Thứ Hai, 15 tháng 12, 2008

Cấu trúc đề thi ĐH-CĐ 2009 môn Văn





TTO - Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) vừa ấn hành tài liệu Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ÐH-CÐ 2009 theo chương trình THPT phân ban đại trà. Ðây là tài liệu chính thức giúp giáo viên và học sinh chuẩn bị ôn luyện cho các kỳ thi sắp tới.

Ngoài phần cấu trúc đề, nội dung kiến thức yêu cầu với từng đề thi, từng môn, bộ sách còn có phần so sánh điểm giống và khác nhau giữa sách giáo khoa theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao từng môn học và một số đề thi minh họa.

Dưới đây là cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Nga.

>> Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2009
>> Cấu trúc đề thi tốt nghiệp bổ túc THPT 2009

-----------------

MÔN VĂN

So với các năm trước, đề thi môn văn năm 2009 có phần nghị luận xã hội (3 điểm). Điểm thi chia đều cho cả hai phần đề chung và phần riêng, mỗi phần đề thi. Nội dung giới kiến thức và cấu trúc đề thi như sau:

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)

Câu I (2 điểm):

Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam.

Nội dung kiến thức:

- Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Hai đứa trẻ - Thạch Lam.

- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng.

- Chí Phèo – Nam Cao.

- Nam Cao.

- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng.

- Vội vàng – Xuân Diệu.

- Xuân Diệu.

- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.

- Tràng Giang – Huy Cận.

- Chiều tối – Hồ Chí Minh.

- Từ ấy – Tố Hữu.

- Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân.

- Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

- Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng.

- Việt Bắc (trích) – Tố Hữu

- Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.

- Sóng – Xuân Quỳnh.

- Đàn ghi- ta của Lor-ca – Thanh Thảo.

- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Vợ nhặt (Kim Lân).

- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài.

- Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành.

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.

- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.

Câu II (3 điểm):

Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ).

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II. PHẦN RIÊNG ( 5 điểm).

Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.

Câu III.a (theo chương trình chuẩn).

Ngoài nội dung kiến thức liên quan đến các tác giả, tác phẩm như yêu cầu đối với phần câu 1 (đã nêu trên), bổ sung thêm các tác phẩm sau:

- Đời thừa – Nam Cao.

- Tương tư – Nguyễn Bính.

- Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh.

- Lai Tân – Hồ Chí Minh.

- Tây Tiến – Quang Dũng.

Câu III.b (theo chương trình nâng cao)

Ngoài nội dung kiến thức yêu cầu đối với thí sinh chương trình chuẩn, bổ sung thêm các tác phẩm sau:

- Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên.

- Một người Hà Nội – Nguyễn Khải.

-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét