Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI SINH HỌC 12 2016-2017 - BÀI 2 PHIÊN MÃ - DỊCH MÃ



1.      Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A.     ADN.                          B. ARN.                             C. Protein.                        D. ADN và ARN.
2.      ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
  1. Từ cả hai mạch.                                                     C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
  2. Từ mạch có chiều 5’ – 3’.                                     D. Từ mạch mang mã gốc.
3.      Giả sử mạch mã gốc có bộ ba 5’-TAG-3’ thì bộ ba mã sao tương ứng trên mARN là:
  1. 3’-XUA-5’.                 B. 3’-AUX-5’.                    C. 5’-UGA-3’.                 D. 5’-TAG-3’
4.      Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:
  1. A = T, G     X.                                                       C. A = U, T = A, G     X, X     G.
  2. A = U, G    X.                                                        D. A = X, G     T.
5.      Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzym ARN-polimeraza đã di chuyển theo chiều nào?
A.     Từ 3’ đến 5’.                                                         C. Từ giữa gen tiến ra 2 phía.
B.     Chiều ngẫu nhiên.                                                 D. Từ 5’ đến 3’.
6.      Phân tử mARN được sao ra từ mạch khuôn của gen được gọi là:
  1. Bản mã sao.                B. Bản đối mã.                   C. Bản mã gốc.                D. Bản dịch mã.
7.      Hai cơ chế đều diễn ra theo những nguyên tắc giống nhau là:
A.     Nhân đôi ADN và phiên mã.                                 C. Nhân đôi ADN và dịch mã.
B.     Không có.                                                              D. Phiên mã và dịch mã.
8.      mARN được tổng hợp theo chiều nào?
A.     Chiều 3’ → 5’.                                                                              C. Cùng chiều mạch khuôn.
B.     Khi thì theo chiều 5’ → 3’, lúc theo chiều 3’ → 5’.                      D. Chiều 5’ → 3’.
9.      Sự giống nhau của 2 quá trình nhân đôi ADN và phiên mã là:
A.     Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
B.     Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C.     Đều có sự xúc tác của enzym ADN – Polymerase.
D.     Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
10.  Sự tổng hợp ARN được thực hiện
A.     theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên 1 mạch của gen.               C. theo nguyên tắc bảo tồn.
B.     theo nguyên tắc bổ sung trên 2 mạch của gen.                     D. theo nguyên tắc bán bảo tồn.
11.  Hợp phần bắt buộc của ribôxôm là phân tử
A.     mARN.                       B. tARN.                            C. rARN.                         D. ADN.
12.  Bộ ba kết thúc của mARN ở tế bào nhân thực không có mã:
A.     UGG.                          B. UAA.                             C. UAG.                          D. UGA.
13.  Khi gen phiên mã, thì mạch mã phiên được:
A.     Tổng hợp gián đoạn theo chiều 5’®3’.                 B. Hình thành liên tục theo chiều 5’®3’.
C. Tổng hợp gián đoạn theo chiều 3’®5’.                  D. Hình thành liên tục theo chiều 3’®5’.
14.  Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anti-codon)?
A.     rARN.                         B. tARN và mARN.           C. mARN.                        D. tARN.
15.  Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, thì chức năng vận chuyển axit amin là của
A.     mARN.                       B. tARN.                            C. rARN.                         D. ADN.
16.  Tương ứng với bộ ba đối mã (anti-codon) 5’-UGX-3’ là:
A.     5’-AXG-3’.                 B. 3’-TGX-5’.                    C. 3’-AXG-5’.                 D. 5’-TXG-3’.
17.  Phiên mã giống tự nhân đôi ADN ở điểm:
A.     Đều cần enzym ADN – polimeraza.        C. Đơn phân đều được lắp theo nguyên tắc bổ sung.
B.     Đều thực hiện trên 1 đoạn ADN.             D. Đều thực hiện 1 lần trong mỗi chu kì tế bào.
18.  Một đoạn mạch đơn của gen có trình tự nucleotit là: 5’…AGATTXAAG…3’. Trình tự nuclêôtit trong phân tử mARN như thế nào, nếu biết chiều phiên mã là từ trái qua phải? 
A.     5’…AGAUUXAAG…3.                                      C. 5’…UXUAAGUUX…3’.
B.     3’…AGAUUXAAG…5’.                                      D. 3’…UXUAAGUUX…5’.
19.  Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A.     Protein.                       B. mARN.                          C. ADN.                          D. mARN và protein.
20.  Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi polipeptit?
A.     Gen.                            B. mARN.                          C. tARN.                          D. rARN.
21.  Quá trình sinh tổng hợp protein gồm các giai đoạn theo trình tự: 
A.     Dịch mã  ®  phiên mã. C. Tự sao mã ®  phiên mã ® dịch mã.
B.     Phiên mã ® dịch mã.    D. Tự sao ® sao mã ® dịch mã.
22.  Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra trong bộ phận nào trong tế bào?
A.     Nhân.                          B. Ti thể.                            C. Ribôxôm.                    D. Thể Gôngi.
23.  Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A.     Tế bào chất.                B. Nhân.                             C. Màng nhân.                 D. Nhân con.
24.  Giai đoạn hoạt hóa trong dịch mã có thể tóm tắt bằng sơ đồ:
A.     a.a-tARN ® polipeptit ® protein.                         C. a.a + rARN + ATP ® a.a-rARN + ADP.
B.     a.a + tARN + ATP ® a.a-tARN + ADP.                 D. a.a + tARN + ADP ® a.a-tARN + ATP.
25.  Khi nói đến quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây là không đúng?
A.     Trình tự các bộ ba mã sao (codon) qui định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
B.     Chiều dịch chuyển của riboxom ở trên mARN là 5’ → 3’.
C.     Bộ ba kết thúc qui định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.
D.     Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit.
26.  Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom
A.     di chuyển đến mã bộ ba AUG.
B.     rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé.
C.     tiếp xúc với 1 trong các bộ ba AAG, AUG, AGA.
D.     tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAA, UAG, UGA.
27.  Ribôxôm dịch chuyển trên mARN như thế nào?
A.     Dịch chuyển 1 bộ hai trên mARN.                        C. Dịch chuyển 1 bộ một trên mARN.
B.     Dịch chuyển 1 bộ bốn trên mARN.                       D. Dịch chuyển 1 bộ ba trên mARN.
28.  Sự hình thành chuỗi polipeptit luôn luôn diễn ra theo chiều nào của mARN?
A.     5’ đến 3’.                    B. 3’ đến 5’.                       C. 5 đến 3.                       D. 3 đến 5.
29.  Pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp ở tế bào nhân thực đều
A.     bắt đầu bằng axit amin metionin.                           C. bắt đầu bằng axit amin formyl metionin.
B.     kết thúc bằng metionin bị cắt bỏ.                           D. kết thúc bằng axit amin metionin.
30.  Phiên mã khác dịch mã như thế nào?  
A.     Phiên mã là tổng hợp ARN, còn dịch mã là tổng hợp protein.
B.     Dịch mã là tổng hợp ARN, còn phiên mã là tổng hợp protein.
C.     Dịch mã xảy ra trước, phiên mã xảy ra sau.
D.     Không khác nhau.
31.  Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình dịch mã?
A.     Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, foocmin metionin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit nhờ enzym đặc hiệu.
B.     Quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang a.a mở đầu metionin đến ribôxôm để bắt đầu quá trình dịch mã.
C.     Các chuỗi polipeptit  sau khi dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các bậc cấu trúc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.
D.     Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
32.  Axit amin mở đầu ở chuỗi polipeptit của vi khuẩn là:
A. Foocmin metionin.                 B. Valin.                   C. Metionin.                     D. Alanin.
33.  Bản chất của mối quan hệ ADN - ARN – Protein:
A.     Trình tự các nucleotit → trình tự các ribonucleotit → trình tự các axit amin.
B.     Trình tự các nucleotit mạch bổ sung → trình tự các ribonucleotit → trình tự các axit amin.
C.     Trình tự các cặp nucleotit → trình tự các ribonucletit → trình tự các axit amin.
D.     Trình tự các bộ ba mã gốc → trình tự các bộ ba mã sao → trình tự các axit amin.
34.  Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anti-côđon)? (TN 2013)
A. ADN.                           B. tARN.                            C. rARN.                            D. mARN.
35.  Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? (TN 2014)
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một sốribôxôm cùng hoạt động.
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’UUG3’ trên phân tử mARN.
A. (2), (3).                         B. (1), (4).                          C. (2), (4).                          D. (1), (3).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét