Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Trắc nghiệm sinh học 12 - phần 3

81. Nguyên nhân gây đột biến do
            a. sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong nhân đôi AND do tác nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường.
            b. sai hỏng ngẫu nhiên trong nhân đôi AND, do tác nhân hoá học, sinh học của môi trường.
            c. sự bắt cặp không đúng do tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
            d. tác nhân vật lí, hoá học.
82. Điều không đúng về đột biến gen là
            a. gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc gen.
            b. có thể có lợi có hại hoặc trung tính.
            c. có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng phong phú.
            d. là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
83. Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá vì
            a. làm xuất hiện các alen mới, tổng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn.
            b. tổng đột biến trong quần thể có số lượng lớn nhất.
            c. đột biến gen không gây hậu quả nghiêm trọng.
            d. đột biến gen là những đột biến nhỏ.
84. Cấu trúc NST ở sinh vật nhân sơ
            a. chỉ là phân tử ADN, mạch kép, dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
            b. phân tử ADN dạng vòng.
            c. phân tử ADN liên kết với prôtêin.
            d. phân tử ARN.
85. Thành phần hoá học chính của NST ở sinh vật nhân thực là
            a. ADN và prôtêin dạng histôn.                       b. ADN và prôtêin dạng phi hisôn.
            c. ADN và các enzim nhân đôi.                       d. ADN và prôtêin dạng histôn và phi histôn.
86. Hình thái NST trong kì đầu của quá trình phân bào ở dạng
            a. sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn.                  b. đóng xoắn và co ngắn cực đại.
            c. sợi mãnh và bắt đầu dãn xoắn.                    d. dãn xoắn nhiều.
87. Hình thái NST trong kì giữa và kì sau của quá trình phân bào ở dạng
            a. sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn.                  b. đóng xoắn và co ngắn cực đại.
            c. sợi mãnh và bắt đầu dãn xoắn.                    d. dãn xoắn nhiều.
88. Câu nào sau đây là đúng với quá trình dịch mã?
            a. trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với từng ribôxôm riêng rẽ.
            b. trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm tạo thành pôliribôxôm (pôlixôm), giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
            c. khi ribôxôm tiếp xúc với mã mở đầu thì quá trình dịch mã sẽ hoàn tất.
            d. không có câu nào đúng.
89. Hình thái NST trong kì cuối của quá trình phân bào ở dạng
            a. sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn.                  b. đóng xoắn và co ngắn cực đại.
            c. sợi mãnh và bắt đầu dãn xoắn.                    d. dãn xoắn nhiều
90. Mỗi NST chứa một phân tử ADN dài gấp hàng nghìn lần so với đường kính của nhân tế bào do
            a. ADN có khả năng đóng xoắn                       b. sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.
            c. ADN cùng với prôtêin histôn tạo nên các nuclêôxôm.         d. có thể ở dạng cực mảnh.
91. Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST
            a. thuận lợi cho sự phân li các NST trong quá  trình phân bào
            b. thuận lợi cho sự tổ hợp các NST trong quá trình phân bào.
            c. thuận lợi cho sự phân li, sự tổ hợp các NST trong quá trình phân bào.
            d. giúp tế bào chứa được nhiều NST.
92. Một nuclêôxôm gồm
            a. một đoạn phân tử ADN quấn ¼ vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
            b. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
            c. phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
            d. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêotit.
93. Mức xoắn 1 của NST là
            a. sợi cơ bản, đường kính 11nm                       b. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.
            c. siêu xoắn, đường kính 300nm.                     d. crômatic, đường kính 700nm.
94. Mức xoắn 2 của NST là
            a. sợi cơ bản, đường kính 11nm                       b. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.
            c. siêu xoắn, đường kính 300nm.                     d. crômatic, đường kính 700nm.
95. Mức xoắn 3 của NST là
            a. sợi cơ bản, đường kính 11nm                       b. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.
            c. siêu xoắn, đường kính 300nm.                     d. crômatic, đường kính 700nm.
96. Cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
            a. phân tử ADN  đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm)  sợi cơ bản sợi nhiễm sắc  crômatic.
            b. phân tử ADN sợi cơ bản  đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm)  sợi nhiễm sắc  crômatic
            c. phân tử ADN  đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) sợi nhiễm sắc sợi cơ bản  crômatic
            d. phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc đơn vị cơ bản  nuclêôxôm crômatic.
97. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng bởi
            a. số lượng, hình thái NST.                              b. số lượng, cấu trúc NST.
            c. số lượng không đổi.                                     d. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
98. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng
            a. ADN                        b. NST                         c. gen                           d. các nuclêotit
99. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của
            a. tác nhân sinh học, vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.
            b. tác nhân vật lí, hoá học, sinh học.
            c. biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào, tác nhân sinh học.
            d. tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.
100. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là
            a. làm đứt, gãy NST, làm ảnh hưởng tới quá trình nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatic.
            b. làm đứt, gãy NST, làm ảnh hưởng tới quá trình nhân đôi ADN.
            c. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatic.
            d. làm đứt gãy NST dẫn đến rối lọan trao đổi chéo.
101. Đột biến mất đoạn NST là
            a. sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên NST.
            b. một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST.
            c. một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST.
            d. sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST.
102. Đột biến lặp đoạn NST là
            a. sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên NST.
            b. một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST.
            c. một đoạn NST đứt ra,đảo ngược 180o và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST.
            d. sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST.
103. Đột biến đảo đoạn NST là
            a. sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên NST.
            b. một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST.
            c. một đoạn NST đứt ra, đảo ngược 180o và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST.
            d. sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST.
104. Đột biến chuyển đoạn NST là
            a. sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên NST.
            b. một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST.
            c. một đoạn NST đứt ra, đảo ngược 180o và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST.
            d. sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST.
105. Loại  đột biến cấu trúc NST có thể làm giảm số lượng gen trên NST là
            a. lặp đoạn, chuyển đoạn                                 b. đảo đoạn, chuyển đoạn.
            c. mất đoạn, chuyển đoạn.                               d. lặp đoạn, đảo đoạn.
106. Loại đột biến cấu trúc NST có thể làm tăng số lượng gen trên NST là
            a. lặp đoạn, chuyển đoạn.                                b. đảo đoạn, chuyển đoạn.
            c. mất đoạn, chuyển đoạn.                               d. lặp đoạn, đảo đoạn.
107. Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là
            a. mất đoạn, đảo đoạn                         b. đảo đoạn, lặp đoạn.
            c. lặp đoạn, chuyển đoạn.                    d. mất đoạn, chuyển đoạn lớn.
108. Đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST thuộc thể đột biến.
            a. mất đoạn                  b. đảo đoạn                  c. lặp đoạn                   d. chuyển đoạn.
109. Đột biến cấu trúc NST thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến
            a. mất đoạn                  b. đảo đoạn                  c. lặp đoạn.                  d. chuyển đoạn.
110. Đột biến cấu trúc NST thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản của sinh vật thuộc đột biến
            a. mất đoạn nhỏ           b. đảo đoạn.                 c. lặp đoạn                   d. chuyển đoạn lớn.
111. Loại đột biến cấu trúc NST thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là
            a. mất đoạn                  b. đảo đoạn                  c. lặp đoạn       d. chuyển đoạn.
112. Loại đột biến cấu trúc NST làm tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện tính trạng ở sinh vật là
            a. mất đoạn                  b. đảo đoạn                  c. lặp đoạn                   d. chuyển đoạn
113.  Trên một cánh của 1 NST ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy NST bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ABCDEDEFGH, dạng đột biến đó là
            a. lặp đoạn       b. đảo đoạn      c. chuyển đoạn tương hỗ         d. chuyển đoạn không tương hỗ.
114. Một đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDEFGH, một đột biến xảy ra làm  NST có trình tự các gen: ADCBEFGH, NST trên đã bị đột biến
            a. lặp đoạn       b. đảo đoạn      c. chuyển đoạn tương hỗ         d. chuyển đoạn không tương hỗ.
115. Một đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH ( dấu * biểu hiện cho tâm động), một đột biến xảy ra làm  NST có trình tự các gen: ABCF*EDGH, dạng đột biến đã xảy ra là
            a. đảo đoạn ngoài tâm động                             b. đảo đoạn có chứa tâm động
            c. chuyển đoạn tương hỗ                                 d. chuyển đoạn không tương hỗ.
116. Một đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH ( dấu * biểu hiện cho tâm động), một đột biến xảy ra làm  NST có trình tự các gen: ABCD*EHGF, dạng đột biến đã xảy ra là
            a. đảo đoạn ngoài tâm động                             b. đảo đoạn có chứa tâm động
            c. chuyển đoạn tương hỗ                                 d. chuyển đoạn không tương hỗ.
117. Dạng đột biến cấu trúc NST dẫn đến một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác
            a. chuyển đoạn.           b. lặp đoạn                   c. mất đoạn                  d. đảo đoạn.
118. Chất côxisin thường được dùng để gây đột biến thể tự đa bội vì nó có kả năng
            a. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận bị đột biến thường có kích thước lớn.
            b. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật.
            c. tăng cường quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ.
            d. cản trở sự hình thành thoi phân bào, làm cho NST không phân li.
119. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là
            a. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của NST bị rối loạn.
            b. quá trình nhân đôi của NST bị rối loạn.
            c. sự phân li bất thường của 1 hay nhiều cặp NST tại kì sau của quá trình phân bào
            d. thoi phân bào không hình thành trong quá trình phân bào.
120. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng NST liên quan tới
            a. một hoặc một số cặp NST                b. một số cặp NST

            c. một số hoặc toàn bộ NST                 d. một hoặc một số hoặc toàn bộ NST.

Trắc nghiệm sinh học 12 - phần 2

41. Hội chứng Đao xảy ra do
            a. rối loạn phân li của cặp NST thứ 21.                        b. người mẹ sinh con ở tuổi quá cao    .
            c. sự kết hợp của giao tử bình thường với giao tử có 2 NST số 21.         d. cả 3 câu đều đúng.
42. Ở sinh vật nhân sơ, aa mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là
            a. phêninalanin            b. mêtionin                  c. foocmin mêtiônin                d. glutamin
43. Gen là một đoạn ADN
            a. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.          
            b. mang thông tin di truyền.
            c. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định ( chuỗi pôlipeptit hay phân tử ARN )
            d. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
44. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình ( gen cấu trúc ) gồm vùng
            a. điều hoà, mã hoá, kết thúc.                          b. khởi động, mã hoá, kết thúc.
            c. điều hoà, vận hành, kết thúc.                       d. điều hoà, vận hành, mã hoá.
45. Ở sinh vật nhân thực
            a. các gen có vùng mã hoá liên tục ( gen không phân mảnh).                         
            b. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
            c. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục (gen phân mảnh) .          
            d. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
46. Ở sinh vật nhân sơ
            a. các gen có vùng mã hoá liên tục ( gen không phân mảnh). 
            b. các gen có vùng mã hoá không liên tục.
            c. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục (gen phân mảnh) .
            d.phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tuc.
47. Bản chất của mã di truyền là
            a. một bộ 3 mã hoá cho 1 axit amin.   
            b. 3 nuclêotit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho 1 axit amin.
            c. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
            d. các axit amin được mã hoá trong gen.
48. Mã di truyền có tính thoái hoá vì
            a. có nhiều bộ 3 khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin. 
            b. có nhiều axit amin được mã hoá bởi 1 bộ ba.
            c. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axit amin.
            d. một bộ ba mã hoá một axit amin.
49. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
            a. phổ biến cho mọi sinh vật – đó là mã bộ 3, được đọc từ 1 chiều liên tục từ 5’         3’, có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính phổ biến.
            b. được đọc từ một chiều liên tục từ 5’        3’, có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu.       c. phổ biến cho mọi sinh vật - đó là mã bộ ba, có tính đặc hiệu, có tính phổ biến.
            d. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật – đó là mã bộ ba.
50. Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
            a. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho khoảng 20 loại  axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho loài.
            b. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho loài.
            c. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo ra nhiều bản mật mã thông tin di truyền khác nhau.
            d. với 4 loại nuclêotit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
51. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc
            a. bổ sung, bán bảo tồn.
            b. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ, một mạch mới được tổng hợp.
            c. mạch mới tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
            d. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
52. Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế
            a. nhân đôi, phiên mã, dịch mã.                       b. tổng hợp ADN, ARN.
            c. tổng hợp ADN, dịch mã.                              d. nhân đôi ADN, tổng hợp ARN.
53. Quá trình phiên mã có ở
            a. virut, vi khuẩn.                                            b. sinh vật nhân thực, vi khuẩn
            c. vi rut, vi khuẩn, sinh vật nhân thực. d. sinh vật nhân thực, vi rut.
54. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là
            a. ARN thông tin          b. ARN vận chuyển     c. ARN ribôxôm          d. cả a và c.
55. Quá trình nhân đôi ADN chỉ có 1 mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
            a. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’      3’
            b. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’      5’
            c. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’      5’
            d. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
56. Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polimeraza có vai trò
            a. tháo xoắn phân tử ADN bẻ gãy các liên kết hiđro giữa 2 mạch ADN, lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
            b. bẻ gãy các liên kết hiđro giữa 2 mạch ADN
            c. duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung
            d. bẻ gãy các liên kết hiđro giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình nhân đôi.
57. Điểm mấu chốt trong quá trình nhân đôi ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là do
            a. nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn                  b. nguyên tắc bán bảo tồn
            c. sự lắp ráp tuần tự các nucleotit                     d. một bazơ bé bù với một bazơ lớn.
58. Các protein được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
            a. bắt đầu bằng axit amin Met (Met – tARN)               b. bắt đầu bằng axit foocmin – Met
            c. kết thúc bằng Met                                        d. bắt đầu từ một phức hợp aa – tARN.
59. Theo quan điểm về opêron, các gen điều hoà giữ vai trò quan trọng trong
            a. tổng hợp chất ức chế
            b. ức chế sự tổng hợp protein vào lúc cần thiết
            c. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp protein
            d. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp protein theo nhu cầu của tế bào.
60. Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi
            a. gen điều hoà                                    b. cơ chế điều hoà ức chế
            c. cơ chế điều hoà cảm ứng                             d. cơ chế điều hoà.
61. Hoạt động điều hoà của gen ở E. coli chịu sự kiểm soát bởi
            a. gen điều hoà                                   
            b. cơ chế điều hoà ức chế
            c. cơ chế điều hoà cảm ứng
            d. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng.
62.Một trong những đặc điểm của quá trình tái bản AND ở sinh vật nhân thật ( eucaryôte) là
            a. xảy ra vào kì đầu của quá trình nguyên phân.
            b. xảy ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
            c. quá trình tái bản và dịch mã có thể diễn ra đồng thời trong nhân.
            d. xảy ra trong tế bào chất.
63. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
            a. tổng hợp ra protein cần thiết
            b. ức chế sự tổng hợp protein vào lúc cần thiết
            c. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp protein
            d. đảm bảo cho hoạt động  sống của tế bào trở nên hài hoà.
64. Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hoà ở các opêron chủ yếu diễn ra trong giai đoạn
            a. trước phiên mã                     b. phiên mã.                 c. dịch mã                    d. sau dịh mã.
65. Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là
            a. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
            b. mang thông tin cho việc tổng hợp 1 prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.
            c. mang thông tin cho việc tổng hợp 1 prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
            d. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.
66. Ở sinh vật nhân thực, sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra  ở giai đoạn
            a. trước phiên mã.        b. phiên mã.     c. dịch mã.       d. trước phiên mã đến sau dịch mã.
67. Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến
            a. đã biểu hiện ra kiểu hình     b. NST             c. gen trội.        d. gen hay đột biến NST
68. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
            a. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc gen.
            b. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
            c. sức đề kháng của từng cơ thể.
            d. điều kiện sống của sinh vật.
69. Đột biến điểm có các dạng
            a. mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêotit. b. mất, thêm 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
            c. mất, thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.         d. thêm, thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
70. Đột biến trong cấu trúc của gen
            a. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
            b. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
            c. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
            d. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
71. Đột biến thành gen lặn biểu hiện
            a. kiểu hình khi ở trạng thái dị  hợ p tử  và  đồng hợp tử.                     b. ở phần lớn cơ thể.
            c. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.                                d. ngay ở cơ thể mang đột biến.
72. Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặc cấu trúc của gen là
            a. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.                                    b. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
            c.thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.   d. tất cả đều sai.
73. Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong nhân đôi ADN tạo nên
            a. 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN. b. đột biến A – T        G – X.
            c. đột biến G – X   A – T.                                       d. sự sai hỏng ngẫu nhiên.
74. Tác nhân hoá học như 5 – Brôm uraxin là chất đồng đẳng của timin  gây đột biến
            a. thêm nu loại A                                             b. mất nu loại A.         
            c. tạo 2 phân tử timin cùng mạch ADN.           d. A –T      G – X.
75. Tác động của tia tử ngoại ( UV) là tạo ra
            a. đột biến thêm nu loại A                   b. đột mất nu loại A
            c. đimêtimin ( 2 phân tử timin trên cùng một đoạn mạch ADN gắn nối với nhau)
            d. đột biến A – T   G - X
76. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A –T bằng 1 cặp G – X thì số liên kết hidrô sẽ
            a. tăng 1           b. tăng 2                       c. giảm 1                      d. giảm 2
77. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T thì số liên kết hydrô sẽ
            a. tăng 1                       b. tăng 2                       c. giảm 1                      d. giảm 2.
78. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau về axit amin thứ 80. Gen cấu trúc đã bị đột biến dạng
            a. thay thế 1 cặp nu này bằng 1 căp nu khác ở bộ 3 thứ 80.
            b. mất cặp nu ở vị trí 80
            c. thêm 1 cặp nu vào vị trí 80.
            d. thêm 1 cặp nu vào vị trí bộ 3 thứ 80.
79. Một prôtêin bình thường có 398 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi do axit amin thứ 15 bị thay thế bằng 1 aa mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là
            a. thêm nu ở bộ 3 mã hoá axit amin thứ 15.     b. mất nu ở bộ 3 mã hoá aa thứ 15.
            c. thay thế nu ở bộ 3 mã hoá aa thứ 15.           d. thêm hoặc thay thế nu ở bộ 3 mã hoá thứ 15.
80. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
            a. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới sinh vật không kiểm soát được quá trình nhân đôi ADN.
            b. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
            c. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

            d. gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Trắc nghiệm sinh học tiến hóa 12 - Phát sinh phát triển sinh giới, phát sinh loài người

1. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
A. Lipit và axit nuclêic . B. Protêin và axit nuclêic.
C. ADN và ARN. D. ADN và prôtêin.
2. Ở cấp độ phân tử, cấu tạo của vật chất hữu cơ khác với hợp chất vô cơ về:
A. chức năng của các nguyên tố. B. mức độ hoạt động của các nguyên tố.
C. tính chất của các nguyên tố. D. thành phần, hàm lượng của các nguyên tố.
3. Đặc điểm nào sau đây có ở cả vật sống và vật không sống:
A. trao đổi chất với môi trường theo phương thức đồng hoá, dị hoá.
B. có khả năng tự điều chỉnh, tự đổi mới.
C. được xây dựng từ các nguyên tố hóa học.
D. có khả năng nhân đôi và di truyền.
4. Đặc tính nào sau đây giúp cho cơ thể sống có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi trường?
A. Có khả năng tự điều chỉnh.
B. Có khả năng nhân đôi.
C. Có khả năng tích luỹ thông tin di truyền.
D. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá và dị hoá.
5. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Mọi tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
B. Các tổ chức sống thường xuyên tự đổi mới là vì nó không ngừng trao đổ chất với môi trường.
C. Chỉ có sinh vật mới trao đổi chất với môi trường ngoài.
D. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là dấu hiệu quan trọng để phân biệt sinh vật với vật vô sinh.
6. Khoa học hiện đại khẳng định sự sống được phát sinh từ chất vô cơ. Người ta chia sự phát sinh sự sống ra mấy giai đoạn?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
7. Các tổ chức sống có khả năng tích luỹ thông tin di truyền là nhờ
A.nó có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
B. nó có khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến.
C. nó có khả năng di truyền các đặc điểm vốn có của loài.
D. cả A, B và C.
8. Khi nói về phát sinh sự sống, điều nào sau đây không đúng?
A. Phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của cacbon.
B. Sự sống đầu tiên được phát sinh từ các hợp chất vô cơ theo con đường hoá học.
C. Ngày nay, sự sống vẫn đang được hình thành từ các dạng không sống.
D. Chỉ có hệ tương tác protein – axit nucleic mới có khả năng nhân đôi, tự đổi mới.
9. Bản chất của giai đoạn tiến hoá hoá học là:
A. tổng hợp chất hữu cơ cho sự sống từ các chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên.
B. tổng hợp những chất hữu cơ từ các chất vô sơ nhờ sự xúc tác của enzim.
C. tổng hợp những chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
D. tổng hợp những chất hữu cơ từ các chất vô cơ và hữu cơ có sẵn.
10. Năm 1953 S.Milơ đã tiến hành thí nghiêm “Cho tia  tử ngoại chiếu qua một hỗn hợp hơi nước, CH4, NH3, CO thì thu được những axit amin. Được đun nóng từ 150oC đến 180oC, một số hỗn hợp axit amin đã tạo thành những mạch pôlipeptit”.
Thí nghiệm này nhằm chứng minh:
A. Cơ thể sống được tạo ra từ chất vô cơ.
B. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành từ các chất vô cơ.
C. Có thể tổng hợp được prôtêin từ hơi nước và các chất vô cơ khác.
D. Con người có thể tạo ra được vật thể sống từ các chất không sống.
11. Ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, CLTN tác động chủ yếu vào cấp độ
A. Phân tử B. Giao tử C. Tế bào D. Cá thể.
12. Ngày nay, sự sống không còn được tiếp tục hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học. Nguyên nhân chủ yếu vì:
A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết.
B. chất hũu cơ bị các vi sinh vật phân huỷ.
C. không đụ thời gian để hình thành nên sự sống.
D. con người đã can thiệp quá sâu vào thiên nhiên.
13. Chất nào sau đây không có trong khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ?
A. CH4 B. NH3 C. C2N2 D. CO2
14. Nói về sự tiến hoá hoá học, điều nào sau đây không đúng?
A. Từ các chất vô cơ đã hình thành nên các hợp chất hữu cơ đầu tiên là cacbua hidro.
B. Lipit, saccarit, protein, axit nucleic đềuxuất hiện sau cacbua hidro.
C. Ở trong không khí, các hợp chất hữucơ kết hợp với nhau để hình thành các hệ tương tác.
D. Tất cả các hợp chất hữu cơ đều không bị phân huỷ mà được rơi xuống biển, đại dương.
15. Khi nói về giọt côaxecva, điều nào sau đây không đúng?
A. Các giọt coaxecva được hình thành do hai dung dịch keo tương tác với nhau.
B. Các giọt côaxecva có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ và sinh trưởng.
C. Giọt coaxecva có khả năng phân chia thànnh những giọt mới vì nó chứa axit nucleic.
D. Hình thành giọt coaxecva là giai đoạn đầu tiên của tiến hoá tiền sinh học.
16. Hình thành giọt coaxecva có khả năng sinh sản là dấu hiệu đánh dấu sự xuất hiện
A. vật chất di truyền B. tổ chức sống đầu tiên
C. tiến hoá hoá học D. tiến hoá tiền sinh học.
17. Hoá thạch là:
A. hiện tượng cơ thể sinh vật bị biến thành đá.
B. di tích của sinh vật sống trong các thời đại đã để lại trong các lớp đất đá.
C. xác của sinh vật được bảo vệ trong thời gian dìa mà không bị phâ huỷ.
D. sự chế tạo ra các con vật bằng đá nhằm mục đích thẩm mĩ.
18. Người ta dựa vào tiêu chí nào sa đây để chia lịch sử Trái Đất thành các đại, các kỉ?
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.
B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật.
C. Thời gian hình thành và phát triển của Trái Đất.
19. Kết luận nào sau đây chưa chính xác?
A. Lịch sử của Trái Đất được chia thành 5 đại, đại Nguyên sinh chiếm thời gian dài nhất.
B. Sự pgát triển của sinh vật luôn kéo theo sự biến đổi về địa chất, khí hậu.
C. Các loài xuất hiện sau thường tiến hoá hơn các loài xuất hiện trước.
D. Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở trên cạn, sau đó di cư xuống dưới nước.
20. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, càng về sau, sự tiến hoá diễn ra với tốc độ càng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do càng về sau thì
A. tính đa dạng của giới sinh vật càng tăng lên thúc đẩy nhau cùng tiến hoá.
B. sinh vật đạt được những trình độ thích nghi hoàn thiện hơn, ít lệ thuộc vào môi trường.
C. tốc độ biến đổi của địa chất, khí hậu diễn ra càng nhanh.
D. trình độ tổ chức của cơ thể càng cao nên sinh vật dễ phát sinh các biến dị.
21. Trong lịch sử phát triển của thế giới sv, có rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các loài bị tiêu diệt hàng loạt là
A. loài xuất hiện sau đã tiêu diệt những loài sv xuất hiện trước.
B. có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài với nhau.
C. có sự thay đổi lớn về địa chất và khí hậu.
D. có sự thay đổi lớn về nguồn thức ăn và nơi ở.
22. Kết luận nào sau đây chưa chính xác?
A. Sự biến đổi về địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.
B. Sự phát riển của sinh giới đã thúc đẩy sự biến đổi địa chất và khí hậu.
C. Sự biến đổi thường được bắt đầu từ động vật, qua đó ảnh hưởng tới thực vật.
D. Càng về sau thì sự tiến hoá diễn ra với tốc độ càng nhanh.
23. Bằng chứng quan trọng nhất để chứng tỏ ở đại Thái cổ, sự sống đã phát sinh là
A. sự có mặt của than chì và đá vôi.
B. hoá thạch của các loài vi khuẩn.
C. sự sống đang tập trung dưới nước.
D. hoá thạch của các dạng động vật nguyên sinh.
24. Ở đại Thái cổ, sự sống đang tập trung dưới nước là vì
A. cơ thể có cấu tạo đơn giản. B. chưa có tầng ôzôn để ngăn chặn tia tử ngoại.
C. động vật hô hấp bằng mang. D. hầu hết cơ thể sinh vật đều đơn bào.
25. Khi nói về đại Cổ sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. Ở đv, các loài cá phát triển mạnh và chiếm ưu thế.
B. Ở tv, cây hạt trần phát triển ưu thế.
C. Ở cuối kỉ, đã xuất hiện những đại diện đầu tiên của bò sát.
D. Sinh vật ở cạn phát triển mạnh, sự tiến hoá diễn ra nhanh chóng.
26. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau phản ánh
      a. mức độ quan hệ giữa các loài                                   b. sự tiến hoá phân li
      c. quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển loài       d. nguồn gốc chung của sinh giới
27. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về nguồn gốc các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái đất là:
      a. Handan và Fox        b. Oparin và Handan               c. Oparin và Milơ         d. Milơ và Fox
28. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
            a. do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
      b. có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
      c. trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có hoặc có rất ít oxi
            d. quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
29. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
            a. tinh tinh                   b. đười ươi                   c. gôrilia                                   d. vượn
30. Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là
      a. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic
      b. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic
      c. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic
      d. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi
31. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta?
      a. sâu bọ xuất hiện                                                                   b. xuất hiện thực vật có hoa
      c. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ                   d. tiến hoá động vật có vú
32. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiênh chuyển lên sống trên cạn vào đại
            a. cổ sinh                     b. nguyên sinh             c. trung sinh                 d. tân sinh
33. Loài người hình thành vào kỉ
            a. đệ tam                      b. đệ tứ            c. jura                          d. tam điệp
34. Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh?
            a. kỉ  phấn trắng                       b. kỉ jura                      c. tam điệp       d. đêvôn
35.  Tiến hóa hóa học là quá trình
            A. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
            B. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
            C. tổng hợp các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
            D. tổng hợp các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
36. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây chưa chính xác?
            A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
            B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
            C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành  người.
            D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
37. Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng
            A. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi.
            B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau.
            C. người H. erectus di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens.
            D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis.
38. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật.Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là
            A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
            B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.
            C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh,  đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
            D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
39. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học
            A. hình thành các tế bào sơ khai.         B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.
            C. hình thành sinh vật đa bào.       D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như hôm nay.
40. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là
            A. cấu tạo tay và chân.                                                B. cấu tạo của bộ răng.
            C. cấu tạo và kích thước của bộ não.                           D. cấu tạo của bộ xương.
41. Sọ người có đặc điểm gì chứng tỏ tiếng nói phát triển?
            A. có cằm.       B. không có cằm          C. xương hàm nhỏ       D. không có răng nanh.