Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI SINH HỌC 12 - BÀI 1 GEN - MÃ DI TRUYÊN - NHÂN ĐÔI ADN

1.      Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin:
A.     Mã hóa cho 1 sản phẩm xác định (chuỗi polipeptit hay 1 phân tử ARN).
B.     Qui định tổng hợp 1 loại protein.
C.     Qui định 1 loại tính trạng nhất định.
D.     Mã hóa cho 1 cấu trúc nhất định.
Sử dụng các dữ kiện sau đây để trả lời cho các câu hỏi 2, 3 và 4. Mỗi gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit như sau:
Vùng điều hòa
Vùng mã hóa
Vùng kết thúc
2.      Vùng điều hòa (vùng khởi đầu):
  1. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
  2. Mang thông tin mã hóa các axit amin.
  3. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
  4. Qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
3.      Vùng mã hóa:
  1. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
  2. Mang thông tin mã hóa các axit amin.
  3. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
  4. Mang bộ ba mã mở đầu, các bộ ba mã hóa và bộ ba mã kết thúc.
4.      Vùng kết thúc:
  1. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
  2. Qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
  3. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
  4. Mang thông tin mã hóa các axit amin.
5.      Gen  có cấu trúc chung bao gồm các vùng theo trình tự:
A.     Vùng khởi động → vùng mã hóa → vùng kết thúc.
B.     Vùng khởi đầu → vùng mã hóa → vùng kết thúc.
C.     Vùng khởi đầu → vùng vận hành → vùng kết thúc.
D.     Vùng khởi đầu → vùng vận hành → vùng mã hóa → vùng kết thúc.
6.      Mã di truyền là:
A.     Mã bộ một, tức là cứ một nucleotit  xác định một loại axit amin.
B.     Mã bộ hai, tức là cứ hai nucleotit xác định một axit amin.
C.     Mã bộ ba, tức là cứ ba nucleotit xác định một axit amin.
D.     Mã bộ bốn, tức là cứ bốn nucleotit xác định một axit amin.
7.      Trong số 64 mã bộ ba mã có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là
A.     AUG, UGA, UAG.                                                 C. AUU, UAA, UAG.
B.     AUG, UAA, UGA.                                                 D. UAG, UAA, UGA.
8.      Mã di truyền có các đặc điểm:
1.  Mã bộ ba và được đọc liên tục.                              2.  Đọc theo chiều 5’ ® 3’ trên mARN.
3.  Có tính phổ biến.                                                    4.   Có tính thoái hóa.
5.  Có 1 bộ ba khởi đầu và 3 bộ ba kết thúc.
Phương án đúng là:
  1. 1, 2, 3.                        B. 1, 2, 4.                           C. 2, 3, 4.                         D. 1, 2, 3, 4, 5.
9.      Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:
A.     Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
B.     Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.
C.     Hầu hết các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
D.     Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
10.  Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:
  1. Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
  2. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
  3. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
  4. Ba bộ ba  cùng mã hóa cho một axit amin.
11.  Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là:
A.     Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B.     Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C.     Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.
D.     Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
12.  Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hoá.                     B. Mã di truyền là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.                      D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
13.  Số bộ ba mã hóa cho các axit amin là:
  1. 61                               B. 42                                  C. 64                                D. 21.
14.  Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
A.     Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
B.     Vì số nucleotit ở mỗi mạch của gen đều gấp 3 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
C.     Vì số nucleotit ở hai mạch của gen đều gấp 6 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
D.     Vì 3 nucleotit mã hóa cho 1 axit amin thì số tổ hợp là 43 = 64 bộ ba dư để mã hóa cho 20 loại axit amin.
15.  Các mã bộ ba khác nhau bởi:
A.     Trật tự các nucleotit.   C. Thành phần các nucleotit.
B.     Số lượng các nucleotit.                                          D. Thành phần và trật tự các nucleotit.
16.  Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là:
A.     Alanin.                        B. Glutamin.                       C. Foocmin Metionin.      D. Metionin.
17.  Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến Riboxom trong quá trình dịch mã là:
  1. Metionin.                    B. Valin.                             C. Alanin.                        D. Foocmin Metionin.
18.  Mã di truyền trên mARN được đọc theo:
A.     Một chiều từ 3’ đến 5’.  C. Hai chiều tùy theo vị trí của enzym.
B.     Một chiều từ 5’ đến 3’.  D. Ngược chiều di chuyển của ribôxôm trên mARN.
19.  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN (tái bản ADN)?
A.     Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.
B.     Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
C.     Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D.     Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’ – 5 ’.
20.  Vai trò của enzym ADN-polimeraza trong quá trình nhân đôi là:
A.     Cung cấp năng lượng.
B.     Tháo xoắn ADN.
C.     Lắp ghép các nucleotid tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp.
D.     Phá vỡ các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
21.  Trong quá trình nhân đôi, enzym ADN-polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều:
A.     Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.                                C. Di chuyển 1 cách ngẫu nhiên.
B.     Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.                                D. Di chuyển từ hai đầu vào giữa.
22.  Đoạn okazaki là đoạn ADN
A.     được tổng hợp gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
B.     được tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
C.     được tổng hợp liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi.
D.     được tổng hợp gián đoạn hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
23.  Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:
A.     Trong hai phân tử ADN mới hình thành, có một ADN giống ADN mẹ, còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
B.     Hai ADN mới được hình thành  hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
C.     Trong hai phân tử ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D.     Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng ngược chiều nhau.
24.  Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn okazaki). Sau đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzym
A.     helicaza.                      B. ADN – gyraza.               C. ADN – ligaza.             D. ADN – pôlimeraza.
25.  Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là:
A.     Các đoạn exon của gen không phân mảnh.
B.     Các đoạn intron của gen phân mảnh.
C.     Đoạn polinucleotit sinh từ mạch khuôn 5’® 3’.
D.     Đoạn polinucleotit sinh từ mạch khuôn 3’® 5’.
26.   Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai? (TN 2014)
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
(4) Trong mỗi phân tửADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
A. (2), (4).                         B. (2), (3).                          C. (1), (3).                        D. (1), (4).
27.  Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo phân tử ADN? (QG 2015)
A. Ađênin.                        B. Timin.                            C. Uraxin.                        D. Xitôzin.
28.  Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? (QG 2015)
A. 5’UAX3’.                     B. 5’UGX3’.                      C. 5’UGG3’.                    D. 5’UAG3’.  
29.  Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? (QG 2015)
A. Enzym ADN - pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
B. Enzym ligaza (enzym nối) nối các đoạn okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Nhờ các enzym tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét