Câu 1: (2 điểm) Trình bày phương thức đồng hóa CO2 của các vi sinh vật tự dưỡng. Điểm khác nhau cơ bản giữa vi khuẩn hóa năng hợp và vi khuẩn quang hợp về phương thức đồng hóa CO2.
Câu 2: (2 điểm) Những điểm khác nhau cơ bản giữa virut và vi khuẩn về mặt cấu tạo, vật chất di truyền, dinh dưỡng, sinh sản.
Câu 3: (3 điểm) Có một thí nghiệm được tiến hành ngoài ánh sáng như sau: Cho 2 cành rong tươi có kích thước tương tự nhau vào 2 ống nghiệm A và B đổ đầy nước đã đun sôi để nguội. Trên mặt nước có phủ một lớp dầu thực vật. Cho thêm vào ống A một ít Natri cacbonat. Sau đó tiến hành quan sát 2 ống nghiệm một thời gian dài. Hãy cho biết:
a. Mục đích của thí nghiệm trên.
b. Tại sao phải dùng nước đun sôi, để nguội?
c. Tác dụng của lớp dầu thực vật.
d. Tại sao cho muối Natri cacbonat vào ống A mà không cho cả 2 ống?
e. Sẽ quan sát được hiện tượng gì?
f. Rút ra kết luận từ thí nghiệm trên.
Câu 4: (2,5 điểm)
a.Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật bậc cao.
b.Ở cơ thể người tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti thể?
Câu 5: (2điểm) Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào ở các loài sinh sản vô tính và các loài sinh sản sản hữu tính?
Câu 6: (2 điểm) Những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình tổng hợp ADN và quá trình tổng hợp ARN.
Câu 7: (3điểm) Ở người bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường qui định. Tỷ lệ người mang kiểu gen dị hợp về tính trạng này là 80%.
a) Hãy tính xác suất để một cặp vợ chồng bình thường sinh một đứa con đầu
lòng bị mắc bệnh này.
b) Nếu cặp vợ chồng nói trên sinh đứa con đầu lòng bị mắc bệnh thì xác xuất để sinh đứa con thứ 2 cũng bị mắc bệnh này là bao nhiêu?
Câu 8 (3 điểm). Ở cà chua gen A qui định màu quả đỏ, gen a qui định màu quả vàng.
Cho lai 2 cây cà chua tứ bội AAaa với nhau thu được F1. Khi cho một số cây F1 thu được ở phép lai trên giao phấn với nhau thì thu được đời F2 từ hai cặp lai có tỷ lệ phân ly tương ứng là:
a) 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
b) 11 quả đỏ : 1 quả vàng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho từng trường hợp.
HẾT
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bạn là người thứ
TỰ HỌC SINH HỌC 12
(Bao gồm các bài gảng của nhiều thầy cô sưu tầm)
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
Chương II: Quy luật di truyền
Chương III: Di truyền quần thể
Chương IV: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống
Chương V: Di truyền Y học
Ôn tập di truyền học
PHẦN SÁU - TIẾN HÓA
Chương I: Bằng chứng tiến hóa và cơ chế tiến hóa
bài 31: Tiến hóa lớn
Chương II: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
PHẦN BẢY- SINH THÁI HỌC
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tt)
39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Chương II: QUần xã sinh vật
40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
41. Diễn thế sinh thái
Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
42: Hệ sinh thái
43; Trao đổi chất trong hệ sinh thái
44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Ôn tập Sinh thái
37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tt)
39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Chương II: QUần xã sinh vật
40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
41. Diễn thế sinh thái
Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
42: Hệ sinh thái
43; Trao đổi chất trong hệ sinh thái
44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Ôn tập Sinh thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét