Bài 4. Đột biến gen
Câu 1. Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến điểm thường gặp và hậu quả của nó
Trả lời
- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hay một số cặp nuclêôtit.
- Có 3 dạng: + Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
+ Đột biến thêm một cặp nuclêôtit.
+ Đột biến mất một cặp nuclêôtit.
- Hậu quả: có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 2. Nêu một số cơ chế phát sinh đột biến gen.
Trả lời
- Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
- Tác động của các tác nhân gây đột biến từ môi trường như: vật lí, hóa học, sinh học
Câu 3. Hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời
- Vị trí và phạm vi bị biến đổi trong gen.
- Điều kiện môi trường.
- Tổ hợp gen.
Câu 4. Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.
Trả lời
- Đối với tiến hóa: cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
- Đối với chọn giống: cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 5. Hãy chọn câu đúng trong số các câu sau đây nói về đột biến điểm.
- Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
- Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
- Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
- Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
Trả lời Đáp án A.
Bài 5. Nhiễm sắt thể (NST) và đột biến cấu trúc NST
Câu 1. Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực.
Trả lời
- Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN có thể dài gấp hàng trăm lần so với đường kính của nhân tế bào. ADN liên kết với prôtêin loại histôn tạo nên sợi cơ bản (xoắn mức 1) có đường kính 11nm gồm nhiều nuclêôxôm (chuỗi nuclêôxôm). Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 vòng xoắn ADN (khoảng 146 cặp nuclêôtit). Sợi cơ bản xoắn mức 2 tạo thành sợi chất nhiễm sắc có đường kính 30nm, sợi cơ bản xoắn mức 3 (siêu xoắn) có đường kính 300nm, đồng thời hình thành Crômatit (NST kép có đường kính 700nm).
- Mỗi tế bào sinh vật nhân thực thường chức nhiều NST. NST liên kết với các prôtêin và co xoắn lại ở các mức độ khác nhau nên có thể xếp gọn vào trong nhân tế bào và dễ di chuyển trong quá trình phân chia tế bào. Ở tế bào nhân sơ, mỗi tế bào thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng và chưa có cấu trúc NST như ở tế bào nhân thực.
Câu 2. Tại sao mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?
Trả lời
Mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau là để rút ngắn độ dài của phân tử ADN, cho phép xếp gọn vào nhân tế bào có kích thước rất nhỏ.
Câu 3. Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa.
Trả lời
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Các dạng đột biến này thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên NST do đó có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
- Các dạng đột biến cấu trúc NST.
+ Mất đoạn.
+ Lặp đoạn.
+ Đảo đoạn.
+ Chuyển đoạn.
- Ý nghĩa: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Câu 4. Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến?
Trả lời
Là vì làm rối loạn cân bằng cho cả 1 khối lớn các gen.
Câu 5. Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do
A. đứt gãy NST.
B. đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp bất thường.
C. trao đổi chéo không đều.
D. cả B và C.
Trả lời Đáp án D
Bài 6. Đột biến số lượng NST
Câu 1. Nêu các dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lưỡng bội và hậu quả của từng dạng.
Trả lời
- Các dạng: Thể không (thể khuyết nhiễm), thể một, thể ba, thể bốn.
- Hậu quả: Sự tăng hay giảm số lượng của một hay vài NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn bộ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.
Câu 2. Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?
Trả lời
- Tự đa bội là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài. Ví dụ: 3n, 4n, 5n,…
- Dị đa bội có được khi cả hai bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong tế bào.
- Hiện tượng song nhị bội thể là hiện tượng trong tế bào có 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau.
Câu 3. Nêu một vài ví dụ về hiện tượng đa bội ở thực vật.
Trả lời
Ở thực vật, đa bội thể là hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các nhóm cây, như: lúa mì lục bội (6n = 42), khoai tây tứ bội (4n = 48), chuối nhà tam bội (3n = 27), dâu tây bát bội (8n = 56),…
Câu 4. Nêu các đặc điểm của thể đa bội.
Trả lời
- Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ nên thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
- Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, chuối, thường là tự đa bội lẻ và hầu như không có hạt.
Câu 5. Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì?
- Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
- Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
- Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.
- Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến.
Trả lời Đáp án D
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất hay và chi tiết
Trả lờiXóa..........................
bong88 chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn tặng nhiều phần quà có giá trị như: tặng IP6, vàng SJC, honda SH…khi tham gia giải trí mạng bong88
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin.
Trả lờiXóa.....................................................
Sunpo Corporation
Chuyên kinh doanh máy nước nóng năng lượng mặt trời – liên doanh Úc và Israel.
Tel: 08. 3984 3985 – 0984 53 22 55
Mail: info@sunpo.com.vn
Click xem chi tiết: lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời uy tín hoặc lap dat may nuoc nong nang luong mat troi uy tin
hay đấy ạ
Trả lờiXóa