Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Luyện tập chương I - Sinh học 12 2013



Họ tên: …………………………….. Lớp: …...
KIỄM TRA CHUYÊN ĐỀ 1+2

1
2
3
4
5
6
7
8
9
0
1-10










11-20










21-30










31-40










Câu 1: Giả sử một mARN được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, U, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
      A. 6 loại mã bộ ba.                      B. 3 loại mã bộ ba.                      C. 27 loại mã bộ ba.                    D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là
      A. đoạn intron.                              B. đoạn êxôn.                               C. gen phân mảnh.                      D. vùng vận hành.
Câu 3: Vùng điều hoà là vùng
      A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin         B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
      C. mang thông tin mã hoá các axit amin                                                 D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 4: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
      A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
      B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
      C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
      D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 5: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
      A. 1800                                          B. 2400                                          C. 3000                                          D. 2040
Câu 6: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
      A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
      B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
      C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
      D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
      A. codon.                                       B. axit amin.                                 B. anticodon.                                C. triplet.
Câu 8: Dịch mã thông tin di truyền trên mARN thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của
      A. rARN.                                        B. ADN.                                          C. tARN.                                        D. ARN.
Câu 9: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
      A. Vùng khởi động.                      B. Vùng mã hoá.                          C. Vùng kết thúc.                         D. Vùng vận hành.
Câu 10: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
      A. 3’ → 3’.                                     B. 3’ → 5’.                                     C. 5’ → 3’.                                     D. 5’ → 5’.
Câu 11: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là
      A. axit amin hoạt hoá.                B. axit amin tự do.                       C. chuỗi polipeptit.                       D. phức hợp aa-tARN.
Câu 12: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là
      A. điều hòa quá trình dịch mã.  B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
      C. điều hòa quá trình phiên mã.                                                        D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.
Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì
      A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.                          B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
      C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.                         D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 14: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng
      A. vận hành.                                 B. điều hòa.                                   C. khởi động.                                 D. mã hóa.
Câu 15: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là
      A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
      B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
      C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
      D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
Câu 16: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
      A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ
      B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
      C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A
      D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
Câu 17: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
      A. vi khuẩn                                    B. động vật nguyên sinh             C. 5BU                                           D. virut hecpet
Câu 18: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)
      A. 1                                                 B. 2                                                 C. 3                                                 D. 4
Câu 19: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G*) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp
      A. T-A                                             B. A-T                                             C. G-X                                            D. X-G
Câu 20: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể
      A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
      B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
      C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
      D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 21: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp
      A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
      B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
      C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
      D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
Câu 22: Cơ thể tứ bội quả đỏ có kiểu gen Aaaa khi giảm phân cho giao tử như thế nào?
      A. 1A:3a                                        B. 1Aa:1aa                                    C. 1Aa:3aa                                    D. 1A:1aaa
Câu 23: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Gen này bị đột biến do tác nhân là chất 5-BU. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
      A. 179.                                            B. 359.                                            C. 718.                                            D. 539.
Câu 24: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?
      A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.                           B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.
      C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.                                   D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.
Câu 25: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
      A. nuclêôxôm.                              B. sợi nhiễm sắc.                          C. sợi siêu xoắn.                           D. sợi cơ bản.
Câu 26: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGŸHI và abcdefgŸhi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGŸHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:
      A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.
      B. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng.
      C. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng.
      D. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.
Câu 27: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn co xoắn cực đại quan sát được dưới kính hiển vi vào
      A. kì trung gian.                            B. kì giữa.                                      C. kì sau.                                        D. kì cuối.
Câu 28: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
      A. Đột biến gen.                            B. Mất đoạn nhỏ.                         C. Chuyển đoạn nhỏ.                  D. Đột biến lệch bội.
Câu 29: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là
      A. ADN.                                          B. nuclêôxôm.                              C. sợi cơ bản.                                D. sợi nhiễm sắc.
Câu 30: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
      A. mất đoạn nhiễm sắc thể.       B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
      C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.       D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 31: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
      A. chuyển đoạn.                           B. lặp đoạn và mất đoạn.          C. đảo đoạn.                                 D. hoán vị gen.
Câu 32: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
      A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.                                                 B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
      C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.                                                 D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 33: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến
      A. lệch bội.                                     B. đa bội.                                       C. cấu trúc NST.                           D. số lượng NST.
Câu 34: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ
      A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.
      B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
      C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.
      D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.
Câu 35: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
      A. thể ba.                                       B. thể ba kép.                                C. thể bốn.                                     D. thể tứ bội
Câu 36: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
      A. 35 cao: 1 thấp.                        B. 11 cao: 1 thấp.                        C. 3 cao: 1 thấp.                           D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 37: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
      A. 12.                                              B. 24.                                              C. 25.                                              D. 23.
Câu 38: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
      A. thể ba.                                       B. thể ba kép.                                C. thể bốn.                                     D. thể tứ bội
Câu 39: Một gen có chiều dài 510nm và có 600 adenine. Trên mạch mã gốc của gen có T chiếm 15% và X chiếm 25%. Trên mARN được tổng hợp từ gen này có số nucleotit loại U là bao nhiêu?
      A. 375                                             B. 225                                             C. 450                                             D. 600
Câu 40: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 24, thì tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
      A. 12.                                              B. 26.                                              C. 48.                                              D. 36.