Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

LTĐH 2012: TỔNG HỢP LÍ THUYẾT 4-Đột Biến Gen

I- KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN:
1) Khái niệm:
* Đột biến gen: là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nucleotit (được gọi là đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nucleotit.
* Thề đột biến: là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình.
2) Các dạng đột biến gen:
- Thay đổi cặp nucleotit
- Mất cặp nucleotit
- Thêm cặp nucleotit
II- NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN:
1) Nguyên nhân:
© Kết cặp bổ xung không đúng khi nhân đôi
© Do tác nhân vật lí, hóa học hoặc do rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào.
2) Cơ chế phát sinh:
© Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc đặc điểm cấu trúc của gen.
3) Hậu quả và vai trò của đột biến gen:
* Hậu quả:gây nhiều đột biến có hại giảm sức sống, một số có lợi, 1 số trung tính.

* Vai trò: Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
III- SỰ BIỀU HIỆN CỦA ĐỘT BIẾN GEN:
* Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại cho thế hệ sau:
1. Đột biến giao tử: phát sinh trong giảm phân hình thành giao tử
Đột biến gen trội: biểu hiện ngay thành kiểu hình
Đột biến gen lặn: tồn tại ở di hợp tử không biểu hiện ở thế hệ đầu tiên, chỉ biểu hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử lặn.
2. Đột biến Xoma: xảy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng sẽ được nhân lên ở 1 mô.
Đột biến gen trội biểu hiện ở 1 phần cơ thể
Đột biến xoma có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
3. Đột biến tiền phôi: xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn 2-8 phôi bào có thể truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét