1
|
Những
ứng động nào sau đây là ứng động không
sinh trưởng?
A.
Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B.
Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự
đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè
ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
|
2
|
Ứng
động (Vận động cảm ứng) là:
A.
Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B. Hình
thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
C.
Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
D. Hình thức phản ứng
của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
|
3
|
Ứng
động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A.
Tác nhân kích thích không định hướng.
B. Có sự vận động vô hướng
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Có nhiều tác nhân kích thích.
|
4
|
Những
ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A.
Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Sự
đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
C. Lá
cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
D. Hoa mười giờ nở
vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
|
5
|
Cảm ứng ở động vật có đặc điểm:
A. Phản ứng chậm, dễ thấy, kém đa dạng hình thức B. Phản ứng nhanh, dễ thấy, đa dạng
hình thức
C. Phản ứng chậm, khó thấy, đa dạng hình thức
D.
Phản ứng nhanh, dễ thấy, kém đa dạng hình thức
|
6
|
Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật là
A. Hệ thần kinh (htk) dạng lưới, chưa có htk, htk dạng
ống, htk dạng chuỗi
B. Chưa có htk, htk dạng ống, htk dạng lưới, htk dạng
chuỗi
C. Chưa có htk, htk dạng lưới, htk dạng chuỗi hạch, htk
dạng ống
D. Htk dạng lưới, htk
dạng ống, htk dạng hạch, chưa có htk.
|
7
|
Hệ thần kinh có phản xạ chính xác và nhanh là hệ thần
kinh:
A. dạng ống
B. dạng chuỗi C. dạng
hạch D. dạng lưới
|
8
|
Hình thức cảm ứng nào sau đây là cảm ứng ở động vật?
A. Ứng động.
B. Hướng động. C. Phản
xạ D. Ứng động sinh
trưởng.
|
9
|
Sinh vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
A. Cá B.
Châu chấu C. Thủy tức D. Ngựa
|
10
|
Khi thủy tức bị kích thích bởi 1 cành cây thì:
A. Điểm bị kích thích phản ứng B. Toàn thân phản ứng
B. Không có phản
ứng D. Một vùng
cơ thể phản ứng
|
11
|
Khi giun đốt bị kích thích bởi 1 vật nhọn thì :
A. Điểm bị kích thích phản ứng B. Toàn thân phản ứng
C. Không có phản
ứng D. Một vùng
cơ thể phản ứng
|
12
|
Sinh vật nào sau đây chưa có hệ thần kinh:
A. Giun đốt
B. Trùng biến hình C.
Giun dẹp D. Giun tròn
|
13
|
Phản
xạ là gì?
A.
Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên
ngoài cơ thể.
B.
Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên
trong cơ thể.
C.
Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên
trong hoặc bên ngoài cơ thể.
D. Phản ứng của cơ
thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
|
14
|
Cảm
ứng của động vật là:
A.
Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho
cơ thể tồn tại và phát triển.
B.
Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và
phát triển.
C.
Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể
tồn tại và phát triển.
D. Phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống
đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
|
15
|
Ý nào
không đúng đối với phản xạ?
A.
Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
B.
Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
C. Phản xạ được coi
là một dạng điển hình của cảm ứng.
D. Phản xạ là khái
niệm rộng hơn cảm ứng.
|
16
|
Ý nào
không đúng với cảm ứng của ruột
khoang?
A.
Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. B.
Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.
C. Phản ứng kém chính
xác. D. Tiêu phí ít năng lượng.
|
17
|
Hệ
thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:
A.
Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau
tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
B.
Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau
tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
C.
Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau
tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần
kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ
thể.
|
18
|
Ý nào
không đúng với cảm ứng động vật
đơn bào?
A. Co
rút chất nguyên sinh. B. Chuyển
động cả cơ thể.
C. Tiêu tốn năng
lượng. D. Thông qua phản xạ.
|
19
|
Ý nào không
đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần
kinh dạng lưới.
B.
Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C.
Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. Phản ứng toàn
thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
|
20
|
Hệ
thần kinh dạng lưới được tạo thành do:
A.
Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua
sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
B.
Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi
thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
C.
Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần
kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
D. Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng
trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào
thần kinh.
|
21
|
Hệ
thần kinh ống gặp ở động vật nào?
A.
Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B.
Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
C. Cá, lưỡng cư, bò
sát, chim, thú, thân mềm.
D. Cá, lưỡng cư, bò
sát, chim, thú, giun tròn.
|
22
|
Ý nào
không đúng với đặc điểm của phản
xạ co ngón tay?
A.
Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh.
C.
Là phản xạ không điều kiện. D.
Là phản xạ có điều kiện.
|
23
|
Hệ thần
kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:
A.
Não và thần kinh ngoại biên. B. Não và tuỷ sống.
B. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
C. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên.
D. Hệ thần kinh vận động điều
khiển những hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển những
hoạt động không theo ý muốn.
|
24
|
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế
bào khi tế bào nghỉ ngơi
A. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện
âm
B. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện
dương
C. cả trong và ngoài
màng tích điện dương
D. cả trong và ngoài
màng tích điện âm
|
25
|
Ý nào sau đây không
là yếu tố chủ yếu trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ?
A. Sự phân bố không đều ion ở hai bên màng tế bào
B. Tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với các ion
C. Sự phân bố ion Na+
và K+ đồng đều ở hai bên màng tế bào
D. Bơm Na - K
|
26
|
Sự phân bố các ion Na+, K+ ở hai
bên màng tế bào như sau
A. bên trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn; Na+
có nồng độ thấp hơn
B. bên trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn;
bên ngoài tế bào Na+ có nồng độ cao hơn
C. bên trong tế bào, K+ và Na+ có
nồng độ cao hơn D. bên trong tế
bào, K+ và Na+
có nồng độ thấp hơn
|
27
|
Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi
A. cổng K+ và Na+ cùng đóng B. cổng K+
mở, Na+ đóng
C. cổng K+ và Na+ cùng mở D. cổng
K+ đóng, Na+ mở
|
28
|
Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K có vai trò chuyển
A. Na+ từ ngoài vào trong màng B. K+
từ ngoài vào trong màng
C. Na+ từ
trong ra ngoài màng D.
K+ từ trong ra ngoài màng
|
29
|
Ion nào sau đây đóng vao trò quan trọng trong cơ chế hình
thành điện thế nghỉ?
A. Na+ B. K+
C. Cl- D.
Ca2+
|
30
|
Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo trình tự nào sau
đây?
A. Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực
B. Mất phân cực – tái phân cực – đảo cực
C. Đảo cực – mất phân
cực – tái phân cực
D. Đảo cực – tái phân
cực – mất phân cực
|
31
|
Ý nào sau đây đúng khi nói về điện thế hoạt động?
A. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch
tán từ trong ra ngoài tế bào
B. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch
tán từ ngoài vào trong tế bào
C. Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch
tán từ ngoài vào trong tế bào
D. Trong giai đoạn
tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào
|
32
|
Điện
thế nghỉ là:
A. Sự
không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích
thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
B. Sự
chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích,
phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.
C. Sự
chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía
trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
D. Sự
chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía
trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
|
33
|
Vì
sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?
A. Vì
sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
B. Vì
đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
C. Vì
giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
D. Vì tạo cho tốc độ
truyền xung nhanh.
|
34
|
Điện
thế hoạt động là:
A. Sự
biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực
và tái phân cực.
B. Sự
biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.
C. Sự
biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực
và tái phân cực.
D. Sự biến đổi điện
thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.
|
35
|
Điểm
khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với
sợi trục không có bao miêlin là:
A.
Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
B.
Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C.
Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Dẫn truyền theo
lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
|
36
|
Sự
lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không
có bao miêlin diễn ra như thế nào?
A.
Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực
đến tái phân cực rồi đảo cực.
B.
Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do cực rồi đảo
cự đến mất phân cực rồi tái phân cực.
C.
Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực
đến đảo cực rồi tái phân cực.
D. Xung thần kinh lan truyền không liên tục từ vùng này
sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực.
|
37
|
Vì
sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực?
A. Do
K+ đi ra nhiều, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt
trong tích điện âm.
B. Do
K+ đi vào còn dư thừa, làm mặt trong màng tế bào tích điện dương,
còn mặt ngoài tích điện âm.
C. Do
Na+ ra nhiều, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt
trong tích điện âm.
D. Do Na+
đi vào còn dư thừa, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong
tích điện âm.
|
38
|
Phương
án nào không phải là đặc điểm của
sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin?
A.
Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác.
B. Sự
thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.
C.
Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Nếu kích thích tại
điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.
|
39
|
Phương
án nào không phải là đặc điểm của
sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin?
A.
Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
B.
Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm
C.
Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.
D. Xung thần kinh
không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm.
|
40
|
Xinap là:
A. Diện tiếp xúc
giữa các tế bào ở cạnh nhau.
B. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào
tuyến.
C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào
cơ.
D. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau
hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).
|
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017
THI THPT QUỐC GIA 2018: Trắc nghiệm sinh lý động vật - thực vật
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét