Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11: CHƯƠNG I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG P2


ĐÁP ÁN KÌ TRƯỚC: 
Câu 1: b                   Câu 2: c                  Câu 3: c                  Câu 4:  b                 Câu 5: d                 
Câu 6: c                   Câu 7: c                  Câu 8: a                  Câu 9: d                                  Câu 10: d
Câu 11: d               Câu 12: a             Câu 13: b              Câu 14: a                            Câu 15: d
Câu 16: a               Câu 17: c             Câu 18: a              Câu 19: d                            Câu 20: d


Câu 21: Nhiệt độ có ảnh hưởng:
         a/ Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.                                 b/ Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.
         c/ Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.                               d/ Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.
Câu 22: Nguyên nhân làm cho khí khổng mở là:
         a/ Các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu.                 b/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.
         c/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quan hợp.
         d/ Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng Ion.
Câu 23: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:
         a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.                      b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.
         c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.                    d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 24: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
         a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
         b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
         c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
         d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 25: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
         a/ Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ  nước càng lớn.     b/ Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
         c/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.              d/ Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 26: Lông hút có vai trò chủ yếu là:
         a/ Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.       b/ Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
         c/ Lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.
         d/ Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
Câu 27: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
         a/ Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
         b/ Các ion khoáng là độc hại đối với cây.
         c/ Thế năng nước của đất là quá thấp.                                  d/ Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Câu 28: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
         a/ Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây.            b/ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
         c/ Chóp rễ che chở cho rễ.                                                       d/ Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.
Câu 29: Nguyên nhân làm cho khí khổng đóng là:
         a/ Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.                b/ Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp.
         c/ Các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu.                 d/ Hoạt động của
Câu 30: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:
         a/ Độ ẩm đất và không khí.             b/ Nhiệt độ.           c/ Anh sáng.     d/ Dinh dưỡng khoáng.
Câu 31: Tác dụng chính của kỹ thuật nhỗ cây con đem cấy là gì?
         a/ Bố trí thời gian thích hợp để cấy.                                          b/ Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
         c/ Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
         d/ Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước va muối khoáng cho cây.
Câu 32: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:
         a/ Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
         b/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
         c/ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.          d/ Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
Câu 33: Kết quả nào sau đây không đúng khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp?
         a/ Làm tăng hàm lượng đường.                  b/ Làm thay đổi nồng độ CO2 và pH.
         c/ Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở.        d/ Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.
Câu 34: Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng:
         a/ Tạo cho các ion đi vào khí khổng.                                        b/ Kích thích cac bơm ion hoạt động.
         c/ Làm tăng sức trương nước trong tế bào khí khổng.        d/ Làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất. Thẩm thấu.
Câu 35: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?
         a/ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
         b/ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
         c/ Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
         d/ Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
Câu 36: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?
         a/ Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.                                                    b/ Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
         c/ Vun gốc và xới xáo cho cây.                                                   d/ Tất cả các biện pháp trên.
Câu 37: Vì sao sau kho bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
         a/ Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.                                       b/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
         c/ Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.                                        d/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
Câu 38: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
         a/ Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất llà trong những ngày nắng nóng.
         b/ Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
         c/ Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
         d/ Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 39: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn?
         a/ Sự phóng điên trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.
         b/ Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng vớ quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
         c/ Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
         d/ Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.
Câu 40: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là:
         a/ Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
         b/ Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
         c/ Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.            d/ Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét