Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Kiễm tra 10P sinh học 12 Ban KHTN

Bài 1
Bằng phương pháp lai xa kết hợp với phương pháp gây đa bội thể có thể tạo ra dạng đa bội thể nào sau đây:
A. Thể tam nhiễm;
B. Thể không nhiễm;
C. Thể đơn nhiễm;
D. Thể tứ nhiễm;
E. Thể song nhị bội;
Bài 2
Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật;
A. Ưu thế lai:
B. Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng quý;
C. Lai giữa loài đã thuần hoá với loài hoang dại;
D. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý - hoá học;
E. C và D đúng.
Bài 3
Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong các giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt.
A. Đột biến gen;
B. Đột biến đa bội;
C. Đột biến dị bội;
D. Thể ba nhiễm;
E. Thể khuyết nhiễm;
Bài 4
Dạng axit nuclêic nào dưới đây là thành phần di truyền cơ sở thấy có ở cả 3 nhóm sinh vật: virút, procaryota, eucaryota?
A. ADN sợi kép vòng;
B. ADN sợi kép thẳng;
C. ADN sợi đơn vòng;
D. ADN sợi đơn thẳng;
E. Bất kỳ dạng nào ở trên.
Bài 5
Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ

thì trên sợi bổ sung tỉ lệ đó là:
A. 0,60; B. 0,25; C. 0,52; D. 0,32; E. 0,46.

Bài 6
Enzin chịu trách nhiệm tháo xoắn sợi kép ADN đó là:
A. Giraza;
B. Helicaza;
C. Primaza;
D. ADN - Pôlimeraza;
E. Ligaza.
Bài 7. Nghiên cứu các điều kiện để có thể xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn trong giảm phân, một số người có nhận xét:
A. Rất dễ xảy ra;
B. Xảy ra một cách ngẫu nhiên;
C. Xảy ra trong những điều kiện nhất định;
D. Xảy ra ở các vùng gần tâm động;
E. Chỉ xảy ra ở một số NST đặc biệt.
Bài 8
Một tế bào sinh tinh trùng của ong đực phát sinh giao tử bình thường đã tạo nên số loại tinh trùng là:
A. 4; B. 2; C. 1;
D. 8; E. 6.
Bài 9
Thế nào là dòng thuần về một tính trạng?
A. Con cháu giống hoàn toàn bố mẹ;
B. Các cá thể trong dòng được xét đồng hợp tử về gen quy định tính trạng;
C. Đời con không phân ly;
D. Đời con cũng biểu hiện về một trong hai tính trạng của bố mẹ.
E. Dị hợp tử về gen quy định tính trạng đó.
Bài 10
Khi lai các cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau từng cặp tính trạng ở F2 có sự phân li là do:
A. Giao tử F1 giữ nguyên bản chất như cơ thể P;
B. Cơ chể F1 đã bị lai hoà lẫn các nhân tố di truyền;
C. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loài giao tử của F1;
D. Cơ chế F1 có tính di truyền không ổn định;
E. Tính trội lặn không hoà lẫn vào nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét