Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Trắc nghiệm ôn tập sinh học 10 phần 2

41. Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là:
A. Tham gia cấu tạo thành tế bào
B. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
C. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể
D. Là thành phần của phân tử ADN
42. Lipit là chất có đặc tính
A. Tan rất ít trong nước             B. Tan nhiều trong nước
C. Không tan trong nước      D. Có ái lực rất mạnh với nước
43. Chất nào sau đây hoà tan được lipit?
A. Nước           B. Ben zen       
C. Rượu           D. Cả 2 chất nêu trên
44. Thành phần cấu tạo của lipit là:
A. A xít béo và rượu
B. Đường và rượu
C. Gliêrol và đường
D. Axit béo và Gliêrol
45. Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên lipit là:
A. Cacbon, hidrô, ôxi     B. Nitơ, hidrô, Cacbon
C. Ôxi, Nitơ, hidrô,        D. Hidrô, ôxi, phốt pho
46. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
A. Trong mỡ chứa nhiều a xít no
B. Phân tử dầu có chứa 1glixêrol
C. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo
D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nướC.
47. Photpholipit có chức năng chủ yếu là:
A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào.
B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
C. Là thành phần của máu ở động vật
D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây
48. Nhóm chất nào sau đây là những lipit phức tạp?
A. Triglixêric, axit béo, glixêrol
B. Mỡ, phôtpholipit
C. Stêroit và phôtpholipit
D. Cả a, b, c đều đúng
49. Chất dưới đây tham gia cấu tạo hoocmôn là:
A. Stêroit                      B. Triglixêric
C. Phôtpholipit               D. Mỡ
 50. Loại liên kết hoá học giữa axit béo và glixêrol trong phân tử Triglixêric
A. Liên kết hidrô                       B. Liên kết peptit
C. Liên kết este                         D. Liên kết hoá trị
51. Chất dưới đây không phải lipit là:
A. Côlestêron                            B. Hoocmon ostrôgen
C. Sáp                                      D. Xenlulôzơ
52. Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vi taminA                B. Vitamin C
C. Phôtpholipit               D. Stêrôit
53. Nguyên tố hoá học nào sau đây có trong Prôtêin nhưng không có trong lipit và đường:
A. Phôt pho      B. Natri                        C. Nitơ             D. Canxi
54. Các nguyên tố hoá học là thành phần bắt buộc của phân tử prôtêin là:
A. Cacbon, oxi, nitơ                   B. Hidrô, các bon, phôtpho
C. Nitơ, phôtpho, hidrô, ôxi         D. Cácbon, hidrô, oxi, ni tơ
55. Trong tế bào, tỷ lệ (tính trên khối lượng khí ) của prôtêin vào khoảng:
A. Trên 50%                             B. Trên 30%
C. Dưới 40%                            D. Dưới 20%
56. Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là:
A. Mônôsaccarit                       B. axit amin
C. Photpholipit                           D. Stêrôit
57. Số loại axit a min có ở cơ thể sinh vật là:
A. 20                B. 15                C. 13                D. 10
58. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là:
A. Liên kết hoá trị         B. Liên kết este
C. Liên kết peptit           D. Liên kết hidrô
59. Trong các công thức hoá học chủ yếu sau, công thức nào là của axit a min?
A. R-CH-COOH          B. R-CH2-COOH
C. R-CH2-OH              D. O R-C-NH2NH2
60. Các loại axit amin khác nhau được phân biệt dựa vào các yếu tố nào sau đây:
A. Nhóm amin                          B. Gốc R-
C. Nhóm cacbôxyl                     D. Cả ba lựa chọn trên
61. Trong tự nhiên, prôtêin có cấu trúc mấy bậc khác nhau?
A. Một bậc                   B. Ba bậc
C. Hai bậc                    D. Bốn bậc
62. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự bậc cấu tạo prôtêin từ đơn giản đến phức tạp?
A. 1, 2, 3, 4                   B. 2, 3, 1, 4
C. 4, 3, 2, 1                   D. 4, 2, 3, 1
63- Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi
A. Nhóm amin của các axit amin
B. Nhóm R của các axit amin
C. Liên kết peptit
D. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin
64. Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi:
A. Liên kết phân cực của các phân tử nước
B. Nhiệt độ
C. Sự có mặt của khí oxi
D. Sự có mặt của khí CO2
65. Bậc cấu trúc nào của prôtêtin ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hidrô trong prôtêin bị phá vỡ?
A. Bậc 1           B. Bậc 3           C. Bậc 2           D. Bậc 4
66. Đặc điểm của phân tử prôtêin bậc 1 là:
A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng không xoắn cuộn
B. Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn đặc trưng
C. Chuỗi pôlipeptit ở dạng cuộn tạo dạng hình cầu
D. Cả a, b, c đều đúng
67 Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp lại là của cấu trúc prôtêin:
A. Bậc 1           B. Bậc 3           C. Bậc 2           D. Bậc 4
68. Điểm giống nhau của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là:
A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng
B. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp lại
C. Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit
D. Chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu
69. Đặc điểm của prôtêin bậc 4, cũng là điểm phân biệt với prôtêin ở các bậc còn lại là:
A. Cấu tạo bởi một chuỗi pôlipeptit
B. Cấu tạo bởi một chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn hình cầu
C. Có hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit
D. Chuỗi pôlipeptit xoắn dạng lò xo
70. Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao
B. Có tính đa dạng
C. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân
D. Có khả năng tự sao chép
71. Loại prôtêin nào sau đây không có chứa liên kết hiđrô?
A. Prôtêin bậc 1                        B. Prôtêin bậc 3
C. Prôtêin bậc 2                        D. Prôtêin bậc 4
72. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
A. Cấu trúc bậc 1                      B. Cấu trúc bậc 2
C. Cấu trúc bậc 3                      D. Cấu trúc bậc 4
73. Prôtêin thực hiện được chức năng của nó chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 4        B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3        D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
74. Cấu trúc không gian bậc 2 của Prôtêin được duy trì và ổn định nhờ:
A. Các liên kết hiđrô    
B. Các liên kết photpho dieste
C. Các liên kết cùng hoá trị
D. Các liên kết peptit
75. Loại Prôtêin sau đây có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể là:
A. Prôtêin cấu trúc        B. Prôtêin kháng thể
C. Prôtêin vận động       D. Prôtêin hoomôn
76. Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng:
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
B. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất
C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể
D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.
77. Cấu trúc nào sau đây có chứa Prôtêin
thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể?
A. Nhiễn sắc thể                       B. Xương
C. Hêmôglôbin                          D. Cơ
78. Chất nào sau đây được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N, P?
A. Prôtêin                     B. photpholipit
C. axit nuclêic               D. Axit béo
79. Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây?
A. ADN và ARN          B. ARN và Prôtêin
C. Prôtêin và ADN       D. ADN và lipit
80. Đặc điểm chung của ADN và ARN là:
A. Đều có cấu trúc một mạch
B. Đều có cấu trúc hai mạch
C. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin
D. Đều có những phân tử và có cấu tạo đa phân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét