1. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?
A. 25 B. 35 C. 45 D. 55
2. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C, Na, Mg, N C. H, Na, P, Cl
B. C, H, O, N D. C, H, Mg, Na
3. Tỷ lệ của nguyên tố các bon (C) có trong cơ thể người là khoảng
A. 65% B. 9, 5% C. 18, 5% D. 1, 5%
4. Trong các nguyên tố hoá học sau đây, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người?
A. Cacbon C. Nitơ B. Hidrô D. Ô xi
5. Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là:
A. Các hợp chất vô cơ
B. Các hợp chất hữu cơ
C. Các nguyên tố đại lượng
D. Các nguyên tố vi lượng
6. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng?
A. Mangan B. Kẽm
C. Đồng D. Photpho
7. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố vi lượng?
A. Canxi B. Lưu huỳnh
C. Sắt D. Photpho
8. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là:
A. Cacbon B. Hidrô C. Ô xi D. Nitơ
9. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:
A. C, H, O, N B. Ca, Na, C, N
C. C, K, Na, P D. Cu, P, H, N
10. Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây?
A. Không khí B. Biển
C. Trong đất D. Không khí và đất
11. Trong các cơ thể sống, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N chiếm vào khoảng
A. 65% B. 70% C. 85% D. 96%
12. Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây?
A. Hê môglôbin trong hồng cầu của động vật
B. Diệp lục tố trong lá cây
C. Sắc tố mêlanin trong lớp da
D. Săc tố của hoa, quả ở thực vật
13. Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng?
A. Lớp biếu bì của da động vật
B. Enzim
C. Các dịch tiêu hoá thức ăn
D. Cả a, b, c đều sai
14. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là :
A. Chất hữu cơ B. Nước
C. Chất vô cơ D. Vitamin
15. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào B. Chất nguyên sinh
C. Nhân tế bào D. Nhiễm sắc thể
16. Nước có vai trò sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
D. Cả 3 vai trò nêu trên
17. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
A. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử
B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nước
C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước
D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nướC.
18. Nước có đặc tính nào sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
D. Cả 3 vai trò nêu trên
19. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
C. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường
D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể
20. Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đường B. Đạm C. Mỡ D. Chất hữu cơ
21. Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbonhiđrat là:
A. Các bon và hidtô B. Hidrô và ôxi
C. Ôxi và các bon D. Các bon, hidrô và ôxi
22. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?
A. Đường đơn B. Đường đa
C. Đường đôi D. Cácbonhidrat
23. Đường đơn còn được gọi là:
A. Mônôsaccarit B. Pentôzơ
C. Frutôzơ D. Mantôzơ
24. Đường Fructôzơ là:
A. Glicôzơ B. Pentôzơ
C. Fructôzơ D. Mantzơ
25. Đường Fructôzơ là:
A. Một loại a xít béo B. Một đisaccarit
C. Đường Hê xôzơ D. Một loại Pôlisaccarit
26. Hợp chất nào sau đây có đơn vị cấu trúc là Glucôzơ
A. Mantôzơ B. Lipit đơn giản
C. Phốtpholipit D. Pentôzơ
27. Chất sau đây thuộc loại đường Pentôzơ
A. Ribôzơ và fructôzơ B. Glucôzơ và đêôxiribôzơ
C. Ribô zơ và đêôxiribôzơ D. Fructôzơ và Glucôzơ
28. Đường sau đây không thuộc loại hexôzơ là:
A. Glucôzơ B. Galactôzơ
C. Fructôzơ D. Tinh bột
29. Chất nào dưới đây thuộc loại đường Pôlisaccarit
A. Mantôzơ B. Điaccarit
C. Tinh bột D. Hêxôzơ
30. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thữ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Đisaccarit, mônôsaccarit, Pôlisaccarit
B. Mônôsaccarit, Điaccarit, Pôlisaccarit
C. Pôlisaccarit, mônôsaccarit, Đisaccarit
D. Mônôsaccarit, Pôlisaccarit, Điaccarit
31. Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những chất còn lại?
A. Pentôzơ B. Mantôzơ C. Glucôzơ D. Fructôzơ
32. Fructôzơ thuộc loại:
A. Đường mía B. Đường phức
C. Đường sữa D. Đường trái cây
33. Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại?
A. Glucôzơ và Fructôzơ B. Xenlucôzơ và galactôzơ
C. Galactôzơ và tinh bột D. Tinh bột và mantôzơ
34. Khi phân giải phân tử đường factôzơ, có thể thu được kết quả nào sau đây?
A. Hai phân tử đường glucôzơ
B. Một phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ
C. Hai phân tử đường Pentôzơ
D. Hai phân tử đường galactôzơ
35. Chất sau đây được xếp vào nhóm đường pôlisaccarit là:
A. Tinh bột B. Glicôgen
C. Xenlucôzơ D. Cả 3 chất trên
36. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là:
A. Glicôgen B. Fructôzơ
C. Tinh bột D. Mantôzơ
37. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết peptit B. Liên kết glicôzit
C. Liên kết hoá trị D. Liên kết hiđrô
38. Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử các bon?
A. Glucôzơ, Fructôzơ , Pentôzơ
B. Fructôzơ , galactôzơ, glucôzơ
C. Galactôzơ, Xenlucôzơ, Tinh bột
D. Tinh bột, lactôzơ, Pentôzơ
39. Phát biểu nào sau đây có nôi dung đúng?
A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit
B. Glicôgen là đường mônôsaccarit
C. Đường mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit
D. Galactôzơ, còn được gọi là đường sữa
40. Trong cấu tạo tế bào, đường xenlulôzơ có tập trung ở:
A. Chất nguyên sinh B. Nhân tế bào
C. Thành tế bào D. Mang nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét