Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

ĐÊ KIỄM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I - SINH HỌC 10


ĐỀ KIỄM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I
MÔN: SINH HỌC LỚP 10
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:......................................... Phòng: .........................
Mã đề thi 172





PHẦN CHUNG:
Câu 1: Vai trò chính của các nguyên tố chủ yếu ( C, H, O, N) trong tế bào là:
A. cấu tạo nên các chất hữu cơ  của tế bào             B. tham gia cấu tạo xenlulozo
C. truyền đạt thông tin di truyền                              D. tham gia vào các hoạt động sống
Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây thuộc giới nguyên sinh
A. trùng bào tử, thủy tức, tảo nâu tảo đỏ                B. trùng lông, thủy tức, tảo nâu tảo đỏ
C. trùng amip, trùng roi, tảo đỏ, nấm nhầy               D. thủy tức, tảo nâu tảo đỏ, nấm nhầy
Câu 3: Hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ
A. muối cacbonat            B. axit amin                     C. lipit                             D. đường gluco
Câu 4: Đặc điểm chung nhất của tế bào là gì?
A. thành phần chính của tế bào gồm: màng tế bào chất và nhân
B. là đơn vị cơ bản xây dựng nên cơ thể đa bào
C. là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể đơn bào
D. kích thước rất nhỏ có hình dạng khác nhau
Câu 5: Bào quan là gì?
A. là những cơ quan nằm trong tế bào
B. là cấu trúc gồm các đại phân tử và hợp chất phức tạp trên phân tử có chức năng nhất định trong tế bào
C. là bộ phận có vai trò quyết định trong di truyền tổng hợp prôtêin
D. cả A, B và C đúng
Câu 6: Vai trò của lipit là gì?
A. cấu trúc nên hệ thống màng sinh học                   B. điều hòa hoạt động  sống (hoocmon)
C. nhiên liệu dự trữ năng lượng                               D. cả A, B, C đúng
Câu 7: Chức năng nào sau đây không phải của  protein
A. tham gia vào thành phần kháng thể                     B. tham gia vào thành phần hoocmon
C. tham gia cấu tạo photpho lipit                             D. tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào
Câu 8: Đặc điểm chung của giới Động vật
A. sinh vật nhân thưc, vận động tích cực
B. có khả năng phản ứng nhanh và sống dị dưỡng
C. sinh vật nhân thực, vận động tích cực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng
D. cả A và B
Câu 9: Tại sao tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống ?
A. tế bào có đặc điểm đặc trưng của sự sống ( sinh sản, cảm ứng, trao đổi chất…)
B. mọi cơ thể đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào
C. tế bào có nhiều bào quan với những chức năng quan trọng
D. cả A và B đúng
Câu 10: Các nguyên tố chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc của tế bào là:
A. các bon, hidro, oxi, nito                                     B. các bon, hidro, oxi, canxi
C. các bon, oxi, canxi, phot pho                             D. cac bon, hidro , oxi, phot pho
Câu 11: Cấu tạo và tính chất của nước là
A. nước gồm hai nguyên tử hidro liên kết cộng hóa trị với nguyên tử oxi
B. các phân tử nước có tính phân cực
C. các tính chất của nước là không màu, không mùi, không vị
D. A, B và C đều đúng
Câu 12: Vai trò sinh học của nước
A. nước là dung môi hòa tan các chất và dung môi của phản ứng hóa học
B. nước tham gia phản ứng trong quá trình chuyển hóa vật chất
C. nước có vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể
D. Cả A, B và C đúng
Câu 13: Các cấp phân loại được xếp từ thấp đến cao?
A. loài – chi - họ - bộ - lớp – ngành - giới               B. loài – chi - bộ - họ - lớp – ngành - giới
C. loài – chi - họ - bộ - ngành - lớp - giới               D. chi – loài -  họ - bộ - lớp – ngành - giới
Câu 14: Các chất vô cơ trong tế bào tồn tại ở dạng nào?
A. muối vô cơ                 B. ở dạng nước               C. ở dạng iôn                   D. cả A và B đúng
Câu 15: Làm thế nào để sử dụng hợp lí tài nguyên thực vật
A. xây dựng các khu bảo tồn và vườn quốc gia
B. ngăn chặn việc khai thác tàn phá rừng một cách bừa bãi
C. khai thác hợp lí và trồng cây, gây rừng
D. cả A, B, C đúng
Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây thuộc giới nấm
A. nấm men nấm nhầy, địa y                                   B. nấm nhầy, nấm sợi, nấm mũ
C. nấm men nấm sợi, địa y                                      D. nấm men, nấm sợi. nấm nhầy
Câu 17: Plasmit là gì?
A. là ADN dạng vòng nằm trong tế bào chất của vi khuẩn có khả năng nhân đôi độc lập với ADN  NST
B. là ADN dạng vòng liên kết với prôtêin
C. là ADN dạng vòng có kết hợp với prôtêin histon
D. là ADN mạch thẳng nằm ngoài NST
Câu 18: Màng sinh chất có vai trò gì?
A. là nơi chỉ cho các chất đi vào
B. Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và bảo vệ tế bào
C. Giúp tế bào điều hòa các thành phần  trong tế bào là vách ngăn giữa bên trong và bên ngòai tế bào
D. là nơi chỉ cho các chất đi ra
Câu 19: Thành phần các nguyên tố chủ yếu của protein
A. C, H, N, S                 B. C,H, O, N, P             C. C, H, O, N                 D. C, H, O, Ca
Câu 20: Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ các chất nào sau đây:
A. Kitin                                                                  B. xenlulozơ
C. peptiđôglican                                                     D. lớp kép phótpholipit và protein
Câu 21: Nhận định nào là không đúng đối với ribôxôm?
A. Thành phần hóa học gồm ARN và prôtêin
B. là nơi sinh tổng hợp protein cho tế bào
C. nhân được bao bọc bởi màng nhân
D. dính ở màng lưới nội chất hoặc nằm rãi rác ở tế bào chất
Câu 22: Tập hợp sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật
A. vi sinh vật cổ, vi tảo, nấm mũ, nấm mốc
B. vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo, nấm men
C. vi sinh vật cổ, vi tảo, động vật nguyên sinh, địa y
D. vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh, nấm rơm
Câu 23: Sinh vật bao gồm những giới nào?
A. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật giới động vật
B. giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật giới động vật
C. giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật giới động vật
D. giới nguyên sinh, giới tảo, giới thực vật giới động vật

PHẦN DÀNH CHO BAN CƠ BẢN VÀ BAN C:

Câu 24: Mạng lưới nội chất có cấu trúc như thế nào?
A. một hệ thống ống phân nhánh
B. một hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau
C. một hệ thống xoang dẹt  và ống xếp cạnh nhau không thông với nhau
D. một hệ thống xoang dẹt thông với nhau
Câu 25: Sự trao đổi chất giữ tế bào với môi trường diễn ra theo phương thức như thế nào?
A. Xuất nhập bào                                                   B. vận chuyển chủ động
C. vận chuyển thụ động                                          D. cả A, B, C đúng
Câu 26: Chức năng của lục lạp là gì?
A. điều hòa tổng hợp protein riêng của lục lạp
B. chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa năng
C. tổng hợp các chất cacbonhidrat từ nguyên liệu CO2 và H2O
D. cả A, B, C đúng
Câu 27: Không bào của thực vật không chứa chất nào sau đây?
A. muối khoáng                                                      B. Sắc tố
C. axitnucleic                                                         D. chất dinh dưỡng dự trữ
Câu 28: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất thì thấy hiện tượng gì xảy ra:
A. tế bào hồng cầu không thay đổi
B. tế bào hồng cầu to và vỡ ra
C. tế bào hồng cầu lúc đầu thì to ra sau đó thì vỡ đi
D. tế bào hồng cầu nhỏ đi
Câu 29: Thực bào là gì?
A. là quá trình cho dung dịch đi qua màng tế bào
B. là hiện tượng các phân tử lớn (hoặc các thể rắn) không lọt qua các lỗ màng, kép khi tiếp xuác với màng  thì được màng tạo nên bóng bao bọc lại và tiêu hóa bằng lizoxom
C. là hiện tượng các phân tử bị tế bào hút vào ngược chiều với gradien nồng độ
D. là hiện tượng các chất rắn được tế bào phân hủy thành các chất đơn gian lọt vào tế bào
Câu 30: Chức năng chính của lizoxom là gì?
A. bảo vệ tế bào                                                    B. tiêu hóa nội bào
C. phân hủy chất độc                                             D. đóng gói tổng hợp các chất
Câu 31: Đặc điểm của phương thức khuếch tán tế bào là gì?
A. mang tính thụ động không tiêu hao năng lượng
B. có hai hình thức khuếch tán:  mang tính chọn lọc (qua kênh protein) và khuếch tán không mang tính chọn lọc là (qua lớp kép Photpho lipit)
C. xảy ra khi có sự chênh lệch nồng độ dung dịch giữa trong và ngoài màng
D. cả A, B, C đều đúng
Câu 32: Trong cấu trúc màng sinh chất loại prôtêin chiến tỉ lệ nhiều có chức năng gì?
A. làm nhiệm vụ vận chuyển                                    B. Làm enzim
C. làm kháng thể                                                    D. Làm hooc mon
Câu 33: Bộ phận nào tham gia vận chuyển nội bào, tổng  hợp protein và lipit?
A. lục lạp                        B. bộ máy gongi              C. lưới nội chất                D. ti thể

PHẦN DÀNH CHO BAN A:

Câu 34: Trong tế bào ti thể không có đặc điểm nào sau đây
A. Tổng hợp các hợp chất hữu cơ ( như C6H12O6)
B. Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP
C. Được bao bọc bởi màng kép
D. Trong cấu trúc có AND, ARN, riboxom
Câu 35: Lưới nội chất hạt có chức năng:
A. Điều hòa hoạt động tế bào
B. Tổng hợp protein cấu tạo nên màng sinh chất và prôtêin đưa ra ngoài tế bào
C. Tổng hợp lipit
D. Tổng hợp các protein và lipit phức tạp
Câu 36: Đóng gói, chế biến, phân phối các sản phẩm protein, li pit là chức năng của
A. Lizoxom                     B. Ti thể                          C. Lục lạp                       D. Bộ máy gongi
Câu 37: Vì sao đa số tế bào có kích thước rất nhỏ
A. Tế bào nhỏ dễ biến đổi hình dạng
B. Đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên
C. Tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào
D. Tế bào nhỏ có tỷ lệ S/V lớn giúp trao đổi chất với môi trường thuận lợi
Câu 38: Trung tử ở tế bào có vai trò quan trọng trong quá trình
A. sinh tổng hợp protein  B. tiêu hóa nội bào   C. hô hấp nội bào
D. hình thành thoi vô sắc tham gia vào quá trình phân bào
Câu 39: Đặc điểm không có ở Lizoxom trong tế bào là
A. đóng gói các chất thải đưa xuất ra ngoài tế bào   B. Chứa hệ enzim thủy phân
C. tham gia tiêu hóa nội bào                            D. Có màng đơn bao bọc
Câu 40: Bộ máy gongi cấu tạo từ
A. Một hệ thống túi dẹp xếp cạnh nhau
B. Một hệ thống túi dẹp tách biệt nhau và xếp chồng lên nhau
C. Một hệ thống túi dẹp xếp cạnh nhau và thông với nhau
D. Một hệ thống túi dẹp xếp cạnh nhau và không thông với nhau
Câu 41: Riboxom hay gặp ở nhiều tế bào chuyên sản xuất
A. Lipit                           B. Protein                       C. Glucozo                      D. Đường đa
Câu 42: Bộ phận nào tham gia vận chuyển nội bào và tổng hợp protein, lipit
A. Ti thể                          B. Lục lạp                       C. Lưới nội chất              D. Bộ máy gongi
Câu 43: Tế bào nhân sơ được phân biệt với tế bào nhân thực bởi dấu hiệu
A. Có hay không có màng nhân                              B. Có hay không có lông và roi
C. Có hay không có thành tế bào                           D. Có hay không có riboxom

----------- HẾT ----------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét