Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

45 phút thử tài 40 câu trắc nghiệm sinh học tổng hợp 12

Câu 1: Việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng nhằm mục đích gì sau đây

A. Làm tăng sức đề kháng của sinh vật B. Tạo giống vật nuôi và cây trồng mới

C. Tạo ra nguồn biến dị để chọn lọc tạo ra giống mới D. Kích thích sinh trưởng cho vật nuôi

Câu 2: Trong quần xã, quần thể ưu thế là quần thể có:

A. Số lượng nhiều B. Khả năng cạnh tranh cao

C. Sinh sản mạnh D. Vai trò quan trọng

Câu 3: Ở người trong trường hợp mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn cơ chế phân li trong giảm phân I, hội chứng di truyền nào sau đây không thể được sinh ra

A. Hội chứng Clainơphentơ B. Hội chứng Tớc nơ

C. Hội chứng Đao D. Hội chứng XXX

Câu 4: Khẳng định nào sau đây không đúng:

A. Sai khác về đặc điểm di truyền giữa người và vượn là kết quá của quá trình chọn lọc và tích luỹ đột biến và biến dị tổ hợp

B. Sự khác nhau giữa tay người và tay vượn là kết quả tác động trực tiếp của hoạt động lao động

C. Ngày nay con người vẫn đang còn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên

D. Loài người thích nghi với các thay đổi của môi trường nhờ hoạt động lao động cải tạo môi trường

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là không đúng

A. ADN dùng trong kỹ thuật tái tổ hợp dược phân lập từ các nguồn khác nhau, có nguồn gốc từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo

B. ADN tái tổ hợp được hình thành khi đầu dính của đoạn ADN cho và nhận phù hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung

C. Các đoạn ADN được cắt từ 2 phân tử ADN cho và nhân được nối lại với nhau bởi cùng 1 loại enzim ADN - ligaza

D. Chỉ có 1 loại enzim ADN restrictaza được chiết xuất từ vi khuẩn được dùng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp

6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

a. Lao động đã làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật.

b. Bàn tay con người vừa là cơ quan vừa là sản phẩm của quá trình lao động.

c. Sự linh hoạt của đôi tay con người là kết quả của chọn lọc tự nhiên.

d. Có tiếng nói, có chữ viết, biết sáng tạo khoa học là đặc điểm nổi bật của loài người

Câu 7. Loại đột biến nào sau đây xảy ra cả trong nhân và ngoài nhân:

a. Đột biến cấu trúc NST. b. Đột biến số lượng NST.

c. Đột biến gen. d. Đột biến dị bội và đa bội.

Câu 8. Mẹ mù màu sinh con mắc hội chứng Claiphentơ nhưng nhìn màu rõ. Kiểu gen của bố mẹ là gì và đột biến dị bội xảy ra ở bố hay mẹ.

  1. XmXm x XMY đột biến ở mẹ. b. XmXm x XMY đột biến ở bố.

c. XmXm x XmY đột biến ở mẹ. d. XnXm x XmY đột biến ở bố.

Câu 9. Một cặp alen Aa dài 0,408mm. Alen A có 3120 liên kết hydrô; alen a có 3240 liên kết hydrô. Do đột biến dị bội đã xuất hiện thể 2n + 1 có số nuclêôtit thuộc các gen trên là A = 1320 và G = 2280 nuclêôtit. Cho biết kiểu gen của thể dị bội nói trên.

a. Aaa. b. aaa. c. AAa. d. AAA.

Câu 10. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ thời gian nào:

  1. Từ khi sự sống xuất hiện. b. Từ khi sinh vật bắt đầu chuyển lên cạn.

c. Từ khi con người biết buôn bán, đổi chác. d. Từ khi con người biết chăn nuôi, trồng trọt.

Câu 11. Dấu hiệu cơ bản của sự sống nào sau đây theo quan niệm hiện đại?

a. Hô hấp b. Sinh sản c. Cử động d. Hệ thống mở

Câu 12. Những đặc tính nào dưới đây không phải của các côaxecva?

a. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong đung địch

b. Có thể lớn đần, làm biến đổi cấu trúc nội tại

c. Dưới tác động cơ giới, có thể phân chia thành những giọt nhỏ mới

d. Là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào

Câu 13. Những nguyên tố phổ biến chiếm khoảng 96% trong cơ thể sống là:

a. C, H, O b. C, H, O, N c. Ca, Fe, Mg d. S, P, Na, K

Câu 14. Bước quan trọng để dạng sống có thể sản sinh ra những dạng giống chúng và di truyền cho thế hệ sau là:

a. Sự hình thành lớp màng b. Sự xuất hiện các enzim

c. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép d. Sự hình thành các axit amin

Câu 15. Bước quan trọng để dạng sống có thể xúc tác cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ là:

a. Sự hình thành lớp màng b. Sự xuất hiện các enzim

c. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép d. Sự hình thành các axit amin

Câu 16. Khả năng tự động duy trì, giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất của tổ chức sống là nhờ:

a. Quá trình trao đổi chất b. Quá trình tích lũy thông tin di truyền

c. Khả năng tự diều chỉnh d. Quá trình sao mã của ADN.

Câu 17. Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến:

A)Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều sẽ bị đào thải

B)Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải

C)Áp lực chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém hơn

D)Áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn

Câu 18. Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là:

a. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của 2 loài bố mẹ

b. Hai bộ NST đơn bội khác loài trong tế bào nên gây khó khăn cho sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST làm cản trở quá trình phát sinh giao tử

c. Sự đa bội hóa giúp tế bào sinh dục ở cơ thể lai xa giảm phân bình thường và cơ thể lai xa hữu thụ

d. Cơ thể lai xa được duy trì bộ NST qua sinh sản sinh dưỡng

Câu 19. Trong thực tiễn chọn giống ở cây lúa, người nông dân đã áp dụng phương pháp nào sau đây?

a. Chọn lọc cá thể nhiều lần b. Chọn lọc cá thể một lần

c. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần d. Chọn lọc hàng loạt một lần

Câu 20. Đậu Hà lan có 2n = 14. Hợp tử của đậu Hà lan được tạo thành nhân đôi bình thường 2 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 63 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử trên là thể đột biến

a tứ bội. b 3 nhiễm. c tam bội. d 1 nhiễm.

Câu 21. Phép lai dưới đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất là:

a .aaBB x AABB. B. AaBB x AaBb. C. AaBB x aaBb. D.AaBb x AaBb. Câu 22: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn :1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AABB.

Câu 23: Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ

A. chỉ là phân tử ADN hoặc ARN trần. C. phân tử ADN liên kết với prôtêin.

B. phân tử ADN dạng vòng. D. phân tử ARN liên kết với prôtêin.

Câu 24: Gen là một đoạn ADN

A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.

C. mang thông tin di truyền.

D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Câu25: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n -1) sẽ phát triển thành

A thể một nhiễm B. thể một nhiễm kép

C. thể khuyết nhiễm D. thể một nhiễm kép hoặc thể khuyết nhiễm

Câu 26. Song song với quá trình là thành tư thế đi thẳng, đã ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể như thế nào:

  1. Cột sống uốn cong chữ Sử dụng, xương chậu rộng ra, xương sườn, xương ức nhỏ lại, hình thành gót chân, tầm vóc cao lớn dần.
  2. Não bộ phát triển lớn dần, hình thành các trung tâm điều khiển.
  3. Xương vành màng tiêu giảm, răng và hàm dưới bớt thô, xuất hiện lồi cằm.
  4. Hình thành các thùy, rãnh trên bán cầu não, trọng lượng cơ thể nặng hơn.

Câu 27. Tác dụng chủ yếu của việc dùng lửa và ăn chín là:

  1. Hấp thụ được năng lượng nhiều hơn.
  2. Tiêu hóa dễ dàng hơn.
  3. Não phát triển, răng hàm bớt thô, răng nanh tiêu giảm.

d. Sinh hoạt tinh thần tốt hơn, làm não bộ phát triển

Câu 28. Nội dung nào sau đây đúng đối với quan niệm hiện đại của Machusin, khi đề cập đến quá trình phát sinh loài người.

  1. Quá trình phát sinh loài người không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
  2. Chỉ có tác nhân vật lí gây đột biến ở tổ tiên loài người, mới có vai trò chủ yếu.
  3. Chất phóng xạ làm tăng tần số các đột biến, tăng áp lực chọn lọc tự nhiên, dẫn đến tăng tốc độ cải biến di truyền của tổ tiên loài người.
  4. Thuyết hiện đại không công nhân cách giải thích của Đac Uyn và Ăng ghe đối với quá trình phát sinh loài người.

Câu 29. Nội dung nào sau đây sai:

  1. Các bằng chứng giải phẩu, hóa sinh, phôi sinh học, góp phần chứng minh người có nguồn gốc chung với động vật có xương.
  2. Các bằng chứng giải phẩu so sánh bao gồm: Cấu tạo chung, bộ xương, nội quan, cơ quan thoái hóa, hiện tượng lại giống tổ tiên.
  3. Trong bằng chứng sinh hóa còn có dữ kiện, ADN và máu của người giống hầu hết động vật có xương.
  4. Bằng chứng cổ sinh học cho thấy, đây là giai đoạn phát triển trung gian giữa vượn người và người.

Câu 30. Trong loài thấy có hai loại trứng với kí hiệu gen và nhiễm sắc thể giới tính là: AB DE HIX và ab de hi X. Nếu không có hiện tượng trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng thì kí hiệu những loại trứng được viết là:

a. AB DE HIX và ab de hi X hoặc AB DE hiX và ab DE hi X hoặc AB de HIX và ab de HI X.

AB de hiX và ab DE HI X.

b. AB DE HIX và ab de hi X hoặc AB DE hiX và ab de HI X hoặc AB de HIX và ab DE hi X.

AB de hiX và ab DE HI X.

c. AB DE HIX và ab de HI X hoặc AB DE hiX và ab de hi X hoặc AB de HIX và ab DE hi X.

AB de hiX và ab DE HI X.

d. AB DE HIX và ab de hi X hoặc AB DE hiX và ab de HI X hoặc AB de HIX và ab DE HI X

AB de hiX và ab DE hi X

Câu 31. Xét hai cặp nhiễm sắc thể thường. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chứa hai cặp gen. Trong loài thấy có hai loại giao tử AB DE và ab de. Cho biết không có hiện tượng đột biến. Quy luật di truyền làm cho số loại giao tử sinh ra ít nhất là:

a. Phân li độc lập. b. Tương tác gen. c. . Hoán vị gen. d. Liên kết gen.

Câu 32. Xét hai cặp nhiễm sắc thể thường. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chứa hai cặp gen. Trong loài thấycó hai loại giao tử AB DE và ab de. Cho biết không có hiện tượng đột biến. Kiểu gen của tế bào sinh dục 2n sinh ra các loại giao tử đó:

a.AB/ab DE/de b. AB/ab De/dE c.Ab/aB DE/de d. AaBbDdEe.

Câu 33. Xét hai cặp nhiễm sắc thể thường. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chứa hai cặp gen. Trong loài thấy có hai loại giao tử AB DE và ab de. Cho biết không có hiện tượng đột biến. Quy luật di truyền làm cho số loại giao tử sinh ra nhiều nhất là:

a. Phân li độc lập. b. Tương tác gen. c.Hoán vị gen. d. Liên kết gen.

Câu 34. F1 có kiểu gen AB/ab DE/de. Cặp NST thứ nhất chứa hai cặp gen AB/ab có hiện tượng hoán vị gen; cặp NST thứ hai không có hiện tượng trao đổi chéo, thành phần gen của mỗi loại giao tử:

a. AB DE, AB de, ab DE, ab de. Ab DE, Ab de, aB De, aB dE.

b. AB DE, AB de, ab DE, ab de. Ab DE, Ab dE, aB DE, aB de.

c. AB DE, AB de, ab DE, ab de. Ab DE, Ab De, aB DE, aB de.

d. AB DE, AB de, ab DE, ab de. Ab DE, Ab de, aB DE, aB de.

Câu 35. Một tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu như sau: AaBbDdXY. Khi tế bào này thực hiện nguyên phân. Vào kì giữa của quá trình này kí hiệu của bộ NST được viết:

a. ABBDDXX. b. AABBDDYY.

c. AaaaBBbbDDddXX. d. AAaaBBbbDDddXXYY.

Câu 36. Có 4 dòng ruồi giấm thu thập được từ 4 vùng địa lớ khác nhau. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 2, người ta thu được kết quả sau:

Dòng 1: ABFEDCGHIK. Dòng 2: ABCDEFGHIK.

Dòng 3: ABFEHGIDCK. Dòng 4: ABFEHGCDIK.

Nếu dòng 3 là dòng gốc, loại đột biến đã phát sinh và trật tự phát sinh các dòng đó:

a. Đột biến đảo đoạn, từ dòng 3 ® 1® 2 ® 4.

b. Đột biến đảo đoạn, từ dòng 3 ® 4 ® 2 ® 1.

c. Đột biến đảo đoạn, từ dòng 3 ® 4 ® 1 ® 2.

d. Đột biến đảo đoạn, từ dòng 3 ® 2 ® 1 ® 4.

Câu 37Một cặp gen dị hợp dài 3060 A0. Gen A có 25% Ađênin, gen tương phản a có 15% Ađênin. Đột biến 4n làm cho tế bào có kiểu gen AAaa. Số lượng từng loại nuclêôtit của kiểu gen AAaa:

a. A = T = 1320 Nu, G = X = 2280 Nu. b. A = T = 1140 Nu, G = X = 2460 Nu.

c. A = T = 2460 Nu, G = X = 1140 Nu. d. A = T = 2100 Nu, G = X = 1500 Nu.

Câu 38. Gen Hbs quy định hồng cầu bình thường. Do đột biến gen làm xuất hiện alen trội hoàn toàn HbS quy định bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm làm cho cơ thể bị chết trước khi tới tuổi trưởng thành. Kiểu gen dị hợp HbSHbs biểu hiện thiếu máu nhẹ hồng cầu hình liềm. Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con nhận nhân tố di truyền của bố mẹ biểu hiện thành thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, chết trước khi tới tuổi trưởng thành. Kiểu gen của cặp vợ chồng đó.

a. P: ♀HbsHbs x ♂HbsHbs. b. P: ♂HbSHbs x ♀HbsHbs.

c. P: ♀HbSHbs x ♂HbsHbs. d. P: ♀HbSHbs x ♂HbSHbs

Câu 39. Thích nghi sinh thái là hình thức thích nghi trong đó:

A)Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của những yếu tố môt trường

B)Các biến dị tổ hợp phát sinh trong đời cá thể, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể trước môi trường sinh thái

C)Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạngvà tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài

D)Hình thành các đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Câu 40. Giả sử tính kháng DDT ở ruồi muỗi là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung thì kiểu gen nào dưới đây giúp chúng có sức đề kháng cao nhất

A)AABBCCDD B)aabbccdd C)AaBbCcDd D)aabbCCDD hoặc AABBccdd


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét