1. Liên kết hydro.
Là liên kết hình thành giữa
nguyên tử hidro linh động ở chất này với một nguyên tử có độ âm điện lớn ở một
phân tử khác(thường là nguyên tử oxi).
Hay là tương tác yếu hình thành
giữa một nguyên tử mang điện tích âm(nguyên tử nhận A) và một nguyên tử
hidro(H) đang nằm trong một nối cộng hoá trị với một nguyên tử khác(nguyên tử
cho D). Nối cộng hoá trị giữa D và H phải là nối phân cực và đám mây điện tử
của A phải mang những điện tử không liên kết, có khả năng thu hút điện tích của
H
2. Liên kết ion(liên kết tĩnh điện).
Là tương tác tĩnh điện giữa hai
nhóm có điện tính ngược dấu. Trong nhiều hợp chất vô cơ, điện tử liên kết luôn
luôn bị hút về phía nguyên tử có độ âm điện cao hơn gây ra sự phân ly cation và
anion
Ví dụ: NaCl ¨ Na+ + Cl-.
Vì điện tử liên kết không được phân chia đều cho hai nguyên tử nên liên kết này
không được xếp vào loại liên kết cộng hoá trị.
3. Liên kết vandecvan.
Là các tương tác không đặc hiệu
xuất hiện giữa hai nguyên tử khi chúng tiến đến gần nhau. Tương tác này không
do sự phân phối lệch của các điện tử giữa hai phân tử mà do các biến động
thoáng qua của đám mây điện tử gây nên sự phân cực nhất thời trên phân tử.
Lực vandecvan là kết quả của lực
hút và lực đẩy, hai lực này cân bằng ở một khoảng cách nhất định đặc trưng cho
từng loại nguyên tử. Khoảng cách này gọi là bán kính vandecvan.
Đây là lực liên kết yếu nhất. Để
liên kết này thất sự có ý nghĩa, nó phải tồn tại với số lượng lớn, nghĩa là bề
mặt tiếp xúc của hai phân tử phải cực đại.
Ví dụ: Kháng nguyên-kháng thể, Enzim-cơ chất.
4. Liên kết kỵ nước.
Các phân tử không phân cực, tức
là các phân tử không chứa nhóm ion hoá lẫn liên kết phân cực, đều không hoà tan
trong nước, chúng là những phân tử kỵ nước.
Lực thúc đẩy các phân tử hay các
vùng không phân cực của phân tử liên kết với nhau thay vì với các phân tử nước
được gọi là liên kết kỵ nước. Đây không phải là một lực liên kết đúng nghĩa mà
là khuynh hướng loại trừ các nhóm không phân cực ra khỏi mạng nước. Còn liên
kết thực sự tồn tại giữa các phân tử không phân cực là liên kết vandecvan.
Các tương tác kỵ nước đóng vai
trò quan trọng trong việc ổn định các protein, các phức hợp của protein với các
phân tử khác như sự phân bố protein trong màng sinh học.
5. Liên kết cộng hoá trị.
Là liên kết được hình thành do sự
góp chung e của các nguyên tử của các nguyên tố(thường là phi kim với nhau hoặc
hidro với phi kim). Liên kết cộng hoá trị quan trọng hơn cả liên kết anhiđrit.
6. Liên kết anhiđrit.
Là sự liên kết giữa hai phân tử đồng thời tách ra một phân tử nước. Liên
kết anhiđrit có thể được hình thành giữa các gluxit(liên kết glucozit), giữa
các axit amin(liên kết peptit), giữa các chất béo(liên kết este).