Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

Kiễm tra sinh 12 CB

1.Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi nuclêôtit. Tế bào ở pha G1 chứa số nuclêôtit là

A. 6 ´109 đôi nuclêôtit B. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit

C. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit D. 6 ´ 109 đôi nuclêôtit

2.Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi nuclêôtit. Tế bào ở G2 chứa số nuclêôtit là

A. 6 ´109 đôi nuclêôtit B. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit

C. (6 ´ 2) ´ 109 đôi nuclêôtit D. 6 ´ 109 đôi nuclêôtit

3.Theo quan điểm về Ôperon, các gen điêù hoà gĩư vai trò quan trọng trong

A. tổng hợp ra chất ức chế.

B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.

C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.

D. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào.

4.Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi

A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế.

C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà.

5.Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi

A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế.

C. cơ chế điều hoà cảm ứng.

D. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng.

6.Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi

A. gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt.

B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt.

C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường.

D. cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt.

7.Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ là

A. cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng từ giai đoạn phiên mã đến sau phiên mã.

B. thành phần tham gia chỉ có gen điều hoà, gen ức chế, gen gây bất hoạt.

C. thành phần than gia có các gen cấu trúc, gen ức chế, gen gây bất hoạ, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác.

D. có nhiều mức điều hoà: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, sau phiên mã, dịch mã sau dịch mã.

8. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm

A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.

B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.

C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.

D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.

9.Sự biến đổi cấu trúc nhiễm sắc chất tạo thuận lợi cho sự phiên mã của một số trình tự thuộc điều hoà ở mức

A. trước phiên mã. C. phiên mã.

B. dịch mã. D. sau dịch mã.

10.Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự

A. tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể.

B. phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

C. tự nhân đôi, tập hợp các nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

D. tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

11.Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn

A. trước phiên mã. C. phiên mã.

B. dịch mã. D. sau dịch mã.

12.Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là

A. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã

B. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.

C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy.

D. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.

13.Sinh vật nhân thực điều hoà hoạt động của gen diễn ra

A. ở giai đoạn trước phiên mã.

B. ở giai đoạn phiên mã.

C. ở giai đoạn dịch mã.

D. từ trước phiên mã đến sau dịch mã.

14.Đột biến gen là

A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.

B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.

C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.

D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.

15.Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipép tít do gen đó tổng hợp là

  1. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
  2. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
  3. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
  4. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.

16.Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình

A. giảm phân. B. phân cắt tiền phôi.

C. nguyên phân. D thụ tinh.

17. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến

A. gen. B. tiền phôi. C. xô ma. D. giao tử.

18.Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến

A. đã biểu hiện ra kiểu hình. B. nhiễm sắc thể.

C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. D. mang đột biến gen.

19.Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

C. sức đề kháng của từng cơ thể.

D. điều kiện sống của sinh vật.

20.Đột biến trong cấu trúc của gen

A. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.

B. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

C. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử

21.Đột biến thành gen trội biểu hiện

A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. ở phần lớn cơ thể.

22.Đột biến thành gen lặn biểu hiện

A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. ở phần lớn cơ thể.

23.Điều không đúng về đột biến gen

A. Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen có thể có lợi hoắc có hại hoặc trung tính.

C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

24.Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là

A. đột biến xôma. B. đột biến tiền phôi.

C. đột biến giao tử. D. đột biến lặn.

25.Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là

A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.

B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.

C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.

D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.

26.Trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen với những cành hoa đỏ là kết quả sự biểu hiện của đột biến

A. xôma. B. lặn. C. giao tử. D. tiền phôi.

27.Nguyên nhân gây đột biến gen do

  1. sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân vật lí của ,tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
  2. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
  3. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
  4. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học.

28.Đột biến gen có các dạng

  1. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
  2. mất, thêm, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
  3. mất, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.
  4. thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nulêôtit.

29.Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí

  1. đầu gen.
  2. giữa gen.
  3. 2/3 gen.
  4. cuối gen.

30.Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen ở vị trí

A. đầu gen. B. giữa gen. C. 2/3 gen. D. cuối gen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét