3, C4, CAM.
a) Giống nhau: Đều sử dụng chu trình Calvin để cố định CO2.
b) Khác nhau:

TV C3 TV C4 TV CAM
- Trong điều kiện ánh sáng, to, độ CO2, O2 bình thường
- Sản phẩm QH đầu tiên: APG (3C) - QH trong điều kiện ánh sáng cao, nồng độ O2 cao và CO2 thấp
- QH ở 2 không gian khác nhau
AOA (4C) - Cố định CO2 tiến hành vào ban đêm.
- QH ở 2 thời gian khác nhau
AOA (4C)

II. Dinh dưỡng khoáng:
1. Nguyên tố khoáng:
- Các nguyên tố kháng ở trong đất thường tồn tại dưới dạng hòa tan và phân li thành anion và cation.
- Các nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm đa lượng (10-3 – 10-2 g/g chất khô): N, P, K, S, Ca, Mg,…
+ Nhóm vi lượng (< 10-3 g/g chất khô): Fe, Mn, B, Zn, Cu, Mo,…
- Vai trò của khoáng đa lượng:
+ Đóng vai trò trong cấu trúc TB, là thành phần của các đại phân tử trong TB
+ Ảnh hưởng đến tính chấtcủa hệ thống keo trong chất nguyên sinh như S bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
- Vai trò của khoáng vi lượng:
+ Thành phần không thể thiếu cuả enzym.
+ Liên kết với chất hữu cơ tạo thành các hợp chất có vai trò quan trọng trong trao đổi chất.
2. Rễ và sự hấp thu dinh dưỡng qua rễ:
a. Rễ:
- Gồm các TB biểu bì phát triển thành lông hút, chóp rễ có bao rễ là cấu trúc chuyên hóa để bảo vệ rễ.
- Nhiệm vụ:
+ Giúp cây bám chạt vào giá thể.
+ Hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng.
+ Dự trữ các chất dinh dưỡng hữu cơ trong cây.
b. Sự hấp thu dinh dưỡng qua rễ:
 Sự hấp thu nước:
- TV thủy sinh hấp thu nước từ môi trường xung quanh qua TB biểu bì của cây.
- TV trên cạn hấp thu nước từ đất qua bề mặt TB biểu bì của rễ (lông hút).
- Đặc điểm TB lông hút phù hợp chức năng.
+ Thành TB mỏng, không thấm cutin.
+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh mẽ của rễ " chênh lệch thế năng nước.
 Sự hấp thu các ion khoáng:
- Hấp thu bị động:
+ Khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ.
+ Vào rễ theo dòng nước hòa tan khoáng.
+ Các ion khoáng bám trên bề mặt các hạt keo đất " bề mặt rễ trao đổi khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất.
- Hấp thu chủ động:
+ Vận chuyển ngược građien nồng độ, cần năng lượng và chất mang.
+ Các ion khoáng được hấp thụ có chọn lọc nhờ các protêin chất mang và kênh dẫn truyền gắn vào màng.

III. Cố định nitogen:
1. Quá trình cố định N khí quyển:
 Nhờ sấm sét
N2 + O2 " NO + O2 " NO2 + H2O " NO3-
 Nhờ vi khuẩn:
- Nhóm VK tự do: Azotobacteria, Clostridium,…
- Nhóm VK cộng sinh:
+ Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ đậu.
+ Anabaena azolleae trong bèo hoa dâu.
- Điều kiện xảy ra:
+ Có các lực khử mạnh và năng lượng ATP.
+ Có enzym nitrogenaza trong điều kiện kị khí.
2. Quá trình biến đổi N trong cây:
 Quá trình amon hóa:
Cây hút cả NO3- và NH4+ nhưng cây chỉ cần NH4+ để tạo aa nên việc đầu tiên cây thực hiện là biến đổi NO3- " NH4+.
 Quá trình hình thành aa:
Quá trình hô hấp cảu cây tạo ra các acid (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi này các acid có thêm gốc -NH2 để hình thành aa.
VD: acid pyruvic + -NH2 " alanin.

B) DINH DƯỠNG Ở ĐV:
I. Nhu cầu dinh dưỡng ở ĐV và người:
- Chất dinh dưỡng mà cơ thể tiếp nhận không chỉ dùng làm nguyên liệu kiến tạo cơ thể mà còn là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của mọi người, SV.
- Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy độ tuổi, mục đích nuôi dưỡng.
+ Cơ thể đang lớn: nhu cầu protêin cao cần cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển " cần nghiên cứu để tăng năng suất.
+ Muốn vậy, cần đảm bảo chế độ nuôi dưỡng đủ lượng và chất, vệ sinh nơi ở.
- Cũng như ĐV dị dưỡng, con người cần được cung cấp protein, cacbonhyrate, lipid, nước, khoáng,… cho các hoạt động sống, và xây dựng cơ thể. Gồm 2 nhóm dinh dưỡng: nhóm đa lượng – nhóm vi lượng.
 Chất dinh dưỡng đa lượng:
- Hydrocacbon và lipid: là nguồn năng lượng sử dụng cho hô hấp TB và sản sinh năng lượng.
+ Hydrocacbon: sacroz, tinh bột,… đều biến đổi thành glucose, nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp TB.
+ Lipid: mỡ, dầu… đều biến đổi thành glucose sử dụng cho hô hấp TB.
- Protein: là nguyên liệu cho tăng trưởng và tái tạo.
+ Các aa không thay thế: cơ thể không tự tổng hợp được, phải cung cấp từ thức ăn (valin, lizin,…). VD: sữa, trứng,…
+ Các aa thay thế: cơ thể có khả năng tự tổng hợp.
 Các chất dinh dưỡng vi lượng: vitamin, khoáng, chất vô cơ.
- Các vitamin:
+ B1, B2, B3 : tham gia vào chuỗi hô hấp TB.
+ B12 : coenzym cần cho sự sản sinh hồng cầu.
+ A: tham gia tạo sắc tố mắt rodopxin.
+ D: tăng cường hấp thu CA ở ruột non, giúp xương phát triển bình thường.
+ K: tham gia vào cơ chế đông máu.
- Các chất vô cơ:
+ Ca (Ca2+): cấu tạo xương, thành phần cảu AND, ATP, ARN.
+ P (H2PO4-): cấu tạo xương, ổn định màng TB, tham gia co cơ và đông máu.
+ K+, Na+, Cl+ : cân bằng điện tích dịch lỏng, ẩnh hưởng đến quá trình tạo xung thần kinh.
+ S: cầu disunfat giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc protein.
+ Fe: thành phần của Hb và xitocrom.
+ I: thành phần hoocmon tirozin.
+ Cu, Zn, Mn: thành phần coenzym.

II. Phương thức dinh dưỡng:
1. Ở ĐV:
 Tự dưỡng: nhờ lục lạp " quang hợp. 1 số loài có màu hơi nâu (do sắc tố xantophyl), hay tiết độc tố (hiện tượng nước “nở hoa”).
 Dị dưỡng: hầu hết các loài.
- Nhóm cộng sinh: hải quỳ và tôm ký cư,…
- Nhóm kí sinh: các loài giun kí sinh,…
- Nhóm hội sinh: sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, mối,…
- Nhóm dị dưỡng toàn phần: loài ăn TV, loài ăn ĐV, loài ăn tạp.
 Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng: VD: trùng roi màu (Euglynida)
2. Ở người: Thức ăn được con người hấp thụ thông qua các giai đoạn: nhai - nuốt - hoạt động dạ dày - hấp thụ ở ruột non - hấp thụ ở ruột già - phân thải ra ngoài. " hoạt động cơ học và là PXKĐK.
a. Nhai:
- Miệng nhai giúp thức ăn được nghiền nhỏ và một phần tinh bột được phân giải " đường maltose.
- Nhai gồm có: hàm, răng, các cơ nhai.
- Thức ăn bị cắt, xé, nhào trộn,…với nước bọt.
b. Nuốt:
- Là động tác cơ học của miệng và thực quản đưa thức ăn từ miệng vào sát tâm vị dạ dày.
- Lúc đầu nuốt là động tác có ý thức. Khi thức ăn di chuyển trong thực quản là hàng loạt PXKĐK.
c. Hoạt động cơ học dạ dày:
- Dạ dày có dung tích 1200ml: tâm vị, thượng vị, thân dạ dày,hạ vị, môn vị.
- Tâm vị đóng mở 1 chiều giúp thức ăn không trào ngược.
- Thân dạ dày: co bóp nhờ 3 cơ (vòng, dọc, xiên) " thức ăn được nhào trộn thấm acid và các enzym tiêu hóa.
- Môn vị: đóng mở từng đượt giúp chuyển thức ăn vào tá tràng.
d. Hoạt động ruột non:
- Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, tiết dịch mât, tụy, ruột.
- Có 2 chức năng chính: hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chuyển dịch thức ăn xuống ruột già.
- Hoạt động cơ học:
+ Cử động co thắt: cơ vòng " trộn thức ăn
+ Cử động quả lắc: cơ dọc 2 bên ruột co giãn " các đoạn ruột trườn lên nhau và lật qua lại " nhào trộn thức ăn.
+ Cử động nhu động: lông ruột " di chuyển thức ăn

e. Cử động của ruột già:
- Có hệ VSV rất , thực hiện quá trình tạo phân.
- Hấp thu lại nước.
f. Phân và đại tiện:
- Phân gồm các mảnh vụn cảu tế bào niêm mạc tróc ra, dịch tiêu hóa còn lại khi đã tác động lên TĂ, VK chết, TĂ không tiêu hóa,…
- Khi phân được đẩy xuống trực tràng, kích thích thụ quan ở niêm mạc cơ co thắt hậu môn " phản xạ đại tiện.
3. Phaân bieät tieâu hoùa noäi baøo vaø tieâu hoùa ngoaïi baøo:
 Tieâu hoùa noäi baøo:
- Quaù trình tieâu hoùa xaûy ra trong teá baøo.
- Caùc protists tieâu hoùa thöùc aên trong khoâng baøo tieâu hoùa.
- Khoâng baøo tieâu hoùa chöùc thöùc aên hoøa vôùi lysosome chöùa caùc enzyme thuûy phaân. Ñieàu naøy troän thöùc aên vôùi ezyme cho pheùp thöùc aên ñöôïc tieâu hoùa trong moät buoàng kín.
Quaù trình ñoù ñöôïc goïi laø tieâu hoùa noäi baøo.
Hình thöùc tieâu hoùa naøy cuõng gaëp ôû boït bieån (Sponges)
 Tieâu hoùa ngoaïi baøo:
- ÔÛ haàu heát caùc ñoäng vaät hoaëc ít nhaát moät vaøi giai ñoaïn, phaân caét thöùc aên xaûy ra beân ngoaøi teá baøo. Nhieàu ñoäng vaät coù tuùi tieâu hoùa vôùi moät ñaàu môû. Nhöõng tuùi naøy cuõng ñöôïc goïi laø xoang vi (gastrovascular cavity) vaø thöïc hieän hai chöùc naêng: tieâu hoùa vaø phaân phaùt chaát dinh döôõng ñeán toaøn boä cô theå.
- Thuûy töùc (hydra) duøng xuùc tu (tentacle) baét moài ñöa vaø mieäng sau ñoù vaøo xoang vò. Caùc teá baøo ñaëc bieät cuûa bieåu bì ruoät (xoang vò) tieát ra enzyme tieâu hoùa caùc moâ cuûa con moài thaønh nhöõng thaønh phaàn nhoû hôn. Caùc ñaïi phaân töû sau ñoù ñöôïc caùc teá baøo bieåu bì bao laáy vaø tieáp tuïc bò thuûy phaân noäi baøo. Nhöõng chaát baõ coøn trong xoang vò ñöôïc thaûi ra ngoaøi qua haäu moân (uõng laø mieäng). Hình thöùc tieâu hoùa naøy (ngoaïi-noäi baøo) cuõng tìm thaáy ôû giun deïp, giaùp xaùc nhoû (small crustacean).
- Haàu heát caùc ñoäng vaät nhö giun troøn (nematode), giun ñoát (annelid), thaân meàm (mollusk), chaân khôùp (arthropod), da gai (echinoderm) vaø ñoäng vaät coù daây soáng coù oáng tieâu hoùa vôùi hai ñaàu môû hay oáng (ñöôøng) tieâu hoùa hoaøn chænh (complete ingestive or alimentary canal): moät laø mieäng, moät laø haäu moân. OÁng tieâu hoùa ñöôïc toå chöùc thaønh nhöõng vuøng ñaëc bieät thöïc hieän chöùc naêng tieâu hoùa vaø haáp thu chaát dinh döôõng theo moät moâ hình baäc thang (a stepwise fashion). Tuøy thuoäc vaøo ñoäng vaät, thöùc aên ñöôïc tieâu hoùa ôû mieäng, haàu (pharynx) ñöa xuoáng thöïc quaûn (esophagus), dieàu (crop), meà (gizzard) hay daï daøy (stomach). Dieàu, daï daøy chöùa thöùc aên trong khi meà nghieàn thöùc aên. Thöùc aên sau ñoù ñi ñeán ruoät vaø bò thuûy phaân bôûi caùc enzyme thaønh caùc phaân töû nhoû. Chaát dinh döôõng ñöôïc haáp thu bôûi lôùp teá baøo loùt thaønh oáng sau ñoù vaøo maùu. Chaát baû ñöôïc thaûi ra ngoaøi qua haâu moân (anus).
