Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO P1


THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO.
1. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?
A. 25
B. 35
C. 45
D. 55
2. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C, Na, Mg, N
C. H, Na, P, Cl
B. C, H, O, N
D. C, H, Mg, Na
3. Tỷ lệ của nguyên tố các bon (C) có trong cơ thể người là khoảng
A. 65%
B. 9, 5%
C. 18, 5%
D. 1, 5%
4. Trong các nguyên tố hoá học sau đây, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người?
A. Cacbon
C. Nitơ
B. Hidrô
D. Ô xi
5. Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là:
A. Các hợp chất vô cơ
B. Các hợp chất hữu cơ
C. Các nguyên tố đại lượng
D. Các nguyên tố vi lượng
6. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng?
A. Mangan
C. Kẽm
B. Đồng
D. Photpho
7. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố vi lượng?
A. Canxi
C. Lưu huỳnh
B. Sắt
D. Photpho
8. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là:
A. Cacbon
C. Hidrô
B. Ô xi
D. Nitơ
9. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:
A. C, H, O, N
C. Ca, Na, C, N
B. C, K, Na, P
D. Cu, P, H, N
10. Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây?
A. Không khí
C. Biển
B. Trong đất
D. Không khí và đất
11. Trong các cơ thể sống, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N chiếm vào khoảng
A. 65%
B. 70%
C. 85%
D. 96%
12. Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây?
A. Hê môglôbin trong hồng cầu của động vật
B. Diệp lục tố trong lá cây
C. Sắc tố mêlanin trong lớp da
D. Săc tố của hoa, quả ở thực vật
13. Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng?
A. Lớp biếu bì của da động vật
B. Enzim
C. Các dịch tiêu hoá thức ăn
D. Cả a, b, c đều sai
14. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là :
A. Chất hữu cơ
C. Nước
B. Chất vô cơ
D. Vitamin
15. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào
B. Chất nguyên sinh
C. Nhân tế bào
D. Nhiễm sắc thể
16. Nước có vai trò sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
D. Cả 3 vai trò nêu trên
17. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
A. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử
B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nướC.
C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước
D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nướC.
18. Nước có đặc tính nào sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
c Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
D. Cả 3 vai trò nêu trên
19. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
C. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường
D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể
20. Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đường
C. Đạm
B. Mỡ
D. Chất hữu cơ 

2 nhận xét: