Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI SINH HỌC 12 2016-2017 BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN





1.      Điều hoà hoạt động của gen là quá trình điều hòa
A.     lượng sản phẩm của gen được tạo ra.                     C. lượng mARN của gen được tạo ra.
B.     lượng tARN của gen được tạo ra.                           D. lượng rARN của gen được tạo ra.
2.      Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là?
  1. Gen có được phiên mã và dịch mã hay không.                 C. Gen có được dịch mã hay không.
  2. Gen có được biểu hiện kiểu hình hay không.                    D. Gen có được phiên mã hay không.
3.      Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở cấp độ nào?
  1. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.                 C. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã.
  2. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã.          D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.
4.      Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở cấp độ nào?
  1. Diễn ra ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã.
  2. Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ phiên mã và dịch mã.
  3. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã.
  4. Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã.
5.      Quan sát hình sau và cho biết ghi chú nào dưới đây là đúng?
P
R

P
O
Z
Y
A
  1. R - gen điều hoà, P – vùng chỉ huy, O – vùng khởi động, Z, Y, A – gen cấu trúc.
  2. R - gen điều hoà, P – vùng khởi động, O – vùng vận hành, Z, Y, A – gen cấu trúc.
  3. R - gen cấu trúc, P – vùng chỉ huy, O – vùng khởi động, Z, Y, A – gen điều hoà.
  4. R - gen cấu trúc, P – gen điều hoà, O – vùng khởi động, Z, Y, A – gen chỉ huy.
6.      Cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố gần nhau có chung một cơ chế điều hòa gọi là:
  1. Vùng vận hành.          B. Operon.                         C. Vùng khởi động.         D. Vùng điều hòa.
7.      Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ phiên mã thực chất là:
  1. Ổn định số lượng gen trong hệ gen.                       C. Điều hòa lượng mARN được tạo ra.
  2. Điều hòa thời gian tồn tại của mARN.                   D. Loại bỏ protein chưa cần.
8.      Không thuộc thành phần 1 operon, nhưng có vai trò quyết định hoạt động của operon là:
  1. Vùng vận hành.          B. Vùng khởi động.            C. Gen cấu trúc.               D. Gen điều hòa.
9.Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, gen điều hoà (R) có vai trò:
  1. Tiếp xúc với enzim ARN-polimeraza để xúc tác quá trình phiên mã.
  2. Mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế.
  3. Mang thông tin quy định cấu trúc enzim ARN-polimeraza.
  4. Kiểm soát và vận hành hoạt động của operon.
10.  Promoter (P) là:
A. Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế.
B. Vùng khởi động đầu gen nơi bắt đầu phiên mã.
C. Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc.
D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng.
11.  Operator (O) là:  
A.     Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế.
B.     Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã.
C.     Vùng vận hành có thể liên kết protein ức chế.
D.     Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng.
12.  Điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là:
  1. Về khả năng phiên mã của gen.                             C. Về chức năng của protein do gen tổng hợp.
  2. Về vị trí phân bố của gen.                                     D. Về cấu trúc của gen.
13.  Đối với ôperôn ở E.coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là:
  1. Đường lactozơ.            B. Đường saccarôzơ.          C. Đường mantôzơ.            D. Đường glucôzơ.
14.  Theo mô hình Operon Lac ở E. coli, vì sao prôtêin ức chế mất tác dụng?
  1. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.                 C. Vì gen điều hòa (R) bị khóa.
  2. Vì nó không được tổng hợp ra nữa.                                     D. Vì nó bị phân hủy khi có lactôzơ.
15.  Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của Operon Lac, vùng vận hành (O) là:
  1. Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
  2. Nơi mà ARN-polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.
  3. Vùng mang thông tin mã hoá protein ức chế, protein này có khả năng ức chế quá trình phiên mã.
  4. Vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein, protein này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng.
16.  Ở Operon Lac ở E. Coli, prôtein ức chế do gen điều hòa tổng hợp có chức năng:
  1. Gắn vào vùng vận hành (O) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
  2. Gắn vào vùng vận hành (O) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
  3. Gắn vào vùng khởi động (P) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
  4. Gắn vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
17.  Sự điều hòa đối với Operon Lac ở E. coli được khái quát như thế nào?
  1. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng.
  2. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng.
  3. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế.
  4. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng kích hoạt chất ức chế.
18.  Cơ chế điều hòa đối với Operon Lac ở E. coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào?
A.     Dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng P.
B.     Dựa vào tương tác của protein ức chế với những gen cấu trúc.
C.     Dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng O.
D.     Dựa vào tương tác của protein ức chế với gen R.
19.  Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của Opêron Lac ở vi khuẩn E. coli? (TN 2013)
A.     Các gen cấu trúc (Z, Y, A) qui định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.     
B.     Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.    
C.     Gen điều hòa (R) qui định tổng hợp prôtêin ức chế.
D.     Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
20.  Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gen của Opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ? (TN 2014)
A.     Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
B.     Emzym ARN – pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
C.     Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
D.     Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzym phân giải đường lactôzơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét